Tài liệu Giải đoán cấu trúc của các sterol và triterpen cô lập từ lá bần ổi – sonneratia ovata: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Khoa học Cơ bản 383
GIẢI ĐOÁN CẤU TRÚC CỦA CÁC STEROL VÀ TRITERPEN
CÔ LẬP TỪ LÁ BẦN ỔI – SONNERATIA OVATA
Nguyễn Thị Hoài Thu*, Nguyễn Kim Phi Phụng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Cây Bần ổi cũng như các cây thuộc chi Bần được sử dụng trong dân gian để chữa hen suyễn, loét,
bong gân, viêm gan và xuất huyết. Tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần hóa học về Bần ổi chưa nhiều. Vì
vậy, bài báo này tiếp tục công bố về các nghiên cứu hóa học trên lá Bần ổi.
Mục đích: Khảo sát thành phần hóa học của cao ether dầu hỏa lá cây Bần ổi, Sonneratia ovata, mọc ở rừng
ngập mặn Cần Giờ TP HCM.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp sắc ký cột silica gel pha thường, sắc ký điều chế, sắc ký lớp mỏng để cô
lập các hợp chất hữu cơ, sau đó xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập bằng các phương pháp phổ
nghiệm.
Kết quả: đã cô lập và xác định cấu trúc của β–sitosterol (1), 3–O–palmitoyl–β–sitosterol (2), corosolic acid
...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải đoán cấu trúc của các sterol và triterpen cô lập từ lá bần ổi – sonneratia ovata, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Khoa học Cơ bản 383
GIẢI ĐOÁN CẤU TRÚC CỦA CÁC STEROL VÀ TRITERPEN
CÔ LẬP TỪ LÁ BẦN ỔI – SONNERATIA OVATA
Nguyễn Thị Hoài Thu*, Nguyễn Kim Phi Phụng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Cây Bần ổi cũng như các cây thuộc chi Bần được sử dụng trong dân gian để chữa hen suyễn, loét,
bong gân, viêm gan và xuất huyết. Tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần hóa học về Bần ổi chưa nhiều. Vì
vậy, bài báo này tiếp tục công bố về các nghiên cứu hóa học trên lá Bần ổi.
Mục đích: Khảo sát thành phần hóa học của cao ether dầu hỏa lá cây Bần ổi, Sonneratia ovata, mọc ở rừng
ngập mặn Cần Giờ TP HCM.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp sắc ký cột silica gel pha thường, sắc ký điều chế, sắc ký lớp mỏng để cô
lập các hợp chất hữu cơ, sau đó xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập bằng các phương pháp phổ
nghiệm.
Kết quả: đã cô lập và xác định cấu trúc của β–sitosterol (1), 3–O–palmitoyl–β–sitosterol (2), corosolic acid
(3) và 3β–O–acetylursolic acid (4) từ cao ether dầu hỏa của lá Bần ổi.
Kết luận: Lần đầu tiên ba hợp chất(2–4) được báo cáo có hiện diện trong lá Bần ổi. Nghiên cứu này, góp
phần làm sáng tỏ thành phần hóa học của cây Bần ổi nói riêng và chi Sonneratia nói chung.
Từ khóa: Bần ổi, Sonneratia ovata, Sonneratiaceae, sterol, triterpen
ABSTRACT
STRUCTURE ELUCIDATION OF STEROLS AND TRITERPENS ISOLATED FROM LEAVES OF
SONNERATIA OVATA
Nguyen Thi Hoai Thu, Nguyen Kim Phi Phung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 383 – 388
Introduction: The Sonneratia ovata and other Sonneratia species have been used in folk medicine to treat
different diseases such as asthma, febrifuge, ulcers, hepatitis, piles, sprain, and hemorrhages. However, the
Sonneratia ovata has not much been chemically studied. Therefore, this paper reported the continuous study on
chemical constituents of this species.
Objectives: To investigate the chemical constituents from petroleum ether extract of leaves of Sonneratia
ovata, growing in Can Gio mangrove forest in Ho Chi Minh City.
Method: Using column chromatography on normal phase silica gel, preparative chromatography, and thin
layer chromatography to isolate the organic compounds, and then determining the chemical structure of the
isolated compounds by using spectroscopy methods.
Results: Four compounds (β–sitosterol (1), 3–O–palmitoyl–β–sitosterol (2), corosolic acid (3) and 3β–O–
acetylursolic acid (4)) were isolated and indentified the chemical structures from the petroleum ether extract of
leaves of Sonneratia ovata.
Conclusions: Three compounds (2–4) were reported for the first time in Sonneratia ovata species.
Key words: Sonneratia ovata, Sonneratiaceae, sterol, triterpen
* Đại học Y Dược TP. HCM ** ĐH Khoa Học Tự Nhiên-ĐHQG TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hoài Thu ĐT: 0904203342 Email: hoaithudhyd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 384
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu trái, vỏ và lá một số loài cây Bần –
Sonneratia – được dùng trong dân gian để chữa
hen suyễn, loét, bong gân, viêm gan và xuất
huyết(1). Các khảo sát trước đây về dược tính cho
thấy, polysaccharide thu được từ dịch trích lá
cây Bần trắng S. alba có khả năng trị tiểu
đường(4).
Trái Bần vô cánh S. apetala, đặc biệt là hạt,
giàu các hợp chất phenol, flavonoid, chất kháng
oxid hóa, chất có khả năng trị tiểu đường và các
hợp chất kháng khuẩn(3). Cao methanol của hạt
Bần chua S. caseolaris có hoạt tính ức chế
acetylcholinesterase với giá trị IC50 là 10,52
g/mL(10).
Trái Bần ổi được sử dụng trong dân gian để
chống xuất huyết(1). Các hợp chất (–)–(R)–nyasol,
(–)–(R)–4’–O–metylnyasol và acid maslinic cô lập
từ trái Bần ổi, cho thấy có khả năng gây độc trên
dòng tế bào u thần kinh đệm (C–6) của chuột với
giá trị IC50 lần lượt là 19,02; 20,21 và 31,77
μg/mL(11). Tuy nhiên, hiện nay mới có vài tài liệu
công bố về việc nghiên cứu thành phần hóa
học(5,6,7,11,12) của loài cây này. Bài báo này tiếp tục
công bố việc cô lập và giải đoán cấu trúc hóa học
của 4 hợp chất (bao gồm β–sitosterol (1), 3–O–
palmitoyl–β–sitosterol (2), corosolic acid (3) và
3β–O–acetylursolic acid (4)) (Hình 1) từ cao ether
dầu hỏa của lá cây Bần ổi mọc ở rừng ngập mặn
Cần Giờ TP HCM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết bị
Phổ NMR được đo trên máy Bruker Avance
III, 400 MHz đối với phổ 1H, 100 MHz đối với
phổ 13C. Sắc kí lớp mỏng được thực hiện trên bản
mỏng Silica gel 60 F254 hoặc Silica gel 60 RP–18
F254 (Merck) và hiện hình bằng acid sulfuric 30%,
đun nóng bảng. Sắc kí cột trên Silica gel 60 (0.040
– 0.063 mm, Himedia).
Đối tượng
Lá Bần ổi Sonneratia ovata được thu hái ở
rừng ngập mặn Cần Giờ TP HCM vào tháng
3/2010. Tên khoa học của cây được định danh
bởi Tiến sỹ Võ Văn Chi. Mẫu cây (số US–B006)
được lưu trữ trong quyển tiêu bản thực vật, tại
bộ môn Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH
Quốc gia TP HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Bột lá cây khô (10,9 kg) được ngâm dầm
trong methanol (50L x 3) tại nhiệt độ phòng
trong vòng 24h. Lọc phần dịch trích, cô quay thu
hồi dung môi thu được cao methanol thô 1,5 kg.
Trích lỏng – lỏng cao methanol thô với các dung
môi lần lượt là ether dầu hỏa (60–80ᵒC), sau đó là
ethyl acetate. Sau khi cô quay thu hồi dung môi,
thu được cao ether dầu hỏa (245 g), cao ethyl
acetate (390 g) và cao methanol (800 g).
Cao ether dầu hỏa được thực hiện sắc ký cột
silica gel pha thường (cột: 120 x 6 cm), giải ly với
hệ dung môi ether dầu hỏa – ethyl acetate (9:1,
4:1, 1:1, 0:1) và sau đó giải ly tiếp với hệ ethyl
acetate – methanol (9:1, 4:1, 1:1), thu được 9 phân
đoạn từ E1 đến E9. Phân đoạn E2 (17,4 g) được
thực hiện sắc ký cột silica gel pha thường (cột:
100 x 4,5 cm), giải ly với hệ dung môi ether dầu
hỏa – cloroform (9:1, 4:1, 1:1, 1:0) thu được 3
phân đoạn E2.1–E.2.3). Tiếp tục thực hiện sắc ký
cột trên phân đoạn E2.2 (3,4 g), giải ly với với hệ
dung môi ether dầu hỏa – cloroform (9:1; 4:1; 1:1)
thu được 1 (260,4 mg), 2 (10,1 mg), 3 (15,1 mg) và
4 (972,3 mg).
KẾT QUẢ
Từ cao ether dầu hỏa của lá Bần ổi, 4 hợp
chất được cô lập. Cấu trúc hóa học của các hợp
chất được xác định dựa trên các phân tích phổ
NMR một chiều và hai chiều, cũng như so sánh
các dữ liệu phổ của các chất khảo sát với các
công bố trước đó trong tài liệu tham khảo. Cấu
trúc hóa học của 4 hợp chất được xác định là β–
sitosterol (1), 3–O–palmitoyl–β–sitosterol (2),
corosolic acid (3) và 3β–O–acetylursolic acid (4).
Các hợp chất này thu được ở dạng rắn, màu
trắng. Phổ 1H và 13C–NMR của các hợp chất
được trình bày trong bảng 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Khoa học Cơ bản 385
Hình 1. Cấu trúc hóa học của các chất cô lập từ cao ether dầu hỏa của lá Bần ổi.
BÀN LUẬN
Hợp chất 1 thu được từ cao ether dầu hỏa
với dạng hình kim màu trắng. Phổ 1H–NMR của
1 cho thấy có tín hiệu proton olefin tại δH 5,35
(=CH–, H–6) và tín hiệu proton carbinol tại δH
3,52 (>CH–O, H–3). Phổ 13C–NMR của 1 có tín
hiệu của 29 carbon, bao gồm 2 tín hiệu carbon tại
δC 141,0 và 121,8 của nối đôi (>C=CH–), một tín
hiệu carbon oxymethine tại δC 72,0 của C–3 đặc
trưng cho –sitosterol. So sánh dữ liệu phổ NMR
của 1 với –sitosterol cho thấy có sự tương hợp,
vì vậy 1 được đề nghị có cấu trúc là –
sitosterol(8).
–Sitosterol là sterol thường gặp trong thực
vật, nó có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm
chống đột biến gen, kháng viêm, chữa ho, gây
độc một số dòng tế bào ung thư P388 (ED50 =
15,87 μg/mL), A549 (ED50 > 50 μg/mL) và HT29
(ED50 > 50 μg/mL)(13).
So sánh dữ liệu NMR của 2 với 1 cho thấy 2
cũng có cấu trúc của β–sitosterol. Tuy nhiên, 2 có
thêm một nhóm alcyl của acid béo dây dài, mạch
thẳng. Điều này được xác định dựa trên phổ
proton của 2 còn có thêm tín hiệu proton tại δH
2,26 (t, 7,5 Hz, H–2’) là proton của nhóm
methylen (H–2’) kề bên nhóm >C=O, nhiều tín
hiệu proton methylen xuất hiện ở vùng trường
cao δH 1,16–1,33 của dây béo dài và tín hiệu
proton mũi ba tại δH 0,88 (3H, t, 7,5 Hz) của
nhóm methyl đầu mạch. Bên cạnh đó, phổ 13C–
NMR của 2 cũng cho thấy 1 tín hiệu carbon tại δC
173,4 của nhóm –COO–, nhiều tín hiệu carbon tại
δC 29,3–29,9 của các nhóm methylen và tín hiệu
tại 14,2 của nhóm methyl.
Khối phổ phân giải cao cho mũi ion phân tử
giả tại m/z 675,6079 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết
của C45H80O2+Na là 675,6056). Từ những phân
tích trên, kết hợp với so sánh dữ liệu NMR của 2
với tài liệu tham khảo(8), 2 được xác định là 3–O–
palmitoyl–β–sitosterol.
Phổ 1H và 13C–NMR của 3 cho thấy hợp chất
có 30 carbon, trong đó có tín hiệu carbon tại δC
178,2 của nhóm chức acid, cặp tín hiệu đặc trưng
của nối đôi C=C trong khung ursan–12–en tại δC
138,2 (C–13) và 124,4 (C–12), tương ứng với tín
hiệu proton tại δH 5,14 ppm (1H, brs, H–12).
Ngoài ra, phổ proton còn có 2 tín hiệu proton
methyl mũi đôi và 5 tín hiệu proton methyl mũi
đơn ở vùng trường cao từ δH 1,04–0,70 ppm
trong khung ursan. Dự đoán hợp chất 3 là loại
hợp chất acid triterpen có khung ursan–12–en.
Phổ 13C–NMR của 3 còn cho thấy 2 tín hiệu
carbon oxymethine tại δC 67,1 và 82,2. Điều này
phù hợp với phổ proton của 3 có hai tín hiệu
proton carbinol tại δH 3,42 (1H, m, H–2) và 2,75
(1H, d, 9,2 Hz, H–3). Hằng số ghép lớn 9,2 Hz
của proton H–2 và H–3 giúp xác định vị trí 2β–
và 3α của hai proton này. Từ những dữ kiện
trên, kết hợp với việc so sánh dữ liệu phổ NMR
của 3 với tài liệu tham khảo(9) cho thấy có sự
tương hợp, cấu trúc của hợp chất 3 được xác
định là 2α,3β–dihydroxyurs–12–ene–28–oic acid
hay corosolic acid. Nhiều thử nghiệm cho thấy,
corosolic acid có khả năng hạ đường huyết,
kháng viêm, ức chế protein kinase C(9).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 386
Bảng 1. Dữ liệu phổ của các chất (1) đến (4)
STT
1c 2c 3d 4c–m
δH; J (Hz) δC δH; J (Hz) δC δH; J (Hz) δC δH; J (Hz) δC
1
37,5
37,2 47,0 38,4
2
31,9
22,8
3,42 m
67,1 28,6
3 3,52 m 72,0 4,62 m 73,9 2,75 d (9,2) 82,2 4,46 dd (11,0; 5,0) 82,3
4
42,5
38,4
*
37,7
5
141,0
140,0
54,7
56,3
6 5,35 m 121,8 5,38 m 122,7 18,0 19,0
7
32,1
32,1
32,6
33,8
8
32,1
32,1
*
39,9
9
50,4
50,3
47,0
42,9
10
37,5
36,8
37,5
37,7
11
21,3
21,2 22,9 21,5
12
40,0
40,0
5,14 brs 124,4 5,22 m 126,3
13
42,5
42,6
138,2
139,2
14
57,0
56,9
41,7
40,0
15
24,5
24,5
27,5
25,0
16
28,4
28,4
23,8
24,3
17
56,3
56,3
46,8
40,4
18 1,00 s 19,2 1,02 s 19,3 52,4 53,9
19 0,68 s 12,0 0,68 s 12,0 38,5 39,2
20 36,3 36,3 38,4 39,9
21 0,92 d (6,5) 19,0 0,93 d (6,5) 19,0 30,2 31,5
22
34,1
34,2
36,3
37,7
23
26,0
26,5
0,92 s 28,8 0,87 s 28,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Khoa học Cơ bản 387
STT
1c 2c 3d 4c–m
δH; J (Hz) δC δH; J (Hz) δC δH; J (Hz) δC δH; J (Hz) δC
24
46,1
46,1
0,74 s 17,1 0,87 s 17,1
25
29,4
29,5
0,70 s 16,9 0,83 s 16,0
26 0,82 d (7,0) 19,9 0,82 d (6,5) 20,0 0,92 s 16,9 0,96 s 17,5
27 0,84 d (6,5) 19,5 0,84 d (6,5) 19,5 1,04 s 23,2 1,10 s 24,1
28
23,3
23,3
178,2
181,3
29 0,84 t (7,5) 12,1 0,85 t (7,5) 12,2 0,82 d (6,4) 16,4 0,86 d (6,0) 17,5
30
0,92 d (6,4) 21,0 0,95 d (6.0)
21,3
1' 173,4 172,7
2' 2,26 t (7,5) 34,9 2,03 s 24,3
3' 1,59 m 25,3
4'–13' 1,16–1,33 m 29,3–29,9
14' 1,16–1,33 m 32,1
15' 1,16–1,33 m 22,8
16' 0,88 t (7,5) 14,2
Ghi chú: Độ dịch chuyển hóa học (δ), đơn vị là ppm. Hằng số ghép (J) được viết trong dấu ( ), đơn vị là Hz
c: CDCl3 d: DMSO–d6 m: CD3OD *: Các tín hiệu bị che bởi dung môi
Phân tích dữ liệu phổ NMR của 4 cho thấy,
4 cũng có các tín hiệu của acid triterpen khung
ursan–12–en như hợp chất 3, bao gồm tín hiệu
proton olefin tại δH 5,22 (1H, m, H–12), 2 tín
hiệu proton methyl mũi đôi và 5 tín hiệu
proton methyl mũi đơn cộng hưởng trong
vùng trường cao từ 1,10–0,86 ppm trên phổ
1H–NMR; cũng như phổ 13C–NMR có tín hiệu
carbon của nhóm carboxyl tại δC 181,3, tín hiệu
của carbon olefin tại δC 139,2 (C–13) và 126,3
(C–12). Tuy nhiên, so với 3, hợp chất 4 có ít
hơn 1 tín hiệu proton carbinol và 1 tín hiệu
carbon carbinol, chứng tỏ 4 chỉ có một nhóm
hydroxyl tại C–3. Ngoài ra, phổ NMR của 4
còn cho thấy có sự hiện diện của một nhóm
acetyl. Điều này được chứng minh bởi tín hiệu
proton tại δH 2,03 (3H, s, H–2') của nhóm
methyl gắn vào nhóm carbonyl, tương ứng với
phổ 13C–NMR có thêm hai tín hiệu carbon tại
δC 172,7 (C–1') và 24,3 (C–2'). So sánh dữ liệu
phổ NMR của 4 với tài liệu tham khảo(2) cho
thấy có sự tương hợp, cấu trúc của 4 được đề
nghị là 3β–O–acetylursolic acid.
KẾT LUẬN
Từ cao ether dầu hỏa của lá cây Bần ổi, 4 hợp
chất bao gồm β–sitosterol (1), 3–O–palmitoyl–β–
sitosterol (2), corosolic acid (3) và 3β–O–
acetylursolic acid (4) đã được cô lập. Ngoại trừ
hợp chất (1), cả 3 hợp chất còn lại lần tiên được
báo cáo có hiện diện trong cây Bần ổi. Các
nghiên cứu tiếp theo trên loài cây này vẫn đang
được tiếp tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bandaranayake WM (2002). Bioactivities, bioactive compounds
and chemical constituents of mangrove plants. Wetl. Ecol.
Manag., 10: 421–452.
2. Gnoatto SCB, Dassonville–Klimpt A, Nascimento SD, Gale P,
Boumediene K, Gosmann G, Sonnet P, Moslemi S (2008).
Evaluation of ursolic acid isolated from Ilex paraguariensis and
derivatives on aromatase inhibition. Eur. J. Med. Chem., 43: 1865–
1877.
3. Hossain SJ, Basar MH, Rokeya B, Arif KMT, Sultana MS &
Rahman MH (2013). Evaluation of antioxidant, antidiabetic and
antibacterial activities of the fruit of Sonneratia apetala (Buch.–
Ham.). Orient. Pharm. Exp. Med., 13: 95–102.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 388
4. Morada NJ, Metillo EB, Uy MM and Oclarit JM (2011). Anti–
diabetic polysaccharide from mangrove plant. International
Conference on Asia Agriculture and Animal, IPCBEE, 13: 197–
200.
5. Nguyen THT, Poul EH, Nguyen KPP (2014). Thành phần hóa
học của cao etyl acetat của lá Bần ổi Sonneratia ovata, mọc ở rừng
ngập mặn Cần Giờ TP HCM. Tạp chí Y học TP HCM, 18 (1): 217–
221.
6. Nguyen THT, Pham NKT, Khanitha P, Poul EH, Nguyen KPP
(2014). Structure elucidation of four new megastigmanes from
Sonneratia ovata Backer (Lythraceae). Magn. Reson. Chem., 52:
795–802.
7. Nguyen THT, Ca TT, Nguyen KPP (2017). Các hợp chất lignan
cô lập từ cao ethyl acetate của lá Bần ổi Sonneratia ovata. Tạp chí Y
học TP HCM, 21(1): 1–6.
8. Tian M, Dai H, Li X, Wang B (2009). Chemical constituents of
marine medicinal mangrove plant Sonneratia caseolaris. Chin. J.
Oceanol. Limnol., 27(2): 288–296.
9. Wen X, Sun H, Liu J, Wu G, Zhang L, Wu X, Ni P (2005).
Pentacyclic triterpenes. Part 1: The first examples of naturally
occurring pentacyclic triterpenes as a new class of inhibitors of
glycogen phosphorylases. Bioorg. Med. Chem. Lett., 15: 4944–
4948.
10. Wetwitayaklung P, Limmatvapirat C, Phaechamud (2013).
Antioxidant and anticholinesterase activities in various parts of
Sonneratia caseolaris (L.). Indian J. Pharm. Sci., 75: 649.
11. Wu SB, Wen Y, Li XW, Zhao Y, Zhao Z, Hu JF (2009). Chemical
constituents from the fruits of Sonneratia caseolaris and Sonneratia
ovata (Sonneratiaceae). Biochem. Syst. Ecol., 37: 1–5.
12. Zheng and Pei (2008). Chemical constituents from Sonneratia
ovata. J. Shenyang Pharm. Univ., 25(1): 35–38.
13. Zhou J, Xie G, Yan X (2011). Encyclopedia of traditional Chinese
medicines, molecular structures, pharmacological activities, natural
sources and applications. Springer Heidelberg Dordrecht London
New York, 4: 561.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_doan_cau_truc_cua_cac_sterol_va_triterpen_co_lap_tu_la.pdf