Tài liệu Giải pháp điểm danh tự động sử dụng vân tay theo thời khóa biểu cho trường học: Nguyễn Văn Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 53 - 57
53
GIẢI PHÁP ĐIỂM DANH TỰ ĐỘNG
SỬ DỤNG VÂN TAY THEO THỜI KHÓA BIỂU CHO TRƯỜNG HỌC
Nguyễn Văn Huy1,*, Nông Minh Ngọc2
1Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên,
2Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Việc điểm danh vân tay trong các trường học là một công việc thường xuyên và tốn thời gian của
giáo viên và học sinh trước mỗi giờ học. Các hệ thống điểm danh vân tay tự động hiện nay thường
chỉ có một cơ sở dữ liệu mẫu hạn chế nên không đáp ứng đủ cho trường hợp số lượng sinh viên
hoặc học sinh lớn. Đồng thời việc điểm danh tự động trong trường học hiện nay thường là sử dụng
các hệ thống chấm công vân tay, các hệ thống này chỉ xác nhận đơn lẻ thông tin sinh viên tham gia
hay không tham gia tại một địa điểm cố định nào đó. Bài báo này đề xuất một giải pháp điểm danh
vân tay tự động với cơ sở dữ liệu linh hoạt theo thời khóa biểu và địa điểm học tùy biến.
Từ khoá: Điểm danh vân tay tự động, Đi...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp điểm danh tự động sử dụng vân tay theo thời khóa biểu cho trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 53 - 57
53
GIẢI PHÁP ĐIỂM DANH TỰ ĐỘNG
SỬ DỤNG VÂN TAY THEO THỜI KHÓA BIỂU CHO TRƯỜNG HỌC
Nguyễn Văn Huy1,*, Nông Minh Ngọc2
1Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên,
2Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Việc điểm danh vân tay trong các trường học là một công việc thường xuyên và tốn thời gian của
giáo viên và học sinh trước mỗi giờ học. Các hệ thống điểm danh vân tay tự động hiện nay thường
chỉ có một cơ sở dữ liệu mẫu hạn chế nên không đáp ứng đủ cho trường hợp số lượng sinh viên
hoặc học sinh lớn. Đồng thời việc điểm danh tự động trong trường học hiện nay thường là sử dụng
các hệ thống chấm công vân tay, các hệ thống này chỉ xác nhận đơn lẻ thông tin sinh viên tham gia
hay không tham gia tại một địa điểm cố định nào đó. Bài báo này đề xuất một giải pháp điểm danh
vân tay tự động với cơ sở dữ liệu linh hoạt theo thời khóa biểu và địa điểm học tùy biến.
Từ khoá: Điểm danh vân tay tự động, Điểm danh theo thời khóa biểu, Hệ thống nhúng, Cảm biến
vân tay R305.
GIỚI THIỆU*
Điểm danh là một công việc thường xuyên tại
các đơn vị trường học, tuy nhiên hầu hết các
trường học hiện nay thì công việc này đang
được thực hiện bằng tay. Nghĩa là mỗi giáo
viên hoặc người quản lý sẽ phải gọi tên và
kiểm tra sự có mặt của học sinh hoặc sinh
viên (HS-SV) trước giờ học, hoặc trước giờ
thi. Việc này gây mất thời gian đồng thời có
thể có hiện tượng mạo danh.
Có nhiều giải pháp công nghệ để tự động hóa
quá trình điểm danh và hạn chế việc giả mạo
như nhận dạng giọng nói, thẻ từ RFID, nhập
mã số, nhận dạng ảnh, nhận dạng vân tay,...
Mỗi công nghệ đều có các ưu và khuyết điểm
riêng. Theo phân tích của tác giả thì phương
pháp nhận dạng vân tay là tối ưu hơn cả vì
những lý do sau [1,2,3]: Phương pháp nhận
dạng tiếng nói chưa đạt độ chính xác tin cậy,
tại lúc điểm danh có nhiều sinh viên hỗn loạn
gây nhiễu sẽ càng làm giảm chất lượng nhận
dạng; Phương pháp thẻ từ đạt độ chính xác tin
cậy nhưng dễ bị làm giả và tốn nhiều chi phí
cho việc cấp phát thẻ; Phương pháp nhập mã
số đơn giản, chính xác 100% nhưng dễ bị giả
mạo do HS-SV có thể cung cấp mã cho người
khác; Phương pháp nhận dạng ảnh độ chính
xác chưa đạt độ tin cậy do phải lấy mẫu nhiều
*
Email: huynguyen@tnut.edu.vn
lần ở nhiều mức sáng khác nhau, đồng thời
HS-SV vẫn có thể giả mạo bằng ảnh chân
dung đặt gần camera nhận dạng. Phương pháp
nhận dạng vân tay hạn chế được các nhược
điểm trên do chỉ tốn chi phí xây dựng hệ
thống quản lý và nhận dạng, không mất phí
cấp thẻ, rất khó có thể giả mạo và với lượng
cơ sở dữ liệu nhỏ thì có độ chính xác cao.
Tuy nhiên các hệ thống điểm danh tự động
được sử dụng tại các trường học hiện nay chỉ
là các hệ thống chấm công tự động bằng vân
tay. Hệ thống này cho phép điểm danh được
sinh viên tự động bằng vân tay nhưng cơ sở
dữ liệu chỉ nạp một lần theo kế hoạch, cần
đến công cụ và người vận hành. Việc này dẫn
đến nếu thời khóa biểu của một phòng học
thay đổi liên tục theo ngày thì cơ sở dữ liệu
hoặc phải lớn để chứa được hết danh sách các
lớp có lịch học tại địa điểm đó, hoặc là hệ
thống sẽ mất tính chính xác do không gian
tìm kiếm nhận dạng quá lớn. Một cơ sở dữ
liệu lớn sẽ làm giảm chất lượng nhận dạng,
đồng thời hệ thống như vậy trong thực tế sẽ
không linh hoạt do kế hoạch đào tạo có thể sẽ
bị thay đổi. Cụ thể như các đơn vị đào tạo
theo hệ thống tín chỉ linh hoạt có thể có nhiều
lớp có lịch học tại cùng một phòng, kế hoạch
thi, kiểm tra với danh sách dự thi thường là
không xác định được trước do nó chỉ được
thực hiện khi HS-SV đã đủ các điều kiện dự
thi vào cuối kỳ học,
Nguyễn Văn Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 53 - 57
54
Trong bài báo này chúng tôi đề xuất một giải
pháp xây dựng hệ thống nhận dạng vân tay tự
động phục vụ cho mục đích điểm danh dựa
trên nền tảng cảm biến vân tay R305. Điểm
mới và khác biệt chính của hệ thống là cơ sở
dữ liệu nhận dạng được cập nhật linh hoạt và
tự động dựa theo thời khóa biểu. Hệ thống
cho phép thống kê điểm danh theo môn học,
tiết học, kỳ học tự động theo thời khóa biểu.
Bài báo sau đây được trình bày tiếp với 4
Mục. Tổng quan về Module nhận dạng vân
tay R305 được trình bày ở Mục 2. Mục 3 trình
bày chi tiết về giải pháp được đề xuất để xây
dựng hệ thống điểm danh tự động bằng vân
tay. Tổng quan về hệ thống thử nghiệm và kết
quả thử nghiệm được trình bày ở Mục 4. Cuối
cùng Mục 5 là phần kết luận của bài báo.
MODULE NHẬN DẠNG VÂN TAY R305
Module cảm biến vân tay R305 là một module
tích hợp với các chức năng chính sau [4]:
• Cho phép thu thập và tính toán đặc trưng
vân tay tự động.
• Bộ nhớ cơ sở dữ liệu tối đa là 1024 mẫu
phân biệt.
• Giao tiếp với ngoại vi qua UART.
• Đi kèm với module là bộ thư viện API hỗ
trợ nhiều nền tảng.
Quy trình làm việc của R305 có thể được mô
tả như sau [4]:
Bước 1: Thu thập cơ sở dữ liệu (enrolling).
Đây là bước lấy mẫu vân tay và gán nhãn ID
cho từng đối tượng. Dữ liệu vân tay và định
danh này có thể được lưu vào bộ nhớ dài hạn
của Module hoặc gửi lên thiết bị ngoại vi qua
giao tiếp UART. Bộ nhớ dữ liệu của R305 tối
đa có thể lưu được là 1024 mẫu. Như vậy
module chỉ có khả năng nhận dạng được 1
trong 1024 mẫu đã lưu.
Bước 2: Nhận dạng (matching). Ở bước này
module sẽ tự phát hiện vân tay được đặt lên
camera, tự động lấy ảnh, tự động tính toán
đặc trưng và chạy thuật toán nhận dạng trên
bộ dữ liệu đã được lưu trữ. Nếu phát hiện có 1
mẫu tương đồng trong cở dữ liệu thì module
sẽ trả về ID của định danh của mẫu đó.
Như vậy có thể thấy Module R305 chỉ thực
hiện nhận dạng với số lượng mẫu trong cơ sở
dữ liệu giới hạn là 1024 và các mẫu này phải
được nạp vào bộ nhớ của Module. Dữ liệu trả
về của R305 chỉ là ID định danh của mẫu, nếu
áp dụng cho việc điểm danh sẽ cần thêm
thông tin thời gian, địa điểm, đồng thời phải
có cơ chế nạp mẫu linh hoạt cho bộ nhớ cơ sở
dữ liệu của Module.
GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT
Giải pháp cho hệ thống đảm bảo các mục tiêu sau:
• Không hạn chế số lượng mẫu có thể nhận dạng
• Cho phép điểm danh tự động theo thời
khóa biểu cho từng sinh viên. Từ kết quả
điểm danh có thể rút trích, tìm kiếm và thống
kê điểm danh theo môn học, phòng học hoặc
sinh viên.
Định nghĩa các thành phần
Cơ sở dữ liệu
Giả thiết một trường có tập phòng học là
P={pi}, i=1,..,N. N là số lượng phòng học, pi
là phòng thứ i. Tập sinh viên là SV={svj,vtj },
j=1,..,M. M là số lượng sinh viên, svj là sinh
viên thứ j, vtj là vân tay tương ứng của sinh
viên thứ j. Danh sách môn học là
MH={mhk},k=1,..,K. K là số lượng môn học,
mhk là môn học thứ k. Thời khóa biểu được
định nghĩa như sau:
TKB={svj,vtj,pi,mhk,Date,Time}.
Module phần cứng của hệ thống
Module điểm danh vân tay được xây dựng
dựa trên hai thành phần cơ bản là hệ vi xử lý
Raspberry-Pi và module R305. Cấu trúc của
module được thể hiện ở Hình 1. Trong đó
R305 có chức năng chụp ảnh vân tay, nhận
dạng và gửi vti cho Raspberry-Pi. Room-ID
Configuaration là thành phần cho phép cài đặt
mã phòng để định danh cho module tương
ứng được lắp đặt tại phòng pi. Raspberry-Pi là
vi xử lý trung tâm sẽ nhận {pi,vtj} và gửi lên
Webserver tổ hợp thông tin
{pi,vtj,Date,Time}. Trong đó Date và Time là
ngày và thời gian tại lúc Raspberry-Pi nhận
được {pi,vtj}.
Nguyễn Văn Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 53 - 57
55
Hình 1. Cấu trúc của module phần cứng trong hệ
thống điểm danh
Webserver
Webserver làm việc như một giao diện người
dùng giúp sinh viên, giảng viên và người
quản lý có thể truy xuất thông tin, cấu hình
thay đổi và cập nhật dữ liệu. Ngoài ra nhiệm
vụ chính của Webserver là thực hiện hai
phương thức điểm danh và cập nhập dữ liệu.
Thuật toán điểm danh được phát biểu như
trong Bảng 1.
Bảng 1. Thuật toán điểm danh
Thuật toán: Điểm danh (Checkin)
1:
2:
3:
4:
5:
6:
Input: {pi,vtj,Date,Time}
Output:
{svj,vtj,pi,mhk,Date,Time}=True/False
If (tìm thấy {pi,vti,Date,Time} trong TKB)
Then:
{svj,vtj,pi,mhk,Date,Time}=True
Else
{svj,vtj,pi,mhk,Date,Time}=False
Thông tin:
{svj,vtj,pi,mhk,Date,Time}=True/False
sau đó được lưu dưới dạng bản ghi vào bảng
dữ liệu điểm danh tích lũy. Webserver sẽ sử
dụng dữ liệu này để giúp sinh viên, giảng viên
và nhà quản lý truy vấn thông tin.
Do mỗi module R305 chỉ lưu được 1024 mẫu
{vtj} nên không thể lưu toàn bộ dữ liệu SV.
Để đảm bảo module phần cứng có thể nhận
dạng được mọi sinh viên trong trường thì cơ
sở dữ liệu này cần được cập nhật một cách
linh hoạt. Thực tế cho thấy kế hoạch giảng
dạy hay thời khóa biểu thường được xây dựng
trước khi lớp học bắt đầu. Như vậy ta luôn
biết trước danh sách sinh viên {svj,vtj} sẽ học
tại phòng {pi} vào ngày Date. Để dữ liệu
được cập nhật linh hoạt, Webserver sẽ lọc ra
danh sách sinh viên {svj,vtj} sẽ học tại phòng
pi mỗi ngày, nếu phát hiện có sự thay đổi so
với danh sách {svj,vtj} đã được lưu trên
Module phần cứng tại pi thì Webserver sẽ
copy danh sách mới xuống Module phần
cứng. Thông thường thì số lượng sinh viên
học tại một phòng và trong một ngày thường
nhỏ hơn 1024, bằng cách làm như trên thì về
mặt tổng thể giải pháp Module phần cứng có
thể nhận dạng và định danh được mọi sinh
viên của trường theo thời khóa biểu. Thuật
toán cập nhập được phát biểu như Bảng 2.
Bảng 2. Thuật toán cập nhật dữ liệu TKB
Thuật toán: Cập nhập dữ liệu động (Update)
1:
2:
3:
4:
5:
6:
7:
8:
9:
10:
11:
While(1){
Date ← Ngày hiện tại;
Time ← Giờ hiện tại;
If (Ngày-mới(Date,Time)=true) Then {
For i from 1 to N do {
DS[i]←Select * from TKB where (TKB(Date)=Date and TKB(pi)=pi);
If DS[i]!=(DS trong Module phần cứng) then
Copy(DS[i]) vào Module phần cứng;
}
}
}
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống nhận dạng
Raspberry-Pi R305
Room-ID
Configuration
UART
Nguyễn Văn Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 53 - 57
56
Mô hình hệ thống
Mô hình hệ thống điểm danh tự động bằng vân tay được tạo lập bởi ba thành phần chính là
module nhận dạng vân tay, Webserver và cơ sở dữ liệu được mô tả ở Hình 2. Cách làm việc của
hệ thống gồm ba khâu như sau:
* Khâu 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu VT, SV, MH và TKB
Dữ liệu về mã vân tay VT được xây dựng bằng cách sử dụng module R305. Toàn bộ sinh viên
của trường sẽ được lấy dữ liệu vân tay và lưu vào cơ sở dữ liệu VT={vtj,svj}. Dữ liệu thời khóa
biểu TKB được thu thập từ kế hoạch đào tạo của Trường.
Hình 3. Module phần cứng Hình 4. Giao diện thông tin sinh viên trên
Webserver
Khâu 2: Cập nhận dữ liệu vân tay tự động
cho Module phần cứng (update)
Webserver sẽ giao tiếp với Module phần cứng
và định kỳ kiểm tra sự trùng khớp giữa dữ
liệu DS’[]={svj,vtj,pi} được lưu trên bộ nhớ
của R305 với dữ liệu DS[]={svj,vtj,pi} được
trích xuất từ TKB. Nếu phát hiện sai khác thì
Webserver sẽ copy DS[] xuống Module phần
cứng của phòng pi tương ứng.
Khâu 3: Điểm danh (checkin)
Sự kiện điểm danh được kích hoạt mỗi khi
Module phần cứng ở một phòng bất kỳ nhận
được ảnh vân tay. Khi đó moudle R305 sẽ
tiến hành nhận dạng để định dang ảnh vân tay
nhận được so với cơ sở dữ liệu DS đã được
lưu trong bộ nhớ. Nếu tìm thấy R305 sẽ gửi
mã vân tay vtj cho module vi xử lý Raspberry-
Pi, sau đó nó xử lý dữ liệu và gửi tổ hợp
{svi,vtj,pi,Date,Time} lên Webserver để thực
hiện quá trình điểm danh.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỰC NGHIỆM
Hệ thống thực nghiệm được xây dựng sử
dụng dữ liệu thời khóa biểu của trường Đại
học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
Module phần cứng sử dụng vi xử lý
Raspberry-Pi1 kết nối với Module nhận dạng
vân tay R305 qua giao tiếp UART. Module
cấu hình mã phòng được xây dựng từ một bộ
chuyển mạch 8 bit để mã hóa các phòng học.
Mỗi phòng được mã bởi một dãy số nhị phân
8 bit tương ứng với việc bật tắt các chuyển
mạch trên module này. Module phần cứng
được kết nối tới Webserver qua mạng LAN
nội bộ. Cơ sở dữ liệu và Webserver được đặt
chung trên một máy tính. Phần Webserver
được xây dựng bằng .NET và SQL. Hình 3
và Hình 4 là ảnh chụp Module phần cứng và
một giao diện trên Webserver về thông tin
sinh viên.
Hệ thống đã được thử nghiệm với 500 lần
điểm danh của 100 sinh viên cho 4 môn học
tại 6 phòng học khác nhau. Kết quả điểm
danh chính xác 100%. Thời gian trung bình
một lần update dữ liệu khi có sự thay đổi là
khoảng 3 giây với điều kiện đường truyền
mạng LAN nội bộ 100MB/s. Thời gian nhận
dạng vân tay, xác minh và thực hiện điểm
danh checkin trung bình 1,5 giây.
Bằng cách áp dụng giải pháp mà chúng tôi đề
xuất, hệ thống điểm danh có thể khắc phục
được vấn đề đồng bộ cơ sở dữ liệu mà các
máy chấm công hiện nay gặp phải. Tất cả các
máy điểm danh tại các vị trí khác nhau sẽ tự
Nguyễn Văn Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 53 - 57
57
động được cập nhật và sử dụng chung một cơ
sở dữ liệu điểm danh duy nhất. Việc này sẽ
nâng cao tính chính xác và giảm thời gian quá
trình thống kê báo cáo. Chính vì vậy phương
pháp này cũng có thể được áp dụng để xây
dựng các máy điểm danh cho các trường
trung học cơ sở, hoặc xây dựng các máy chấm
công tại các nhà máy.
KẾT LUẬN
Trong bài báo này chúng tôi đã trình bày một
cách tiếp cận để xây dựng hệ thống điểm
danh tự động dùng vân tay có thể được áp
dụng cho các trường học. Hệ thống được xây
dựng dựa trên hai thiết bị phần cứng chính là
vi xử lý Raspberry-Pi1 và module nhận dạng
vân tay R305. Bài báo cung cấp một giải pháp
hoàn chỉnh để xây dựng các hệ thống điểm
danh cho các trường học mà không bị giới
hạn bởi số lượng mã vân tay. Đồng thời việc
điểm danh được thực hiện đồng bộ với thời
khóa biểu theo môn học, phòng học và từng
sinh viên một cách tự động.
Để tối ưu về mặt chi phí khi xây dựng
Module phần cứng điểm danh ta có thể thiết
kế hoặc lựa chọn các hệ vi xử lý, vi điều khiển
tinh giản hơn so với Raspberry-Pi1. Vì thực tế
nhiệm vụ của hệ vi xử lý chỉ đảm nhiệm việc
truyền thông giữa Module phần cứng với
Webserver. Dữ liệu truyền thông
{svi,vtj,pi,Date,Time} thực tế có kích thước nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Awad, Ali. Machine Learning Techniques for
Fingerprint Identification: A Short Review. 2012,
10.1007/978-3-642-35326-0_52, pp. 524-531.
2. Bhattacharya, Dr Samayita & Barua, Kuntal &
Kalyani, Dr & Mali, Fingerprint Identification.
©2011 Global Journals Inc. (US).
3. Nath, Dev & Ray, Saurav & Kumar Ghosh,
Sumit. Fingerprint Recognition System : Design &
Analysis. International Conference on Scientific
Paradigm Shift In Information Technology &
Management, SPSITM'11, 2011
4. SynoChip. R30X Series Fingerprint
Identification Module User Manual, 2017.
ABSTRACT
AUTOMATED FINGERPRINT IDENTIFICATION SYSTEM
BASED ON SCHEDULE FOR STUDENT ATTENDANCE CHECKING
Nguyen Van Huy
1*
, Nong Minh Ngoc
2
1University of Technology – TNU,
2Thai Nguyen University
Teachers have to check attendance of students for every single class, and it is manual usually in
Vietnam. Therefore it takes time and could be mistake or fake. Available fingerprint identification
systems for attendance checking perform with a limited and permanent database. The disadvantage
is that they are limited to schools. They are usually only used for timekeeping at factories or
companies. In this paper a new approach is proposed to design a fingerprint identification system
that can be used for schools suitably. This system is not limited on the amount of students and
location where it is installed, and it can check the attendance based on student's schedule.
Keywords: Fingerprint identification for attendancechecking, Fingerprint identification,
Fingerprint sensor, Embedded system.
Ngày nhận bài: 20/9/2018; Ngày hoàn thiện: 15/11/2018; Ngày duyệt đăng: 30/11/2018
*
Email: huynguyen@tnut.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 124_152_1_pb_4245_2125109.pdf