Tài liệu Giá trị nồng độ Troponin I trong chẩn đoán kích thước sẹo sau nhồi máu cơ tim cấp đánh giá bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 153
GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ TROPONIN I TRONG CHẨN ĐOÁN
KÍCH THƯỚC SẸO SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
ĐÁNH GIÁ BẰNG KỸ THUẬT CHỤP SPECT/CT
Trần Song Toàn*, Lê Thanh Liêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Giá trị nồng độ Troponin I trong chẩn đoán kích thước sẹo sau nhồi máu cơ tim cấp được đánh giá
bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT.
Đối tượng và phương pháp: Thực hiện nghiên cứu tiền cứu với phương pháp quan sát và mô tả. Bao gồm
tất cả các bệnh nhân nhập khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy và được chẩn đoán NMCT cấp lần đầu tiên. Các
BN được khám lâm sàng, làm một số xét nghiệm thường quy và được chụp SPECT/CT vào ngày thứ 5 - 14 sau
NMCT cấp.
Kết quả: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 55 BN với độ tuổi trung bình (63,6 ± 11,2 tuổi). Giới
nữ (30,9%). Nhóm NMCT cấp có ST chênh lên chiếm (67,3%) cao hơn so với nhóm NMCT cấp không ST
chênh lên (32,7%). Trung vị của Troponi...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị nồng độ Troponin I trong chẩn đoán kích thước sẹo sau nhồi máu cơ tim cấp đánh giá bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 153
GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ TROPONIN I TRONG CHẨN ĐOÁN
KÍCH THƯỚC SẸO SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
ĐÁNH GIÁ BẰNG KỸ THUẬT CHỤP SPECT/CT
Trần Song Toàn*, Lê Thanh Liêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Giá trị nồng độ Troponin I trong chẩn đoán kích thước sẹo sau nhồi máu cơ tim cấp được đánh giá
bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT.
Đối tượng và phương pháp: Thực hiện nghiên cứu tiền cứu với phương pháp quan sát và mô tả. Bao gồm
tất cả các bệnh nhân nhập khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy và được chẩn đoán NMCT cấp lần đầu tiên. Các
BN được khám lâm sàng, làm một số xét nghiệm thường quy và được chụp SPECT/CT vào ngày thứ 5 - 14 sau
NMCT cấp.
Kết quả: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 55 BN với độ tuổi trung bình (63,6 ± 11,2 tuổi). Giới
nữ (30,9%). Nhóm NMCT cấp có ST chênh lên chiếm (67,3%) cao hơn so với nhóm NMCT cấp không ST
chênh lên (32,7%). Trung vị của Troponin I (20,2ng/ml; khoảng tứ phân vị: 7,1ng/ml – 43,5ng/ml). Và giá
trị trung vị ổ nhồi máu (17,7 %) so với thể tích thất (T). Nhóm BN có kích thước ổ nhồi máu (>= 25%)
chiếm tỉ lệ cao với 40%. Kích thước ổ nhồi máu ở nhóm NMCT có ST chênh cao hơn so với nhóm không ST
chênh (26,3 ± 18,4% so với 15,4 ± 11,5%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có mối tương
quan thuận, mức độ khá giữa nồng độ Troponin I và kích thước ổ NMCT cấp được đánh giá bằng kỹ thuật
chụp SPECT/CT. Hệ số tương quan vào N1 là: 0,607; N2 là: 0,56 và cao nhất là vào N3 với r = 0,698
(p<0,001). Hệ số tương quan giữa nồng độ Troponin I (giá trị cao nhất) và kích thước ổ NMCT cấp là (r =
0,604 với p 15%) với điểm cắt 16,92 ng/ml (độ nhạy
93,8%; độ chuyên 95,7%), giá trị tiên đoán dương là 96,7%.
Kết luận: Đánh giá vùng NMCT bằng kỹ thuật SPECT/CT là phương pháp đơn giản dễ thực hiện. Đây là
phương pháp hiệu quả để đánh giá ước tính vùng NMCT cấp, sẹo sau NMCT cấp và có mối tương quan thuận
giữa nồng độ Troponin I. Dựa vào Troponin I có thể ước đoán được kích thước sẹo sau nhồi máu, giúp ích trong
phân tầng nguy cơ.
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, Kích thước ổ NMCT, Xạ hình tim, SPECT/CT.
ABSTRACT
UTILITY OF CARDIAC TROPONIN I IN PREDICTING INFARCT SIZE IN PATIENTS WITH ACUTE
MYOCARDIAL INFRACTION BY SPECT/CT
Tran Song Toan, Le Thanh Liem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 153 - 159
Objectives: To evaluate the cardiac Troponin I in predicting infarct size in patients with acute myocardial
infarction (AMI) by Gated Single Photon Emission Computed Tomography-CT (SPECT/CT).
Materials and methods: All patients with their first AMI at Cardiology department in Cho Ray hospital.
All patients underwent gated SPECT-CT at 5 – 14 days post-AMI.
Results: A total of 55 patients (age, 63.6 ± 11.2 years; 30.9% women) with AMI. The type of infarct was ST-
segment elevation myocardial infarction in 67.3% compared to non-ST-segment elevation (32.7%). Troponin I
* Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Song Toàn ĐT: 0906923831 Email: transongtoanbvcr@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 154
(median, 20.2ng/ml; 25th percentile, 75th percentile: 7.1ng/ml, 43.5ng/ml). The infarct size of MI with ST-segment
elevation was higher than non-ST segment elevation (26.3 ± 18.4% vs. 15.4 ± 11.5%). This difference was
statistically significant (p <0.05). There were significant positive correlations between Troponin I with infarct size
by SPECT/CT (r1 = 0.607; r2 = 0.56; r3 = 0.698, p < 0.001). The highest cTn-I threshold 16.92 ng/ml was 93.8%
sensitive for large infarct size (>15%) with specificities of 95.7%, positive predictive value 96.7%, and negative
predictive value 91.3% (c = 0.902 - 1; p < 0.001).
Conclusions: Assessing infarct size after AMI by SPECT/CT is simple and there were significant positive
correlations between Troponin I with infarct size by SPECT/CT. Assessing highest cTn-I after AMI, effective
method to estimate infarct size and potentially useful for risk stratification.
Keywords: Acute Myocardial infarction, Troponin I, SPECT/CT.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay bệnh lý ĐMV đã trở thành là một
trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến tử
vong nhiều nhất trên toàn thế giới. Ngày nay, ở
các nước có thu nhập thấp và trung bình tỉ lệ
mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng(7,5).
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu bệnh
nhân bị NMCT cấp và hơn 1 triệu bệnh nhân
nghi ngờ NMCT cấp phải nhập đơn vị chăm sóc
mạch vành. Tại khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương, theo Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận có
khoảng 4,4 triệu bệnh nhân tử vong liên quan
đến bệnh lý tim mạch vào năm 2004. Những yếu
tố chính quyết định tiên lượng xấu sau NMCT
cấp là kích thước ổ nhồi máu, rối loạn chức năng
thất trái, rối loạn nhịp, kiểu nhồi máu. Trong đó
kích thước ổ nhồi máu là một trong những yếu
tố quyết định quan trọng trong tiên lượng lâu
dài sau biến cố mạch vành. Nếu kích thước ổ
nhồi máu lớn thì tiên lượng về lâu dài sẽ xấu
hơn. Xạ hình tưới máu cơ tim là một phương
pháp thăm dò không xâm lấn cho phép chẩn
đoán vùng cơ tim bị nhồi máu, cũng như kích
thước sẹo sau nhồi máu(2,3,5,11).
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ
Troponin không những là phương tiện để chẩn
đoán NMCT cấp mà còn có vai trò tiên lượng.
Tuy nhiên tại Việt Nam, nghiên cứu về kích
thước ổ nhồi máu, sẹo sau nhồi máu còn chưa
được quan tâm. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài:
“Giá trị nồng độ Troponin I trong chẩn đoán
kích thước sẹo sau nhồi máu cơ tim cấp được
đánh giá bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT”.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, kích thước ổ
nhồi máu cơ tim cấp được đánh giá bằng kỹ
thuật chụp SPECT/CT với 99mTc-Sestamibi.
Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ
Troponin I và kích thước ổ nhồi máu cơ tim cấp
được đánh giá bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT
với 99mTc-Sestamibi.
Giá trị nồng độ Troponin I trong chẩn đoán
kích thước sẹo sau nhồi máu cơ tim cấp được
đánh giá bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đau ngực hay khó chịu vùng
ngực, được chẩn đoán NMCT cấp lần đầu tiên
nhập vào khoa Nội Tim mạch BV. Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Bao
gồm tất cả các bệnh nhân nhập khoa nội tim
mạch bệnh viện Chợ Rẫy và được chẩn đoán
NMCT cấp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tiền căn NMCT trước đó hoặc
Bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật tim, chấn
thương tim hoặc Bệnh nhân có can thiệp mạch
vành trước đó hoặc Suy thận (độ thanh thải
creatinin ước tính (eGFR ≤ 30 ml/phút).
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 155
Phương pháp tiến hành
Các bệnh nhân được khám lâm sàng, đo
ECG, xét nghiệm men tim. Chụp xạ hình tim.
Chẩn đoán NMCT cấp dựa theo đồng thuận
mới của ESC/ACC/AHA (2012). Tiêu chuẩn
chẩn đoán: Tăng HA (theo JNC VIII), ĐTĐ
(theo ADA 2014)(11).
Phương pháp thử nghiệm
Thời điểm chụp xạ hình tưới máu cơ tim:
ngày thứ 5 – 14 sau NMCT cấp.
Ngày thực hiện xét nghiệm: BN cần phải
ngưng các thuốc đang sử dụng như: ức chế bêta,
nitrate và không được ăn sáng hoặc chỉ ăn nhẹ.
Kỹ thuật ghi hình và xử lý thông tin
Thiết bị: máy xạ hình cắt lớp điện toán
(Gamma camera – SPECT) hiệu Symbia® T6
SPECT/CT của hãng SIEMENS. Sử dụng phần
mềm 4DM – SPECT của trung tâm y khoa
trường Đại Học Michigan USA.
Thất trái được chia thành 17 vùng trên 3 trục:
trục ngắn, trục dài đứng và trục dài ngang.
Tính chất của vùng khuyết xạ: (Hình 1)
Hình 1: Đặc điểm bắt xạ.
Vùng bắt xạ tối đa (vùng “nóng” nhất) được
qui về nấc tối đa của thang màu (10,6,2).
Thang màu được chia thành 5 vùng:
Xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được, sẽ được xử lý
thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0 (Statistical
Programs for Social Sciences).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận được 55
bệnh nhân NMCT cấp lần đầu tiên nhập khoa
Nội Tim Mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
12/2013 đến tháng 10/2014. Tất cả 55 BN này đều
được thực hiện xạ hình tưới máu cơ tim trong
thời gian nằm viện. Kết quả thu được như sau:
Đặc điểm lâm sàng
Trong tổng số 55 BN bị NMCT cấp, chúng
tôi nghi nhận số BN bị NMCT ở giới nam là:
38 (69,1%) cao hơn so với giới nữ 17 (30,9%), Tỉ
lệ Nam/Nữ trong NC là: 2,2/1. Tuổi trung
bình: 63,6 ± 11,2 tuổi. Nhỏ nhất là: 41 tuổi. Cao
nhất là: 86 tuổi. Tuổi trung bình của nam: 63,1
± 11 tuổi, tuổi trung bình của nữ: 64,8 ± 11,8
tuổi. Sự khác biệt về tuổi trung bình giữa hai
nhóm là không có ý nghĩa thống kê (p = 0,615).
Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm đa số: 32/55
(58,2%).
Trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV
được mô tả bên trên, tăng huyết áp và rối loạn
chuyển hóa Lipid là 2 yếu tố xuất hiện với tần
xuất cao nhất (chiếm 72,7% và 75%).
Đặc điểm xạ hình tim
Hình 2: Đặc điểm kích thước ổ NMCT dựa theo phân
nhóm Killip.
Hình 3: Đặc điểm kích thước ổ nhồi máu dựa theo
phân loại NMCT cấp.
Bình thường
(>80%)
0 điểm
Giảm nhẹ
(60-80%)
1 điểm
Giảm nặng
(<50%)
3 điểm
Giảm trung bình
(50-60%)
2 điểm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 156
Tất cả các BN trong nghiên cứu có ít nhất 1
YTNC. Đa số bệnh nhân có 2 hoặc 3 YTNC
(65,4%).
Giá trị trung vị kích thước ổ nhồi máu ở
nhóm NMCT có ST chênh lên lớn hơn so với
nhóm NMCT không ST chênh lên (29,5% so với
11,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(kiểm định phi tham số Mann-Whitney U với p =
0,033). Chúng tôi nhận thấy kích thước ổ nhồi
máu cơ tim ở nhóm BN có phân độ Killip III-IV
lớn hơn so với nhóm BN có phân độ Killip I-II
(20,65% so với 17,7%). Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tương quan giữa nồng độ Troponin I và
kích thước ổ nhồi máu
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có
mối tương quan thuận, khá chặt chẽ giữa kích
thước ổ NMCT và nồng độ Troponin I đo vào
các ngày: 1, 2, 3 và giá trị cao nhất đo được.
Hình 4.
Hệ số tương quan vào ngày 1 là: r = 0,607
với p < 0,001; hệ số tương quan vào ngày 2 là: r
= 0,56 với p < 0,001; hệ số tương quan vào
ngày 3 là: r = 0,698 với p<0,001 và hệ số tương
quan giữa nồng độ Troponin I (giá trị cao nhất
đo được) và kích thước ổ NMCT là: r = 0,604
với p < 0,001.
Giá trị Troponin I trong chẩn đoán sẹo sau
NMCT cấp
Ngày 1
Ngày 2:
Ngày 3
Hình 5.
Dựa vào nồng độ cTn I được đo vào ngày
đầu tiên sau NMCT, đường cong ROC có giá
trị chẩn đoán sẹo sau NMCT của cTn I là: điểm
cắt 5,7ng/ml (độ nhạy 81,3%; độ chuyên
AUC = 0,692
KTC 95%: 0,747 –
0,910
AUC = 0,692
KTC 95%: 0,747 – 0,910
p < 0,05
Max_cTnI (n = 55)
r = 0,604
p < 0,001
Ngày 3 (n = 35)
r = 0,698
p < 0,001 Ngày 1 (n = 55)
r = 0,607
p < 0,001
Ngày 2 (n = 55)
r = 0,56
p < 0,001
AUC = 0,813
KTC 95%: 0,663 – 0,964
p < 0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 157
71,4%).
Ngày 2 là: 5,2 ng/ml (độ nhạy 70,8%; độ
chuyên 71,4%).
Ngày 3 là: 6,7 ng/ml (độ nhạy 66,3%; độ
chuyên 100%).
Hình 6.
Nhận xét: Điểm cắt của nồng độ Troponin I
trong chẩn đoán kích thước sẹo (> 15%) sau
NMCT bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT.
Sử dụng chỉ số Youden chúng tôi xác định
được điểm cắt của nồng độ cTn I trong chẩn
đoán kích thước sẹo (>15%) sau NMCT bằng kỹ
thuật SPECT/CT:
Bảng 1: Điểm cắt của nồng độ Troponin I trong chẩn
đoán kích thước sẹo
Điểm cắt (ng/ml) Độ nhạy Độ chuyên GTTĐD GTTĐA
16,92 93,8% 95,7% 96,7% 91,3%
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 55 bệnh nhân NMCT cấp
lần đầu được làm xạ hình tưới máu cơ tim và so
sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với y văn
và với các nghiên cứu của nhiều tác giả khác,
chúng tôi có một số bàn luận như sau:
Về đặc điểm lâm sàng
Theo nghiên cứu của chúng tôi, giới nam
chiếm tỉ lệ (69,1%) cao hơn so với giới nữ
(30,9%), với tỉ lệ Nam/Nữ: 2,2/1. Tác giả Adelaide
và cộng sự (6), nghiên cứu trên 121 BN bị NMCT
cấp lần đầu, được làm xạ hình tưới máu cơ tim,
ghi nhận giới nam bị NMCT cấp chiếm 69%. Tác
giả Tomasz Rakowski, Martin Hadamitzky và
Evangelos Giannitsis, cùng ghi nhận nam giới bị
NMCT cấp chiếm tỉ lệ rất cao, với tỉ lệ lần lượt là:
79,4%;77% và 82,26% (9,3).
Đặc điểm về xạ hình tim
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận
kích thước trung bình của ổ nhồi máu ở nhóm
NMCT có ST chênh lớn hơn so với NMCT
không ST chênh (26,3 ± 18,4 % so với 15,4 ±
11,5%). Sự khác biệt về kích thước ổ NMCT
giữa hai phân nhóm này là có ý nghĩa thống
kê (p = 0,01).
Tác giả Martin Hadamitzky, nghiên cứu trên
180 BN bị NMCT cấp được chụp SPECT. Trong
đó có 121 BN NMCT có ST chênh và 59 BN bị
NMCT không ST chênh, tác giả cũng ghi nhận
kích thước ổ nhồi máu ở nhóm NMCT có ST
chênh lớn hơn so với nhóm NMCT không ST
chênh (17,4 ± 18,4 % so với 9,15 ± 11,6 %). Sự
khác biệt về kích thước ổ NMCT giữa hai phân
nhóm này là có ý nghĩa thống kê (p = 0,00034).
Dựa theo phân độ Killip, trong nghiên cứu
của chúng tôi, ghi nhận kích thước ổ NMCT cấp
ở nhóm BN có phân độ Killip III-IV lớn hơn so
với nhóm BN có phân độ Killip I-II (20,65% so
với 17,7%). Sự khác biệt kích thước ổ nhồi máu
giữa hai phân nhóm này là không có ý nghĩa
thống kê (với p > 0,05; kiểm định phi tham số
Mann-Whitney U).
Hầu hết các nghiên cứu khảo sát về kích
thước ổ nhồi máu trong NMCT ở nước ngoài
cũng như ở trong nước, chúng tôi không tìm
thấy nghiên cứu khác so sánh kích thước ổ nhồi
máu cơ tim theo phân độ Killip nên không có số
liệu để so sánh.
Tương quan giữa nồng độ Troponin I và
kích thước ổ nhồi máu
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hệ số
tương quan cao nhất vào ngày 3 với r = 0,689, p <
0,001 (phép kiểm Spearman’s). Hệ số tương
quan vào ngày 1 là: r = 0,607 với p < 0,001, hệ số
tương quan vào ngày 2 là: r = 0,56, p < 0,001 và
hệ số tương quan giữa nồng độ Troponin I (giá
trị cao nhất đo được) và kích thước ổ NMCT là: r
= 0,604 với p < 0,001.
AUC = 0,959
KTC 95%: 0,902 – 1,00
p < 0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 158
Tác giả Stanley Chia và cộng sự (12), nghiên
cứu trên 378 BN bị NMCT cấp được chụp
SPECT cũng ghi nhận có mối tương quan
thuận, khá chặt chẽ giữa kích thước ổ NMCT
cấp và nồng độ Troponin I đo vào các thời
điểm: 12h, 24h, 48h, 72h và giá trị lớn nhất đo
được với hệ số tương quan (r) lần lượt là
(0,644/ 0,701/ 0,725/ 0,734 và 0,740; với p <
0,001). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi, tuy nhiên không có sự khác biệt
ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).
Nhìn chung qua nghiên cứu của các tác nước
ngoài đều ghi nhận có mối tương quan thuận,
khá chặt chẽ giữa kích thước ổ NMCT cấp và
nồng độ Troponin I đo vào các thời điểm ngày 1,
2 và 3 sau NMCT cấp. Và nhận thấy có mối
tương quan chặt chẽ nhất là vào ngày thứ 3. Kết
quả này cũng tương tự như nghiên cứu của
chúng tôi.
Giá trị Troponin I trong chẩn đoán sẹo sau
NMCT cấp
Chúng tôi sử dụng đường cong ROC để
đánh giá giá trị của Troponin I trong chẩn đoán
phát hiện sẹo sau NMCT cấp. Đường cong ROC
là biểu đồ mô tả độ nhạy, độ đặc hiệu cho tất cả
điểm cắt. Diện tích dưới đường cong là 0,5 nghĩa
là không có sự khác biệt, diện tích này càng tiến
về 1 sự khác biệt hay giá trị của xét nghiệm càng
lớn.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận,
nếu dựa vào nồng độ Troponin I (giá trị cao
nhất) trong đánh giá phát hiện sẹo NMCT bằng
kỹ thuật SPECT, chúng tôi cho kết quả: AUC =
0,754. Điều này cho thấy Troponin I là xét
nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán phát hiện
sẹo sau NMCT cấp với điểm cắt là 5,4 ng/ml. Với
điểm cắt này chúng tôi xác định được: độ nhạy là
87,5%, độ chuyên là 71,4%, GTTĐD là 95,5% và
GTTĐA là 45,5%.
Theo Adelaide M và cộng sự (2011), nghiên
cứu dựa trên Troponin T trong chẩn đoán phát
hiện sẹo sau NMCT cấp bằng kỹ thuật chụp
SPECT (ngày thứ 4 – 10) cho AUC = 0,72 (khoảng
tin cậy 95%: 0,63-0,82) và điểm cắt là 1,5 ng/ml
(Bảng 2).
Với việc dựa vào nồng độ Troponin I trong
chẩn đoán kích thước sẹo (>15%) sau NMCT cấp,
trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận: AUC =
0,959. Điều này cho thấy Troponin I là xét
nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán kích thước
sẹo (>15%) sau NMCT cấp, với điểm cắt là: 16,92
ng/ml (áp dụng chỉ số Youden). Với điểm cắt này
chúng tôi xác định được: độ nhạy là 93,8%, độ
chuyên là 95,7%, GTTĐD là 96,7%, GTTĐA là
91,3%.
Tác giả Stanley Chia, dựa vào Troponin I
trong chẩn đoán kích thước sẹo (>15%) sau
NMCT cấp, kết quả nghiên cứu cho AUC =
0,88 (khoảng tin cậy 95%: 0.84 - 0.92 với p <
0,001) với điểm cắt là 35 ng/ml (độ nhạy = 90%,
độ chuyên = 70%).
Bảng 2: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu ứng dụng
Troponin trong chẩn đoán sẹo NMCT cấp
Nghiên cứu n Thời điểm đo Troponin I Diện tích dưới đường cong (AUC)
Stanley Chia
(2008) 378 Giá trị cao nhất 0,748 (p< 0,001)
Vasile
(8)
(2008) 28 Giá trị cao nhất 0,76 (p< 0,001)
Evangelos Giannitsis
(2008) 25 72h 0,76 (p =0,0042)
Chúng tôi
55 Ngày 1 0,729 (p< 0,05)
55 Ngày 2 0,692 (p< 0,05)
35 Ngày 3 0,813 (p< 0,05)
55 Giá trị cao nhất 0,754 (p< 0,05)
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 55 bệnh nhân NMCT cấp
lần đầu nhập khoa Nội Tim mạch bệnh viện
Chợ Rẫy từ tháng 12/2013 10/2014 và được
chụp SPECT/CT chúng tôi rút ra những kết
luận sau:
Tuổi trung bình trong nghiên cứu là: 63,6 ±
11,2 tuổi, trong đó giới nam chiếm đa số
(69,1%) với tỉ lệ nam/nữ (2,2/1). Giá trị trung vị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 159
kích thước ổ NMCT cấp là: 17,7%, chúng tôi
ghi nhận kích thước ổ nhồi máu ở nhóm bệnh
nhân NMCT có ST chênh lên lớn hơn so với
nhóm NMCT không ST chênh lên (29,5% so
với 11,8%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Có mối tương quan thuận, mức độ khá giữa
nồng độ Troponin I và kích thước ổ NMCT cấp
được đánh giá bằng kỹ thuật chụp SPECT/CT.
Hệ số tương quan vào ngày 1 là: 0,607; ngày 2 là:
0,56 và cao nhất là vào ngày 3 với r = 0,698 (p <
0,001). Hệ số tương quan giữa nồng độ Troponin
I (giá trị cao nhất đo được) và kích thước ổ
NMCT cấp là (r = 0,604 với p < 0,001).
Dựa vào nồng độ Troponin I (giá trị cao nhất
đo được), có thể giúp ích cho chúng ta chẩn đoán
phát hiện sẹo sau NMCT cấp bằng kỹ thuật chụp
SPECT/CT. Với diện tích dưới đường cong
(AUC) = 0,754, KTC 95%: 0,519 – 0,990, p < 0,05.
Qua nghiên cứu, chúng tôi xác định được điểm
cắt của nồng độ Troponin I trong chẩn đoán phát
hiện sẹo sau NMCT cấp là: 5,4 ng/ml, với độ
nhạy: 87,5%, độ chuyên: 71,4%, giá trị tiên đoán
dương: 95,5% và giá trị tiên đoán âm: 45,5%. Với
điểm cắt của nồng độ Troponin I (≥ 16,92 ng/ml)
có thể giúp ích cho chúng ta dự đoán kích thước
sẹo (>15%) sau NMCT cấp bằng kỹ thuật chụp
SPECT/CT với AUC = 0,959, độ nhạy: 93,8%, độ
chuyên: 95,7%, giá trị tiên đoán dương: 96,7% và
giá trị tiên đoán âm: 91,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antman EM., Braunwald E. et al (1996) “Cardiac-specific
troponin I levels to predict the risk of mortality in patients with
acute coronary syndromes” N Engl J Med Oct 31;335(18):1342-9.
2. Chia S, Senatore F, et al (2008), “Utility of Cardiac Biomarkers
in Predicting Infarct Size, Left Ventricular Function, and
Clinical Outcome After Primary PCI for ST-Segment Elevation
Myocardial Infarction”, JACC, Vol.1, No.4, p.415 – 23.
3. Evangelos G., Kerstin K., Ivandic B. et al (2008), “Cardiac
Magnetic Resonance Imaging Study for Quantification of
Infarct Size Comparing Directly Serial Versus Single Time-
Point Measurements of Cardiac Troponin T”, JACC, Vol.51, No
3, p.307–14.
4. Gerson MC (1997), Cardiac Nuclear Medicine, 3rd Edit, Chapt 3
and 4, p53-141.
5. Gibbons MD and Miller TD (2011) Troponin T levels and
Infract size by SPECT myocardial perfusion imaging” JJAC:
Cardiovascular Imaging, Vol 4, NO.5, p523-533.
6. Jonas Hallén (2012), “Troponin for the Estimation of Infarct
Size: What Have We Learned?” Cardiology,121, p.204–212.
7. Lin GS, Hines HH, et al, (2006) Automated Quantification of
Myocardial Ischemia and Wall Motion Defects by Use of
Cardiac SPECT Polar Mapping and 4-Dimensional Surface
Rendering, J Nucl Med Technol, 34: 3-17.
8. Panteghini M, et al (2005), “Measurement of troponin I 48h
after admission as a tool to rule out impaired LV function in
patients with a first MI”, Clin Chem Lab Med, 43, p.848–854.
9. Shackett P (2009) Nuclear Medicine Technology: Procedures and
Quick Reference, 2nd Ed, chapter 12-13.
10. Thrall JH “Nuclear Medicine (2006) The Requisites In Radiology”
3rd ed. p450-507.
11. Thygesen K, Alpert JS et al (2012) “Third Universal Definition
of Myocardial Infarction” European Heart Journal 33, 2551–2567.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_nong_do_troponin_i_trong_chan_doan_kich_thuoc_seo_sa.pdf