Tài liệu Giải pháp chuyển đổi hiệu quả khí có hàm lượng CO2 cao: 17DẦU KHÍ - SỐ 5/2019
PETROVIETNAM
Ngày 9/5/2019, tại Đà Nẵng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Hội Dầu khí Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội
thảo “Giải pháp khoa học công nghệ
chuyển đổi hiệu quả khí có hàm
lượng CO2 cao để sản xuất năng
lượng, hóa chất và vật liệu tiên tiến”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.
Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu
khí Việt Nam cho biết Việt Nam giàu
tài nguyên khí thiên nhiên, nhiều
mỏ có trữ lượng lớn nhưng có hàm
lượng CO2 cao. Công nghệ tách và
xử lý khí thiên nhiên giàu CO2 và
chế biến khí thải nhà kính này thành
nhiên liệu sạch tái tạo và vật liệu
mới là chủ đề hấp dẫn cả về mặt lý
thuyết và thực tiễn. Đối với Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam, đây còn là nhiệm
vụ quan trọng có ý nghĩa kinh tế lớn
trong lĩnh vực từ thượng nguồn đến
hạ nguồn.
Hội thảo tập trung thảo luận các
giải pháp công nghệ hợp lý để xử lý và
chế biến thành phần khí CO2 giúp gia
tăng sản lượng khai thác và sử dụng
hiệu quả tài nguyên hydrocarbon...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp chuyển đổi hiệu quả khí có hàm lượng CO2 cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17DẦU KHÍ - SỐ 5/2019
PETROVIETNAM
Ngày 9/5/2019, tại Đà Nẵng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Hội Dầu khí Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội
thảo “Giải pháp khoa học công nghệ
chuyển đổi hiệu quả khí có hàm
lượng CO2 cao để sản xuất năng
lượng, hóa chất và vật liệu tiên tiến”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.
Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu
khí Việt Nam cho biết Việt Nam giàu
tài nguyên khí thiên nhiên, nhiều
mỏ có trữ lượng lớn nhưng có hàm
lượng CO2 cao. Công nghệ tách và
xử lý khí thiên nhiên giàu CO2 và
chế biến khí thải nhà kính này thành
nhiên liệu sạch tái tạo và vật liệu
mới là chủ đề hấp dẫn cả về mặt lý
thuyết và thực tiễn. Đối với Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam, đây còn là nhiệm
vụ quan trọng có ý nghĩa kinh tế lớn
trong lĩnh vực từ thượng nguồn đến
hạ nguồn.
Hội thảo tập trung thảo luận các
giải pháp công nghệ hợp lý để xử lý và
chế biến thành phần khí CO2 giúp gia
tăng sản lượng khai thác và sử dụng
hiệu quả tài nguyên hydrocarbon của
Việt Nam, giảm thiểu ảnh hưởng khí
nhà kính, bảo vệ môi trường, sản xuất
các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Hữu
Lương - Viện Dầu khí Việt Nam đã
chia sẻ “Định hướng giải pháp khoa
học công nghệ để nâng cao hiệu
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI HIỆU QUẢ KHÍ CÓ HÀM LƯỢNG CO2 CAO
Hội thảo “Giải pháp khoa học công nghệ chuyển đổi hiệu quả khí có hàm lượng
CO2 cao để sản xuất năng lượng, hóa chất và vật liệu tiên tiến” tập trung thảo luận
các giải pháp công nghệ hợp lý để xử lý và chế biến hiệu quả thành phần khí CO2
giúp gia tăng sản lượng khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên hydrocarbon của
Việt Nam, giảm thiểu ảnh hưởng khí nhà kính, bảo vệ môi trường, sản xuất các sản
phẩm có giá trị gia tăng cao.
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố. Ảnh: PV GAS
18 DẦU KHÍ - SỐ 5/2019
TIÊU ĐIỂM
quả sử dụng khí thiên nhiên hàm
lượng CO2 cao”. Một số nguồn khí
tự nhiên giàu CO2 đã được phát hiện
tại Việt Nam có hàm lượng CO2 dao
động trong khoảng 10 - 60% mol.
Trên cơ sở phân loại nguồn khí với
tỷ lệ CO2 khác nhau, TS. Nguyễn
Hữu Lương đề xuất các định hướng
sử dụng khác nhau. Khí tự nhiên có
hàm lượng CO2 < 10% mol phù hợp
làm nguyên liệu để sản xuất urea.
Khí có hàm lượng CO2 10 - 25% mol
được xem xét để sản xuất methanol
và DME. Khí có hàm lượng CO2 từ 25
- 50% mol sẽ được sử dụng cho quá
trình reforming khô và sản xuất vật
liệu carbon nanotube (CNT) mang
lại giá trị gia tăng cao. Khí chứa hơn
50% mol CO2, giải pháp loại bỏ CO2
sẽ là một lựa chọn và CO2 được tách
ra có thể được sử dụng làm nguyên
liệu để sản xuất các sản phẩm như:
methanol, DME và CNT
Theo ông Pat A Han - Giám đốc
nghiên cứu và phát triển công nghệ
ammonia và methanol của Haldor
Topsoe, khí tự nhiên giàu CO2 sẽ là
cơ hội nếu có thể sử dụng sản xuất
methanol, urea, ammonia cũng
như quy trình tích hợp methanol
và ammonia (IMAP Plant), đặc biệt
là khi nhu cầu methanol ngày càng
tăng. Sự phát triển về công nghệ sản
xuất hydro sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo đang tạo ra nguồn
cung hydro giá rẻ, do đó, mang lại
cơ hội sử dụng triệt để và hiệu quả
hơn thành phần CO2 có trong khí
thiên nhiên.
Các giải pháp khoa học công
nghệ xử lý khí có hàm lượng CO2 cao
lần lượt được các chuyên gia trong
và ngoài nước trình bày tại Hội thảo:
“Công nghệ loại bỏ CO2 từ khí thiên
nhiên có hàm lượng CO2 cao” (UOP
19DẦU KHÍ - SỐ 5/2019
PETROVIETNAM
Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: PVFCCo
Honeywell); “Công nghệ khí tổng hợp
của KBR - sử dụng khí thiên nhiên có
hàm lượng CO2 cao” (KBR); “Phát triển
công nghệ sản xuất vật liệu CNT từ
nguyên liệu khí thiên nhiên có hàm
lượng CO2 cao và các ứng dụng của
vật liệu CNT” (NTherma); “Nghiên
cứu phát triển quá trình reforming
methane như một giải pháp tiềm
năng sử dụng khí thiên nhiên giàu
CO2” (VAST)
Trong đó, UOP Honeywell đưa ra
3 quy trình tách CO2. Quy trình Amine
Guard FS (AGFS) dựa trên phản ứng
hóa học giữa amine và CO2/H2S để
loại bỏ khí CO2/H2S; thường sử dụng
với khí vận chuyển bằng đường
ống hoặc LNG. Quy trình SeparALL
là phương pháp sử dụng dung môi
vật lý, không độc hại, có thể loại bỏ
H2S, thủy ngân, COS, CO2, sau khi hấp
thụ các chất này, dung môi có thể
được tái tạo lại. Phương pháp cuối
cùng là phân tách CO2 bằng chất làm
lạnh hỗn hợp hybrid (DRCF Hybrid
Process) sử dụng với khí có hàm
lượng CO2 từ 40 - 95%.
Với công nghệ PurifierTM, ông
Akhil Nahar - chuyên gia của KBR cho
biết đây là công nghệ phù hợp nhất
Linh Chi
để xử lý khí có CO2, đồng thời giúp
nhà máy vận hành ổn định hơn, tiết
giảm chi phí OPEX và CAPEX. So với
các quy trình xử lý khí thông thường
có cùng công suất, công nghệ
PurifierTM có thể hoạt động được ở
điều kiện: tỷ lệ S/C thấp hơn, sử dụng
ít chất làm lạnh hơn, xử lý được tỷ lệ
CO2 cao hơn 10 - 12%...
Theo GS.TSKH. Lưu Cẩm Lộc -
VAST, thông qua chuyển hóa khí
thiên nhiên giàu CO2 thành khí
tổng hợp có thể sản xuất các hóa
chất quan trọng, trong đó có hydro,
hydrocarbon và methanol. Quá
trình này càng có ý nghĩa về kinh tế
và môi trường hơn đối với Việt Nam
khi sự phát hiện và khai thác một số
mỏ khí thiên nhiên có trữ lượng lớn
với hàm lượng CO2 cao đặt ra vấn đề
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
tài nguyên này. Xu hướng gần đây
cho thấy methane reforming là giải
pháp chuyển hóa hiệu quả khí thiên
nhiên giàu CO2. Kết hợp reforming
khô và reforming hơi nước (bi-
reforming) chuyển hóa CO2 và CH4
thành nguồn nguyên liệu có ích với
tỷ lệ H2:CO theo mong muốn, hạn
chế hình thành cốc do sự có mặt của
hơi nước.
Bên cạnh việc sử dụng khí thiên
nhiên có chứa CO2 để sản xuất các
sản phẩm hóa dầu truyền thống
như ammonia, urea, methanol
tại Hội thảo, TS. Cattien V. Nguyen
- NTherma Corporation (Hoa Kỳ) đã
trình bày định hướng hợp tác với
Viện Dầu khí Việt Nam để sử dụng
nguồn khí này làm nguyên liệu cho
sản xuất vật liệu CNT mang lại giá
trị gia tăng cao, đồng thời, phát
triển các ứng dụng của loại vật liệu
này trong lĩnh vực hoạt động dầu
khí.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gha_3299_2169537.pdf