Giá trị tác phẩm đời sống mới của chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay

Tài liệu Giá trị tác phẩm đời sống mới của chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay: 530 GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ĐỜI SỐNG MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở AN GIANG HIỆN NAY Th.S Huỳnh Ngọc An TÓM TẮT “Đời sống mới” là một tài liệu tuyên truyền, vận động, được Hồ Chí Minh trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau; tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam. Tác phẩm là sự định hướng khoa học cho việc xây dựng đời sống mới ở nước ta trước đây và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay nói chung và ở An Giang nói riêng. Từ khóa: nông thôn, nông thôn mới, An Giang, Hồ Chí Minh, Đời sống mới, học tập, tư tưởng. ghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Trên cơ sở đó, ngày 30/12/2016 Thủ tướng Ch...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị tác phẩm đời sống mới của chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
530 GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ĐỜI SỐNG MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở AN GIANG HIỆN NAY Th.S Huỳnh Ngọc An TÓM TẮT “Đời sống mới” là một tài liệu tuyên truyền, vận động, được Hồ Chí Minh trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau; tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam. Tác phẩm là sự định hướng khoa học cho việc xây dựng đời sống mới ở nước ta trước đây và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay nói chung và ở An Giang nói riêng. Từ khóa: nông thôn, nông thôn mới, An Giang, Hồ Chí Minh, Đời sống mới, học tập, tư tưởng. ghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Trên cơ sở đó, ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg chỉ đạo các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung trọng tâm nhằm đầy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Mặc dù, số xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” và mức độ đạt tiêu chí ở nhiều xã ở An Giang đạt ở mức trung bình khá so với các địa phương khác, do điều kiện đặc thù và việc đánh giá, công nhận đi vào thực chất, đúng theo quy định của Trung  Chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học An Giang N 531 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ương, không chạy theo thành tích, phong trào. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. An Giang thực hiện Chỉ thị trên bằng những hành động cụ thể và sâu rộng trong toàn dân. Xây dựng nông thôn mới ở An Giang là một minh chứng cụ thể. 1. Nội dung Với vị thế là một nước nông nghiệp, vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Nhận thức được điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem đây là phần quan trọng nhất trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước đối với Nhà nước mới. Do vậy, Người phát động ngay phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Để thực hiện phong trào, tháng 4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về xây dựng đời sống mới; tháng 12/1946, Người lại ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban xây dựng kế hoạch kiến thiết đất nước. Tháng 3/1947, tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh Tân Sinh) ra đời có tác dụng chỉ đạo và là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của nước ta. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh đất nước vừa được giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân, giành được độc lập dân tộc với nhiều khó khăn, phức tạp; cả nước phải thực hiện nhiệm vụ mới kháng chiến gắn liền với kiến quốc nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành được và xây dựng nước Việt Nam mới. Tác phẩm gồm Lời tựa, 19 mục, đánh số thứ tự từ I đến XIX, trình bày dưới dạng hỏi – đáp. Mỗi mục giải quyết một mặt của đời sống xoay quanh chủ đề chính là tập trung giải quyết vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa của tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới để cứu quốc và kiến quốc: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần thiết cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Anh TÂN SINH viết quyển “Đời sống mới” một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Đó là một quyển sách nhỏ, chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời 532 sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn”1. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới mỗi người phải tự xây dựng đời sống mới cho riêng mình. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng đời sống mới cho cả cộng đồng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Do nhiều người nhóm lại mà thành làng, do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”2. Việc xây dựng đời sống mới phải được thực hiện trên các nguyên tắc: cần, kiệm, liêm, chính và tích cực tăng gia sản xuất, Người nhấn mạnh: “Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. Không Cần, thì phí thời giờ nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút cục cũng như sản xuất ít. Tăng gia sản xuất ích riêng cho mình mà cũng ích chung cho cả nước. Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì không thể phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau”3. Đất nước ta còn nghèo lại đang phải khắc phục nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không ngừng làm thay đổi bộ mặt của một đất nước đang phát triển, trong đó phải kể đến những đóng góp quan trọng của ngành nông nghiệp. Vì thế mỗi cá nhân, mỗi tập thể và cả cộng đồng phải cố gắng nhiều hơn nữa trong lao động, sản xuất, trong tìm tòi - học hỏi và áp dụng tiến bộ của khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Hồ Chí Minh cho rằng: “việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết”4. Mặt khác, việc xây dựng phẩm chất đạo đức, nhân cách và khả năng của người nông dân là vấn đề nòng cốt. Người nông dân (vừa là chủ thể, vừa là đố i tượng, vừa là mục tiêu cuối cùng của công cuộc xây dựng nông thôn mới) phải siêng năng, cần cù, hăng hái thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, có tinh 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập (Xuất bản lần thứ 3), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.111 2 Sđd, t.5, tr.117 3 Sđd, t.5, tr.116 4 Sđd, t.11, tr.487 533 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH thần làm chủ, chủ động, sáng tạo trong lao động, sống có tinh thần, trách nhiệm, có tình, có nghĩa, luôn thương yêu, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo... Về mặt kinh tế phải làm cho người dân nông thôn có đủ cơm ăn, áo mặc, được học hành đầy đủ, được chăm sóc sức khỏe, được chữa bệnh mỗi khi ốm đau. Về mặt đạo đức phải trên thuận, dưới hòa, không thiên tư, thiên ái, không tham lam, ích kỷ, không tư lợi dù là cây kim sợi chỉ của chung. Về tác phong, từ sinh hoạt đến làm việc, phải rõ ràng, công bằng, có kế hoạch, khoa học và gọn gàng, ngăn nắp. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nông thôn mới phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần vì nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Xây dựng đời sống văn hóa của nông thôn mới cần gắn với cội nguồn mà nhân tố trung tâm là con người. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Với vai trò như vậy, chúng ta cần nhận thức sâu sắc phải nâng cao nhận thức cho người dân về văn hóa vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng và quyết tâm cao. Một khi ý nghĩa và giá trị của văn hóa đã thấm sâu vào tâm trí, vào tư duy nó sẽ nuôi dưỡng đạo đức, bản lĩnh chính trị và lý tưởng cộng sản của mỗi người. Bên cạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa là công tác truyền thông nông thôn. “Trước hết, phải tuyên truyền, giải thích và làm gương. Phải chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thì nói nhiều lần. Nói đi, nói lại, bao giờ người ta hiểu, người ta làm mới thôi”1. Một điều cốt lõi mà chúng ta phải luôn chú ý trong quá trình xây dựng nông thôn mới là vai trò lãnh đạo của Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: phải có Đảng lãnh đạo thì việc xây dựng nông thôn mới với thành công được nhưng lãnh đạo phải dân chủ, luôn ân cần đi sâu, đi sát, mọi việc đều phải đem ra bàn bạc lấy ý kiến và sự thống nhất của nhân dân. Làm như vậy, nhân dân càng tín nhiệm Đảng, chính quyền càng nêu cao tinh thần tập thể, tinh thần làm chủ, tinh thần chủ động và càng hăng 1 Sđd, t.5, tr.125 534 hái lao động sản xuất. Bên cạnh vai trò của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng đời sống mới, tháng 6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để từng bước đạt được các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) và Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Trong 11 chương trình, mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt, chúng ta phải tập trung chỉ đạo và thực hiện bốn chương trình mục tiêu cơ bản và trọng tâm là: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; xây dựng đời sống văn hóa thông tin và truyền thông nông thôn. Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Đảng ta đặt mục tiêu phải “xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới”1. Kế thừa những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng đã có những phát triển mới rõ rệt, nêu rõ hơn định hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn đổi mới mô hình tăng trưởng. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án tổng thể cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực: cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân. Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 – 2016), Nxb Chính trị quốc gia, 2015, tr.81 535 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế, phát triển các mặt xã hội và môi trường, Đảng ta tập trung phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo định hướng đó, Đảng ta tập trung xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ tin học vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân”1. Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt được những thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp. Năm 2011, toàn tỉnh có 2 xã đạt 10 tiêu chí, 36 xã đạt từ 6 đến 9 tiêu chí và 81 xã đạt dưới 5 tiêu chí; đến nay, không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí, có 13/119 xã được công nhận xã nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2011 đạt 16,6 triệu đồng/năm, đến nay là 27,56 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 10,5% còn 2,8%. Mục tiêu của tỉnh An Giang đến năm 2020 có 61/119 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới”, bình quân toàn tỉnh đạt ít nhất 15 tiêu chí/xã. Phấn đấu xây dựng huyện Thoại Sơn đạt chuẩn “huyện nông thôn mới”, thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Các xã đạt chuẩn nông thôn mới được duy trì và nâng chất. Để đạt mục tiêu chung, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X) ban hành Chương trình hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 tập trung các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận 1 Tài liệu nghiên cứu Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.69 536 thức về xây dựng nông thôn mới; - Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn; - Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; - Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và quản lý; - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội. 2. Kết luận Từ những kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn , ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg chỉ đạo các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung trọng tâm nhằm đầy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Tính đến tháng 10 năm 2017, toàn tỉnh có 21/119 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” (tương đương 17,65% so tổng số xã), 15 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 49 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 34 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí, bình quân đạt 12,39 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí. Dự kiến trong năm 2017 tỉnh An Giang phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM (nâng tổng số 32 xã NTM theo NQ của HĐND tỉnh). Từ thực tiễn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua và kết quả đạt được, chúng ta có thể thấy được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới từ năm 1947 đã tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày nay, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng; trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế toàn diện và chuyển đổi kinh tế toàn cầu./. 537 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo Trung ương, 2016, Tài liệu nghiên cứu Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb Chính trị quốc gia. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập (15 tập) xuất bản lần thứ 3, 2011, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật. 5. Số 04-CTr/TU, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh An Giang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020 6. Tân Sinh, 2011, Đời sống mới, Nxb Trẻ. Website tham khảo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42_9943_2207259.pdf
Tài liệu liên quan