Giá trị hoạt độ adenosine deaminase ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid

Tài liệu Giá trị hoạt độ adenosine deaminase ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 220 GIÁ TRỊ HOẠT ĐỘ ADENOSINE DEAMINASE Ở BỆNH NHÂN BỊ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID Huỳnh Thị Ngọc Ánh*, Vũ Quang Huy**, Lâm Vĩnh Niên***, Võ Nguyên Trung****, TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định hoạt độ enzyme adenosine deaminase ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid với nhóm người bình thường không bị rối loạn chuyển hóa lipid. So sánh hoạt độ enzyme adenosine deaminase với nồng độ biland lipid ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, diện dưới đường cong ROC, điểm cắt của ADA ở bệnh nhân bị rối loạn lipid máu. Phương pháp: Chọn 70 mẫu huyết thanh bệnh nhân đến khám tại phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn bị rối loạn chuyển hóa lipid. Chọn 70 mẫu huyết thanh của những người bình thường không bị rối loạn chuyển hóa lipid làm nhóm chứng. Ghi nhận thông tin của bệnh nhân. Tiến hành đo hoạt độ adenosine deaminse tại Trung tâm kiểm chẩ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị hoạt độ adenosine deaminase ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 220 GIÁ TRỊ HOẠT ĐỘ ADENOSINE DEAMINASE Ở BỆNH NHÂN BỊ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID Huỳnh Thị Ngọc Ánh*, Vũ Quang Huy**, Lâm Vĩnh Niên***, Võ Nguyên Trung****, TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định hoạt độ enzyme adenosine deaminase ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid với nhóm người bình thường không bị rối loạn chuyển hóa lipid. So sánh hoạt độ enzyme adenosine deaminase với nồng độ biland lipid ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, diện dưới đường cong ROC, điểm cắt của ADA ở bệnh nhân bị rối loạn lipid máu. Phương pháp: Chọn 70 mẫu huyết thanh bệnh nhân đến khám tại phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn bị rối loạn chuyển hóa lipid. Chọn 70 mẫu huyết thanh của những người bình thường không bị rối loạn chuyển hóa lipid làm nhóm chứng. Ghi nhận thông tin của bệnh nhân. Tiến hành đo hoạt độ adenosine deaminse tại Trung tâm kiểm chẩn Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Giá trị của hoạt độ adenosine deaminase của bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid cao hơn so với nhóm chứng. Hoạt độ adenosine deaminase tăng tỷ lệ thuận với nồng độ triglycerid, glucose, LDL-C ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid. Hoạt độ enzyme adenosine deaminase tăng tỷ lệ nghịch với nồng độ của HDL-C ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid. Kết luận: Định lượng hoạt độ adenosine deaminase có thể giúp phát hiện sớm bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid và góp phần ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Từ khoá: adenosine deaminase, rối loạn chuyển hóa lipid, biland lipid, rối loạn lipid máu ABSTRACT COMPARISON OF ADENOSINE DEAMINASE ACTIVITIES WITH BILAND LIPID LEVELS IN LIPID METABOLIC DISORDERS. Huynh Thi Ngoc Anh, Vu Quang Huy, Lam Vinh Nien, Vo Nguyen Trung, * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 220 - 225 Objectives: To determine the activity of adenosine deaminase enzyme in patients with lipid metabolic disorder with normal people without lipid metabolic disorders. Comparison of adenosine deaminase enzyme activity with biland lipid concentration in patients with lipid metabolic disorders. Determination of sensitivity, specificity, area under ROC curve, ADA cut point in patients with lipid metabolic disorders. Method: 70 outpatients qualified with the criteria for dyslipidemia and 60 control people were recruited. Blood adenosine deaminase activity was determined. Results: The value of adenosine deaminase activity of patients with lipid metabolic disorders was higher than in the control group. Adenosine deaminase activity increases in proportion to the concentration of triglyceride, glucose, and LDL-C in patients with lipid metabolic disorders.The activity of adenosine deaminase enzyme increases inversely with HDL-C concentration in patients with lipid metabolic disorders. *Khoa Xét nghiệm Y học, Trường Đại học Kỹ thuật Y–Dược Đà Nẵng **Trung tâm kiểm chuẩn Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ****Khoa Ngoại, Cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 221 Conclusion: Quantitative activity of adenosine deaminase can help detect early patients with lipid metabolic disorders and contribute to preventing possible complications. Keywords: adenosine deaminase, lipid metabolic disorders, biland lipid, dyslipidemia ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn chuyển hóa lipid thường gặp là tình trạng rối loạn lipid máu, trong đó tăng lipid máu là thường gặp nhất, còn giảm lipid máu ít gặp và cũng ít nghiêm trọng hơn. Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh động mạch vành và đột quỵ. Các nghiên cứu dịch tễ học tương lai dài hạn đã chỉ ra rằng những người có lối sống lành mạnh hơn và ít yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, và đặc biệt là những người có hồ sơ lipid thuận lợi, đã giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành. Phòng ngừa và quản lý hợp lý rối loạn lipid máu có thể làm thay đổi rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tim mạch(5). Tăng lipid máu, nhất là tăng cholesterol gây nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch và tắc huyết khối. Ngoài ra, người có tăng lipid máu còn dễ bị béo phì,tiểu đường, sỏi mật,xơ gan,viêm tụy(3). Rối loạn lipid máu hiện nay đang là một vấn đề rất quan trọng của y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và đã trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của nhiều nước. Adenosine deaminase (còn được gọi là adenosine aminohydrolase, hay ADA) là một enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa purin, xúc tác quá trình không thuận nghịch, khử amin của phân tử adenosine và 2’- deoxyadenosine thành inosine và deoxyinosine(10). ADA cần thiết cho sự phân hủy của adenosine từ thức ăn và cho sự chuyển hóa của các axit nucleic trong các mô. Chức năng chính của ADA ở người là sự phát triển và duy trì hệ thống miễn dịch(6). Adenosine và 2’ deoxyadenosin là những phân tử có nhiều tác động lên tế bào người. Do đó, việc cân bằng nội môi của các chất này cũng như hoạt tính của enzym ADA là rất quan trọng. ADA được tạo ra ở tất cả các tế bào nhưng nơi tổng hợp ADA nhiều nhất lại xảy ra ở các tế bào miễn dịch lympho(9). Một chức năng khác của adenosine deaminase là điều chỉnh sự phát triển của tế bào và các quá trình trao đổi chất carbohydrate thông qua điều chỉnh adenosine(8). Hiện nay, adenosine deaminase được dùng để chẩn đoán chủ yếu trong những bệnh lý về lao màng phổi(2) Sự tăng hoạt độ adenosine deaminase có liên quan đến tình trạng béo phì, kháng insulin, bất thường lipid máu, sự tăng huyết áp(4,7). Vì vậy để tìm hiểu mối liên quan của adenosine deaminsae và tình trạng rối loạn lipid huyết thanh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giá trị của enzym adenosine deaminase huyết thanh ở bệnh nhân bị rối loạn lipid”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định hoạt độ ADA ở bệnh nhân bị rối loạn lipid máu đến khám tại phòng khám bệnh viện Hoàn Mỹ thành phố Hồ Chí Minh so với nhóm người bình thường không có rối loạn lipid máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân khám sức khỏe bị rối loạn chuyển hóa lipid tại phòng khám bệnh viện Hoàn Mỹ thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018. Cỡ mẫu Theo cách chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu hàng loạt ca. Tiêu chuẩn chọn mẫu Nhóm bệnh: dự kiến 70 bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid máu theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP- ATPIII 2001(1). Nhóm chứng: gồm 70 người khỏe mạnh bình thường không có rối loạn chuyển hóa lipid. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân đang mắc các bệnh ảnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 222 hưởng đến sự hấp thu và chuyển hóa, đang dùng các thuốc có ảnh hưởng đến các thành phần của lipid máu. Bệnh nhân đang mắc bệnh lý ảnh hưởng đến thể trạng, cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông (như bệnh thận có phù, suy tim, xơ gan mất bù), các bệnh nội tiết như cường giáp (Basedow, Hashimoto...), suy giáp, hội chứng Cushing... Phương pháp tiến hành Xác định bệnh nhân đến khám sức khỏe tổng quát tại phòng khám được cho chỉ định làm các xét nghiệm bilan lipid. Mẫu máu được lấy vào buổi sáng sau khi nhịn ăn lúc 12h. Các mẫu máu được lưu lại và bảo quản đúng quy định. Ghi nhận các thông tin hành chính: tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp. Ghi nhận các thông tin về tiền sử bệnh nhân: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường Ghi nhận các thông tin về thói quen của bệnh nhân: vận động, ăn uống. Ghi nhận các chỉ số nhân trắc: cân nặng, chiều cao, vòng bụng, đo huyết áp. Sau khi xác định đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu, tiến hành xét nghiệm đo hoạt độ adenosine deaminase. Định lượng bilan lipid máu Mẫu máu tĩnh mạch 2ml lấy vào buổi sáng, khi chưa ăn sáng và cách bữa ăn tối hôm trước 12 giờ cho tất cả đối tượng nghiên cứu. Định lượng bilan lipid gồm: Cholesterol toàn phần (CT), Triglyceride (TG), HDL-c và LDL-c theo phương pháp so màu enzym, phân tích kết quả trên máy sinh hóa miễn dịch Abbott i2000 tại phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn (Bảng 1). Bảng 1. Đánh giá mức độ RLLPM theo NCEP, ATPIII (5/2001)(1) Chỉ số Phân loại CT 200 mg/dl ( 5,2 mmol/l) Tốt 200-230 mg/dl (5,2-6,2 mmol/l) Cao giới hạn ≥ 240 mg/dl (≥6,2 mmol/l) Cao HDL-C 40 mg/dl ( 1 mmol/l) 60 mg/dl ( 1,6 mmol/l) Chỉ số Phân loại LDL-C 100 mg/dl ( 2,6 mmol/l) Tối ưu 100-129 mg/dl (2,6-3,4 mmol/l) Gần tối ưu 130-159 mg/dl (3,4-4,2 mmol/l) Cao giới hạn 160-189 mg/dl (4,2-5 mmol/l) Cao ≥190 mg/dl (≥5 mmol/l) Rất cao TG 150 mg/dl ( 1,7 mmol/l) Bình thường 150-199 mg/dl (1,7-2,3 mmol/l) Cao giới hạn 200-499 mg/dl (2,3-5,7 mmol/l) Cao ≥500 mg/dl (≥5,7 mmol/l) Rất cao Bảng 2. Tiêu chuẩn béo phì của TCYTTG dành cho các nước Châu Á Phân loại BMI Gầy 18 Bình thường 18,5-22,9 Tăng cân Có nguy cơ ≥ 23-24,9 Béo độ I 25-29,9 Béo độ II ≥ 30 Chẩn đoán RLLPM được gợi ý khi có một số dấu chứng của RLLPM trên lâm sàng như thể trạng béo phì, ban vàng, các biến chứng ở một số cơ quan như TBMMN, bệnh mạch vành Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như sau: + Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL). + Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL). + LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL). + HDL-cholesterol <1,03mmol/L (40mmol/L). Xét nghiệm hoạt độ ADA huyết thanh Mẫu bệnh phẩm: Mẫu máu quay ly tâm tách lấy huyết thanh, mẫu được phân tích trong vòng 28 ngày với - 200C. ADA được định lượng trên máy Beckman Counter, kit hóa chất của hãng Beckman Counter. Xét nghiệm được tiến hành tại Trung tâm kiểm chuẩn Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. + Nguyên lý: Adenosine deaminase (ADA) xúc tác phản ứng biến đổi adenosine thành inosine và ammonium. Hoạt độ ADA được định lượng bằng tốc độ giảm của NADH, đo tại bước sóng 340nm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 223 ADA Adenosine +H2O Inosine + NH4+ GLDH 2-Ketoglutarate + NH4+ + NADH + H + Glutamate + H2O + NAD+ + Đơn vị tính: U/L. + Kết quả. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và Stata 13.0. Thống kê mô tả biến định lượng Để mô tả biến số theo luật phân phối chuẩn (Normal distribution) sử dụng giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Standard Deviation): X ± SD. Để mô tả biến số không theo luật phân phối chuẩn: sử dụng trung vị (median), tứ phân vị 25% và 75%. Test thống kê so sánh các tỷ lệ So sánh các giá trị trung bình: dùng test Anova và test t đối với biến số theo luật phân phối chuẩn, test Mann Whitney đối với biến số không theo luật phân phối chuẩn. Đánh giá sự khác biệt giữa các tỷ lệ của 2 hay nhiều nhóm độc lập (các nhóm độc lập do một biến định tính phân ra): + Dùng test χ2 với nếu vọng trị ≥ 20% số ô >5. + Dùng test chính xác Fisher nếu vọng trị (20% số ô) < 5. + Đánh giá kết quả χ2 được quy ra trị số khác biệt p: p>0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. p≤0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. p<0,01: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ So sánh hoạt độ adenosine deaminase (ADA) ở nhóm bệnh và nhóm chứng Hoạt độ trung bình của ADA nhóm bệnh là 27,8± 5,1 U/L, cao hơn so với nhóm người bình thường là 13,79 ± 3,24 U/L. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 3). Bảng 3. Hoạt độ ADA ở nhóm bệnh và nhóm chứng Hoạt độ ADA n X ± SD P Nhóm bệnh 70 27,8 5,1 <0,05 Nhóm chứng 70 13,79 3,24 Kiểm định t với phương sai không bằng nhau Hoạt độ ADA theo tuổi của nhóm nghiên cứu Bảng 4. Hoạt độ ADA theo tuổi của nhóm nghiên cứu N M ± SD Giá trị p 20-40 tuổi 56 20,35± 9,05 >0,05 ≥ 41 tuổi 64 21,2± 7,5 >0,05 M: trung bình, SD: độ lệch chuẩn Hoạt độ ADA trung bình theo tuổi ở nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) (Bảng 4). Hoạt độ ADA theo giới của nhóm nghiên cứu Bảng 5. Hoạt độ ADA theo giới của nhóm nghiên cứu N (%) M ± SD Giá trị p Nam 73 20,2±7,5 >0,05 Nữ 47 21.2±8,5 >0,05 M: trung bình, SD: độ lệch chuẩn Hoạt độ trung bình của ADA ở nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 5). Hoạt độ ADA theo vòng bụng và các thành tố hội chứng chuyển hóa Bảng 6. Hoạt độ ADA theo vòng bụng và thành tố của hội chứng chuyển hóa R Giá trị p Vòng bụng 0,64 <0,05 BMI 0,17 >0,05 Triglycerid 0,25 <0,05 Glucose 0,28 <0,05 Cholesterol 0,12 >0,05 HDL - C - 0,25 <0,05 LDL - C - 0,05 >0,05 Có mối tương quan thuận của hoạt độ ADA với vòng bụng, nồng độ triglycerid, glucose và có ý nghĩa thống kê với p<0,05, tương quan nghịch với nồng độ HDL – C và có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Hoạt độ ADA có mối tương quan thuận với BMI và nồng độ cholesterol nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Bảng 6). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 224 Hoạt độ ADA theo huyết áp Bảng 7. Hoạt độ ADA theo huyết áp Hoạt độ ADA n X ± SD p Tăng huyết áp 67 22,47 ± 8,66 <0,05 Huyết áp bình thường 53 18,71± 7,20 Hoạt độ trung bình của ADA ở hai nhóm tăng huyết áp và huyết áp bình thường khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 7). BÀN LUẬN Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán với sự tăng chu vi vòng bụng, sự tăng nồng độ của triglyceid máu, tăng nồng độ glucose máu, sự giảm nồng độ của HDL-C và tăng huyết áp(4). Chẩn đoán sớm hội chứng chuyển hóa là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Do đó cần có một dấu ấn huyết thanh học để phát hiện sớm hội chứng chuyển hóa và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Qua nghiên cứu này cho thấy có sự liên quan của hoạt độ ADA so với hội chứng chuyển hóa và cũng có sự tương quan của ADA với các thành tố của hội chứng chuyển hóa. Sự tăng hoạt độ ADA trong huyết thanh có thể được giải thích bởi adenosine. Adenosine làm giảm bài tiết renin từ các tế bào cạnh cầu thận và điều chỉnh quá trình oxy hóa axit béo tự do vì vậy tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp và quá trình chuyển hóa của cơ thể. Quá trình sản xuất và sử dụng adenosine phụ thuộc vào hoạt đông của enzyme 5’ nucleotidase và enzyme adenosine deaminase và adenosine kinase. Adenosine được hình thành trong các mô mỡ ngoại bào. Ở ngoại bào adenosine được vận chuyển bởi ADA. Khi adenosine giảm thì ADA sẽ tăng. Khi một lượng lớn các axit béo tự do hình thành thì sẽ được vận chuyển đến gan và sẽ được thủy phân thành triglycerid và cholesterol. Do đó tăng cao nồng độ của triglyceride, cholesterol, LDL-C và giảm nồng độ của HDL-C. Giảm adenosine dẫn đến sự điều tiết tích cực của việc tiết rennin từ tế bào cạnh cầu thận bằng cách điều hòa tăng huyết áp. Nghiên cứu này cho thấy có sự tăng nồng độ ADA trong trường hợp hội chứng chuyển hóa so với nhóm chứng. Những nghiên cứu về ADA cho thấy có sự liên quan giữa ADA với béo phì và hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu của Gowda và cộng sự (2012) ở những người bị bệnh ĐTĐ type 2 có sự tăng hoạt độ của ADA tương ứng với sự tăng lượng đường trong máu và nồng độ insulin trong máu(1). Nghiên cứu của Nwankwo AA và cộng sự (2013) về vai trò của ADA đối với bệnh nhân bị hội chứng chuyển hóa cho thấy hoạt độ ADA cũng tăng tương ứng với nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, nồng độ glucose, chỉ số BMI...(4). Nghiên cứu của Netravathi Basappa Sajjan và cộng sự (2016) về mối liên quan của hoạt độ ADA với các thành phần của hội chứng chuyển hóa cũng cho thấy khi hoạt độ ADA tăng thì các chỉ số liên quan đến hội chứng chuyển hóa cũng tăng tương ứng(7). Nghiên cứu này cho thấy rằng có một tương quan thuận giữa tăng hoạt độ ADA với sự gia tăng triglyceride, glucose, tăng huyết áp và và mối tương quan nghịch đáng kể giữa tăng hoạt độ ADA với nồng độ HDL - C giảm. Như vậy phát hiện sớm độ cao của hoạt độ ADA có thể giúp phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và biến chứng của nó và cũng có thể giúp đỡ trong theo dõi sự tiến triển của hội chứng chuyển hóa. Thiết nghĩ hoạt độ ADA đóng vai trò lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Giá trị của hoạt độ ADA trong nghiên cứu này là một enzym có hiệu quả trong chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. KẾT LUẬN Rối loạn lipid máu là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm hiện nay. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng rõ rệt và gây bệnh tật nghiêm trọng. Sự cần thiết trong phát hiện hội chứng chuyển hóa và các biến chứng hội chứng chuyển hóa để ngăn ngừa các biến chứng muộn. Giá trị của ADA trong hội chứng chuyển hóa giúp hỗ trợ phát hiện sớm, do đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của hội chứng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 225 chuyển hóa qua các giai đoạn và giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả chẩn đoán, điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ACC/AHA (2013). Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adults. Circulation, pp.1-84. 2. Habib A, Amin ZA, Raza SH, Aamir S (2018). "Diagnostic accuracy of cerebrospinal fluid adenosine deaminase in detecting Tuberculous Meningitis". Pak J Med Sci, 34(5):1215-8. 3. Iqbal J, Al Qarni A, Hawwari A, Alghanem AF, Ahmed G (2018). "Metabolic Syndrome, Dyslipidemia and Regulation of Lipoprotein Metabolism". Curr Diabetes Rev, 14(5):427-433. 4. Jadhav AA, Jain A (2012). "Elevated adenosine deaminase activity in overweight and obese Indian subjects". Arch Physiol Biochem, 118(1):1-5. 5. Kopin L, Lowenstein C (2017). "Dyslipidemia". Ann Intern Med, 167(11):81 - 96. 6. Lê Xuân Trường (2015). Những xét nghiệm Hóa sinh hiện đại sử dụng trong lâm sàng, pp.43-60. 7. Maggi S, Noale M, Gallina P, Bianchi D, Marzari C, Limongi F, et al (2006). "Metabolic syndrome, diabetes, and cardiovascular disease in an elderly Caucasian cohort: the Italian Longitudinal Study on Aging". J Gerontol A Biol Sci Med Sci, 61(5):505-10. 8. Muthiah B, Adarsh LS, Peddi NK, Menon VB (2016). "Adenosine deaminase as marker of insulin resistance". International Journal of Research in Medical Sciences, 4(7):2972-2979. 9. Nwankwo AA, Osim EE, Bisong SA (2013). "Contributory role of adenosine deaminase in metabolic syndrome". Niger J Physiol Sci, 28(1):73-6. 10. Sajjan NB, Makandar A (2016) "Evaluation of serum adenosine deaminase levels with components of metabolic syndrome". International Journal of Clinical Biochemistry and Research, 3(3):285-291. Ngày nhận bài báo: 15/05/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_tri_hoat_do_adenosine_deaminase_o_benh_nhan_bi_roi_loan.pdf
Tài liệu liên quan