Giải mã vấn đề giá thành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới

Tài liệu Giải mã vấn đề giá thành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới: 50 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật GIẢI MÃ VẤN ĐỀ GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM CAO HƠN NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Vòng Thịnh Nam* TÓM TẮT Những năm gần đây, chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn do giá thành chăn nuôi của chúng ta cao hơn giá thành chăn nuôi của nhiều nước trên thế giới nên sản phẩm thịt gà công nghiệp trong nước không cạnh tranh nổi với thịt gà nhập khẩu. Để nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân làm cho giá thành chăn nuôi gà công nghiệp của nước ta cao hơn giá thành chăn nuôi gà của nhiều nước, tác giả đã nghiên cứu thực tế tại các trang trại chăn nuôi, thu thập nhiều thông tin thứ cấp liên quan và phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia quản lý ngành chăn nuôi, quản lý các doanh nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gà công nghiệp ở nước ta. Từ khóa: giải mã, giá thàn...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải mã vấn đề giá thành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật GIẢI MÃ VẤN ĐỀ GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM CAO HƠN NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Vòng Thịnh Nam* TÓM TẮT Những năm gần đây, chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn do giá thành chăn nuôi của chúng ta cao hơn giá thành chăn nuôi của nhiều nước trên thế giới nên sản phẩm thịt gà công nghiệp trong nước không cạnh tranh nổi với thịt gà nhập khẩu. Để nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân làm cho giá thành chăn nuôi gà công nghiệp của nước ta cao hơn giá thành chăn nuôi gà của nhiều nước, tác giả đã nghiên cứu thực tế tại các trang trại chăn nuôi, thu thập nhiều thông tin thứ cấp liên quan và phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia quản lý ngành chăn nuôi, quản lý các doanh nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gà công nghiệp ở nước ta. Từ khóa: giải mã, giá thành, chăn nuôi, chăn nuôi gà công nghiệp DECRYPT MATTER OF COST BREEDING INDUSTRIAL CHICKEN IN VIETNAM HIGHER THAN IN MANY COUNTRIES IN THE WORLD ABSTRACT In the recent years, breeding industrial chicken has grown rapidly in many areas in the country. However, the difficulties the farmers are facing is high livestock cost in Vietnam compared to other countries. That causes our product is less competitive than imported chicken. In order to study the root causes making the high livestock cost in Vietnam vs other countries, the author has studied at livestock farms, collecting relevant information and interview, discussion with livestock experts and also discussion with industrial livestock entrepreneurs. Then will propose insight solution of reducing the cost to improve the competitiveness of chicken meat of Vietnam. Keywords: decryption, costs, livestock breeding, breeding industrial chicken * GV. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.993345 51 Giải mã vấn đề . . . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, cơ hội được mở ra cho nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực nhưng cũng lắm thách thức và khó khăn nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, các doanh nghiệp nói chung phải có năng lực cạnh tranh cao, tức là tối thiểu phải có sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp. Ngành chăn nuôi của nước ta cũng đang bước vào hội nhập. Mặc dù những năm gần đây chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở nhiều nơi trên cả nước (đặc biệt ở các tỉnh Đông Nam bộ) nhưng người chăn nuôi cũng nhiều phen khốn đốn, lỗ nặng, có nơi, có lúc phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ. Vấn đề cốt lõi dẫn đến tình trạng này là do giá thành chăn nuôi của chúng ta cao hơn giá thành chăn nuôi của nhiều nước trên thế giới nên sản phẩm thịt gà công nghiệp trong nước không cạnh tranh nổi với thịt gà công nghiệp nhập khẩu. Vậy, đâu là nguyên nhân làm cho giá thành chăn nuôi cao? Để trả lời câu hỏi đó, đồng thời có giải pháp giảm giá thành chăn nuôi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi gà công nghiệp trong nước, cần phải nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng tới giá thành. Bảng 1.1: Tỉ trọng gà công nghiệp so với tổng đàn ở Đông nam bộ và cả nước 2011-2014 ĐVT: triệu con ĐỊA PHƯƠNG 2011 2012 2013 2014 Tổng số Gà CN Tỷ trọng (%) Tổng số Gà CN Tỷ trọng (%) Tổng số Gà CN Tỷ trọng (%) Tổng số Gà CN Tỷ trọng (%) Cả nước 232,7 60,0 25.8 223,7 61,5 27 231,7 71,8 30 246,1 73,3 30 Đông Nam bộ 21,8 13,0 59.5 21,4 14,2 67 23,1 19,2 80 28,1 20,4 70 Số liệu từ Cục Chăn Nuôi (Văn phòng phía nam) 2. GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP Trong quá trình chăn nuôi có nhiều loại chi phí, trong đó có những loại chi phí rất tốn kém, chiếm tỷ trọng cao như: chi phí con giống, chi phí thức ăn chăn nuôi (TACN), chi phí khấu hao chuồng trại, chi phí nhân công, chi phí điện nước, chăm sóc thú y Đối với chăn nuôi gà công nghiệp, có điều kiện để hạch toán chi tiết các loại chi phí chăn nuôi, thể hiện rõ ràng ở các khoản mục. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu tại các trang trại chăn nuôi gà để tính giá thành chăn nuôi gà công nghiệp. Định chuẩn thu hoạch gà công nghiệp khi nuôi đủ 42 ngày, trọng lượng trung bình 2,6kg/con (tiêu chuẩn của các công ty đầu tư chăn nuôi gà công nghiệp: công ty CP, công ty Japfa). Lượng TACN hao phí cho 1 kg gà lông thương phẩm (FCR: Feed convertion ratio – Hệ số chuyển hóa thức ăn) tính cho gà ở mức trọng lượng 2,6kg thực tế khoảng 1,8. 52 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 2.1. Bảng chiết tính chi phí nuôi một con gà công nghiệp thu hoạch ở mức 2,6 kg Khoản mục Chi phí Ghi chú Con giống 8.000 đ/con Giá được thu thập tại thời điểm ngày 15/10/2015. TACN được tính giá trung bình. Thức ăn chăn nuôi (FCR mức trọng lượng 2,6 kg là 1,8) 1,8 x 2,6kg x 10.600đ/kg = 49.608 đồng Chi phí khấu hao chuồng trại 1.500đ/con Chi phí nhân công 1.800đ/con Chi phí điện, nước 1.000đ/con Chăm sóc thú y 1.200đ/con Các chi phí khác 1.500đ/con Cộng 64.608đ/con Tỷ lệ chết 4%, phân bổ cho đàn 67.300đ/con Giá thành một con gà 2,6kg Giá thành 1 kg gà lông thương phẩm 25.885 đồng Tỷ trọng chi phí TACN/tổng chi phí 73,71% Nguồn: Tác giả thu thập từ thực tế Giá thành chăn nuôi gà công nghiệp ở bảng 2.1 được tính ở các mức chi phí thấp và tương đối ổn định, không có biến động. Trong thực tế nhiều lúc giá cả biến động cao hơn nhiều, chẳng hạn giá con giống có thời điểm lên đến 26.000 đồng/con (một ngày tuổi). Mặc dù giá thành chăn nuôi gà công nghiệp được tính trên các chi phí thực tế, chưa tính chi phí sử dụng vốn, nhưng đã cao hơn nhiều so với giá thành chăn nuôi gà của các nước, khoảng 20%-30%. Giá thành chăn nuôi gà tại các nước thấp, nhất là tại Mỹ, Brazil, Hàn quốc, Thái Lan nên thịt gà ngoại được nhập khẩu vào nước ta với khối lượng lớn mỗi năm. Cá biệt, có lúc đùi gà Mỹ nhập vào bán với giá dưới 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, theo các chuyên gia quản lý tại các công ty giết mổ, với giá gà lông ở nước ta khoảng 26.000 đồng/kg (ngang với giá thành), thịt gà sau khi giết mổ phải có giá thành khoảng 36.000 đồng/kg [3]. 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM CAO HƠN CÁC NƯỚC Trong quá trình chăn nuôi gà công nghiệp, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá thành. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng, là nguyên nhân làm cho giá thành chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta cao hơn nhiều nước và tác giả đã phân thành ba nhóm chính. Dưới đây là các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến giá thành chăn nuôi và làm cho giá gà công nghiệp chăn nuôi tại Việt Nam cao hơn các nước. 3.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng chi phí đầu vào Nhóm này bao gồm các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành chăn nuôi gà công nghiệp: 3.1.1. Vốn đầu tư chăn nuôi Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với chăn nuôi gà công nghiệp vì đây là ngành cần phải có nhiều vốn đầu tư. Theo thực tế, vốn cố định đầu tư một chuồng gà công nghiệp nuôi được 15.000 con mỗi lứa, bao gồm cả thiết bị chuồng trại, khoảng 1,2 tỷ - 1,8 tỷ đồng, tùy theo mức độ đầu tư nhiều hay ít thiết bị tự động và loại thiết bị có giá đắt hay rẻ tiền. 53 Giải mã vấn đề . . . Tác giả đã khảo sát thực tế để tính chi phí vốn của ngành chăn nuôi gà công nghiệp ảnh hưởng đến giá thành 1 kg gà thương phẩm. Bảng 3.1 tính chi phí đầu tư trên một chuồng 15.000 con bao gồm: Chi phí cố định đầu tư chuồng trại và phân bổ chi phí đầu tư từ các hạng mục phụ của trang trại bình quân: 1,5 tỷ đồng/chuồng; Chi phí vốn lưu động cũng tính từ giá thành chăn nuôi 1 chuồng 15.000 con. Bảng 3.1. Bảng tính chi phí sử dụng vốn nuôi gà công nghiệp Khoản mục Chi phí (đồng) Ghi chú Chi phí vốn cố định chuồng trại 1.500.000.000 Gồm cả thiết bị chăn nuôi Chi phí vốn lưu động 15.000 con x 2,6kg/con x 25.885 đ/kg = 1.009.515.000đ Tính từ Sản lượng x giá thành Tổng vốn đầu tư cho một chuồng 15.000 con gà 1,5 tỷ + 1,01 tỷ = 2,51 tỷ Làm tròn vốn lưu động thành 1,01 tỷ đồng Lãi vay bình quân/năm 10% Chi phí vốn cho khoản đầu tư một chuồng nuôi 15.000 con gà 2,51 tỷ x 10% = 251 triệu Sản lượng gà trong 1 năm nuôi trên 1 chuồng 15.000 con x 5 lứa x 2,6kg/con = 195.000 kg Mỗi năm nuôi tối đa được 5 lứa Chi phí vốn trên 1 kg gà 251 triệu : 195.000kg = 1.287 Nguồn: Tác giả thu thập từ thực tế Với mức đầu tư lớn như vậy, chỉ có số ít chủ đầu tư có khả năng về vốn tự đầu tư cho trang trại của mình, còn đa số phải vay mượn. Trong khi đó, người chăn nuôi cũng rất khó khăn trong việc vay vốn và tiếp cận vốn lãi suất thấp của Nhà nước, vì ở khu vực nông thôn giá trị các tài sản thế chấp đều được đánh giá thấp và chăn nuôi rủi ro cao nên chỉ vay được ít vốn và người chăn nuôi cũng khó hưởng được nguồn vốn lãi suất ưu đãi của Nhà nước. Do vậy, họ phải vay bằng nhiều cách khác nhau với lãi suất thông thường hoặc thậm chí lãi suất cao. Lãi vay bình quân trong những năm gần đây là khoảng 10%/năm. Theo tính toán ở bảng 2.2, cho thấy chi phí vốn trên một kg gà công nghiệp (gà lông thương phẩm) là 1.287 đồng. Đây là điểm bất lợi rất lớn cho người chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam so với các nước có chi phí vốn thấp. Tại đa số các nước phát triển chi phí sử dụng vốn dưới 4%/ năm. Chi phí vốn đầu tư tại Việt Nam cao đã làm cho chi phí chăn nuôi tăng thêm, dẫn đến giá thành chăn nuôi gà công nghiệp tăng cao. 3.1.2. Con giống Hiện nay các nguồn giống cao sản chủ yếu nhập từ nước ngoài: Ross, AA, Cobb, Hubbard, ISA, Lohmann, Hybro... do các công ty nước ngoài đầu tư nhập vào nuôi thành gà bố mẹ để lấy trứng ấp nở thành gà con 1 ngày tuổi và giao về các trang trại nuôi thành gà thịt. Giống gà công nghiệp chủ yếu do 3 công ty đầu tư nước ngoài là C.P, Japfa và Emivest sản xuất và cung cấp cho thị trường, còn các công ty trong nước sản xuất loại giống gà Tam Hoàng, Lương phượng Theo Cục Chăn Nuôi (Bộ NN&PTNT), đối với giống gà công nghiệp lông trắng thì các công ty nước ngoài vẫn chiếm ưu thế vượt trội, họ gần như cung cấp 100% con giống ra thị trường Việt Nam. Trong đó, lúc cao điểm chỉ riêng ba công ty 54 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Japfa (Indonesia), CP (Thái Lan) và Emivest (Malaysia) bán bình quân 6 triệu gà giống/ tháng cho người chăn nuôi. Hiện tại, các loại giống cao sản do 3 công ty nước ngoài sản xuất, do vậy họ thường nâng giá con giống lên rất cao, có những lúc lên tới 26.000 đồng/ con gà con 1 ngày tuổi [1]. Hoặc bán kèm con giống với thức ăn để nâng giá thức ăn. Trong khi đó, theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi gà tính toán, giá bán một con gà giống chỉ khoảng 5.000 đồng là đã có lợi nhuận. Vì thị trường có ít nhà cung cấp con giống nên họ không cần phải cạnh tranh với nhau mà ngược lại rất dễ thỏa hiệp để nâng giá con giống khi gà lông thương phẩm có giá cao. Điều này tạo đã góp phẩn làm cho giá thành chăn nuôi gà công nghiệp của nước ta cao hơn nhiều nước trên thế giới nên bị thịt gà các nước nhập khẩu vào và cạnh tranh khốc liệt. Khi thu thập thông tin từ các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp, có đến 94,55% (52/55) trang trại cho rằng giá con giống rất cao (nguồn: số liệu do tác giả khảo sát thực tế). Hình 3.1. Gà con mới nở chuẩn bị đưa về các trại chăn nuôi (1 ngày tuổi) 3.1.3. Thức ăn chăn nuôi Thức ăn là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình chăn nuôi trên nhiều mặt: (i) Tác động đến tăng trưởng thể chất: Mỗi loại vật nuôi có yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau và trong cùng loại vật nuôi ở mỗi giai đoạn (độ tuổi) khác nhau cũng cần có chế độ và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Nếu chế độ dinh dưỡng phù hợp, gà sẽ nhanh lớn, sức đề kháng tốt, ít bệnh tật. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, sẽ làm cho gà chậm lớn và nhiều tác hại khác, cuối cùng ảnh hưởng đến giá thành chăn nuôi. (ii) Tác động đến an toàn vệ sinh thực phẩm: Thức ăn chăn nuôi chính là con đường nạp các chất vào cơ thể vật nuôi. Nếu chất lượng thức ăn không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc do bảo quản không tốt trong quá trình sản xuất, vận chuyển, quá trình lưu kho. Vật nuôi ăn vào có thể bị bệnh, chậm lớn hoặc bị chết. Một số trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng sẽ làm vật nuôi bị bệnh hay dư lượng các chất cấm được trộn vào thức ăn, giảm chất lượng sản phẩm chăn nuôi, có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Để có được sản phẩm chăn nuôi sạch và an toàn cho người sử dụng, trước hết cần phải có TACN sạch, không có chất tăng trưởng, không có dư lượng kháng sinh hay các chất cấm khác. Nếu TACN sạch cũng có thể sẽ làm cho gà chậm lớn và khi đó giá thành chăn nuôi cao. (iii) Tác động đến giá thành chăn nuôi: Trong quá trình chăn nuôi có nhiều loại chi phí, trong đó có những loại chi phí rất tốn kém, chiếm tỷ trọng cao, nhưng chi phí TACN chiếm tỷ trọng cao nhất: 73,71% trên tổng chi phí chăn nuôi gà công nghiệp (bảng 2.1). Do vậy, TACN là một nhân tố tác động rất lớn đến giá thành chăn nuôi, ảnh hưởng khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm và ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Mặt khác, giá TACN ở Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới khoảng 20% (theo Bộ Công thương)[5] nên đã góp phần quan 55 Giải mã vấn đề . . . trọng vào việc làm cho giá thành chăn nuôi gà công nghiệp của nước ta cao hơn nhiều nước. Khi nghiên cứu sâu vào vấn đề này, tác giả xác định được các nguyên nhân: Thứ nhất, nước ta có nhu cầu TACN rất lớn nhưng chưa có vùng nguyên liệu nên phải nhập khẩu với khối lượng lớn hàng năm. Chính quá trình nhập khẩu đã làm tăng thêm nhiều chi phí, đáng kể như: vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, lưu kho, kiểm dịch và đặc biệt là chi phí dự trữ để đảm bảo đủ nguyên liệu an toàn cho sản xuất. Thứ hai, qui mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam chưa lớn nên không có lợi thế về mặt công suất. Hiện nay, cả nước có 239 nhà máy sản xuất TACN. Trong đó, 180 nhà máy của doanh nghiệp trong nước và 59 nhà máy của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Mặc dù có nhiều nhà máy nhưng các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 35%-40% thị phần. Còn các doanh nghiệp FDI chiếm 60%-65% thị phần (Nguồn: Hiệp hội TACN)[2], qua đó cho thấy đa số nhà máy sản xuất TACN của Việt Nam có qui mô nhỏ. Thứ ba, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của chúng ta chưa tốt bằng các doanh nghiệp của các nước phát triển, có nền kinh tế thị trường lâu đời. Họ có nhiều hình thức đầu tư, liên kết sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí marketing, chi phí bán hàng nên giá bán TACN thấp hơn so với chúng ta. 3.1.4. Công nghệ, thiết bị chăn nuôi Các nước trên thế giới hiện nay sử dụng công nghệ tiên tiến (công nghệ chuồng kín hay còn gọi công nghệ chuồng lạnh) để chăn nuôi gà công nghiệp. Công nghệ này có nhiều ưu điểm vượt trội, thể hiện tính chất công nghiệp cao và phù hợp với các hoạt động công nghiệp hỗ trợ khác. Ở nước ta, người chăn nuôi gà công nghiệp vẫn còn sử dụng kiểu bán công nghiệp, nuôi gà công nghiệp chuồng hở (do không có vốn đầu tư), phát sinh nhiều chi phí. Bên cạnh đó, có nhiều trang trại đã sử dụng công nghệ chuồng kín như các nước phát triển nhưng do vốn đầu tư hạn chế nên ít có thiết bị tự động như: máng ăn tự động, điều khiển nhiệt độ, độ ẩm tự động Do vậy, vẫn phải sử dụng nhiều lao động trong quá trình chăn nuôi, tốn kém nhiều chi phí nhân công. Từ đó góp phần làm cho giá thành chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta cao hơn các nước, nhất là các nước trong khu vực có giá nhân công thấp. 3.1.5. Điện Điện là nhân tố quan trọng, tác động lớn đến giá thành chăn nuôi. Vì chăn nuôi gà công nghiệp sử dụng nhiều điện và cần phải được cung cấp điện liên tục cho các hoạt động: úm, thông gió, bơm nước làm mát trong suốt quá trình chăn nuôi. Trong khi đó, ở nước ta tình hình thiếu điện xảy ra thường xuyên. Những khi bị mất điện lưới, các trang trại phải vận hành máy phát điện công suất lớn, tốn kém rất nhiều chi phí sử dụng nhiên liệu, làm cho giá thành chăn nuôi tăng lên cao. 3.2. Nhóm nhân tố mang tính quản lý - chiến lược Nhóm nhân tố này không ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành như các nhân tố ảnh hưởng chi phí đầu vào, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp và mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tính chất chiến lược, năng lực quản lý ngành và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.1. Tạo chuỗi giá trị chăn nuôi gà công nghiệp Việc tạo chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: ổn định hoạt động nhờ có kế hoạch cân đối tổng thể trong chuỗi, đảm bảo cung ứng và tiêu thụ cho nhau vì đầu ra của khâu này là đầu vào của khâu kia; Giảm các chi phí như: chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí do rủi ro thanh toán giữa các 56 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật khâu mua bán với nhau Nhờ đó mà có thể giảm giá thành trong chăn nuôi gà công nghiệp. Cho đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam chưa tạo chuỗi giá trị liên kết lớn: con giống – TACN – chăn nuôi – thu mua - giết mổ - dự trữ - phân phối - tiêu thụ. Ngay cả các doanh nghiệp FDI có qui mô lớn cũng chưa tạo được chuỗi giá trị lớn mà chỉ mới tạo được hai đến ba khâu: Con giống – TACN – chăn nuôi (công ty CP, công ty Japfa, công ty Emivest, công ty CJ Vina Agri). Đa số các doanh nghiệp, các trang trại vẫn ở tình trạng kinh doanh độc lập, thiếu liên kết, thiếu hỗ trợ lẫn nhau, mạnh ai nấy làm nên không ổn định, nhiều rủi ro, làm cho chi phí chăn nuôi tăng cao. Trong khi đó, ở các nước mà chúng ta nhập khẩu nhiều thịt gà như Mỹ, Brazil, Hàn Quốc, họ có cả những tập đoàn kinh doanh trong ngành chăn nuôi và tạo chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ nhiều khâu (như Tyson Foods, Inc; JBS USA; Sysco Corp). 3.2.2. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ là nhân tố tác động ngược đến giá thành chăn nuôi gà công nghiệp, do tính chất đặc thù của ngành chăn nuôi này. Nếu thị trường tiêu thụ ổn định thì giá thành chăn nuôi gà công nghiệp được tính từ các chi phí đầu vào bình thường, nhưng nếu thị trường tiêu thụ bất ổn, nhu cầu thấp, người chăn nuôi không thể xuất chuồng mà phải kéo dài thời gian chăn nuôi1 thì sẽ tốn thêm chi phí, tỷ lệ gà chết tăng lên mà trọng lượng gà tăng không nhiều nên giá thành chăn nuôi lúc này tăng rất cao. Đây là tình trạng thường hay xảy ra với ngành chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta mỗi khi thịt gà nhập khẩu về nhiều, do vậy giá thành chăn nuôi vốn đã cao lại còn cao thêm. 3.3. Nhóm nhân tố thể chế chính sách 3.3.1. Chính sách quản lý ngành chăn nuôi Nhóm nhân tố này là công cụ quản lý của cơ quan chức năng. Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng cũng chịu nhiều loại phí và lệ phí bất hợp lý làm cho giá thành tăng cao. Đến tháng 06/2015 Bộ NNPTNT mới có công văn đề nghị Bộ Tài chính xem xét bãi bỏ 31 loại phí và lệ phí trong kiểm dịch thú y nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho các doanh nghiệp chăn nuôi và giết mổ. 3.3.2. Chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ ngành chăn nuôi Nhìn chung, ngành chăn nuôi gà công nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển nhanh, nhưng các ngành công nghiệp phụ trợ chưa có sự phát triển đồng bộ. Thực tế chỉ mới có một vài doanh nghiệp sản xuất con giống nhưng cũng chưa nhiều, thị trường con giống còn bị lủng đoạn, chưa có sự cạnh tranh rộng rãi và lành mạnh để người chăn nuôi mua được con giống với giá cả phù hợp, đúng nghĩa thị trường. 1 Định chuẩn nuôi gà công nghiệp là 42- 48 ngày là phải thu hoạch Bảng 3.2. Thị trường nhập khẩu TACN và nguyên liệu 10 tháng đầu năm 2015 ĐVT: nghìn USD Chỉ tiêu Kim ngạch NK 10T/2014 Kim ngạch NK T10/2015 Kim ngạch NK 10T/2015 +/-so với T9/2015 (%) +/-so với T10/2014 (%) +/-so với 10T/2014 (%) Tổng kim ngạch NK của cả nước 2.736.414 267.760 2.821.898 -15,0 8,5 3,12 Nguồn: Tổng cục Hải quan 57 Giải mã vấn đề . . . Bên cạnh đó, ngành sản xuất TACN cũng có sự phát triển tương đối nhanh, trung bình tăng trên 10%/năm (nguồn: Hiệp hội TACN), nhưng sự phát triển vẫn còn mang tính chất tự phát và manh mún, chưa có sự tổ chức phát triển của ngành, bởi chúng ta chưa đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu TACN mà vẫn phải nhập nhiều loại với khối lượng lớn. Nếu tính về mặt giá trị thì thị trường TACN của Việt Nam hiện nay có qui mô khoảng hơn 120.000 tỷ đồng, tương đương 6 tỷ USD nhưng trong năm 2014, nước ta nhập khẩu TACN và nguyên liệu hơn 3,23 tỷ USD (Bộ NNPTNT) và năm 2015 con số này còn lớn hơn (bảng 3.2). Ngoài ra, các sản phẩm của ngành phụ trợ khác cho chăn nuôi gà công nghiệp như: Vaccine, thuốc thú y, thiết bị chuồng trại được sản xuất tại Việt Nam rất ít và chưa có nên đa số vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí cao, do vậy đã làm cho giá thành chăn nuôi cao thêm nhiều. 4. GIẢI PHÁP Chăn nuôi gà công nghiệp là ngành mới phát triển ở nước ta và là ngành có nhiều tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích và giá trị kinh tế xã hội cao. Ngành chăn nuôi này có tính lan tỏa lớn nên khi phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhiều ngành phát triển theo, mang lại nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra thu nhập và góp phần ổn định trật tự xã hội. Vì vậy, cần phải có giải pháp để giảm giá thành chăn nuôi gà công nghiệp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm gà công nghiệp của nước ta so với các nước. Điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bởi không chỉ cạnh tranh ngay trên “sân nhà”, mà còn vươn ra thị trường các nước. Từ thực tế nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: 4.1. Về phía Nhà nước Nhà nước cần có chủ trương và chính sách cụ thể đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động chăn nuôi gà công nghiệp: - Có chính sách qui hoạch đồng bộ và nhất quán từ Trung ương đến địa phương đối với ngành chăn nuôi gà công nghiệp và các ngành phụ trợ: sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, thiết bị chuồng trại Ngành chăn nuôi gà công nghiệp sẽ thuận lợi trong việc giảm giá thành khi có sản phẩm tốt giá rẻ của các ngành phụ trợ. Trong đó quan trọng nhất là TACN phải có qui hoạch và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu TACN, vì đây là nhân tố cơ bản và then chốt để phát triển ngành chăn nuôi. - Hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp. Từ thực tế hiện nay cho thấy, Nhà nước cần có chính sách cụ thể hơn nữa để tạo điều kiện cho những người đầu tư chăn nuôi gà công nghiệp cần vốn lớn được hưởng ưu đãi tín dụng nhằm thuận lợi hơn trong đầu tư và giảm chi phí sử dụng vốn nhằm giảm giá thành chăn nuôi. - Có chính sách ưu tiên điện cho chăn nuôi gà công nghiệp. Chăn nuôi gà công nghiệp chính là hoạt động công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Do vậy, cần phải ưu tiên điện cho chăn nuôi gà công nghiệp như các hoạt động sản xuất công nghiệp khác. - Khuyến khích các doanh nghiệp tạo chuỗi giá trị liên kết lớn trong ngành chăn nuôi để ổn định hoạt động chăn nuôi gà công nghiệp, đồng thời giảm chi phí, giảm giá thành chăn nuôi cho ngành này. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thu mua giết mổ công nghiệp, dự trữ, chế biến nhiều sản phẩm mới từ gà công nghiệp nhằm 58 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ổn định thị trường tiêu thụ để giảm các tác động ngược làm tăng giá thành chăn nuôi. - Tranh thủ quan hệ hợp tác quốc tế về sản xuất con giống và công nghệ chăn nuôi để nâng cao năng suất, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả. 4.2. Về phía Người chăn nuôi và Doanh nghiệp Doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trên thị trường, bởi Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình chăn nuôi. Vì vậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Doanh nghiệp và người chăn nuôi để mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Doanh nghiệp có chuyên môn và qui mô kinh doanh rộng hơn nên cần phải có đủ năng lực về nhân sự, về tài chính, về kỹ thuật và đặc biệt có đủ năng lực dự báo nhu cầu thị trường cũng như hoạt động trên thị trường chăn nuôi gà công nghiệp để tránh rủi ro cũng là cách để giảm giá thành. Bản thân Doanh nghiệp có thể không kham nổi tất cả các yếu tố đầu vào và các hoạt động ở đầu ra: thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ nhưng Doanh nghiệp phải kết hợp với Doanh nghiệp khác hoặc tổ chức được chuỗi giá trị liên kết nhằm tạo ra sự ổn định trong toàn bộ hoạt động chăn nuôi. 5. KẾT LUẬN Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng của nước ta đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành là tất yếu. Ngành chăn nuôi gà công nghiệp là một ngành mới, có nhiều tiềm năng nhưng còn non trẻ đối với nước ta, do vậy giá thành chăn nuôi còn cao hơn so với nhiều nước. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân làm cho giá thành tăng cao là cần thiết. Từ đó có các giải pháp giảm giá thành chăn nuôi, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gà công nghiệp của nước ta so với các nước trên thế giới, nhằm thúc đẩy chăn nuôi gà công nghiệp phát triển và hướng tới xuất khẩu sang thị trường các nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngọc Hùng (TBKTSG), Con giống gà công nghiệp: Nước ngoài nắm giữ, đăng trên qdfeed.com/tin_tuc/tin_trong_nganh/tin_trong_nuoc/3946-Con-ging-cng-nghip-ngoi.html xem ngày 15/10/2015 [2]. Lê Bá Lịch, Thức ăn chăn nuôi, biện pháp hàng đầu phát triển chăn nuôi bền vững giai đoạn 2010- 2020. [3]. Lò mổ chi phối giá thịt gà đăng trên xem ngày 17/02/2016 [4]. Thủ tướng, Quyết định số: 10/2008/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. [5]. Phạm Tuyên, Giá thức ăn chăn nuôi Việt Nam cao hơn thế giới 20%, bài viết đăng trên tienphong.vn/Kinh-Te/gia-thuc-an-chan-nuoi-viet-nam-cao-hon-the-gioi-20-804340.tpo. xem ngày 05/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf61_8275_2122312.pdf
Tài liệu liên quan