Tài liệu Giải pháp đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách đối với đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ trong thời gian tới - Sơn Minh Thắng: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
1
Ngày nhận bài: 10/2/2017. Ngày phản biện: 15/2/2017. Ngày duyệt đăng: 25/2/2017
(1) Ủy ban Dân tộc; e-mail: sonminhthang@cema.gov.vn
(2)(3) Học viện Dân tộc; e-mail: ngoquangson@cema.gov.vn, vuthanhminh@cema.gov.vn
Đồng bào Khmer hiện có dân số trên 1,2
triệu người, sinh sống tại các tỉnh, thành phố khu
vực Tây Nam Bộ, tập trung đông nhất ở 9 tỉnh,
thành phố: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang,
An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu
Giang, Cần Thơ, với 271.311 hộ/1.197.935 người,
chiếm 10,66 % so với dân số chung1. Đồng bào
chủ yếu theo Phật giáo Nam tông Khmer (tỷ lệ
87,06% so với dân số). Toàn vùng có 462 chùa,
số lượng chư tăng dao động hàng năm trên dưới
8.000 vị2. Hầu hết đồng bào Khmer sinh sống
ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn, chỉ có một bộ phận nhỏ sinh sống tại thành
thị nhưng chủ yếu là các thị trấn của huyện, một ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách đối với đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ trong thời gian tới - Sơn Minh Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
1
Ngày nhận bài: 10/2/2017. Ngày phản biện: 15/2/2017. Ngày duyệt đăng: 25/2/2017
(1) Ủy ban Dân tộc; e-mail: sonminhthang@cema.gov.vn
(2)(3) Học viện Dân tộc; e-mail: ngoquangson@cema.gov.vn, vuthanhminh@cema.gov.vn
Đồng bào Khmer hiện có dân số trên 1,2
triệu người, sinh sống tại các tỉnh, thành phố khu
vực Tây Nam Bộ, tập trung đông nhất ở 9 tỉnh,
thành phố: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang,
An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu
Giang, Cần Thơ, với 271.311 hộ/1.197.935 người,
chiếm 10,66 % so với dân số chung1. Đồng bào
chủ yếu theo Phật giáo Nam tông Khmer (tỷ lệ
87,06% so với dân số). Toàn vùng có 462 chùa,
số lượng chư tăng dao động hàng năm trên dưới
8.000 vị2. Hầu hết đồng bào Khmer sinh sống
ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn, chỉ có một bộ phận nhỏ sinh sống tại thành
thị nhưng chủ yếu là các thị trấn của huyện, một
số phường vùng ven thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong nhiều năm qua, nhằm phát triển kinh tế xã
hội vùng đồng bào Khmer, Đảng và nhà nước ta
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, như
Chỉ thị số 117/1982- CT/TƯ về công tác đối với
đồng bào Khmer; Chỉ thị số 68/1991-CT/TW về
công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; Thông
1. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tổng hợp báo cáo của các
tỉnh Tây Nam Bộ, năm 2016.
2. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tổng hợp báo cáo của các
tỉnh Tây Nam Bộ, năm 2016.
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI ĐỒNG BÀO KHMER Ở TÂY NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỚI (*)
Sơn Minh Thắng(1)
Ngô Quang Sơn(2) - Vũ Thị Thanh Minh(3)
Trong nhiều năm qua, nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thiết thực, do đó đời sống của đồng bào
đã được nâng lên rõ rệt, khó khăn bức xúc đã giải quyết cơ bản, công tác xóa đói, giảm nghèo được
triển khai thực hiện một cách tích cực,... tuy nhiên hiện nay tình hình kinh tế, xã hội của đồng bào
Khmer vẫn còn kém phát triển. Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng về thực hiện chủ
trương, chính sách đối với đồng bào Khmer, căn cứ vào điều kiện thực tế đời sống của đồng bào hiện
nay, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp xây dựng và thực hiện chính sách đối với đồng bào
Khmer ở Tây Nam Bộ.
Từ khóa: Chủ trương, chính sách, giải pháp đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách, đồng
bào Khmer, Tây Nam Bộ.
báo Kết luận số 67/2007-TB/TW về việc tiếp tục
thực hiện Chỉ thị số 68/1991-CT/TW. Cùng với
đó là hệ thống chính sách dành cho vùng dân
tộc thiểu số (DTTS) nói chung, trong đó đồng
bào Khmer cũng được thụ hưởng như: Chính
sách đối với huyện nghèo; Chính sách đối với
xã khó khăn; Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện
định canh, định cư; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo,... chính sách dành cho vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Qua thực hiện chính sách phát triển kinh
tế - xã hội, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực
đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng
các chính sách đặc thù đối với vùng DTTS, nhất
là thực hiện Chỉ thị số 117- CT/TƯ và Chỉ thị
số 68/1991-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng, vùng đồng bào Khmer có những chuyển
biến tích cực:
Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã và
đang tập trung đầu tư xây dựng các công trình
trọng điểm như: Sân bay Rạch Giá, Cà Mau, Cần
Thơ, Phú Quốc; cầu Mỹ Thuận, Rạch Miễu, Hàm
Luông, Cần Thơ; xây dựng mới đường cao tốc
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; nâng cấp và
mở rộng quốc lộ 1A; nâng cấp và xây dựng mới
hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ; xây dựng mới
Trường Đại học An Giang; thành lập Trường Đại
học Trà Vinh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường
(*) Bài viết là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khoa học
cấp Bộ: “Nghiên cứu kết quả thực hiện một số chủ trương,
chính sách đối với đồng bào Khmer và những vấn đề đặt
ra”, Ủy ban Dân tộc, 2016-2017
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
2 Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Đại học Dân lập Vĩnh Long, Trường Đại học Sư
phạm Đồng Tháp,... Riêng vùng dân tộc Khmer,
các bộ, ngành và địa phương trong vùng tích cực
xây dựng các công trình thiết yếu từ nhiều nguồn
lực. Các địa phương tăng cường, đẩy mạnh công
tác xóa đói giảm nghèo3; trình độ dân trí trong
đồng bào Khmer có bước phát triển đáng kể; đến
nay, có 09 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp
tỉnh và 25 trường cấp huyện; trường phổ thông
dân tộc nội trú và hầu hết các điểm trường trong
vùng dân tộc Khmer đều tổ chức dạy chữ Khmer;
đội ngũ cán bộ y tế là người dân tộc Khmer được
đào tạo và bố trí sử dụng hàng năm; chính sách y
tế đối với người nghèo được triển khai thực hiện
rộng khắp.
Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc
Khmer từng bước được củng cố kiện toàn. Đội
ngũ đảng viên, cán bộ là người dân tộc Khmer
tăng về số lượng và chất lượng, tham gia ngày
càng nhiều trong hệ thống chính trị các cấp từ
Trung ương đến địa phương. An ninh, chính
trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội duy trì
được sự ổn định, đoàn kết giữa các dân tộc và
tôn giáo được phát huy, tạo được môi trường tốt
để đồng bào an tâm lao động, học tập, xây dựng
cuộc sống. Các tỉnh, thành phố: Trà Vinh, Vĩnh
Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Hậu Giang, Kiên Giang đã thành lập Hội Đoàn
kết sư sãi yêu nước các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Hiện nay, đời sống của đồng bào DTTS tuy
được nâng lên rõ rệt, khó khăn đã được giải quyết
3. Giai đoạn 2001 - 2005, tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng
số hộ Khmer ở đầu giai đoạn là 35,61%, cuối giai đoạn
giảm còn 29,59%; đầu giai đoạn 2006 - 2010 là 41,68%,
cuối giai đoạn giảm còn 24,57%; đầu giai đoạn 2011- 2015
là 34,57%, cuối giai đoạn giảm còn 13,1%; đầu giai đoạn
2016 - 2020 là 23,4% theo chuẩn nghèo đa chiều, năm
2016 các địa phương giảm được 3%.
Riêng đầu giai đoạn 2006 - 2010, số lượng hộ Khmer
nghèo tăng cao, có đến 103.170 hộ, chiếm tỷ lệ 41,68% so
với tổng số hộ Khmer và tăng 30.091 hộ so với giai đoạn
2001 - 2005 do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do 2
nguyên nhân cơ bản: Mức chuẩn nghèo giai đoạn mới cao,
kéo theo số lượng hộ nghèo Khmer tăng lên và các thành
viên sinh sống trong hộ nghèo tách, lập thành hộ mới, cụ
thể là số hộ dân tộc Khmer ở đầu giai đoạn 2001 - 2005
là 205.217 hộ, đầu giai đoạn 2006 - 2010 là 247.482 hộ,
tức là tăag 42.211 hộ. Yếu tố tác động đến việc tách, lập
hộ mới là do xu hướng sống tự lập của giới trẻ, tuy nhiên
cũng có một bộ phận có tâm lý tách, lập hộ nghèo riêng để
được thụ hưởng các chính sách ưu đãi.
cơ bản; công tác xóa đói, giảm nghèo được triển
khai thực hiện một cách quyết liệt, nhưng nhìn
chung đời sống của một bộ phận đồng bào vẫn
còn gặp khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ đồng bào
tái mù chữ phổ thông còn cao. Việc hưởng thụ
văn hóa, thông tin bằng tiếng và chữ Khmer còn
hạn chế,... Đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức,
viên chức là người DTTS tuy số lượng tăng dần
trong những năm gần đây, nhưng vẫn thấp so với
tỷ lệ DTTS và so với tỷ lệ dân số dân tộc Khmer.
Các hội, nhóm “Khmer Krôm” ở nước ngoài có
nhiều tác động gây bất lợi vào vùng đồng bào
Khmer Nam Bộ. Chúng lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo, lịch sử vùng đất Nam Bộ, để phá
hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của
Đảng về thực hiện chủ trương, chính sách đối
với đồng bào Khmer, căn cứ vào điều kiện thực
tế đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào trong
bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất một số giải
pháp trong xây dựng và thực hiện chính sách đối
với vùng đồng bào Khmer như sau:
1. Nhóm chính sách đầu tư, hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội
Việc phát triển kinh tế - xã hội trong vùng
đồng bào Khmer không thể tách rời sự phát triển
chung của vùng, của đất nước, của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, do đó các bộ, ngành và
địa phương cần quan tâm, tập trung triển khai
thực hiện có hiệu quả các chính sách chung của
cả nước, các chương trình mục tiêu quốc gia,
các chính sách đối với vùng đồng bằng sông
Cửu Long, các chính sách đặc thù đối với vùng
DTTS, vào vùng đồng bào Khmer.
Từ quan điểm đó, song song với các chính
sách chung của cả nước, các chương trình mục
tiêu quốc gia, cần tiếp tục xây dựng và thực hiện
các chính sách đặc thù đối với vùng DTTS theo
từng giai đoạn bởi 2 lý do cơ bản: (1) Các chính
sách chung của cả nước, các chương trình mục
tiêu quốc gia là chính sách vĩ mô có mặt chưa
hướng vào nhu cầu thực tế, cấp bách, bức xúc
của vùng DTTS; (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội
vùng DTTS, vùng có đông đồng bào Khmer sinh
sống có mặt còn yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao, trình độ dân trí còn thấp nên nhất thiết phải
xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù có tính
lâu dài để đầu tư, hỗ trợ nhu cầu thực tế, cấp
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
3Số 17 - Tháng 3 năm 2017
bách, bức xúc nhằm sớm rút ngắn khoảng cách
chênh lệch so với các địa bàn khác, giúp đồng
bào các DTTS Tây Nam bộ, trong đó có đồng
bào Khmer sớm hòa nhập vào xu thế phát triển
chung của đất nước và hội nhập quốc tế.
Khi xây dựng chính sách đặc thù đối với
vùng DTTS, bên cạnh tiêu chí và điều kiện
chung, cần chú ý đến tiêu chí, điều kiện, tính đặc
thù của vùng DTTS ở Nam Bộ, trong đó có vùng
đồng bào Khmer, cụ thể là:
- Nếu như phần lớn địa bàn sinh sống
của đồng bào DTTS ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây
Nguyên bị chia cắt bởi đồi núi, mức đầu tư cơ
sở hạ tầng cao, thì phần lớn địa bàn sinh sống
của đồng bào DTTS ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long cũng bị chia cắt bởi sông rạch, nền đất yếu,
nhiều sông rạch, nên mức đầu tư cơ sở hạ tầng
cũng cao.
- Nếu như tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào
DTTS ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên xét ở
phạm vi thôn, xã cao hơn tỷ lệ hộ nghèo trong
đồng bào DTTS ở Nam Bộ, thì số lượng hộ nghèo
trong đồng bào DTTS ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây
Nguyên thấp hơn số lượng hộ nghèo trong đồng
bào DTTS ở Nam Bộ, vì thực tế cho thấy mật độ
dân số trong thôn, xã ở Nam Bộ đông hơn mật
độ dân số trong thôn, xã ở Tây Bắc, Đông Bắc,
Tây Nguyên.
Do đó, nếu không xem xét 2 điều kiện vừa
nêu cùng với một số tiêu chí, điều kiện thực tế
khác ở Nam Bộ, thì sẽ loại trừ nhiều địa bàn khó
khăn, nhiều hộ nghèo DTTS ở Nam Bộ khỏi đối
tượng thụ hưởng.
Trong thực hiện chính sách đặc thù đối với
vùng DTTS, cần chú ý đến các vấn đề cơ bản
sau đây:
- Bên cạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Chính phủ
đối với xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn, cần
tích cực huy động nguồn lực từ cộng đồng, từ
các tổ chức nước ngoài, tổ chức nhân đạo để xây
dựng các công trình phục vụ dân sinh.
- Khi phân bổ nguồn lực, không nhất thiết
phân bổ theo dạng bình quân chung như thời
gian qua, mà phân bổ cao thấp, ít nhiều theo điều
kiện thực tế, theo số lượng dân số, số lượng hộ
nghèo, người nghèo ở từng địa bàn cụ thể. Điều
này đòi hỏi các bộ, ngành có liên quan và các địa
phương phải rà soát, lập đề án, phương án, kế
hoạch chi tiết ở từng địa bàn cụ thể để có cơ sở
phân bổ nguồn lực hợp lý.
- Xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào
DTTS không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ về điều kiện sản
xuất, kinh doanh, mà trọng tâm là tạo điều kiện
học hành, đào tạo nghề, giải quyết việc làm mới,
giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường trang bị kiến thức cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo để họ biết lập kế hoạch sản
xuất, kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng thu nhập. Đầu tư, tạo cơ
hội cho nông dân nói chung, trong đó có nông
dân DTTS chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng
hóa cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và phát triển
sản xuất theo hướng hàng hóa để tăng giá trị sản
phẩm và thu nhập.
- Đầu tư phát triển mạnh các ngành nghề
phi nông nghiệp; khuyến khích phát triển kinh
tế hợp tác theo nhiều mô hình và loại hình khác
nhau, khôi phục và phát triển các ngành nghề
truyền thống cũng như các ngành nghề mới; hỗ
trợ kết nối thị trường cho người nghèo, mời gọi
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến thu
mua, chế biến sản phẩm do đồng bào làm ra;
từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo; chuyển giao khoa học công nghệ, cung
cấp thông tin nhằm phát triển kinh tế hàng hóa,
tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
2. Nhóm chính sách đặc thù đối với đồng
bào Khmer
Nhất thiết phải xây dựng chính sách đặc thù
với sắc thái riêng của đồng bào Khmer bằng các
đề án cụ thể, hướng tới nội dung và giải pháp sau:
2.1. Hình thức dạy và học chữ Khmer
theo chương trình Pali, Phật học
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục biên
soạn 3 trình độ tiếng Khmer để tổ chức giảng
dạy ở bậc trung học phổ thông, tương ứng với
lớp 10, 11, 12.
- Đưa chương trình dạy Khmer ngữ tại các
điểm chùa vào Trung tâm giáo dục thường xuyên
của tỉnh để quản lý, thi cử, cấp giấy chứng nhận
trình độ A, B, C như mô hình giảng dạy Anh ngữ,
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
4 Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Pháp ngữ hiện hành. Các chùa chỉ là điểm dạy,
còn việc quản lý, chương trình học, thi cử, cấp
giấy chứng nhận do Sở Giáo dục và Đào tạo đảm
nhận nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của văn bằng,
chứng chỉ. Để có đội ngũ giáo viên giảng dạy
tiếng Khmer đạt chuẩn theo quy định hiện hành,
trước mắt cần chuẩn hóa kiến thức sư phạm cho
đội ngũ chư tăng, giảng viên đang giảng dạy tại
các điểm chùa, về lâu dài cần đào tạo giáo viên
một cách cơ bản hơn.
- Đưa mô hình giáo dục - đào tạo của Phật
giáo Nam tông Khmer vào hệ thống giáo dục,
đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để có
đơn vị có tư cách pháp nhân quản lý, công nhận.
- Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam: (1) Có cơ chế xây dựng, biên soạn chương
trình giảng dạy và chương trình đào tạo giáo viên
dạy tiếng Khmer, Pali và Phật học các cấp, kèm
theo đó là quy chế giảng dạy, học tập, thi cử, cấp
giấy chứng nhận, văn bằng tốt nghiệp, áp dụng
thống nhất trong vùng; (2) Chỉ đạo Học viện
Phật giáo Nam tông Khmer xây dựng Quy chế
đào tạo, Quy chế tuyển sinh căn bản hơn.
- Các Viện, Trường thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam liên kết với các Viện, Trường Phật
giáo Nam tông thuộc các nước: Campuchia, Thái
Lan, Myanma để có chương trình hợp tác đào
tạo. Qua đó, hàng năm có kế hoạch đào tạo tăng
sinh Phật giáo Nam tông Khmer tại một số nước
nêu trên theo nhu cầu thực tiễn mà trong nước
chưa có, hoặc không có điều kiện đào tạo, kèm
theo cơ chế chính sách hỗ trợ trong thời gian
tăng sinh du học.
- Hình thành đơn vị có tư cách pháp nhân
(giao đơn vị sự nghiệp Nhà nước hoặc tạo điều
kiện pháp lý cho các đơn vị tư nhân) để nhập
kinh sách Phật giáo từ Campuchia dưới dạng kinh
doanh, nhưng được hưởng các chính sách ưu đãi
theo quy định hiện hành để phục vụ tu học.
2.2. Hình thức đào tạo đội ngũ văn nghệ
sĩ Khmer
- Đào tạo đội ngũ sáng tác, biên đạo: Định
kỳ 5 năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh
có đoàn nghệ thuật Khmer, xây dựng trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt đề án đào tạo đội ngũ sáng
tác, đạo diễn chương trình nghệ thuật Khmer tại
các cơ sở đào tạo hiện có (Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh) nhằm tạo ra đội ngũ có trình độ đáp
ứng yêu cầu phát triển nghệ thuật Khmer.
- Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công:
Đây là đội ngũ trực tiếp thể hiện, biểu diễn tiết
mục, kịch mục, chương trình nghệ thuật Khmer
cần được đào tạo tại một số trường văn hóa nghệ
thuật hiện có ở các tỉnh, thành phố trong vùng.
Để thực hiện chủ trương trên, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch các tỉnh có đoàn nghệ thuật
Khmer, định kỳ 5 năm xây dựng trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt đề án và tổ chức thực hiện
đề án đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công biểu
diễn nghệ thuật truyền thống Khmer tại trường
văn hóa nghệ thuật hiện có. Việc đào tạo đội ngũ
diễn viên, nhạc công cần được đào tạo từ độ tuổi
15 (tức là sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở),
vì đây là độ tuổi đang phát triển về thể chất nên
dễ giải phóng cơ thể trong quá trình tập luyện
kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn, nếu để sau khi tốt
nghiệp Trung học phổ thông mới đào tạo thì khó
luyện tập kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn vì thể chất
cơ bản đã ổn định. Để giải quyết trình độ văn
hóa, trong thời gian 03 năm đào tạo nghề các
trường cần bố trí thời gian hợp lý để học viên
vừa học được nghề, vừa học được chương trình
bổ túc văn hóa theo hệ giáo dục thường xuyên.
Như vậy, sau 03 năm đào tạo, học viên vừa
có được bằng trung cấp nghề về văn hóa nghệ
thuật, vừa có được bằng tốt nghiệp Trung học
phổ thông hệ giáo dục thường xuyên. Đối với
chương trình đào tạo, các trường cần thực hiện 2
nhóm nội dung đào tạo: (1) Giảng dạy kiến thức
chung theo quy định hiện hành; (2) Giảng dạy kỹ
năng biểu diễn nghệ thuật dân tộc do nghệ nhân,
nghệ sĩ Khmer trực tiếp giảng dạy.
Để có nơi đào tạo chính thức, chọn và đầu
tư một số trường văn hóa nghệ thuật hiện có tại
các tỉnh, thành phố, cụ thể là: (1) Giao nhiệm vụ
cho Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh,
Sóc Trăng đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
cho nghệ thuật dân tộc Khmer bậc sơ cấp, trung
cấp; (2) Nâng Trường Văn hóa Nghệ thuật thành
phố Cần Thơ thành Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật để đào tạo cho cả vùng, trong đó có
nhiệm vụ đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
cho nghệ thuật dân tộc Khmer bậc cao đẳng (sau
khi được đào tạo bậc trung cấp ở tỉnh Trà Vinh,
Sóc Trăng).
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
5Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Chỉ khi đào tạo được đội ngũ diễn viên,
nhạc công thì mới giải quyết được những vấn đề
khó khăn, bức xúc, bất cập hiện nay, đó là: (1)
Có đội ngũ kế thừa được đào tạo cơ bản, nhất là
luôn trẻ hóa được đội ngũ diễn viên, nhạc công
tại các đoàn nghệ thuật Khmer; (2) Có đủ tiêu
chuẩn, đủ điều kiện để tuyển dụng vào các đoàn
nghệ thuật Khmer theo quy định hiện hành, theo
Luật Viên chức; (3) Có đội ngũ đáp ứng cho nhu
cầu phát động, nuôi dưỡng, phát triển phong trào
văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.
2.3. Hình thức đào tạo nghề truyền thống
Cần đưa nghề điêu khắc, chạm trổ, hội họa
của đồng bào Khmer vào các cơ sở đào tạo mang
tính chất nghề tại các trường kiến trúc, văn hóa
nghệ thuật, theo mã ngành, có bằng cấp nhằm
tạo điều kiện thuận lợi trong việc hành nghề mà
xã hội đang cần, đồng thời đáp ứng cho công tác
quản lý nhà nước đối với việc hành nghề.
2.4. Phát thanh, truyền hình, báo chí
bằng tiếng và chữ Khmer
(1) Tăng thời lượng và bố trí hợp lý thời
gian phát sóng chương trình phát thanh, truyền
hình tiếng Khmer; tăng trang, tăng kỳ các tờ báo
tiếng Khmer; (2) Tăng cường đầu tư, nâng cao
chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình
tiếng Khmer, báo chí tiếng Khmer, trong đó tập
trung đầu tư sản xuất chương trình, xây dựng
được nhiều kịch mục và nên có chuyên trang văn
hóa, văn học, nghệ thuật của các tờ báo tiếng
Khmer; (3) Mua chương trình giải trí, văn hóa,
nghệ thuật của các đài truyền hình, phát thanh
Cămpuchia để phát lại cho đồng bào Khmer
Nam Bộ nghe, xem theo quy định hiện hành.
2.5. Ấn phẩm Khmer
(1) Giao nhà xuất bản chuyên ngành, kèm
theo cơ chế hỗ trợ cụ thể để tổ chức sưu tầm, biên
soạn, sáng tác, in ấn các tác phẩm văn hóa, văn
học, thơ ca của đồng bào Khmer, phát hành theo
cơ chế thị trường, nhưng có sự bù lỗ của Nhà
nước có thời hạn và được hưởng các chính sách
ưu đãi khác theo quy định hiện hành; (2) Hình
thành các đơn vị có tư cách pháp nhân (có thể
giao đơn vị sự nghiệp Nhà nước hoặc tạo điều
kiện pháp lý cho các đơn vị tư nhân) trao đổi
hai chiều với Campuchia về ấn phẩm văn hóa,
văn nghệ, văn học, vật dụng truyền thống theo
cơ chế thị trường, nhưng được hưởng các chính
sách ưu đãi khác nhằm phục vụ nhu cầu thiết
thực của đại đa số đồng bào Khmer, đồng thời
giới thiệu, quảng bá văn hóa, văn học nghệ thuật
Khmer Nam Bộ với người Khmer ở Campuchia
và ở các nước khác theo quy định hiện hành.
2.6. Phát triển, sử dụng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức là người dân tộc Khmer
Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, vấn đề
xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc, nhất là năng
lực hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở
nói chung, vùng đồng bào Khmer nói riêng luôn
được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để
cán bộ dân tộc hoạt động hiệu quả, góp phần ổn
định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và
phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi, nơi
này, nơi khác sự quan tâm của cấp cơ sở chưa đủ
mạnh. Do đó, vấn đề này Trung ương cần phải
có chủ trương, chính sách đặc thù riêng về xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng có đông đồng
bào Khmer sinh sống, nhất là phải xây dựng đề
án phát triển, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, bố trí cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý
là người dân tộc Khmer ở cấp cơ sở và trên cơ sở
trong thời gian dài để đạt tới mức tương ứng với
tỷ lệ dân số dân tộc Khmer ở từng địa bàn cụ thể,
thì mới đảm bảo nhu cầu chính trị đặt ra trong
thời kỳ đổi mới.
2.7. Giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể
thao, đào tạo tiếng Khmer
Cần quan tâm thực hiện một số lĩnh vực
mà đồng bào Khmer có nhu cầu thực sự và hội
đủ điều kiện như: (1) Giao Trường Đại học Trà
Vinh chiêu sinh đào tạo tiếng Khmer bậc đại
học, trên đại học, đào tạo đội ngũ sáng tác, đạo
diễn, biên đạo nghệ thuật Khmer tại Campuchia
bậc cao đẳng, đại học; (2) Cử các đoàn nghệ
thuật Khmer Nam Bộ hiện có sang biểu diễn tại
Campuchia để vừa giao lưu, quảng bá loại hình
nghệ thuật Dù Kê, Rô Băm là sản phẩm nghệ
thuật của chính đồng bào Khmer Nam Bộ, vừa
tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nước ta, đồng thời mời một số đoàn nghệ thuật
của Campuchia sang biểu diễn tại các tỉnh có
đông đồng bào Khmer Nam Bộ sinh sống để giao
lưu, học hỏi (3) Định kỳ 3 hoặc 5 năm, cử một
số đội Ghe Ngo trong đồng bào Khmer vùng Tây
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
6 Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Nam Bộ có thành tích cao sang bơi đua, thi đấu
tại Campuchia; ngược lại, mời một số đội Ghe
Ngo của Campuchia sang bơi đua, thi đấu tại Sóc
Trăng nhân dịp lễ hội Ok Om Bok, vừa quảng
bá hình ảnh thể thao truyền thống của đồng bào
Khmer Nam Bộ, vừa tuyên truyền chính sách
dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Để thực hiện tốt các giải pháp trên, chúng
tôi có một số kiến nghị sau:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương
Đảng chỉ đạo Tổng kết Chỉ thị số 68/1991-CT/
TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa VI về công tác ở vùng đồng bào dân
tộc Khmer để có cơ sở xem xét ban hành nghị
quyết hoặc chỉ thị mới phù hợp với tình hình,
nhu cầu thực tế của đồng bào Khmer hiện nay và
trong thời gian tới.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng cần có
chủ trương về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc
Khmer cấp cơ sở và trên cơ sở ở các tỉnh có đông
đồng bào Khmer sinh sống trong tổng thể chiến
lược cán bộ chung của cả nước. Trên cơ sở đó,
chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ
có hướng dẫn cụ thể đối với các địa phương xây
dựng chỉ tiêu, tiêu chuẩn cán bộ người dân tộc
Khmer từ khâu tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng, cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm, kể cả chỉ
tiêu cơ cấu cán bộ người Khmer theo từng cấp
trên nguyên tắc chung là “nhiệm kỳ sau từ bằng
đến cao hơn nhiệm kỳ trước”; từ số lượng đến
chất lượng đội ngũ cán bộ được cơ cấu.
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem
xét, chỉ đạo Ủy ban Dân tộc và một số bộ, ngành
có liên quan xây dựng và thực hiện chính sách
đặc thù đối với vùng DTTS trong cả nước theo
yêu cầu thực tiễn và xây dựng chính sách đặc thù
đối với sắc thái riêng của đồng bào Khmer giai
đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.
- Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa
phương quan tâm xây dựng chính sách, đề án
phát triển nguồn nhân lực đối với đồng bào
DTTS khu vực Nam Bộ, nhất là đồng bào dân
tộc Khmer đến năm 2030; trong đó coi trọng giáo
dục phổ thông, đào đạo nguồn nhân lực cho đồng
bào Khmer, đó là giải pháp căn bản, đột phá đối
với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững trong đồng bào DTTS và nâng cao dân trí
của vùng Tây Nam Bộ vốn là vùng trũng về mặt
dân trí so với cả nước.
- Các địa phương có đông đồng bào Khmer
sinh sống tiếp tục ban hành các nghị quyết, kế
hoạch chuyên đề đối với đồng bào Khmer./.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị
68/1991-CT/TW ngày 14/4/1991 và Thông báo
số 67- TB/TW ngày 14/3/2007;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X,
XI, XII, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội;
3. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tình hình vùng
dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa
bàn Tây Nam bộ, năm 2015-2016;
4.Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Báo cáo số
246-BC/BCĐTNB ngày 28/12/2015.
ABSTRACT
SOLUTION OF INNOVATING, COMPLETING THE GUIDELINES AND POLICIES
TOWARDS THE SOUTHERN KHMER ETHNIC MINORITY IN THE COMING TIME
Over the past years, for the socio-economic development of the Khmer minority, the Party
and State have issued a number of guidelines, policies and livelihoods of ethnic minority groups
have been significantly improved, the task of eradicating extreme poverty and hunger has been
drastically implemented... However, based on the current economic, political and social situations
of the Khmer people, there have been still some problems to be resolved. Deeply understanding the
guiding opinions of the Party on the implementation of policies and policies for the Khmer people,
based on the actual conditions of socio-economic life of the people nowadays, the authors proposed
Solutions for the development and implementation of policies for Khmer people.
Keywords: Guidelines; policies; solutions for the development and implementation of policies
for Khmer people; Khmer ethnic minority; southern
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 229_971_1_pb_8996_2152016.pdf