Tài liệu Giải pháp đồng bộ tín hiệu định vị trong bộ thu GPS dựa trên công nghệ vô tuyến điều khiển bằng phần mềm: CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 22
xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tránh được những sai sót nhầm lẫn
trong quá trình tính toán.
4. Kết luận
Bài báo đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Xây dựng được chương trình tính toán bộ truyền động đai hình thang bằng phần mềm Delphi.
- Chương trình cho phép thực hiện tính toán và tra bảng, nội suy các số liệu tính toán một cách tự
động. Kết quả thu được chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian công sức tính toán, tránh được những
sai sót, nhầm lẫn, do đó hiệu quả tính toán cao hơn nhiều so với phương pháp thủ công truyền thống.
- Các số liệu tính toán được nhập vào chương trình theo trình tự tính toán, do đó người dùng
có thể hiểu được nội dung tính toán. Vì vậy, chương trình có thể được sử dụng không những trên
thực tiễn tính toán bộ truyền động đai hình thang, mà còn có thể sử dụng rất hiệu quả trong công
tác giảng dạy và học tập.
TÀI LIỆU THAM K...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp đồng bộ tín hiệu định vị trong bộ thu GPS dựa trên công nghệ vô tuyến điều khiển bằng phần mềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 22
xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tránh được những sai sót nhầm lẫn
trong quá trình tính toán.
4. Kết luận
Bài báo đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Xây dựng được chương trình tính toán bộ truyền động đai hình thang bằng phần mềm Delphi.
- Chương trình cho phép thực hiện tính toán và tra bảng, nội suy các số liệu tính toán một cách tự
động. Kết quả thu được chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian công sức tính toán, tránh được những
sai sót, nhầm lẫn, do đó hiệu quả tính toán cao hơn nhiều so với phương pháp thủ công truyền thống.
- Các số liệu tính toán được nhập vào chương trình theo trình tự tính toán, do đó người dùng
có thể hiểu được nội dung tính toán. Vì vậy, chương trình có thể được sử dụng không những trên
thực tiễn tính toán bộ truyền động đai hình thang, mà còn có thể sử dụng rất hiệu quả trong công
tác giảng dạy và học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Ngọc Biên (2008), Thiết kế môn học Chi tiết máy, Nhà xuất bản Hải Phòng, Hải Phòng.
[2]. Trịnh Chất - Lê Văn Uyển (2006), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Trọng Hiệp (2006), Chi tiết máy, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Lê Phương Lan, Hoàng Đức Hải (2002), Giáo trình lý thuyết và bài tập Borland Delphi, NXB Lao động
- Xã hội, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Hữu Lộc (2004), Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP HCM.
[6]. Иванов М. Н., Финогенов В А (2008), Детали машин, Изд. “Высшая школа”, Москва.
[7]. Ряховский О. А. (2007), Детали машин, МГТУ имени Н. Э. Баумана, Москва.
Ngày nhận bài: 25/10/2016
Ngày phản biện: 07/11/2016
Ngày chỉnh sửa: 20/12/2016
Ngày duyệt đăng: 24/12/2016
GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ TÍN HIỆU ĐỊNH VỊ TRONG BỘ THU GPS DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ VÔ TUYẾN ĐIỀU KHIỂN BẰNG PHẦN MỀM
AN EFFICIENT METHOD OF SIGNAL SYNCHRONIZATION IN GPS
RECEIVERS BASED ON SOFTWARE DEFINED RADIO
PHẠM VIỆT HƯNG
Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Tóm tắt
Các hệ thống định vị sử dụng vệ tinh (GNSS) đang trong quá trình hiện đại hóa và triển khai mới.
Các bộ thu định vị cũng cần được thiết kế mới có bổ sung thêm các kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên
tiến. Bài báo này sẽ phân tích bộ thu GPS dựa trên công nghệ vô tuyến điều khiển bằng phần
mềm (SDR). Với ưu điểm có thể cấu hình lại dễ dàng, cấu trúc này cho phép việc phát triển và
đánh giá các bộ thu định vị được thuận lợi, giảm đáng kể chi phí. Bộ thu GPS này được triển
khai trên nền tảng Matlab, có khả năng xử lý với cả tín hiệu GPS thật và tín hiệu GPS giả lập.
Từ khóa: Bộ thu mềm, SDR, GNSS, đồng bộ tín hiệu định vị, GPS.
Abstract
Global Navigation Satellite Systems (GNSS) are in the progress of moderization or installation.
For more efficient performance, it is necessary to introduce new signal processing methods to
GNSS receiver. In this paper, the structure of GPS receiver, based on Software Defined Radio
(SDR) is anlysized. Due to the advantage of easily reconfigurable, the software receiver is
suitable to develop and assesment a novel receiver structure, including reducing the cost. The
proposed GPS receiver is implemented in Matlab and is capable of performing on both real
navigation signal as well as simulated one.
Keywords: Software receiver, SDR, GNSS, navigation signal synchronization, GPS.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 23
1. Mở đầu
Các hệ thống định vị sử dụng vệ tinh (GNSS: Global Navigation Satellite System) như GPS
của Mỹ, Galileo của Liên minh Châu Âu, Bắc Đẩu của Trung Quốc đang không ngừng được cải tiến
và nâng cấp. Việc hiện đại hóa các hệ thống GNSS bổ sung nhiều tín hiệu định vị mới bên cạnh tín
hiệu định vị duy nhất hiện nay (GPS L1 C/A). Các tín hiệu định vị mới nâng cao chất lượng của dịch
vụ được cung cấp tới các bộ thu GNSS với các ưu điểm: ổn định, liên tục, chính xác. Tuy nhiên, để
hoạt động hiệu quả với các tín hiệu định vị mới, các bộ thu GNSS cũng phải sử dụng các kỹ thuật
xử lý tín hiệu tiên tiến, bên cạnh cấu hình bộ thu thay đổi và phức tạp hơn. Tuy nhiên, trong khi
firmware của bộ thu GNSS có thể được nâng cấp để thích ứng với các tín hiệu định vị mới, những
ràng buộc, giới hạn của phần cứng bộ thu GNSS đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các bộ
thu. Do đó, giải pháp sử dụng cấu trúc phần mềm thay cho phần cứng đã và đang được nghiên cứu
và triển khai tương đối rộng rãi [1, 2]. Công nghệ vô tuyến điều khiển bằng phần mềm (SDR -
Software Defined Radio) triển khai thay thế các cấu trúc phần cứng ở trong các thiết bị vô tuyến
bằng cấu trúc phần mềm chạy trên các bộ xử lý số. Giải pháp SDR cho phép triển khai các cấu trúc
có thể cấu hình lại khi cần thiết, đặc biệt thích hợp trong quá trình thiết kế, phát triển hệ thống [3].
Bài báo này trình bày giải pháp thực hiện bộ thu GNSS có khả năng thu được tín hiệu GPS
và tín hiệu Galileo, trong đó tập trung vào quá trình đồng bộ tín hiệu định vị, bao gồm khai phá (signal
acquisition) và bám (signal tracking) tín hiệu định vị.
Cấu trúc của bài báo: sau phần mở đầu; phần 2 phân tích cấu trúc của bộ thu GNSS dựa trên
công nghệ SDR (gọi tắt là bộ thu mềm GNSS); phần 3 giới thiệu cấu trúc khối khai phá và bám tín
hiệu của bộ thu mềm GNSS; phần 4 mô phỏng và phân tích các kết quả nhận được khi khối khai
phá và bám tín hiệu hoạt động với tín hiệu GPS L1 C/A được thu và lưu trữ; cuối cùng, một số kết
luận sẽ được nêu lên và đề xuất hướng phát triển trong tương lai.
2. Bộ thu mềm GNSS
2.1. Cấu trúc bộ thu GNSS
Hiện nay, các bộ thu GNSS dân sự chủ yếu thu tín hiệu GPS L1 C/A của hệ thống GPS do
duy nhất tín hiệu này được phát quảng bá, miễn phí và vùng phủ lớn. Cấu trúc phổ biến của bộ thu
GPS như vậy được minh họa ở hình 1 [4].
Như minh họa ở hình 1, tín hiệu định vị cao tần (L1=1575,42MHz) sau quá trình xử lý cao tần
sẽ được hạ tần xuống tần số trung tần (tần số IF). Quá trình số hóa tín hiệu IF được thực hiện bởi
bộ ADC để chuyển tín hiệu số đến chip ASIC thực hiện xử lý số tốc độ cao quá trình khai phá tín
hiệu nhằm xác định vệ tinh trong tầm “nhìn thấy” của bộ thu. Tiếp đến, sau khi đã xác định các thông
số sơ bộ của vệ tinh GPS, bộ thu tiếp tục thực hiện quá trình bám tín hiệu và giải điều chế tín hiệu.
Quá trình này được thực hiện ở băng gốc. Toàn bộ các quá trình xử lý tín hiệu trên đều được thực
hiện trên chip ASIC hay thực hiện trên phần cứng. Dữ liệu sau giải điều chế được chuyển đến vi xử
lý thực hiện quá trình tính toán PVT (Position, Velociy, Time) nhằm xác định các thông số của bản
tin định vị liên quan đến bộ thu. Như vậy quá trình tính toán PVT được thực hiện trên nền tảng phần
mềm. Rõ ràng, cấu trúc bộ thu GPS truyền thống này, các cấu trúc xử lý tín hiệu đối với tín hiệu định
vị sau bộ ADC đến trước khối giải điều chế không thể thay đổi được dễ dàng. Do đó, hoạt động của
bộ thu sẽ bị giới hạn khi các tín hiệu định vị mới được cung cấp hoặc khó khăn trong việc triển khai
các giải pháp xử lý tín hiệu định vị mới cho bộ thu trong một số ứng dụng.
Anten
Xử lý RF
Hạ tần
IF
OS
Xử lý IF
ADC
Khai phá
tín hiệu
Bám tín
hiệu
Giải điều
chế
Tính
toán
PVT
Dữ liệu
định vị
Hardware Software Software
Hình 1. Cấu trúc bộ thu GPS truyền thống sử dụng chip ASIC
2.2. Giải pháp bộ thu mềm GNSS
Để giải quyết các hạn chế của bộ thu GPS truyền thống, đồng thời tạo sự linh hoạt cho bộ
thu, đặc biệt trong quá trình nghiên cứu và phát triển các cấu trúc bộ thu GPS tiên tiến, giải pháp bộ
thu mềm GPS sẽ mềm hóa hầu hết các quá trình xử lý tín hiệu vốn được cố định trước đó như minh
họa ở hình 2 [5].
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 24
Anten
Xử lý RF Hạ tần IF
OS
Xử lý IF
ADC
Khai phá
tín hiệu
Bám tín
hiệu
Giải điều
chế
Tính toán
PVT
Dữ liệu
định vị
Hardware Software Software
Hình 2. Cấu trúc bộ thu mềm GPS
Trong cấu trúc bộ thu GPS mềm, toàn bộ các quá trình xử lý tín hiệu sau bộ ADC sẽ đều được
thực hiện trên nền tảng phần mềm như FPGA (Field Programable Gate Array), DSP (Digital Signal
Processing) hoặc vi xử lý (microprocessor). Cấu trúc mềm này có thể được triển khai trên máy tính
cá nhân (PC) và thực hiện xử lý tín hiệu thời gian thực (real - time) đối với tín hiệu được đưa ra từ
khối ADC ở phần cứng. So với cấu trúc dựa trên phần cứng,trong bộ thu mềm GPS, các khối xử lý
tín hiệu có sự khác biệt.
PRN
Generator
Bộ dao
động
( )s t
FFT
090
FFT
Complex
Inversion
IFFT
2
I
Q
Output
Decision
Logic
LPF
LPF
Control
Logic
Bộ dao
động
090
PRN
Generator
Output
Decision
Logic
Control
Logic
(.)2
(.)2
( )s t
Hình 3. Cấu trúc khối khai phá tín hiệu trong bộ thu mềm (trái) và bộ thu truyền thống (phải)
Quá trình khai phá tín hiệu ước lượng sơ bộ các thông số của tín hiệu định vị thu được nhằm
xác định vệ tinh nào nằm trong tầm “nhìn thấy” của bộ thu, các thông số này bao gồm độ trễ mã giả
ngẫu nhiên (PRN: Preudo-Random Noise) và độ dịch tần Doppler. Về mặt năng lực tính toán, rõ
ràng các bộ thu cứng sử dụng chip ASIC thực hiện chức năng chuyên biệt với tốc độ xử lý nhanh
hơn nhiều so với cấu trúc phần mềm. Tuy nhiên, với những thuật toán phức tạp, việc thực hiện trên
phần cứng sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ. Khi đó, giải pháp thực hiện trên cấu trúc mềm sẽ dễ dàng
và hiệu quả. Vì vậy, trong bộ thu mềm GPS, quá trình khai phá tín hiệu sử dụng kỹ thuật FFT (Fast
Fourier Transform) để xử lý tín hiệu trong miền tần số (tìm kiếm song song) thay cho miền thời gian
(tìm kiếm nối tiếp) như minh họa ở hình 3. Giải pháp sử dụng FFT có cấu trúc phức tạp hơn nhưng
điều đó không là trở ngại khi được phát triển dựa trên phần mềm. Bù lại, số lượng phép toán cần
xử lý trong giải pháp FFT giảm đáng kể đã rút ngắn thời gian xử lý khi tốc độ xử lý trên phần mềm
kém hơn nhiều so với trên phần cứng chuyên biệt ASIC.
3. Cấu trúc triển khai bộ thu mềm GPS trên nền tảng Matlab
Để thực hiện xử lý tín hiệu cho bộ thu GPS, tín hiệu GPS được thu nhận và được xử lý bởi khối
đầu cuối RF (RF Frontend). Tín hiệu sau ADC ở lối ra của RF Frontend có các thông số quan trọng:
- Tần số lấy mẫu: 38,192MHz;
- Tần số trung tần IF: 9,548MHz.
Sơ đồ thuật toán thực hiện các quá trình xử lý tín hiệu trong bộ thu được mô tả ở hình 4.
Trong trường hợp này, để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, khối RF Frontend được cho thu nhận
tín hiệu định vị trong một khoảng thời gian khoảng 1s, sau đó tín hiệu ở lối ra từ khối ADC của RF
Frontend được đưa qua cổng USB của máy tính để lưu giữ lại ở dạng file. Trong quá trình hoạt động
sau đó, bộ thu mềm GPS đọc file dữ liệu để thực hiện các quá trình xử lý tín hiệu.
Bắt đầu
Đọc file dữ
liệu
Xác định vệ
tinh “nhìn
thấy”
Bám vệ
tinh
Kết thúc
Giải mã
bản tin
định vị
Hình 4. Lưu đồ thực hiện xử lý trong bộ thu mềm GPS
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 25
3.1. Khối khai phá tín hiệu
Lưu đồ thuật toán của quá trình khai phá tín hiệu được minh họa ở hình 5. Khối khai phá tín
hiệu sử dụng giải pháp FFT để xác định các vệ tinh nào nằm trong tầm “nhìn thấy” của bộ thu (tín
hiệu có giá trị công suất hàm tương quan với tín hiệu tạo ra ở bộ thu lớn hơn ngưỡng được thiết
lập).
Bắt đầu
Cấp phát bộ nhớ
Chuyển mã C/A sang
miền tần số
Tạo tín hiệu OS tần
số 50Hz
Hạ tần về băng gốc
Chuyển sang miền
tần số
Nhân tín hiệu băng
gốc và mã C/A
Tính IDFT và lưu trữ
kết quả
Toàn bộ tần số
được kiểm tra
Xác định pha mã C/
A, tần số và biên độ
đỉnh tương quan
“Nhìn
thấy”
Tách mã C/A
Tạo tín hiệu OS
100Hz
Tính công suất tín
hiệu và lưu trữ
Toàn bộ tần số
được lưu trữ
Tất cả mã PRN
được xử lý
Hiệu chỉnh ước
lượng và lưu trữ
Kết thúc
Sai Đúng
Sai
Đúng
Đúng
Sai
Next PRN
N
e
xt
c
ar
ri
e
r
w
av
e
N
e
xt
c
ar
ri
e
r
w
av
e
Đúng
Sai
Hình 5. Lưu đồ khai phá tín hiệu GPS
Bắt đầu
Cấp phát bộ nhớ
Đọc khung dữ liệu tiếp
Tạo bản sao E, L, P
Tạo sóng mang
Hạ tần về băng gốc
Tìm E, L, P
So pha mã
Xong
30ms dữ
liệu
Tính lệch tần
(tracking mode)
Tính lệch tần (pull-
in mode)
Cập nhật
tần số OS
Từng nhóm
20ms dữ liệu
Trung bình
so pha
trong 20ms
Quá
ngưỡng
Dịch các
bản sao
E,L,P
Tính số
mẫu và lưu
Tất cả tín
hiệu
Toàn bộ dữ
liệu
Kết thúc
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Sai
PLL
DLL
Hình 6. Lưu đồ bám tín hiệu GPS
3.2. Khối bám tín hiệu
Sau khi bộ thu GPS xác định được sơ bộ các thông số của tín hiệu định vị (pha sóng mang,
đỗ trễ mã PRN) cũng như xác định được vệ tinh nào nằm trong tầm “nhìn thấy” của bộ thu, các
thông số này tiếp tục được tinh chỉnh và ước lượng chính xác nhờ quá trình bám tín hiệu. Lưu đồ
thuật toán bám tín hiệu được minh họa ở hình 6.
Quá trình bám tín hiệu được thực hiện nhờ các mạch vòng như PLL (Phase Lock Loop) cho bám
pha sóng mang, DLL (Delay Lock Loop) cho bám độ trễ mã PRN. Trong cấu trúc bộ thu mềm GPS, mạch
vòng Costas sẽ được sử dụng để bám pha sóng mang nhằm loại bỏ ảnh hưởng của sự đảo pha xảy ra
khi chuyển trạng thái của bit dữ liệu trong bản tin định vị. Đối với DLL, trong các cấu trúc truyền thống
của bộ thu GPS, ba (03) bản sao của mã PRN được gọi là Sớm (Early), Trễ (Late) và Đúng (Prompt)
được tạo ra ở bộ thu, với độ lệch giữa bản sao Sớm và Muộn là 0,1chip. Bên cạnh đó, đầu ra của bộ so
sánh quyết định sai lệch sẽ là loại EMLP (Early Minus Late Power) được xác định:
2 2 2 2DLL E E L LD I Q I Q (1)
Trong đó: IE, QE, IL, QL tương ứng là các bản sao Sớm (early), Muộn (late) ở các kênh đồng
pha (Inphase) và vuông pha (Quadrature).
4. Kết quả mô phỏng và phân tích
Quá trình khai phá và bám tín hiệu định vị của bộ thu mềm GPS được triển khai trên nền tảng
Matlab. Tín hiệu định vị sau khi được xử lý tại khối RF Frontend để chuyển đổi về tín hiệu số nhờ bộ
ADC được đưa đến cổng USB của PC.
4.1. Mô phỏng khai phá tín hiệu
Kết quả của quá trình khai phá tín hiệu định vị được minh họa ở hình 7, trong đó những vệ
tinh nằm trong tầm “nhìn thấy” của bộ thu sẽ có giá trị tương quan lớn hơn ngưỡng được thiết lập
tại khối khai phá tín hiệu. Từ hình 7, có 06 vệ tinh nằm trong tầm “nhìn thấy” của bộ thu, các vệ tinh
có PRN lần lượt là 2, 6, 7, 10, 24 và 30.
4.2. Mô phỏng bám tín hiệu
Sau quá trình khai phá tín hiệu, các thông số của tín hiệu định vị của mỗi vệ tinh đã được ước
lượng sơ bộ (quá trình này còn được gọi là bắt đồng bộ tín hiệu). Tiếp theo, các thông số pha sóng
mang, độ trễ mã PRN của mỗi tín hiệu định vị sẽ được ước lượng chính xác hơn và bộ thu cũng sẽ
bám sát sự thay đổi của các thông số này (gọi là bám đồng bộ tín hiệu). Bộ thu mềm GPS được
triển khai với 8 kênh xử lý song song, mỗi kênh xử lý với 1 tín hiệu định vị. Quá trình bám một số tín
hiệu định vị được minh họa ở hình 8.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 26
Hình 7. Kết quả khai phá tín hiệu của bộ thu mềm GPS
Hình 8. Quá trình bám tín hiệu định vị PRN#2 (trái) và PRN#10 (phải)
Sau quá trình bám đồng bộ, các tham số của các tín hiệu định vị sẽ được xác định và được
minh họa ở hình 9. Do bộ thu dùng 8 kênh xử lý song song nhưng chỉ có 06 vệ tinh trong tầm “nhìn
thấy” nên sẽ có 02 kênh không xử lý với tín hiệu định vị nào. Với các tín hiệu định vị được đồng bộ,
sau quá trình bám tín hiệu, các thông số của tín hiệu và của bộ thu được xác định như các giá trị
của đầu ra bộ so pha sóng mang (trong PLL), bộ so trễ mã (trong DLL), cũng như các giá trị ở đầu
ra các bộ tương quan E, L, P trên cả 2 kênh I và Q. Đồng thời, hình 9 cũng cho thấy, biểu đồ sao
của tín hiệu GPS L1 C/A sử dụng điều chế BPSK.
Hình 9. Các thông số sau bám tín hiệu với vệ tinh PRN#2 (trên,trái), PRN#10 (trên,phải),
PRN#6 (dưới, trái) và không có tín hiệu định vị (kênh 7 của bộ thu - dưới, phải)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_3228_2143963.pdf