Tài liệu Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu và độ bão hoà oxy máu tĩnh mạch trung tâm trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
121
GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ĐỘ THANH THẢI LACTATE
MÁU VÀ ĐỘ BÃO HOÀ OXY MÁU TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
Huỳnh Vân Khanh*, Nguyễn Thị Thanh*
TÓM TẮT
Mở đầu : Nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng là vấn đề sức khỏe chiếm tỉ lệ tử vong cao trên thế
giới cũng như tại Việt Nam dù đã có nhiều khuyến cáo điều trị được đưa ra. Độ thanh thải (ĐTT) lactate máu và
độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm (ScvO2) là 2 phương pháp được nghiên cứu nhiều để theo dõi hiệu quả
điều trị.
Mục tiêu : Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và ngưỡng phân chia tối ưu của ĐTT lactate trong tiên lượng tử
vong ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Khảo sát giá trị tiên lượng tử vong của ScvO2 ở bệnh
nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu bệnh đoàn hệ, trên 56 bệnh nhân nhiễm trùng huyết
nặng và sốc nhiễm trùng nhập...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu và độ bão hoà oxy máu tĩnh mạch trung tâm trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
121
GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ĐỘ THANH THẢI LACTATE
MÁU VÀ ĐỘ BÃO HOÀ OXY MÁU TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
Huỳnh Vân Khanh*, Nguyễn Thị Thanh*
TÓM TẮT
Mở đầu : Nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng là vấn đề sức khỏe chiếm tỉ lệ tử vong cao trên thế
giới cũng như tại Việt Nam dù đã có nhiều khuyến cáo điều trị được đưa ra. Độ thanh thải (ĐTT) lactate máu và
độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm (ScvO2) là 2 phương pháp được nghiên cứu nhiều để theo dõi hiệu quả
điều trị.
Mục tiêu : Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và ngưỡng phân chia tối ưu của ĐTT lactate trong tiên lượng tử
vong ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Khảo sát giá trị tiên lượng tử vong của ScvO2 ở bệnh
nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu bệnh đoàn hệ, trên 56 bệnh nhân nhiễm trùng huyết
nặng và sốc nhiễm trùng nhập khoa hồi sức ngoại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 9/2016 đến tháng
5/2017
Kết quả : Có 30 bệnh nhân trong nhóm sống và 26 bệnh nhân trong nhóm tử vong. ĐTT lactate máu giờ
thứ 6 của nhóm sống là 10,7 (-19,5 – 33,3), của nhóm tử vong là 0,07 (-26,3 – 27,2) (p = 0,8). Tỉ lệ ScvO2 giờ thứ
6 bất thường trong nhóm sống là 26,7%, trong nhóm tử vong là 38,5% (p = 0,35). Liều noradrenalin và điểm
SOFA lúc nhập hồi sức là yếu tố có liên quan độc lập với tỉ lệ tử vong.
Kết luận : ĐTT lactate máu giờ thứ 6 và độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm giờ thứ 6 không có ý
nghĩa tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
Từ khóa : ĐTT lactate máu, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
ABSTRACT
PROGNOSTIC VALUE FOR DEATH OF LACTATE CLEARANCE AND CENTRAL VENOUS
OXYGEN SATURATION IN SEPSIS AND SEPTIC SHOCK PATIENT
Huynh Van Khanh, Nguyen Thi Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 3- 2018: 121 - 125
Background: severe sepsis and septic shock have high mortality rate globally as well as in Vietnam despite
treatment recommendations. Lactate clearance (LC) and central venous oxygen saturation (ScvO2) are the two
most studied methods regarding treatment effects.
Objectives: Identify the sensitivity, specificity and optimal cut - off of lactate clearance for prognosis in
patients with sepsis and septic shock. Survey prognosis value of ScvO2 in patients with sepsis and septic shock
Method: case cohort study, 56 patients admitted surgical intensive care unit at Gia Dinh hospital with
severe sepsis or septic shock from 9/2016 to 5/2017
Results: 30 patients in survival group and 26 patients in no survival group. LC in the first 6 hours in
survival group is 10.7 (-19.5 – 33.3), in no survival group is 0.07 (-26.3 – 27.2) (p = 0.8). The incidence of
abnormal ScvO2 at 6 hours in survival group is 26.7%, in no survival group is 38.5% (p = 0.35). Noradrenalin
dose and admission SOFA score demonstrate independent correlation with mortality rate.
* Bộ môn Gây mê hồi sức trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Vân Khanh ĐT : 01685259003 Email : khanhhuynhdophin@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
122
Conclusion: LC in the first 6 hours and central venous oxygen saturation at 6 hour don’t have mortality
prognosis value in sepsis and septic shock patients
Key words: lactate clearance, central venous oxygen saturation, sepsis, septic shock
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhiễm trùng huyết nặng và sốc
nhiễm trùng được xem là vấn đề sức khỏe
toàn cầu trên toàn thế giới, chiếm tỉ lệ tử vong
cao, khoảng trên 20% tại Mỹ. Tại Việt Nam, tỉ
lệ này là 33,3% trong nghiên cứu của Lê Thị
Kim Nhung năm 2014 trên nhóm bệnh nhân
nhiễm trùng huyết điều trị tại bệnh viện
Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) (2), năm mươi sáu phần trăm trên
bệnh nhân sốc nhiễm trùng tại khoa Hồi sức
ngoại bệnh viện Nhân Dân 115 theo nghiên
cứu của Nguyễn Thiên Phú (4). Chính vì vậy
nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm
mục đích xác định yếu tố tiên lượng và theo
dõi hiệu quả điều trị tình trạng bệnh lý này,
trong đó ĐTT lactate máu và độ bão hòa oxy
máu tĩnh mạch trung tâm là 2 yếu tố được
nghiên cứu nhiều nhất hiện nay. Vai trò của
ĐTT lactate đã được khẳng định, tuy nhiên
vẫn chưa có sự thống nhất về ngưỡng phân
chia tối ưu của ĐTT lactate. Đối với ScvO2, các
nghiên cứu về giá trị của công cụ này còn
nhiều tranh cãi. Từ đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục đích:
Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và ngưỡng
phân chia tối ưu của ĐTT lactate trong tiên
lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết
và sốc nhiễm trùng.
Khảo sát giá trị tiên lượng tử vong của
ScvO2 ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc
nhiễm trùng.
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh đoàn hệ
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm
trùng huyết nặng hoặc sốc nhiễm trùng điều trị
tại khoa Hồi sức ngoại bệnh viện Nhân Dân Gia
Định từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017.
Tiêu chuẩn nhận
Những bệnh nhân nhập khoa hồi sức ngoại
bệnh viện Nhân dân Gia Định thoả các tiêu
chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng huyết nặng hoặc
sốc nhiễm trùng (theo SSC 2012 và phác đồ bệnh
viện Gia Định) tại thời điểm nhập khoa.
Tiêu chuẩn loại
Bệnh nhân dưới 18 tuổi, có thai, có chấn
thương kèm theo, có hội chứng vành cấp cần
được điều trị tái tưới máu ngay lập tức, có
kèm theo loại sốc khác, được chẩn đoán nhiễm
trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng tại một cơ
sở y tế khác mà không xác định rõ điều trị của
tuyến trước.
Định nghĩa nhóm bệnh, nhóm chứng
Nhóm bệnh là những bệnh nhân có kết
quả điều trị ngày thứ 30 mà tử vong, nhóm
chứng là những bệnh nhân có kết quả điều trị
ngày thứ 30 mà sống.
Các biến số
Biến số độc lập
ĐTT lactate máu giờ thứ 6 được tính theo
công thức
Độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm
giờ thứ 6: bất thường khi 89%, bình
thường khi ≤ 70% và ≤ 89%.
Biến số phụ thuộc
Kết quả điều trị ngày thứ 30 ( sống hay tử
vong).
Cỡ mẫu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu 1
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thiên Phú, OR độ thanh thải lactate < 10% giữa
nhóm tử vong và nhóm sống là 4,56, tỉ lệ bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
123
nhân có độ thanh thải lactate < 10% trong nhóm
sống là 25% (4). Áp dụng công thức tính cỡ mẫu
cho nghiên cứu bệnh chứng.
Với α là xác suất sai lầm loại 1 (α= 0,05), β là xác suất sai lầm loại 2 (β = 0,2), r là tỉ số mẫu giữa nhóm sống và nhóm tử vong
(r = (AR: tỉ lệ xuất hiện tử vong trong sốc nhiễm trùng))
Từ công thức trên chúng tôi tính ra n1 nhóm
bệnh (tử vong) = 32, n1’ nhóm chứng (sống) là 42.
Mục tiêu nghiên cứu 2
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2
tỉ lệ với p1 là tỉ lệ bất thường ScvO2 của nhóm
tử vong và p2 là tỉ lệ bất thường ScvO2 của
nhóm sống.
n =
Theo nghiên cứu của Drumheller, tỉ lệ ScvO2
bất thường trong nhóm tử vong là 44%, trong
nhóm sống là 36% (1), kết hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Thiên Phú, nhóm tử vong có tỉ lệ ScvO2
> 70% là 47,1%, còn nhóm sống có tỉ lệ ScvO2 >
70% là 53% (4), chúng tôi ước lượng tỉ lệ bất
thường ScvO2 ở nhóm tử vong là 60% (p1), ở
nhóm sống là 30% (p2). Từ công thức trên chúng
tôi tính ra được n2 = 24,8.
Kết hợp cỡ mẫu tính được theo 2 mục tiêu
nghiên cứu, chúng tôi có được cỡ mẫu cho toàn
bộ nghiên cứu là 74 bệnh nhân.
Cách tiến hành nghiên cứu
Những bệnh nhân thoả tiêu chuẩn nhận sẽ
được giải thích để xác nhận đồng ý tham gia vào
nghiên cứu, bệnh nhân sẽ được điều trị dựa theo
phác đồ điều trị nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm
trùng của bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Lactate
máu được đo ở thời điểm nhập khoa và 6 giờ
sau, ScvO2 được đo ở thời điểm sau khi đặt
catheter tĩnh mạch trung tâm và sau 6 giờ nhập
khoa. Kết quả điều trị sẽ được ghi nhận vào ngày
thứ 30.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được thống kê và xử lý bằng phần
mềm STATA 13.0 IC. Các biến định tính được
thể hiện dưới dạng tần số và tỉ lệ phần trăm, biến
định lượng được thể hiện dưới dạng số trung
bình ± độ lệch chuẩn (nếu biến có phân phối
chuẩn) hoặc dưới dạng số trung vị với khoảng tứ
phân vị (nếu biến có phân phối không chuẩn).
So sánh sự khác biệt giá trị trung bình của
các biến đặc điểm nền giữa 2 nhóm : dùng phép
kiểm Student’s t test 2 đuôi nếu phân phối
chuẩn, dùng phép kiểm Mann Whitney U test
nếu 2 nhóm có phân phối không chuẩn. So sánh
sự khác biệt về tỉ lệ phần trăm của 2 nhóm: sử
dụng phép kiểm Chi bình phương khi nhóm có
phân phối chuẩn hoặc Fisher khi nhóm có phân
phối không chuẩn. Dùng mô hình hồi quy
logistic đơn biến đề khảo sát sự khác biệt của
ĐTT lactate máu giờ thứ 6, ScvO2 giờ thứ 6 giữa
2 nhóm. Các biến có p < 0,2 trong mô hình đơn
biến và các biến có ý nghĩa lâm sàng trong các
nghiên cứu khác lần lượt được đưa vào phân
tích với từng biến độc lập trong mô hình logistic
đa biến để xử lý nhiễu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số bệnh nhân thu thập được là 56 bệnh
nhân, trong đó, nhóm sống có 30 bệnh nhân,
nhóm tử vong có 26 bệnh nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
124
Các đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Nhóm sống (n = 30 ) Nhóm tử vong (n = 26 ) Toàn bộ (n = 56) Giá trị p
Tuổi (năm) * 68,8 ± 14,4 70,4 ± 15,1 69,6 ±14,6 0,69
Giới nam (%) 36,7 42,3 22 (39,3) 0,67
Cân nặng (kg) * 57,4 ± 13,6 52,7 ± 11,2 55,2 ± 12,6 0,17
Bệnh lý
kèm theo
†
Tăng huyết áp 11 (36,7) 13 (50,0) 24 (42,9) 0,32
Nhồi máu cơ tim – thiếu máu cơ tim 5 (16,7) 4 (15,4) 9 (16,1) 1
Đái tháo đường 3 (10,0) 4 (15,4) 7 (12,5) 0,69
Hen, COPD 3 (10,0) 5 (19,2) 8 (14,3) 0,45
Suy thận 1 ( 3,3) 4 (15,4) 5 ( 8,9) 0,17
Xơ gan 1 ( 3,3) 0 ( 0 ) 1 ( 1,7) 1
Bệnh lý ác tính 0 ( 0 ) 1 ( 3,8) 1 ( 1,7) 0,31
Nhiễm
trùng
Ổ bụng 12 (40 ) 14 (58,3) 26(46,4)
0,41
Hô hấp 3 (10 ) 1 ( 3,9) 4(15,4)
Tiết niệu 1 ( 3,3) 0 ( 0 ) 1(1,7)
Da – mô mềm 2 ( 6,7) 0 ( 0 ) 2(3,4)
Sinh dục 0 (0) 1 ( 3,9) 1(1,7)
Đường mật 12(50,0) 10 (38,5) 22(39,3)
* Trung bình ± độ lệch chuẩn; † Số bệnh nhân (%)
Bảng 2 : Đặc điểm của lactate máu và ScvO2
Nhóm sống (n = 30 ) Nhóm tử vong (n = 26 ) Giá trị p
Lactate máu giờ thứ 0 * 2,5 (1,9 – 3,7) 3,0 (1,6 – 4,1) 0,77
Lactate máu giờ thứ 6 * 2,5 (1,7 – 3,7) 2,8 (1,6 – 4,5) 0,24
Độ thanh thải lactate giờ thứ 6 * 10,7 (-19,5 – 33,3) 0,07 (-26,3 –27,2) 0,80
Bất thường ScvO2 giờ thứ 6 † 8 (26,7) 10 (38,5) 0,35
* Trung vị (khoảng tứ phân vị); † Số bệnh nhân (%)
Không có sự khác biệt về mức độ nặng ban
đầu và đặc điểm điều trị giữa 2 nhóm ngoại trừ
liều noradrenalin cần sử dụng ban đầu của
nhóm tử vong cao hơn nhómg sống (p = 0,02)
Không có sự khác biệt về đặc điểm của
lactate máu và ScvO2 giữa 2 nhóm sống và tử
vong, kết quả được trình bày chi tiết trong
bảng 2.
Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm khi sử dụng các
ngưỡng -20%, -10%, 0%, 10%, 20%, 30% và 50%
để làm ngưỡng phân chia độ thanh thải lactate.
Phân tích đa biến các biến số liên quan đến tử
vong
Các biến cân nặng, tuổi, liều noradrenalin, sử
dụng adrenalin, điểm SOFA lúc nhập hồi sức, có
tăng huyết áp được đưa vào mô hình phân tích
đa biến với từng biến độc lâp. Kết quả cho thấy
liều noradrenalin là yếu tố có tương quan độc
lập với tử vong trong cả 2 mô hình biến độc lập
(p = 0,02), còn điểm SOFA lúc nhập hồi sức là
yếu tố tương quan độc lập với tử vong trong mô
hình của ScvO2 giờ thứ 6 (p = 0,04). ĐTT lactate
máu giờ thứ 6 và ScvO2 giờ thứ 6 không có
tương quan với tử vong trong mô hình đa biến.
BÀN LUẬN
Giá trị tiên lượng của lactate máu giờ thứ 6 và
độ thanh thải lactate máu giờ thứ 6
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lactate
máu giờ thứ 6 và độ thanh thải lactate máu giờ
thứ 6 không có sự khác biệt giữa 2 nhóm sống và
tử vong. Kết quả này tương tự với nghiên cứu
của Herwanto nhưng khác với nghiên cứu của
Marty(3), Walker(8), Phùng Nguyễn Thế Nguyên(5)
và Nguyễn Thiên Phú(4). Sự khác biệt này có thể
do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn
nhỏ so với các nghiên cứu khác trên thế giới.
Ngoài ra, kết quả điều trị còn bị ảnh hưởng bởi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
125
các yếu tố khác như sự đáp ứng với kháng sinh,
viêm phổi bệnh viện, tình trạng suy đa tạng
Giá trị tiên lượng của độ bão hòa oxy máu tĩnh
mạch trung tâm giờ thứ 6
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
ScvO2 giờ thứ 6 không phải là yếu tố tiên lượng
tử vong. Kết quả này tương tự với nghiên cứu
hồi cứu của tác giả Drumheller (p = 0,64)(1) và
nghiên cứu của Nguyễn Thiên Phú (p = 0,09)(4).
Nghiên cứu của Varpula(7) và nghiên cứu của
Pope(6) lại cho kết quả ScvO2 giờ thứ 6 có ý nghĩa
tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm trùng.
ScvO2 giảm < 70% có ý nghĩa các mô đang
trong tình trạng thiếu oxy và phải tăng tỉ lệ lấy
oxy từ máu động mạch để sử dụng cho nhu cầu
chuyển hóa. Tuy nhiên, các cơ sở sinh lý cho
thấy ScvO2 cao cũng có khả năng thể hiện tình
trạng mô thiếu oxy dẫn đến chết tế bào hoặc
shunt tế bào làm mô không lấy oxy được nữa. Vì
vậy nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung thêm
tiêu chí ScvO2 > 89% là giá trị bất thường để khảo
sát, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm thấy mối
tương quan giữa ScvO2 và tử vong trên bệnh
nhân sốc nhiễm trùng giống với nghiên cứu của
Drumheller (theo tiêu chuẩn mới), còn nghiên
cứu của Pope cũng sử dụng tiêu chuẩn mới
nhưng tác giả tìm thấy mối tương quan giữa
ScvO2 và tử vong. Có thể do nghiên cứu của
chúng tôi có cỡ mẫu còn nhỏ nên chưa tìm ra
được sự khác biệt giữa 2 nhóm như Pope. Tuy
nhiên, nghiên cứu của Drumheller là một nghiên
cứu có cỡ mẫu lớn nhưng cũng không tìm thấy
mối liên quan giữa ScvO2 với tử vong nên chúng
tôi cho rằng cần thêm những nghiên cứu mới sử
dụng tiêu chí mới để củng cố thêm chứng cứ cho
mối liên quan giữa ScvO2 và tử vong.
Nghiên cứu của chúng tôi mắc phải một số
những hạn chế sau: nghiên cứu thực hiện trong
thời gian ngắn nên số lượng bệnh nhân chúng
tôi thu thập được còn chưa đủ so với cỡ mẫu cần
có tính ban đầu, số bệnh nhân bị sót ghi nhận áp
lực tĩnh mạch trung tâm ban đầu cao nên chúng
tôi không đánh giá được đầy đủ kết quả điều trị
ban đầu, nơi thực hiện nghiên cứu là một trung
tâm y khoa lớn tại thành phố, với đầy đủ các
trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị cũng như
theo dõi điều trị, do đó kết quả của nghiên cứu
có thể sẽ khó áp dụng cho các bệnh viện mà điều
kiện về trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 56 bệnh nhân được
thực hiện tại khoa hồi sức ngoại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định, chúng tôi rút ra kết luận sau : độ
thanh thải lactate máu giờ thứ 6 không có ý
nghĩa tiên lượng tử vong trên bệnh nhân bị
nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, không có
mối tương quan giữa độ bão hoà oxy máu tĩnh
mạch trung tâm giờ thứ 6 và tử vong trên bệnh
nhân bị nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Drumheller BC, Agarwal A, E, et al (2016), "Risk factors for
mortality despite early protocolized resuscitation for severe
sepsis and septic shock in the emergency department", Journal
of Critical Care, 31 (1), pp. 13-20.
2. Lê Thị Kim Nhung , Nguyễn Ngọc Khánh (2014), "Một số đặc
điểm lâm sàng và tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết trên
người cao tuổi", Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (3),
pp. 192-197.
3. Marty P, Roquilly A, et al. (2013), "Lactate clearance for death
prediction in severe sepsis or septic shock patients during the
first 24 hours in Intensive Care Unit: an observational study",
Annals of Intensive Care, 3 (1), pp. 3
4. Nguyễn Thiên Phú, Nguyễn Thị Thanh (2016), "Giá trị tiên
lượng của độ thanh thải lactate máu và độ bão hoà oxy máu
tĩnh mạch trung tâm trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng", Tạp chí
y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20 (2), pp. 376-382.
5. Nguyễn Thiên Phú, Nguyễn Thị Thanh (2016), "Giá trị tiên
lượng của độ thanh thải lactate máu và độ bão hoà oxy máu
tĩnh mạch trung tâm trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng", Tạp chí
y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20 (2), pp. 376-382.
6. Pope JV, Jones AE, et al (2010), "Multicenter Study of Central
Venous Oxygen Saturation (ScvO2) as a Predictor of Mortality
in Patients With Sepsis", Annals of Emergency Medicine, 55 (1),
pp. 40-46.
7. Varpula M, Tallgren M, Saukkonen K, et al (2005),
"Hemodynamic variables related to outcome in septic shock",
Intensive Care Med, 31 (8), pp. 1066-1071.
8. Walker CA, Griffith DM, et al (2013), "Early lactate clearance
in septic patients with elevated lactate levels admitted from
the emergency department to intensive care: time to aim
higher?", Journal of Critical Care, 28 (5), pp. 832 – 837.
Ngày nhận bài báo: 17/01/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/02/2018
Ngày bài được đăng: 10/05/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_tien_luong_tu_vong_cua_do_thanh_thai_lactate_mau_va.pdf