Giá trị tiên lượng của NT-PROBNP (N-Terminal-B-Type Natriuretic Peptide) trong phẫu thuật tim ở người lớn

Tài liệu Giá trị tiên lượng của NT-PROBNP (N-Terminal-B-Type Natriuretic Peptide) trong phẫu thuật tim ở người lớn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 62 GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA NT-PROBNP (N-TERMINAL-B-TYPE NATRIURETIC PEPTIDE) TRONG PHẪU THUẬT TIM Ở NGƯỜI LỚN Khuất Tuấn Anh*, Nguyễn Thị Băng Sương**, Nguyễn Hoàng Định***, Lê Minh Khôi**** TÓM TẮT Mở đầu: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị hữu ích của NT-proBNP trong thực hành lâm sàng tim mạch nội khoa. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vai trò tiên lượng của chỉ điểm sinh học này trong phẫu thuật (PT) tim. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị của NT-proBNP trong tiên lượng mức độ nặng trong giai đoạn hậu phẫu của những bệnh nhân được phẫu thuật tim. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Bệnh nhân (BN) từ 15 tuổi trở lên, được PT tại khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. NT-proBNP được xét nghiệm trước PT và ngay sau PT. Khảo sát hệ số tương quan giữa NT-ProBNP với các chỉ điểm mức độ nặng của BN PT tim. Kết qu...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị tiên lượng của NT-PROBNP (N-Terminal-B-Type Natriuretic Peptide) trong phẫu thuật tim ở người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 62 GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA NT-PROBNP (N-TERMINAL-B-TYPE NATRIURETIC PEPTIDE) TRONG PHẪU THUẬT TIM Ở NGƯỜI LỚN Khuất Tuấn Anh*, Nguyễn Thị Băng Sương**, Nguyễn Hoàng Định***, Lê Minh Khôi**** TÓM TẮT Mở đầu: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị hữu ích của NT-proBNP trong thực hành lâm sàng tim mạch nội khoa. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vai trò tiên lượng của chỉ điểm sinh học này trong phẫu thuật (PT) tim. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị của NT-proBNP trong tiên lượng mức độ nặng trong giai đoạn hậu phẫu của những bệnh nhân được phẫu thuật tim. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Bệnh nhân (BN) từ 15 tuổi trở lên, được PT tại khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. NT-proBNP được xét nghiệm trước PT và ngay sau PT. Khảo sát hệ số tương quan giữa NT-ProBNP với các chỉ điểm mức độ nặng của BN PT tim. Kết quả: Từ ngày 01/03/2015 đến 31/05/2016 có 128 bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu. Nồng độ trung bình NT-proBNP trước và sau PT lần lượt là 1079,36 ± 2584,23 pg/mL và 2275,01 ± 4983,15 pg/mL. Hệ số tương quan giữa nồng độ NT-proBNP trước PT với thời gian hồi sức, thở máy, thời gian sử dụng thuốc vận mạch lần lượt là 0,44; 0,36 và 0,42. Hệ số tương quan giữa nồng độ NT-proBNP sau PT với thời gian hồi sức, thở máy, thời gian sử dụng thuốc vận mạch lần lượt là 0,64; 0,23 và 0,66 (p<0,05). Kết luận: Nồng độ NT-proBNP trước và ngay sau PT tim có giá trị tiên đoán độ nặng của BN trong giai đoạn hậu phẫu. Đây có thể là chỉ điểm sinh học có ích góp phần tiên lượng BN người lớn được PT tim. Từ khóa: NT-proBNP, suy tim, phẫu thuật tim ABSTRACT PROGNOSTIC VALUE OF NT-proBNP (N-terminal-B-type Natriuretic Peptide) IN ADULT PATIENTS UNDERGOING CARDIAC SURGERY Khuat Tuan Anh, Nguyen Thi Bang Suong, Nguyen Hoang Dinh, Le Minh Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 58 - 63 Background: A myriad of studies has clearly confirmed the clinical utility of serum NT-proBNP in cardiology. However, no study in Vietnam has been conducted to assess the prognostic value of this biomarker in adult patients undergoing cardiac surgery. Objectives: To assess the value of serum NT-proBNP in predicting post-operative severity in adult patients undergoing cardiac surgery. Materials and method: This was a prospective study. Patients above 15 years old, who were planned for elective cardiac surgery at the Cardiovascular Surgery Department, University Medical Center were recruited. Serum NT-proBNP levels before and immediate after the surgery were measured. The correlation coefficients *Khoa Xét Nghiệm, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM. **BM Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. ***BM Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. ****BM Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc, Khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: PGS.TS. Lê Minh Khôi ĐT: 0919731386 Email: leminhkhoimd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 63 between pre- and post-operative serum NT-ProBNP levels and clinical indicators of severity were analyzed. Results: From March 2015 to May 2016, 128 patients were recruited. Mean pre- and post-operative serum NT-proBNP levels were 1079.36 ± 2584.23 pg/mL and 2275.01 ± 4983.15 pg/mL, respectively. The correlation coefficients between pre-operative NT-proBNP level and ICU stay, mechanical ventilation length and duration of vasopressor/inotropic support were 0.44; 0.36 and 0.42, respectively. The correlation coefficients between post- operative NT-proBỆNH NHÂNP level and ICU stay, mechanical ventilation length and duration of vasopressor support were 0.64; 0.23 and 0.66 (p<0.05), respectively. Conclusions: The pre- and post-operative serum NT-proBNP levels were proved to have power to predict post-operative severity in patients undergoing cardiac surgery. NT-ProBNP would be a useful prognostic biomarker in this group of patients. Key words: NT-proBNP, heart failure, cardiac surgery ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một hội chứng sinh hoá – lâm sàng thường gặp trong lâm sàng tim mạch. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 5,7 triệu người mắc suy tim và hàng năm có thêm khoảng 670 000 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh(5). Bên cạnh các phương tiện chẩn đoán bệnh tim kinh điển như khám lâm sàng, điện tâm đồ, X-quang ngực và các kỹ thuật hiện đại hơn như siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò, cộng hưởng từ tim thì các dấu ấn sinh học cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân mắc bệnh tim. Một trong những dấu ấn sinh học được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng là các peptide thải natri niệu, trong đó có peptide thải natri niệu loại B đầu tận nitơ (N-terminal- B-type Natriuretic Peptide, NT-ProBNP). Trên thế giới, trong những năm vừa qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu khảo sát giá trị của NT-proBNP trong thực hành lâm sàng nhằm chẩn đoán rối loạn chức năng tâm thất, phân biệt các nguyên nhân hô hấp với nguyên nhân tim ở bệnh nhân khó thở, giá trị tiên lượng cũng như theo dõi đáp ứng với điều trị. Những nghiên cứu này đã khẳng định giá trị hữu ích của NT- proBNP trong thực hành lâm sàng tim mạch. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy nồng độ NT-proBNP có giá trị tiên đoán độc lập về thời gian nằm hồi sức, thời gian thở máy, tiên lượng tử vong,.. ở những bệnh nhân phẫu thuật tim mạch(1,3,2,3,6). Ở Việt Nam, giá trị hữu ích của NT-proBNP đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu về chẩn đoán điều trị nội khoa. Tuy nhiên trong lĩnh vực ngoại khoa, chưa có nghiên cứu về giá trị tiên lượng của NT-ProBNP ở những bệnh nhân được phẫu thuật tim mạch. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giá trị tiên lượng của NT-ProBNP trong phẫu thuật tim ở người lớn” nhằm khảo sát giá trị tiên lượng mức độ nặng hậu phẫu của nồng độ NT-ProBNP trước và ngay sau phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu Bệnh nhân tuổi từ 15 trở lên, được xác định chẩn đoán bệnh tim mạch và đã được lên lịch phẫu thuật theo chương trình tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch (PTTM), Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ đầu tháng 03/2015 đến tháng 05/2016. Tiêu chuẩn loại trừ Không có tiêu chuẩn loại trừ. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, quan sát. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu để ước tính hệ số tương quan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 64 Trong đó Trong đó C là hằng số liên quan đến sai sót loại I và sai sót loại II Số liệu từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hệ số tương quan dao động từ 0,19 đến 0,41. Chúng chúng tôi ước lượng hệ số tương quan của nghiên cứu này là 0,25, với khoảng tin cậy 95% (tức sai lầm α = 0,05) và power =0,8 (β = 0,2). Như vậy hằng số C là 7,85. Chọn α=0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z21- α/2 = Z20,975 = 1,96 (trị số từ phân phối chuẩn). Thay vào công thức, chúng tôi có được n = 123 BN. Nghiên cứu này thu nhận 128 BN. Cách tiến hành nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định mắc bệnh tim (dựa vào biểu hiện lâm sàng, thăm khám lâm sàng, X quang, điện tim, 2 bản siêu âm, chụp MSCT và chụp mạch máu kỹ thuật số xoá nền nếu có chỉ định) được lên chương trình phẫu thuật sẽ được thu nhận vào nghiên cứu. Ghi nhận các biến lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ, thực hiện định lượng NT- proBNP. Ghi nhận các biến số trong quá trình gây mê phẫu thuật (thời gian gây mê, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ, phương pháp mổ, kết quả siêu âm qua thực quản trong mổ). Ngay sau khi BN được chuyển về đơn vị hồi sức tim mạch, NT-ProBNP được thực hiện cùng với các xét nghiệm thường quy khác, ghi nhận các biến số gồm thời gian thở máy, thời gian dùng vận mạch, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện. NT-proBNP là biến số định lượng thể hiện kết quả xét nghiệm, được tính bằng đơn vị picrogram/mililit (pg/mL). Nồng độ NT- proBNP được đo bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (electrochemiluminescence immunoassay - ECLIA), với máy phân tích miễn dịch Cobas e601 và thuốc thử của công ty Roche tại Khoa Xét nghiệm, BV Đại học Y Dược TP.HCM. Phân tích số liệu Số liệu được nhập vào máy vi tính và sau khi đầy đủ thì được phân tích bằng phần mềm thống kê. Các chỉ số thống kê mô tả chủ yếu sử dụng tần số và tỉ lệ phần trăm. Ngoài ra, đối với biến số định lượng, ví dụ như giá trị nồng độ NT-proBNP, thời gian ở giai đoạn mê, giai đoạn hồi sức thì các kết quả được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn (nếu phân bố chuẩn) hoặc trung vị kèm theo khoảng tứ phân vị, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa (nếu không phân bố chuẩn). Diện tích dưới đường cong ROC và giá trị p, giá trị điểm cắt và khoảng tin cậy 95%. Khảo sát tương quan Pearson giữa các chỉ số với nồng độ NT-ProBNP và biểu thị bằng hệ số tương quan r và trị số p (có ý nghĩa khi p < 0,05). KẾT QUẢ Trong thời gian từ 03/2015 đến tháng 05/2016, nghiên cứu thu nhận được 128 BN từ 15 tuổi trở lên được phẫu thuật tim tại khoa PTTM, BV Đại học Y Dược TP.HCM. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu Biểu đồ 1: Phân bố các nhóm bệnh tim được phẫu thuật trong nghiên cứu Tuổi trung bình: 45,09 ± 16,84 (nhỏ nhất 17- lớn nhất 82) năm. Có 50 BN nữ chiếm 39,1% và 78 BN nam chiếm 60,9%. Các bệnh lý tim mạch thường gặp nhất trong nhóm nghiên cứu là bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 65 van tim (53,9%), bệnh tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ (24,2%), bệnh mạch vành (16,4%) và bệnh động mạch chủ (5,4%). Phân độ suy tim NYHA I chiếm 3,5%, NYHA II chiếm 52,6%, NYHA III chiếm 38,6% và NYHA IV chiếm 5,3%. Bảng 1. Đặc điểm gây mê, phẫu thuật và hồi sức Thời gian Trung bình ± SD Ngắn nhất Dài nhất Gây mê (phút) 376,91 ± 9,03 100 680 Tuần hoàn ngoài cơ thể (phút) 140,10 ± 6,50 48 349 Kẹp động mạch chủ (phút) 96,14 ± 5,23 19 273 Hồi sức (ngày) 4,75 ± 0,409 1 44 Thở máy (ngày) 1,38 ± 0,136 0 11 Vận mạch (ngày) 3,48 ± 3,7 1 23 Nồng độ NT-ProBỆNH NHÂNP trong nhóm nghiên cứu Phân suất tống máu thất trái (LVEF) trung bình trước mổ và sau mổ lần lượt là 61,51 ± 7,97% và 58,29 ± 10,46%. Đường kính thất trái cuối kỳ tâm trương (LVIDd) trung bình trước mổ và sau mổ lần lượt là 50,26 ± 9,68mm và 46,31 ± 7,04mm (p = 0,005). Bảng 2. Nồng độ NT-proBỆNH NHÂNP trước và sau phẫu thuật Nồng độ NT-proBNP Trung vị Tứ phân vị 25 – 75 Trước phẫu thuật (pg/mL) 189,95 56,51 – 838,83 Sau phẫu thuật (pg/mL) 822,95 403 - 2146 Nồng độ NT-ProBNP không theo phân phối chuẩn. Sau phẫu thuật, Nồng độ NT-ProBNP cao hơn trước mổ với p = 0,001 (t bắt cặp) và hệ số tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP trước và sau mổ là r = 0,7 với p = 0,001. Mối liên quan giữa nồng độ NT-ProBNP với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Bảng 3. Hệ số tương quan giữa nồng độ NT-proBNP trước và sau mổ với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Các đặc điểm NT-ProPNP trước phẫu thuật NT-ProPNP sau phẫu thuật Hệ số r Trị số p Hệ số r Trị số p Tuổi (năm) 0,29 0,001 BMI (kg/m 2 ) -0,09 0,303 Creatinin máu (mg/dL) 0,15 0,094 LVEF (%) -0,23 0,004 -0,23 0,005 LVIDd (mm) 0,15 0,05 0,14 0,07 Thời gian gây mê (phút) 0,195 0,014 Tuần hoàn ngoài cơ thể (phút) 0,24 0,013 Kẹp ĐM chủ (phút) 0,22 0,007 Hồi sức (ngày) 0,44 < 0,05 0,64 < 0,05 Thở máy (ngày) 0,35 < 0,05 0,23 < 0,05 Sử dụng vận mạch (ngày) 0,42 < 0,05 0,66 < 0,05 Giá trị tiên đoán tử vong của NT-ProBNP Chúng tôi sử dụng đường cong ROC để đánh giá năng lực tiên đoán tử vong sau mổ. Đối với nồng độ NT-proBNP trước phẫu thuật, phân tích cho thấy yếu tố này chưa có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,199). Ngược lại, nồng độ NT-proBNP định lượng ngay sau phẫu thuật có khả năng tiên đoán tử vong (p = 0,035). Diện tích dưới đường cong AUC của NT-proBNP trong tiên lượng tử vong là 0,778 (khoảng tin cậy 95 %: 0,586 – 0,971) (Biểu đồ 1). Sử dụng chỉ số Youden chúng tôi xác định điểm cắt nồng độ NT- proBNP sau phẫu thuật để có độ nhạy và độ đặc hiệu tối ưu trong dự báo tử vong sau phẫu thuật là 4352 pg/mL (độ nhạy 60%, độ đặc hiệu 91%). Biểu đồ 2: Đường cong ROC tiên đoán tử vong ở nhóm BN nghiên cứu dựa vào NT-ProBNP sau mổ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 66 BÀN LUẬN Hiện nay trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của NT-proBNP trong nội khoa tim mạch(1,3,2,3,6). Có một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã đề cập đến vai trò của NT-proBNP trong tiên lượng mức độ nặng ở BN phẫu thuật tim(3), tuy nhiên đây có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ NT-proBNP trước phẫu thuật trải dài từ 5 pg/mL đến 16389 pg/mL (trung vị 189,95 pg/mL, tứ phân vị 56,51 – 838,83 pg/mL). Trong nghiên cứu của Hua Liu và cộng sự, thì những bệnh nhân được phẫu thuật tim có nồng độ NT-proBNP trước phẫu thuật trải dài từ 19,3 pg/mL đến 35000 pg/mL (trung vị 728,4 pg/mL, tứ phân vị 213,5 – 2551 pg/mL). Điều này cho thấy tình trạng bệnh của các bệnh nhân rất khác nhau. Trong 57 bệnh nhân được đánh giá mức độ suy tim theo phân độ NYHA thì phân độ NYHA I chỉ có 2 BN và NYHA IV chỉ có 3 BN nên chúng tôi loại trừ 2 nhóm này trong đánh giá thống kê do số bệnh quá ít. Chúng tôi chỉ ghi nhận nồng độ NT-proBNP của nhóm NYHA II và NYHA III. Nồng độ NT-proBNP tăng dần theo mức độ suy tim: độ II (530,23 ± 1776,4 pg/mL), độ III (1341,91 ± 3429,3 pg/mL), p = 0,027. Như vậy, NT-proBNP cũng có giá trị góp phần vào chẩn đoán và phân độ suy tim trước mổ. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát mối tương quan của nồng độ NT-proBNP trước và sau phẫu thuật, sự tương quan này là tương quan thuận khá chặt chẽ, hệ số tương quan r = 0,7 với p = 0,001. Hệ số tương quan này thì cao hơn so với nghiên cứu Hua Liu và cộng sự (r = 0,526 với p < 0,001)(3). Trong nghiên cứu của Hua Liu(3), hệ số tương quan giữa nồng độ NT-proBNP trước phẫu thuật với LVIDd trước phẫu thuật là tương quan thuận yếu (r = 0,29, p < 0,001). Còn trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ nồng độ NT-proBNP trước phẫu thuật có mối tương quan tuyến tính với với LVIDd sau phẫu thuật (r = 0,23, p = 0,009), nồng độ NT-proBNP trước phẫu thuật cũng có mối tương quan với LVIDd trước phẫu thuật song mức p chưa có ý nghĩa thống kê (r = 0,15, p = 0,05). Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn như của tác giả Hua Liu, tuy nhiên nó cũng cho thấy được có sự tương quan giữa nồng độ NT-proBNP và đường kính tâm trương thất trái. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy so với những bệnh nhân sống sót, nhóm tử vong có chỉ số thuốc vận mạch – tăng co bóp (vasoactive inotropic score – VIS) cao hơn có ý nghĩa thống kê (tức là phải dùng thuốc vận mạch - tăng co bóp liều cao hơn để duy trì huyết áp). Trong nghiên cứu của chúng tôi, các kết quả phân tích nồng độ NT-proBNP trước và sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân có dùng thuốc vận mạch luôn cao hơn so với nhóm không dùng thuốc vận mạch (p = 0,001). Tình trạng bệnh nhân sử dụng thuốc vận mạch càng nhiều thì nồng độ NT-proBNP càng tăng. Thời gian dùng vận mạch sau phẫu thuật có tương quan vừa với nồng độ NT- proBNP trước phẫu thuật (r = 0,42), có tương quan khá chặt chẽ với nồng độ NT-proBNP sau phẫu thuật (r = 0,66). Điều này một lần nữa cho thấy nồng độ NT-proBNP sau phẫu thuật cho kết quả tiên lượng tốt hơn so với nồng độ NT- proBNP trước phẫu thuật Hệ số tương quan này cao hơn hẳn hệ số trước phẫu thuật r = 0,44. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP sau phẫu thuật với thời gian hồi sức là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Hệ số tương quan r = 0,64 là mức độ tương quan khá chặt chẽ. Như vậy, đây là phát hiện mới của nghiên cứu này. Điều này củng cố thêm nhận định của tác giả Crescenzi: nồng độ NT-proBNP sau phẫu thuật góp phần phản ánh rõ hơn những diễn biến phức tạp của quá trình phẫu thuật(1). Hạn chế của nghiên cứu Do đây là một nghiên cứu khảo sát đầu tiên nên chúng tôi thu thập tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật tim mà không tập trung vào Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 67 một nhóm bệnh cố định nên đôi khi khó tập trung phân tích đánh giá. Có một số nhóm bệnh có tổn thương cần phải phẫu thuật nhưng trên lâm sàng không gây nên hội chứng suy tim ví dụ nhóm BN có phình ĐM chủ. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 128 BN người lớn được phẫu thuật tim theo chương trình, chúng tôi ghi nhận nồng độ NT-ProBNP trung vị trước mổ là 189,95 (tứ phân vị 56,51-838,83) pg/mL, sau mổ là 822,95 (tứ phân vị 403-2146) pg/mL. Nồng độ NT-ProBNP trước mổ phản ánh mức độ suy tim theo phân độ chức năng NYHA. Nồng độ NT- ProBNP trước và sau mổ có mối tương quan chặt với r = 0,7 (p = 0,001). Nồng độ NT-ProBNP trước mổ có mối tương quan với thời gian hồi sức (r = 0,44), thời gian thở máy (r = 0,35) và thời gian sử dụng vận mạch (r = 0,42) (p < 0,05). Nồng độ NT- ProBỆNH NHÂNP sau mổ có tương quan khá chặt với thời gian hồi sức (r = 0,64), thời gian thở máy (r = 0,23) và thời gian sử dụng vận mạch (r = 0,66) (p < 0,05). Mức NT-ProBNP ngay sau mổ cũng có khả năng tiên đoán tử vong với diện tích dưới đường cong ROC là 0,778 (khoảng tin cậy 95%: 0,586 – 0,971). Ngưỡng cắt của nồng độ NT- proBNP sau phẫu thuật dự báo tử vong sau phẫu thuật là 4352 pg/mL (độ nhạy 60%, độ đặc hiệu 91%). Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam khảo sát giá trị tiên lượng của NT-proBNP trước và sau phẫu thuật tim. Nồng độ NT-proBNP ngay sau phẫu thuật có giá trị tiên đoán tốt hơn mức độ nặng và tử vong. Trong tương lai, cần có các nghiên cứu tập trung vào từng bệnh lý tim mạch cụ thể để xác định chính xác hơn giá trị tiên lượng của NT-ProBNP cho từng loại bệnh được phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Crescenzi G, Landoni G, Bignami E, Belloni I, Biselli C, Rosica C, Guarracino F, Marino G, Zangrillo A (2009). N-Terminal B- Natriuretic Peptide After Coronary Artery Bypass Graft Surgery. Journal of cardiothoracic and vascular surgery, 23 (2): pp 147–150. 2. Krzych LH, Andrzej Bochenek, Kołodziej T, Machej L, Węglarzy A, Błach A, Wilczyński M, Woś S, Bochenek A (2011). Diagnostic accuracy of pre−operative NT−proBỆNH NHÂNP level in predicting short−term outcomes in coronary surgery: a pilot study. Kardiologia Polska, 69(11): pp 1121–1127. 3. Liu H, Wang C, Liu L, Zhuang Y, Yang X, Zhang Y (2013). Perioperative application of N-terminal pro-brain natriuretic peptide in patients undergoing cardiac surgery. Journal of Cardiothoracic Surgery, 8(1): pp. 1-5. 4. Litton E, Ho KM (2011). The use of pre-operative brain natriuretic peptides as a predictor of adverse outcomes after cardiac surgery: a systematic review and meta-analysis. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 41 (3): pp. 525–534. 5. Oremus M, McKelvie R, Don-Wauchope A, Santaguida PL, Ali U, Balion C, Hill S, Booth R, Brown JA, Bustamam A, Sohel N, Raina P (2014). A systematic review of BỆNH NHÂNP and NT-proBỆNH NHÂNP in the management of heart failure: overview and methods. Heart Fail Rev, 19(4): pp. 413-199. 6. Schachner T, Wiedemann D, Fetz H, Laufer G, Kocher A Bonaros N (2010). Influence of preoperative serum N-terminal pro-brain type natriuretic peptide on the postoperative outcome and survival rates of coronary artery bypass patients. Clinics, 65(12): pp 1239-1245. Ngày nhận bài báo: 15/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_tri_tien_luong_cua_nt_probnp_n_terminal_b_type_natriuret.pdf
Tài liệu liên quan