Tài liệu Giải pháp kiểm soát ngập lụt cho thành phố Nha Trang, hướng tới phát triển đô thị bền vững - Trần Thanh Thảo: 133
Giải pháp kiểm soát . . .
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NGẬP LỤT CHO THÀNH PHỐ NHA
TRANG, HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
Trần Thanh Thảo*, Mai Đức Trần**,
Hoàng Văn Huân**, Phạm Ngọc**
TÓM TẮT
Vấn đề kiểm soát ngập cho thành phố Nha Trang (TPNT) đang rất cấp bách, các giải pháp
được đề xuất chỉ mang tính tổng thể, chưa tìm được giải pháp hợp lý nhất hướng tới phát triển đô
thị bền vững. Kết quả đạt được của bài báo là đề xuất được tổng thể các giải pháp kiểm soát ngập
lụt cho TPNT, trên cơ sở đánh giá các nguyên nhân, từ đó chọn được giải pháp kiểm soát ngập lụt
tốt nhất cho TPNT hướng tới phát triển đô thị bền vững bằng phương pháp mô hình toán và đánh
giá đa tiêu chí (MCA).
SOLUTIONS FOR FLOOD CONTROL IN NHA TRANG CITY FOR
SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
ABSTRACT
This paper introduces feasibility solutions for flood control of Nha Trang city, General
solution controlling flood in Nha Trang city is presented in this paper. Base on estimating factors,
the be...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp kiểm soát ngập lụt cho thành phố Nha Trang, hướng tới phát triển đô thị bền vững - Trần Thanh Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
133
Giải pháp kiểm soát . . .
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NGẬP LỤT CHO THÀNH PHỐ NHA
TRANG, HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
Trần Thanh Thảo*, Mai Đức Trần**,
Hoàng Văn Huân**, Phạm Ngọc**
TÓM TẮT
Vấn đề kiểm soát ngập cho thành phố Nha Trang (TPNT) đang rất cấp bách, các giải pháp
được đề xuất chỉ mang tính tổng thể, chưa tìm được giải pháp hợp lý nhất hướng tới phát triển đô
thị bền vững. Kết quả đạt được của bài báo là đề xuất được tổng thể các giải pháp kiểm soát ngập
lụt cho TPNT, trên cơ sở đánh giá các nguyên nhân, từ đó chọn được giải pháp kiểm soát ngập lụt
tốt nhất cho TPNT hướng tới phát triển đô thị bền vững bằng phương pháp mô hình toán và đánh
giá đa tiêu chí (MCA).
SOLUTIONS FOR FLOOD CONTROL IN NHA TRANG CITY FOR
SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
ABSTRACT
This paper introduces feasibility solutions for flood control of Nha Trang city, General
solution controlling flood in Nha Trang city is presented in this paper. Base on estimating factors,
the best solution is suggested for suitable urban development by mathematical model and multi
criteria anlysis (MCA).
* ThS. Khoa Kỹ thuật Hạ tầng – Đô thị, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
0932.872638. Email: hatangdothi.mtu@gmail.com
** ThS. Viện Kỹ thuật Biển
1. Giới thiệu
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
TPNT là một thành phố ven biển và là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học
kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Hàng
năm vào mùa mưa bão thì hiện tượng ngập lụt
lại xảy ra nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn
đến kinh tế - xã hội và đời sống của người
dân. Hiện nay diễn biến ngập lụt ở TPNT ngày
càng diễn ra phức tạp tăng cả về số lượng các
điểm ngập, diện tích ngập và độ sâu ngập[2].
Như vậy các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu
đó là phải xác định được nguyên nhân chính
gây lên quá trình ngập lụt cho TPNT, từ đó
tìm được giải pháp kiểm soát hiệu quả nhất
(hiệu quả giảm ngập, kinh tế, bền vững đô
thị, thân thiện với môi trường và khả năng áp
dụng cao) áp dụng cho TPNT.
1.2. Các vấn đề cần giải quyết
Từ các vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu,
bài báo tập trung vào giải quyết 3 vấn đề
chính đó là:
a. Đánh giá và tìm ra các nguyên nhân
chính gây ngập cho TPNT;
b. Đề xuất được tổng thể các giải pháp
kiểm sát ngập lụt cho TPNT;
c. Trên cơ sở kết quả mô hình toán và đánh
giá MCA phân tích tìm ra được giải pháp có
134
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hiệu quả giảm ngập cao, kinh tế, bền vững đô
thị, thân thiện với môi trường và khả năng áp
dụng cao.
1.3. Hướng tiếp cận
Hướng tiếp cận bền vững được sử dụng
trong nghiên cứu, có nghĩa là các giải pháp
kiểm soát ngập lụt cho TPNT đều được được
đề xuất dựa trên quan điểm bền vững đô thị và
thân thiện với môi trường.
1.4. Các bước nghiên cứu
Thứ nhất cần phải xác định được các
nguyên nhân chính gây ngập lụt cho TPNT,
từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể có thể áp
dụng để kiểm soát ngập cho TPNT. Bước tiếp
theo là đánh giá hiệu quả của các giải pháp
bằng mô hình toán. Cuối cùng đánh giá MCA
để chọn giải pháp hợp lý nhất có thể áp dụng
cho TPNT theo các tiêu chí khác nhau.
Hình 1: Các bước thực hiện nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa bộ cơ sở
dữ liệu mô hình toán được thiết lập bởi Viện
Kỹ thuật Biển để tính toán cho các kịch bản
nghiên cứu.
- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng
các mô hình Mike 11, Mike 21, Mike Mouse,
Mike Flood của DHI để tính toán. Trong đó
Mike 11 được dùng tính toán dòng chảy trong
các kênh rạch, Mike 21 dùng để tính toán
dòng chảy tràn trên lưu vực, Mike Mouse
dùng để tính toán dòng chảy trong các kênh
thoát nước và đường ống, Mike Flood được
dùng để kết hợp 3 mô hình trên để cho ra diễn
biến ngập lụt của vùng nghiên cứu. Các tài
liệu đầu vào bao gồm địa hình, mực nước, lưu
lượng, mưa, hiện trạng các công trình thoát
nước. Kết quả đầu ra là diễn biến độ sâu ngập
của vùng nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá đa tiêu chí: Đây
là phương pháp dùng để đánh giá hiệu quả
của các giải pháp thông qua các tiêu chí và
trọng số, từ đó chọn ra giải pháp hợp lý nhất
[3]. Trong bài báo sử dụng 5 tiêu chí để đánh
giá: Kỹ thuật và hiệu quả kiểm soát ngập lụt;
Mức độ tác động đến môi trường; Mức độ tác
động đến KT – XH; Chi phí thực hiện; Sự đồng
thuận của các thành phần xã hội. Bộ trọng số
được kế thừa từ báo cáo “Phân tích MCA và
đánh giá phương án” thuộc “Dự án chống
ngập cho thành phố Hồ Chí Minh” do tập đoàn
Royal Haskoning kết hợp với Trung tâm chống
ngập thành phố Hồ CHí Minh thực hiện.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Nguyên nhân chính gây ngập lụt
cho TPNT
Từ các tài liệu thu thập, điều tra đánh giá
có thể tổng hợp lại các yếu tố chính gây nên
ngập lụt cho thành phố Nha Trang gồm 3
nhóm [1]:
- Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên bao gồm
các yếu tố như mưa, lũ, triều cường, bão, áp
thấp nhiệt đới, biến đổi khí hậu, nước biển
dâng... địa hình cốt nền của thành phố.
- Ảnh hưởng do sự quá tải của các công
trình thoát nước hiện hữu như hệ thống thoát
nước, kênh, mương
- Ảnh hưởng do con người bao gồm các
yếu tố về cơ chế, quản lý, tổ chức, các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).
2.2. Các giải pháp tổng thể nhằm kiểm
soát ngập cho TPNT
135
Giải pháp kiểm soát . . .
2.2.1. Giải pháp thoát lũ sông Cái về
sông Quán Trường và sông Tắc
Mục tiêu chính của giải pháp này là chia
lũ sông cái về sông Quán Trường và sông Tắc,
nhằm mục đích giảm tải nước ảnh hưởng đến
TPNT tại hạ lưu, kiểm soát lũ sông Cái.
Hình 2: Sơ họa vị trí mở kênh và hiệu quả thoát lũ của giải pháp
2.2.2. Giải pháp kè dọc sông Cái để ngăn lũ
chảy vào nội thành TPNT
Mục tiêu của giải pháp là xây dựng bờ kè
dọc sông Cái sao cho cao trình kè hợp lý nhất,
để ngăn lũ sông Cái chảy vào TPNT.
Hiệu quả của giải pháp: Khi xây dựng cao
trình đỉnh kè ở khu vực cầu Hà Ra là 3.5 mét
và cao dần đến khu vực cuối kè tại phường
Vĩnh Ngọc cao 4 mét, sẽ ngăn chặn hoàn toàn
lượng nước lũ sông Cái tràn vào TPNT. Hình 3: Vị trí đề xuất xây kè ngăn lũ
2.2.3. Giải pháp nâng cấp hệ thống thoát
nước hiện trạng
Mục tiêu chính của giải pháp là nâng cấp
các hệ thống thoát nước mưa hiện trạng đã bị
hư hỏng, hoặc xây dựng hệ thống thoát nước
mới để tăng cường khả năng thoát nước mưa
của thành phố.
Kết quả tính toán mức độ giảm thiểu diện
tích ngập khi các dự án thoát nước của dự án
“Cải thiện vệ sinh môi trường TPNT” hoàn
thành được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Mức độ thay đổi diện tích ngập toàn vùng nội thành khi có dự án thoát nước.
Độ sâu ngập [m] 0 - 0,5 0,5 - 1 1 - 1,5 Tổng
S
ngập
[ha] theo hiện trạng trận mưa 2010 525 22.0 1 548
S
ngập
[ha] khi hoàn thiện hệ thống thoát nước 135 15 0.5 150.5
Mức độ giảm (%) 74% 32% 50% 73%
136
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.2.4. Giải pháp tăng diện tích thấm bề mặt
Mục tiêu của giải pháp này là dùng các
dạng vật liệu mới, kết cấu mới có khả năng
thấm nước cho các công trình cơ sở hạ tầng
của TPNT, mà chủ yếu là công trình đường
giao thông bộ và tăng diện tích cây xanh, thảm
cỏ. Kết quả yêu cần đạt được của giải pháp
là phải tăng lượng thấm tự nhiên cho TPNT
nhằm giảm tải lượng nước mưa đổ xuống hệ
thống thoát nước, tránh tình trạng ngập do hệ
thống thoát nước không đủ tải.
Bảng 2: Bảng tính mức độ thay đổi diện tích
ngập khi tăng lượng thấm
Hình 4: Mô phỏng ngập TPNT khi mưa đạt tần
suất 10%, lượng nước thấm đạt 30%
2.2.5. Giải pháp thu và trữ nước mưa hộ
gia đình
Mục tiêu của giải pháp là làm chậm tốc
độ xả nước mưa xuống hệ thống thoát nước,
nhằm giảm áp lực cho hệ thống thoát nước.
Đồng thời tận dụng nước mưa sử dụng cho
các mục đích sinh hoạt khác.
2.2.6. Đề xuất các giải pháp phi công
trình.
- Bảo vệ và khôi phục rừng đầu nguồn và
rừng ngập mặn
- Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo
lũ sớm
- Nâng cao cơ chế quản lý, quy hoạch -
phát triển đô thị hóa bền vững
2.3. Đánh giá MCA chọn giải pháp hợp
lý nhất kiểm soát ngập lụt cho TPNT
2.3.1. Chọn tổ hợp giải pháp
Quá trình ngập lụt của TPNT diễn ra tương
đối phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra
như: Mưa, lũ, thuỷ triều. Chính vì vậy việc
kiểm soát ngập lụt cho TPNT không thể là sử
dụng một giải pháp để mang lại hiệu quả tốt
nhất mà phải là sự kết hợp của hai hoặc nhiều
giải pháp khác nhau. Mục tiêu cuối cùng là
tìm ra được tổ hợp giải pháp thích hợp nhất
nhằm kiểm soát ngập lụt cho TPNT với quan
điểm thân thiện với môi trường và bền vững
đô thị.
Các tổ hợp được chọn để đánh giá:
Tổ hợp 1: Thoát lũ sông Cái về sông Quán
Trường và sông Tắc kết hợp với nâng cấp hệ
thống thoát nước hiện trạng: Mục đích của tổ
hợp này là kiểm soát một phần nước lũ và tiêu
thoát hoàn toàn nước mưa nội thành thông
qua 2 giải pháp công trình cứng.
Tổ hợp 2: Thoát lũ sông Cái về sông Quán
Trường và sông Tắc kết hợp với các giải pháp
mềm giảm ngập do mưa (tăng diện tích thấm
bề mặt và thu trữ nước mưa): Giải pháp này
hướng tới bền vững có nghĩa là không kiểm
soát hoàn toàn lượng nước lũ và lượng nước
mưa mà chỉ làm chậm quá trình tập trung
nước đồng thời thoát nước chậm để không
làm quá tải cho hệ thống thoát nước.
Tổ hợp 3: Thoát lũ sông Cái về sông Quán
Trường và sông Tắc kết hợp với nâng cấp hệ
137
Giải pháp kiểm soát . . .
thống thoát nước hiện trạng và các giải pháp
mềm giảm ngập do mưa (tăng diện tích thấm
bề mặt và thu trữ nước mưa): Mục đích của
giải pháp này là kết hợp giữa các giải pháp
mềm và giải pháp cứng hướng tới thân thiện
môi trường và bền vững đô thị. Nhưng thiên
về xử lý triệt để lượng ngập do mưa trong nội
thành TPNT.
Tổ hợp 4: Kè dọc sông Cái để ngăn lũ
chảy vào TPNT kết hợp với nâng cấp hệ thống
thoát nước hiện trạng: Đây là tổ hợp giải pháp
công trình nhằm không chế triệt để lũ và mưa
nhằm cho TPNT không còn ngập.
Tổ hợp 5: Kè dọc sông Cái để ngăn lũ
chảy vào TPNT kết hợp với các giải pháp
mềm giảm ngập do mưa (tăng diện tích thấm
bề mặt và thu trữ nước mưa): Tương tự như tổ
hợp 2 nhưng tổ hợp này hướng tới bền vững
đồng thời không chế triệt để lũ sông Cái, còn
tổ hợp 2 chỉ khống chế 1 phần.
Tổ hợp 6: Nâng cấp hệ thống thoát nước
hiện trạng kết hợp với các giải pháp mềm giảm
ngập do mưa (tăng diện tích thấm bề mặt và
thu trữ nước mưa): Mục đích của tổ hợp này
là không can thiệp đến lũ và chỉ tìm giải pháp
khống chế triệt để lượng mưa gây lụt.
3.3.2. Lựa chọn các tiêu chí và đánh giá trọng số cho các tiêu chí
Bảng 3: Tổng hợp các tiêu chí và trọng số để đánh giá MCA
Các tiêu chí để đánh giá Trọng số[4]
Tiêu chí 1: Kỹ thuật và hiệu quả kiểm soát ngập lụt cho TPNT
Tiêu chí 2: Mức độ tác động đến môi trường
Tiêu chí 3: Mức độ tác động đến KT - XH
Tiêu chí 4: Chi phí thực hiện
Tiêu chí 5: Sự đồng thuận của các thành phần xã hội
Tiêu chí 1: 0.26 điểm
Tiêu chí 2: 0.24 điểm
Tiêu chí 3: 0.22 điểm
Tiêu chí 4: 0.14 điểm
Tiêu chí 5: 0.14 điểm
3.3.3. Đánh giá số điểm của tổ hợp các giải pháp theo các tiêu chí.
1. Tiêu chí 1: Kỹ thuật và hiệu quả kiểm soát ngập lụt
a. Hiệu quả kiểm soát ngập lụt
Bảng 4: Hiệu quả giảm ngập của các giải pháp (được tính bằng %).
Giải pháp
Diện tích ngập Độ sâu ngập Thời gian ngập
Lũ Mưa Lũ Mưa Lũ Mưa
Thoát lũ sông Cái về sông Quán
Trường và sông Tắc 20% 0% 20% 0% 36% 0%
Kè dọc sông Cái để ngăn lũ chảy
vào TPNT 100% 0% 100% 0% 100% 0%
Nâng cấp hệ thống thoát nước
hiện trạng 0% 73% 0% 52% 0% 83%
Tăng diện tích thấm bề mặt 0% 63% 0% 59% 0% 85%
Thu và trữ nước mưa 0% 30% 0% 30% 0% 51%
138
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 5: Bảng cho điểm các tổ hợp theo chỉ thị đánh giá hiệu quả giảm ngập
Tổ hợp
giải pháp
Diện tích ngập Độ sâu ngập Thời gian ngập Tổng
điểm
Xếp
hạngLũ Mưa Lũ Mưa Lũ Mưa
Tổ hợp 1 3 1.5 3 1.5 3 1.5 13.5 6
Tổ hợp 2 3 3.5 3 3.5 3 3.5 19.5 4
Tổ hợp 3 3 5.5 3 5.5 3 5.5 25.5 2
Tổ hợp 4 5.5 1.5 5.5 1.5 5.5 1.5 21 3
Tổ hợp 5 5.5 3.5 5.5 3.5 5.5 3.5 27 1
Tổ hợp 6 1 5.5 1 5.5 1 5.5 19.5 4
b. Khả năng phản ứng linh hoạt khi ngập lụt và tính ổn định, chắc chắn.
Bảng 6: Bảng đánh giá khả năng phản ứng linh hoạt khi ngập lụt và tính ổn định,
chắc chắn của các giải pháp.
Giải pháp
Khả năng phản
ứng linh hoạt khi
ngập lụt
Tính ổn định,
chắc chắn
Xếp loại Xếp loại
Thoát lũ sông Cái về sông Quán Trường và sông Tắc Trung bình Trung bình
Kè dọc sông Cái để ngăn lũ chảy vào TPNT Kém Tốt
Nâng cấp hệ thống thoát nước hiện trạng Kém Tốt
Tăng diện tích thấm bề mặt Tốt Trung bình
Thu và trữ nước mưa Trung bình Kém
Khả năng phản ứng linh hoạt khi ngập lụt
chính là đánh giá xem giải pháp đó sẽ phản
ứng như thế nào (vẫn còn phù hợp hay là
không đáp ứng được) khi mà trong tương lai
xảy ra các kịch bản ngập lụt khắc nghiệt hơn
so với điều kiện tính toán hiện tại.
Tính ổn định, chắc chắn của các giải pháp
là khả năng chịu đựng của giải pháp (có xảy
ra hư hỏng hay vẫn chịu đựng được) khi có
các tổ hợp ngập bất lợi xảy ra.
Thông thường thì các giải pháp công
trình cứng thì ổn định và chắc chắn hơn các
giải pháp công trình mềm, nhưng ngược
lại lại phản ứng không linh hoạt khi xảy ra
ngập lụt.
Tiêu chí 2: Mức độ tác động đến môi trường
Sử dụng phương pháp đánh giá theo
danh sách các mục tiêu “check list” để
nghiên cứu, các kết quả đánh giá dựa trên
mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đề xuất
đến các mục tiêu theo ba mức độ đánh giá
1.ảnh hưởng bất lợi, 2.ít ảnh hưởng, 3.ảnh
hưởng có lợi.
Các mục tiêu đề ra để đánh giá: 1.Tác
động đến hệ sinh thái có giá trị trên cạn, 2.Tác
động đến hệ sinh thái có giá trị dưới nước,
3.Tác động đến chất lượng nước mặt, 4.Tác
động đến chất lượng nước ngầm, 5.Tác động
đến đa dạng sinh học và giống loài, 6.Tác
động do thi công và xây dựng các phương án.
139
Giải pháp kiểm soát . . .
Bảng 7: Đánh giá ảnh hưởng của các giải pháp đến môi trường
Mục tiêu đánh giá
Các loại ảnh hưởng
Bất lợi Ít ảnh hưởng Có lợi
Thoát lũ sông Cái về sông Quán Trường và sông Tắc 2 2 2
Kè dọc sông Cái để ngăn lũ chảy vào TPNT 2 3 1
Nâng cấp hệ thống thoát nước hiện trạng 1 3 2
Tăng diện tích thấm bề mặt 0 4 2
Thu và trữ nước mưa hộ gia đình 0 4 2
Bảng 8: Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp giải pháp đến môi trường
Mục tiêu đánh giá
Các loại ảnh hưởng
Xếp hạng
Bất lợi Ít ảnh hưởng Có lợi
Tổ hợp 1 3 5 4 5
Tổ hợp 2 2 10 6 3
Tổ hợp 3 3 13 8 1
Tổ hợp 4 3 6 3 6
Tổ hợp 5 2 11 5 4
Tổ hợp 6 1 11 6 2
Tiêu chí 3: Mức độ tác động đến KT - XH
Các mục tiêu: 1.Vấn đề nhu cầu tái định cư, 2.Ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, 3.Ảnh
hưởng đến giao thông đường thuỷ, 4. Ảnh hưởng đến diện tích đất sử dụng.
Bảng 9: Đánh giá ảnh hưởng của các giải pháp đến KT - XH
Mục tiêu đánh giá
Các loại ảnh hưởng
Bất
lợi
Ít ảnh
hưởng
Có
lợi
Thoát lũ sông Cái về sông Quán Trường và sông Tắc 1 2 1
Kè dọc sông Cái để ngăn lũ chảy vào TPNT 2 1 1
Nâng cấp hệ thống thoát nước hiện trạng 2 1 1
Tăng diện tích thấm bề mặt 0 3 1
Thu và trữ nước mưa hộ gia đình 0 4 0
140
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 10: Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp giải pháp đến KT - XH
Mục tiêu đánh giá
Các loại ảnh hưởng
Xếp hạng
Bất lợi Ít ảnh hưởng Có lợi
Tổ hợp 1 3 3 2 5
Tổ hợp 2 1 9 2 2
Tổ hợp 3 3 10 3 1
Tổ hợp 4 4 2 2 6
Tổ hợp 5 2 8 2 3
Tổ hợp 6 2 8 2 3
Tiêu chí 4: Chi phí thực hiện
Bảng 11: Đánh giá chi phí xây dựng của các giải pháp
STT
Giải pháp Chi phí thực hiện
1 Thoát lũ sông Cái về sông Quán Trường và sông Tắc 70 tỷ
2 Xây dựng kè dọc sông Cái 350 tỷ
3 Nâng cấp hệ thống thoát nước hiện trạng 400 tỷ
4 Tăng diện tích thấm nước mưa 17 tỷ
5 Thu và trữ nước mưa hộ gia đình 375 tỷ
Bảng 12: Đánh giá chi phí xây dựng của các tổ hợp giải pháp
STT Giải pháp Chi phí thực hiện Xếp hạng
1 Tổ hợp 1 470 tỷ 2
2 Tổ hợp 2 462 tỷ 1
3 Tổ hợp 3 862 tỷ 6
4 Tổ hợp 4 750 tỷ 4
5 Tổ hợp 5 742 tỷ 3
6 Tổ hợp 6 792 tỷ 5
Tiêu chí 5: Sự đồng thuận của các thành
phần xã hội (nhà đầu tư, nhà quản lý, dân
hưởng lợi)
Đối với nhà đầu tư giải pháp nào chi phí
xây dựng thấp và hiệu quả chống ngập tốt thì
được các nhà đầu tư có sự đồng thuận cao hơn.
Đối với người dân hưởng lợi thì giải pháp
nào ít ảnh hưởng đến KT - XH nhất thì được
người dân ủng hộ cao nhất.
Đối với nhà quản lý tổ hợp giải pháp nào
mà đạt được hiệu quả tốt nhất theo 4 tiêu chí
kinh tế, hiệu quả của giải pháp, tác động đến
môi trường, tác động đến KT – XH thì được
sự đồng thuận cao của nhà quản lý.
141
Giải pháp kiểm soát . . .
Bảng 13: Đánh giá sự đồng thuận của các thành phần xã hội
Thành phần
Xếp hạng cho tổ hợp giải pháp
1 2 3 4 5 6
Chủ đầu tư 3 5 1 3 6 3
Người dân 5 2 1 6 3 3
Nhà quản lý 5 3 1 6 2 4
Tổng điểm 13 10 3 15 11 13
Cho điểm các tổ hợp 4.5 2 1 6 3 4.5
3.3.4. Tổng hợp số điểm của tổ hợp các giải pháp theo các tiêu chí.
Bảng 14: Bảng tổng hợp điểm của các tổ hợp giải pháp theo phương pháp đánh giá MCA
Chỉ tiêu
Trọng
số
Tổ hợp giải pháp
1 2 3 4 5 6
Kỹ thuật và hiệu quả kiểm soát ngập lụt 0.26
- Hiệu quả kiểm soát ngập 0.16 0.16 0.4 0.8 0.64 0.96 0.4
- Khả năng phản ứng linh hoạt đối với ngập
và tính ổn định, chắc chắn của các tổ hợp
giải pháp
0.1 0.1 0.2 0.5 0.3 0.6 0.4
Mức độ tác động đến môi trường 0.24 0.48 0.96 1.44 0.24 0.72 1.2
Mức độ tác động đến KT - XH 0.22 0.44 1.1 1.32 0.22 0.77 0.77
Chi phí thực hiện 0.14 0.7 0.84 0.14 0.42 0.56 0.28
Đánh giá sự đồng thuận của các thành
phần xã hội
0.14 0.63 0.28 0.14 0.84 0.42 0.63
Tổng điểm 2.51 3.78 4.34 2.66 4.03 3.68
Xếp hạng VI III I V II IV
3. Kết luận
- Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được tổng
thể các giải pháp có thể áp dụng để kiểm soát
ngập lụt cho TPNT.
- Đã chọn được tổ hợp giải pháp hợp lý
nhất để kiểm soát ngập lụt cho TPNT thông
qua đánh giá bằng MCA là: Thoát lũ sông Cái
về sông Quán Trường và sông Tắc kết hợp với
nâng cấp hệ thống thoát nước hiện trạng và
các giải pháp mềm giảm ngập do mưa (tăng
diện tích thấm bề mặt và thu trữ nước mưa),
đây là tổ hợp giải pháp kết hợp giữa các giải
pháp mềm và giải pháp cứng hướng tới thân
thiện môi trường và bền vững đô thị. Nhưng
thiên về xử lý triệt để lượng ngập do mưa
trong nội thành TPNT.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà
quản lý, nhà đầu tư tham khảo để định hướng
các giải pháp chống ngập cho TPNT trong
điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng,
hướng tới phát triển bền vững đô thị.
142
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Kỹ thuật Biển (2011-2013), Nghiên cứu đề xuất giải các pháp chống ngập cho nội thành TPNT,
thành phố Nha Trang.
Ban Quản lý Dự án cải thiện vệ sinh môi trường TPNT (2007 -2014), Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường
nông thôn TPNT, thành phố Nha Trang.
Vũ Hoàng Nam (2011), “Nghiên cứu ứng dụng bài toán phân tích đa mục tiêu (MCA) cho việc so sánh
và luận chứng phương án bảo trì mặt đường ô tô tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Xây
dựng Hà Nội, Hà Nội.
Trung tâm chống ngập thành phố Hồ Chí Minh (2013), Dự án chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42_8531_2122293.pdf