Tài liệu Giải pháp giống rong chăn nuôi bò thịt ở Nghệ An: Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2017 [22]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hội thảo khoa học phát triển chăn nuôi bò thịt
theo hướng sản xuất hàng hóa tại Nghệ An (10/2016)
1. Các giống vật nuôi
Các giống vật nuôi thường được chia làm
3 nhóm:
1.1. Giống địa phương
Đây là các giống đã tồn tại lâu đời tại một
địa phương, một vùng nào đó, ví dụ như: gà
ri, lợn Móng Cái, bò vàng Các giống này
có ưu điểm nổi bật là tính thích nghi với điều
kiện cụ thể tại địa phương, thường chịu
kham khổ, chống chịu với các bệnh dịch tốt.
Điểm yếu của chúng là kích thước nhỏ, năng
suất thấp.
Giống bò thuộc nhóm này là bò vàng Việt
Nam. Bò vàng là giống bò đã có từ lâu đời và
được nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam, với gần
4 triệu con trong tổng số hơn 7 triệu con bò
trong cả nước (chiếm >50%). Bò có lông màu
nâu vàng toàn thân, phía bên trong đùi và yếm
có màu hơi vàng nhạt, ngoại hình cân đối. Bò
cái phía trước thấp, phía sau cao hơn; bò đực
thì ngược lại. Bò cái có yếm kéo dài từ hầu
đến vú. Bò v...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp giống rong chăn nuôi bò thịt ở Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2017 [22]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hội thảo khoa học phát triển chăn nuôi bò thịt
theo hướng sản xuất hàng hóa tại Nghệ An (10/2016)
1. Các giống vật nuôi
Các giống vật nuôi thường được chia làm
3 nhóm:
1.1. Giống địa phương
Đây là các giống đã tồn tại lâu đời tại một
địa phương, một vùng nào đó, ví dụ như: gà
ri, lợn Móng Cái, bò vàng Các giống này
có ưu điểm nổi bật là tính thích nghi với điều
kiện cụ thể tại địa phương, thường chịu
kham khổ, chống chịu với các bệnh dịch tốt.
Điểm yếu của chúng là kích thước nhỏ, năng
suất thấp.
Giống bò thuộc nhóm này là bò vàng Việt
Nam. Bò vàng là giống bò đã có từ lâu đời và
được nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam, với gần
4 triệu con trong tổng số hơn 7 triệu con bò
trong cả nước (chiếm >50%). Bò có lông màu
nâu vàng toàn thân, phía bên trong đùi và yếm
có màu hơi vàng nhạt, ngoại hình cân đối. Bò
cái phía trước thấp, phía sau cao hơn; bò đực
thì ngược lại. Bò cái có yếm kéo dài từ hầu
đến vú. Bò vàng có tầm vóc nhỏ, năng suất
thấp, khối lượng bê sơ sinh 14÷15 kg/con,
khối lượng trưởng thành ở bò đực có thể đạt
250÷300 kg/con, bò cái khoảng 150÷200
kg/con. Tuổi phối giống lần đầu lúc 15÷18
tháng tuổi. Sản lượng sữa 350÷400 kg/lứa đẻ
- vừa đủ cho bê, tỷ lệ thịt xẻ 42÷44%, thớ thịt
mịn, thơm ngon... Ở nước ta, bò vàng có
nhiều nhóm khá nổi tiếng như: bò vàng Lạng
Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nền sản xuất hàng hóa, các vấn đề quan
trọng phải quan tâm là năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Để chăn nuôi đạt năng
suất cao thì các yếu tố cần tính đến là: giống, dinh dưỡng và thức ăn, chăm sóc nuôi
dưỡng, phòng trừ dịch bệnh (thú y), quản lý và khai thác, trong đó giống là yếu tố số một.
Người chăn nuôi cho dù đầu tư chuồng trại tốt, thức ăn giàu dinh dưỡng, chăm sóc kỹ
lưỡng mà không có được con giống tốt thì cũng khó đem lại năng sất cao. Ngược lại, khi
đã có con giống tốt thì chỉ cần tạo cho con vật các điều kiện khác theo nhu cầu của chúng
cũng sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn.
GIẢI PHÁP GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT
Ở NGHỆ AN
n Nguyễn Kim Đường
Trung tâm NC và PT KH-CN Nông nghiệp
Sơn, bò vàng Thanh Hóa, bò vàng Nghệ An, bò vàng
Phú Yên, bò vàng Ninh Thuận
Bò vàng do kích thước nhỏ, khối lượng thấp, khả
năng cho sữa thấp nên nuôi để lấy thịt hay lấy sữa
đều không đem lại hiệu quả, trước đây được nuôi để
để cày kéo là chính. Để tận dụng khả năng thích nghi,
tính mắn đẻ của giống bò này, nước ta đã và đang lấy
giống bò vàng làm nền để cho lai với bò Zebu (Zebu
hóa) hay với bò Sind (Sind hóa) trong chương trình
cải tạo đàn bò nội Việt Nam nhằm tăng kích thước.
Trên cơ sở các con lai này, tiếp tục cho lai với các
giống chuyên dụng thịt, sữa để tạo nên các giống bò
cải tiến.
1.2. Giống cải tiến
Đây là các giống được tạo ra thông qua việc sử
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2017 [23]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
dụng các giống địa phương làm nền, chọn một hoặc
một số giống tốt hơn cho lai với nhau, tạo ra con lai,
sau đó chọn lọc hoặc tiếp tục cho lai nhiều lần tạo ra
giống cải tiến có tính thích nghi với điều kiện ngoại
cảnh, chống chịu với các bệnh dịch khá tốt.
Giống bò tiêu biểu của nhóm này là bò lai Sind. Đây
là con lai cấp tiến giữa bò đực Sind đỏ và bò cái vàng
Việt Nam. Đến nay có thể được gọi là giống, song thực
chất đây là một nhóm con lai Sind với nhiều tỷ lệ máu
khác nhau. Bò lai Sind đang được nuôi ở nhiều địa
phương trong cả nước và các con cái đang được cho lai
tiếp với các đực giống ngoại để tạo ra bò lai hướng sữa
hoặc hướng thịt. Bò lai Sind có màu lông da nâu đỏ, đỏ
vàng hoặc màu đỏ, tai to rũ xuống, u to, yếm rộng với
nhiều nếp nhăn. Khi bị ruồi muỗi đốt, vùng da bị cắn
có thể rung lên để xua đuổi ruồi muỗi. Ở tuổi trưởng
thành, con đực cao 1,3m, nặng khoảng 320÷440
kg/con; con cái cao 1,1m, nặng khoảng 250÷300
kg/con. Bò cái có thể sinh lứa đầu vào lúc 30 tháng tuổi.
Đây là giống bò kiêm dụng cày kéo - cho thịt, thớ thịt
dày và mịn.
1.3. Giống mới hay giống cao sản
Đây là sản phẩm của quá trình lai tạo giống. Để có
các giống mới hay giống cao sản, trước hết người ta
đưa ra mục tiêu của giống, tiếp theo người ta chọn một
số giống (có thể là 1, 2, 3 hay nhiều hơn), trong đó mỗi
giống có thể có 1-2 tính trạng tương tự như trong mục
tiêu của giống mới. Tiếp tục, lập kế hoạch lai để cho ra
các thế hệ con lai, đến khi nào thấy con lai đã có được
các tính trạng đạt mục tiêu đã đề ra, dừng quá trình lai để
cố định các tính trạng (thông qua quá trình tự phối), chọn
lọc các con đã có sự ổn định của các tính trạng như mục
tiêu đã đề ra. Làm thủ tục công nhận giống mới. Các
giống cao, thậm chí rất cao như giống bò 3B (BBB), ở
tuổi trưởng thành có khối lượng >1.000 kg/con. Tuy
nhiên, các giống mới thường đòi hỏi chế độ dinh dưỡng
cao, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt và điều kiện ngoại cảnh
tốt. Ở nước ta, qua gần 70 năm kể từ khi miền Bắc được
giải phóng hoàn toàn đến nay, gần như chưa có một giống
cao sản nào được tạo ra. Tất cả các giống vật nuôi cao sản
hiện có ở nước ta đã được nhập từ các nước trên thế giới
(Mỹ, Úc, Cu Ba). Với các giống bò mới, cao sản, người
ta đã tạo ra các giống chuyên cho sữa như: bò lang trắng
đen, lang trắng đỏ (Holstein Friesian), Jersey, nâu Thụy
Sĩ; các giống bò chuyên thịt như: BBB, Droghmaster,
Hereford, Limousine
Các giống bò thuộc nhóm này gồm:
- Giống bò Sind: Bò Sind, tên đầy đủ là Red Sindhi,
có nguồn gốc từ Pakistan và Ấn độ. Bò Sind
được nhập vào Việt Nam khoảng năm 1923.
Bò có lông màu nâu đỏ hay cánh dán, trán
ghồ, tai to rũ xuống, u vai cao, yếm rộng, âm
hộ có nhiều nếp nhăn, da có thể rung cục bộ.
Khối lượng trưởng thành ở con cái 350÷400
kg/con; con đực 450÷500 kg/con. Tuổi đẻ
lứa đầu khoảng 48 tháng, năng suất sữa 275
ngày là 1.600kg, tỷ lệ mỡ sữa 5,2%. Bò Sind
hiện được nuôi ở một số nơi của miền Bắc
(nông trường Việt Mông, Ba Vì - Hà Tây...).
Hiện nay, bò Sind chủ yếu là sử dụng các
con bò đực để phối trực tiếp hay khai thác
Một số giống bò tại Nghệ An:
Giống bò vàng địa phương
Giống bò lai Zebu
Giống bò lai sind
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2017 [24]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1919. Giống bò BBB có cơ bắp phát triển siêu
trội (hệ thống cơ đôi), ngoại hình đẹp, rất
hiền lành, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt
thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Bò BBB có
khả năng thích nghi với nhiều vùng địa lý
khác nhau trên thế giới và đã được nuôi ở
nhiều nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Úc. Hiện
nay đã có hơn 20 hiệp hội chăn nuôi bò BBB
trên thế giới.
Bò BBB có 3 màu lông cơ bản: trắng,
loang xanh và đen do sự phân ly của gen bò
Shorthorn. Một số tính trạng và chỉ tiêu sản
xuất chính của bò BBB: Khối lượng sơ sinh
bình quân 44 kg/con, một năm tuổi đạt
480÷500 kg/con, khối lượng trưởng thành của
bò đực 1.100÷1.250 kg/con, có con đạt 1.400
kg/con. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 32
tháng, nặng 700÷750 kg/con, bò cái trưởng
thành nặng 850÷900 kg/con. Tỷ lệ đẻ hàng
năm 80%, khoảng cách lứa đẻ 14 tháng. Hệ
số sử dụng thức ăn cao: 5,5÷7 kg TĂ/kg tăng
trọng. Tỷ lệ thịt tinh/thịt xẻ đạt: 78%. Nhược
điểm của bò cái BBB là sự đàn hồi của cơ
xương chậu kém khi đẻ, 90% bò cái BBB khi
đẻ phải mổ để lấy thai.
2. Giải pháp giống trong chăn nuôi bò
thịt ở Nghệ An
Nghệ An là một trong những tỉnh có đàn
bò lớn trong cả nước với 428.000 con (theo
số liệu 1/10/2015), trong đó 48% là bò lai
như: lai sind (F1, F2), lai bò vàng x Brahman
(F1), lai bò vàng x Zebu (F1, F2) Đây là
các con lai cải tiến, nhờ đó mà sản lượng bò
hơi xuất chuồng hàng năm vẫn tăng 3-5%
trong khi tổng đàn bò không tăng, thậm chí
có phần giảm. Có được điều này là nhờ kích
cỡ của nhóm bò lai cao hơn bò vàng tới 25-
30%, cao hơn bò lai Sind lâu đời (nhóm bò lai
Sind đã lai qua lai lại nhiều đời, đã tồn tại
trong đàn bò có khi vài ba chục năm) 15-25%.
Trong điều kiện như vậy, với hiện trạng con
giống ở Nghệ An hiện nay, để phát triển chăn
nuôi bò thịt có hiệu quả kinh tế, có đủ sản
phẩm thịt, chất lượng tương đương thịt bò Úc
mà ta đang nhập về giết thịt cung cấp cho
người tiêu dùng trong siêu thị, nhà hàng
(restaurant), khách sạn thì cần phải làm gì?
Trước hết có thể thấy, với điều kiện kinh tế
tinh để phối cho bò nội cho ra bò lai Sind. Chương
trình Sind hóa đàn bò là chương trình lai cấp tiến giữa
bò đực Sind đỏ với bò cái vàng. Kết quả của chương
trình này đã nâng cao tầm vóc của bò. Lúc trưởng
thành, bò đực lai Sind có khối lượng 320÷440 kg/con
và con cái là 250÷300 kg/con. Bò lai Sind là nguồn
vật liệu ban đầu cho công tác lai tạo bò hướng sữa
hoặc hướng thịt của nước ta.
- Giống bò Brahman: Bò Brahman được nhập từ
Cu Ba, có 2 nhóm: Brahman trắng và Brahman đỏ,
đều thuộc nhóm bò Zebu. Giống bò này đang được
nuôi ở Ninh Bình, Hà Tây, Bình Định và một số nơi
khác. Bò Brahman trắng toàn thân có màu trắng bạc
hoặc trắng xám. Bò có đầu hơi dài, trán dô, tai to rũ ra
phía sau, u to, yếm rộng có nhiều nếp gấp, ngực sâu
nhưng hơi lép, chân cao, đuôi dài. Bò Brahman đỏ chỉ
khác Brahman trắng là có màu lông đỏ và ở tuổi
trưởng thành thì con đực có màu lông sẫm màu hơn
con cái. Khối lượng sơ sinh của bê Brahman khoảng
24÷25 kg/con, lúc 12 tháng tuổi bò đực có khối lượng
khoảng 210 kg/con và con cái khoảng 180 kg/con. Ở
tuổi trưởng thành, con đực khoảng 800 kg/con và con
cái khoảng 450 kg/con. Bò Brahman cái đẻ lứa đầu
lúc khoảng 40 tháng tuổi (hơi muộn). Khoảng cách
giữa hai lứa đẻ khoảng 18 tháng. Bò Brahman là một
giống bò hướng thịt. Giống bò này đang được sử
dụng để lai với bò vàng, bò lai Sind để tạo bò lai
hướng thịt, trong đó bò Brahman đỏ được người nôi
ưa chuộng hơn.
- Giống bò Droughtmaster: Bò được nhập về Việt
Nam từ bang Queensland, Úc. Giống phát triển tốt ở
vùng Bắc Mỹ, thích hợp với điều kiện nóng bức. Là
giống lớn con trung bình, thân dài, tròn, lông ngắn,
thưa, mượt, da mỏng, đàn hồi tốt. Màu lông từ màu
vàng nhạt đến đỏ sậm. Phần lớn bò đều không sừng, u
lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe. Bò Droghrmater
thích hợp với điều kiện nóng bức, tận dụng đồng cỏ
nghèo nàn rất tốt, không bị trúng nắng, mò mắt, ung
thư mắt, kháng ve, ký sinh trùng. Khối lượng sơ sinh:
20÷25 kg/con, 6 tháng tuổi: 150÷170 kg/con, 12 tháng
tuổi: 240÷270 kg/con, 24-36 tháng tuổi: 450÷600
kg/con, lúc giết mổ (24-27 tháng tuổi): 500÷550 kg.
Tỷ lệ thịt xẻ (móc hàm): 58÷60%. Bò cái dễ đẻ, lành
tính, nuôi con tốt, đẻ lần đầu: 12÷16 tháng, khoảng
cách giữa 2 lần đẻ: 11÷12 tháng.
- Giống bò BBB: Bò BBB (Blanc Blue Belge) là
giống bò thịt đặc biệt của thế giới được tạo ra từ nhiều
giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn từ năm
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2017 [25]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trước mắt, sử dụng bò cái vàng làm
nền cho phối với tinh bò Sind, Zebu,
Brahman... tạo ra các con lai F1. Bò
đực lai F1 nuôi để lấy thịt, khối lượng
và năng suất thịt của chúng đã cao hơn
bò vàng 25-30%. Bò cái lai F1 sử dụng
để cho lai tiếp với bò Brahman, Lim-
ousine, Hereford để tạo ra con lai F2,
khối lượng và năng suất thịt bò lai F2
cao hơn bò lai F1 khoảng 10-15% và
cao hơn bò vàng 30-40%. Trong
khoảng 10 năm khi tỷ lệ bò lai trong
đàn bò lên tới 70% thì trong đó sẽ có
khoảng 50% bò lai F1 và 20% bò lai
F2, lúc đó năng suất cũng như sản
lượng bò xuất chuồng để giết thịt sẽ
tăng không chỉ là 3-5%/năm mà cao
hơn (6-8%/năm).
Cũng cần nói thêm rằng, để tăng
năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt,
không thể không giải quyết thỏa đáng
nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn cho
chúng. Về chiến lược thì không nên
tăng số lượng đàn bò, vì nó sẽ làm tăng
áp lực về việc tạo nguồn thức ăn thô
xanh để cung cấp cho chúng, đồng thời
làm tăng lượng chất thải (phân, nước
tiểu) là tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường. Giải pháp tăng kích cỡ (kích
thước, khối lượng) là giải pháp tốt hơn
và bền vững hơn./.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Kim Đường, 2009, Báo cáo tổng
kết đề tài KH&CN cấp Tỉnh “Nghiên cứu đánh
giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển
chăn nôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An”.
2. https://www.youtube.com/watch?
v=9spgjnCd704
3.
droughtmaster.html
4.
bo-lai-bo-chuyen-thit-va-bo-sua-o-viet-nam/
5.
TinBai.aspx?ID=2066
6. —b-tga.vn/?page=newsDetail
&id=764468&site=34844
7.
uu/channuoi/2013/2.8.%20Bo%20lai%20chat
%20luong%20cao.pdf
và năng lực khoa học như hiện nay, chúng ta không thể lai tạo
để cho ra giống bò chuyên thịt (BBB, Limousine, Herrford
) ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, vì nó đòi hỏi
nguồn tiền hàng trăm ngàn tỷ đồng, với thời gian lên tới hàng
chục năm. Và đến lúc đó, chúng ta cũng chỉ có giống bò mới,
chứ chưa có đàn bò giống mới cao sản hàng trăm ngàn con.
Giải pháp tốt nhất, ít tốn kém nhất và ngắn nhất là biện pháp
lai, tạo ra đàn bò lai cải tiến.
Trong đàn bò nói chung ở Nghệ An, bò cái (sinh sản)
chiếm 58,24%, trong đó ở bò vàng là 58,73%, bò lai là
57,03% (Nguồn: Ngyễn Kim Đường, 2009, Nghiên cứu
đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nôi
bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An, Báo cáo tổng kết). Với
429.000 con bò hiện có thì số bò cái sinh sản là khoảng
250.000 con, trong đó bò cái vàng 147.000 con. Tỷ lệ sinh
sản của bò cái vàng hàng năm là khoảng 70%, như vậy mỗi
năm có khoảng 103.000 con bò vàng sinh bê. Nếu 100% bê
sinh ra này là bê lai thì mỗi năm tỷ lệ bò lai tăng 2,4%. Để
nâng tỷ lệ bò lai trong đàn bò (hiện nay là 48%) lên 70%,
chúng ta sẽ mất 10 năm.
Công thức lai tạo bò thịt cao sản ở Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_nctd_02_2_3176_2224610.pdf