Tài liệu Giá trị của xét nghiệm tự kháng thể Anti-Dsdna trong chẩn đoán độ hoạt động của viêm thận do lupus: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 226
GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM TỰ KHÁNG THỂ ANTI-DSDNA
TRONG CHẨN ĐOÁN ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA VIÊM THẬN DO LUPUS
Huỳnh Ngọc Phương Thảo*, Trần Thị Bích Hương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm thận do Lupus là bệnh diễn tiến thành từng đợt bùng phát xen kẽ những đợt lui bệnh.
Còn nhiều bàn cãi về sự tương quan giữa xét nghiệm tự kháng thể Anti-dsDNA và độ hoạt động của bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá sự tương quan giữa nồng độ kháng thể Anti-dsDNA và độ hoạt động của bệnh thông
qua các chỉ số SLEDAI, BILAG, độ hoạt động trên mô học NIH.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang, phân tích.
Kết quả: Trong thời gian 6 năm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 126 bệnh nhân viêm thận do Lupus
hoạt động, chúng tôi nhận thấy nồng độ Anti-dsDNA dương tính trong 70,6% các trường hợp, tương quan với
chỉ số hoạt động Lupus nói chung SLEDAI, nhưng không tương quan với với chỉ số BILAG thận, cũng ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của xét nghiệm tự kháng thể Anti-Dsdna trong chẩn đoán độ hoạt động của viêm thận do lupus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 226
GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM TỰ KHÁNG THỂ ANTI-DSDNA
TRONG CHẨN ĐOÁN ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA VIÊM THẬN DO LUPUS
Huỳnh Ngọc Phương Thảo*, Trần Thị Bích Hương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm thận do Lupus là bệnh diễn tiến thành từng đợt bùng phát xen kẽ những đợt lui bệnh.
Còn nhiều bàn cãi về sự tương quan giữa xét nghiệm tự kháng thể Anti-dsDNA và độ hoạt động của bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá sự tương quan giữa nồng độ kháng thể Anti-dsDNA và độ hoạt động của bệnh thông
qua các chỉ số SLEDAI, BILAG, độ hoạt động trên mô học NIH.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang, phân tích.
Kết quả: Trong thời gian 6 năm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 126 bệnh nhân viêm thận do Lupus
hoạt động, chúng tôi nhận thấy nồng độ Anti-dsDNA dương tính trong 70,6% các trường hợp, tương quan với
chỉ số hoạt động Lupus nói chung SLEDAI, nhưng không tương quan với với chỉ số BILAG thận, cũng không
tương quan với chỉ số hoạt động NIH.
Kết luận: Sử dụng nồng độ kháng thể Anti-dsDNA trong chẩn đoán độ hoạt động của bệnh viêm thận do
Lupus có giá trị hạn chế trong một số trường hợp.
Từ khóa: viêm thận do Lupus, độ hoạt động của bệnh, tự kháng thể Anti-dsDNA
ABSTRACT
VALUE OF ANTI-dsDNA LEVELS IN DIAGNOSIS OF DISEASE ACTIVITY OF LUPUS NEPHRITIS
Huynh Ngoc Phuong Thao, Tran Thi Bich Huong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 226-231
Background: Lupus nephritis has a course of exacerbations following disease quiescence. Correlation of
Anti-dsDNA antibody levels and disease activity is up to now controversial.
Objectives: To evaluate the correlation between Anti-dsDNA antibody levels and disease activity
determined by SLEDAI Index, renal BILAG Index and NIH Activity Index.
Method: analysis of a prospective, cross-sectional study
Results: For 6 years, we proceeded to study in 126 patients with active lupus nephritis. We showed that the
anti-dsDNA antibodies were positive in 70.6% of the patients, correlated with global measures of disease activity
(SLEDAI index), but not correlated with renal BILAG index, nor NIH Activity Index.
Conclusion: The use of anti-dsDNA antibody levels as biomarkers in evaluating the disease activity lupus
nephritis appears to be limited in some cases.
Keyword: lupus nephritis, disease activity, Anti-dsDNA autoantibody
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus đỏ hệ thống là bệnh lý phức tạp, gây
tổn thương nhiều cơ quan, trong đó tổn thương
thận chiếm 50-60% các trường hợp(1,3), là một
trong những bệnh cảnh nặng nề, có tỉ lệ tử vong
và tỉ lệ bệnh đồng mắc cao. Ngoài ra, viêm thận
do Lupus còn là một trong những bệnh lý diễn
tiến nhanh đến suy thận giai đoạn cuối, để lại
những gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc
tính của bệnh là diễn tiến thành nhiều đợt bệnh
*Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: ThS Huỳnh Ngọc Phương Thảo ĐT: 0918196969 Email: huynhngocphuongthao@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 227
bùng phát xen kẽ thời gian lui bệnh. Vì vậy nhu
cầu tìm ra một xét nghiệm huyết thanh học dễ
làm, ít tốn kém có khả năng phản ánh độ hoạt
động của bệnh để kịp thời điều trị trở nên vô
cùng cấp thiết. Kháng thể kháng chuỗi xoắn kép
DNA (Anti-double- stranded DNA) từ hơn 50
năm qua được xem như một chất đánh dấu hoạt
động của bệnh Lupus, đặc biệt là tình trạng tổn
thương thận, tuy nhiên kết quả giữa các nghiên
cứu chưa có sự thống nhất(4,8,18). Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh
giá xem nồng độ kháng thể Anti-ds DNA có
tương quan với các chỉ số đánh giá độ hoạt động
của bệnh được công nhận trên thế giới ngày nay:
Chỉ số SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus
Disease Activity Index), chỉ số BILAG thận
(British Isles Lupus Assessment Group) và chỉ số
hoạt động NIH trên mô học(1,3,16) hay không.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đến khám tại phòng
khám Thận và nhập viện khoa Nội thận Bệnh
viện Nhân dân Gia định, Bệnh viện Chợ Rẫy,
Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2011
đến tháng 06 năm 2018 thỏa các tiêu chuẩn sau
đây được nhận vào nghiên cứu: (1) có đủ 4/11
tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus đỏ hệ thống theo
Hiệp hội thấp khớp Hoa kỳ ACR và có tổn
thương thận, (2) được sinh thiết thận và có ít
nhất 10 cầu thận trên mẫu sinh thiết. Các bệnh
nhân này không có các tiêu chuẩn loại trừ sau
đây: (1) có thai, (2) có tổn thương cầu thận
khác đi kèm không phải do Lupus, (3) có
chống chỉ định sinh thiết thận, (4) bệnh nặng
tiên lượng tử vong như suy hô hấp nặng, suy
tim nặng, choáng nhiễm trùng nhiễm độc, (5)
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, phân tích.
Đây cũng là một phần trong một nghiên cứu
đoàn hệ theo dõi độ hoạt động của viêm thận
do Lupus của tác giả.
Các bước tiến hành
Chúng tôi thu thập số liệu theo tiêu chuẩn
chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ được mô tả ở
trên. Tất cả bệnh nhân sau khi được thăm
khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cận
lâm sàng, sẽ được sinh thiết thận qua da bằng
súng tự động dưới hướng dẫn trực tiếp siêu
âm, gửi mẫu cho Bs Trần Hiệp Đức Thắng
thuộc Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Nhân
dân Gia định đọc kết quả. Xết nghiệm tự
kháng thể Anti-ds DNA được thực hiện tại
trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic, bằng
phương pháp ELISA, do hãng ORGENTEC
Diagnostika GmbH, Đức cung cấp. Theo cung
cấp của nhà sản xuất, ngưỡng giới hạn bình
thường được xác lập từ những người hiến máu
tình nguyện là 25 IU/mL đối với Anti-dsDNA.
Các định nghĩa dùng trong nghiên cứu
Công thức ước đoán độ lọc cầu thận theo
CKD-EPI 2009(11).
eGFR (mL/phút/1,73m2 da) = 141 x min
(SCr/K, 1)α x max (SCr/K, 1)-1,209 x 0,993tuổi x1,018
(nếu là nữ) x 1,159 (nếu là nam).
Trong đó: K=0,7 đối với nữ, K = 0,9 đối với nam,
α=-0,329 đối với nữ, α=-0,411 đối với nam (KDIGO).
Chỉ số SLEDAI là chỉ số đánh giá độ hoạt
động của Lupus gồm bảng tổng hợp các điểm
đánh giá về lâm sàng và cận lâm sàng các cơ
quan như thần kinh, mạch máu, cơ xương khớp,
thận, da niêm, thanh mạc, huyết học theo các
trọng số khác nhau. Bệnh Lupus đỏ hệ thống
được xem là hoạt động khi SLEDAI lớn hơn
6(3,16).
Chỉ số BILAG cũng đánh giá hệ thống gồm
8 cơ quan riêng biệt. Tuy nhiên, ở đây chúng
tôi chỉ đánh giá BILAG trên tổn thương thận
mà thôi. Kết quả đánh giá BILAG chia làm 5
nhóm: A (Bệnh hoạt động mạnh cần điều trị
tích cực), nhóm B (Bệnh hoạt động trung bình),
nhóm C (Bệnh nhẹ), nhóm D (tiền căn có tổn
thương thận, hiện giờ không có), nhóm E
(Chưa có tổn thương thận)(3,16).
Chỉ số hoạt động (AI: activity index) NIH
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 228
trên mô học đã được trình bày chi tiết trong
nghiên cứu trước đây của chúng tôi. Chỉ số hoạt
động được gọi là cao khi lớn hơn 7(2,5).
Xử lý thống kê
Các biến liên tục được trình bày giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn nếu có phân phối
chuẩn, nếu không sẽ trình bày trung vị và tứ
phân vị. Lập bảng 2x2 và dùng phép kiểm Chi
bình phương để cho biết hai biến định tính có
liên hệ với nhau hay không. Dùng hồi qui
logistic để nghiên cứu tương quan giữa hai
biến định lượng nếu phân phối chuẩn, nếu
không sẽ dùng hệ số tương quan Spearman. Số
liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS
23.0, p có ý nghĩa thống kê nếu p <0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 11 năm 2011 đến
tháng 06 năm 2018, chúng tôi nhận được vào
126 trường hợp đáp ứng đủ điều kiện nghiên
cứu. Nữ có 113 ca, chiếm tỉ lệ 89,7%; nam có 13
ca, chiếm tỉ lệ 10,3%. Tỉ lệ nữ:nam là 8:1. Tuổi
trung vị là 27 (16-59, tứ phân vị 25% và 75%
lần lượt là 22 và 37). Thời gian mắc Lupus đỏ
hệ thống trước khi vào nghiên cứu với số
trung vị là 3 tháng (1-168 tháng, tứ phân vị
25% và 75% lần lượt là 1 tháng và 14 tháng).
Thời gian mắc viêm thận do Lupus với số
trung vị là 3 tháng (tứ phân vị là 1 tháng và 12
tháng).
Về đặc điểm viêm thận tại thời điểm nghiên
cứu, đa số bệnh nhân có tiểu đạm ngưỡng thận
hư với số trung vị là 3379 mg/g (tỉ lệ
albumin:creatinine nước tiểu) (180-30270 mg/g,
tứ phân vị 25% và 75% là 1788 mg/g và 6037
mg/g). Chỉ số creatinine tại thời điểm nhận vào
nghiên cứu có trung vị là 0,89 mg/dL (0,44-4,59
mg/dL, tứ phân vị là 0,72 và 1,3 mg/dL. Độ lọc
cầu thận ước đoán có số trung vị là
89mL/phút/1,73m2 da (16-147, tứ phân vị là 53,5
và 114 mL/phút/1,73m2 da). Tại thời điểm sinh
thiết thận có 48 bệnh nhân bị tổn thương thận
cấp, chiếm tỉ lệ 38,1%.
Tất cả 126 bệnh nhân đều được sinh thiết
thận với số cầu thận đều lớn hơn 10, có ý nghĩa
trong việc đánh giá chính xác các sang thương
giải phẫu bệnh. Số cầu thận trung bình là 23,6 ±
8,8. Theo phân nhóm ISN/RPS 2003, nhóm
nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp hội
chứng thận hư nhưng sinh thiết ra Class I chiếm
tỉ lệ 0,8%, 4 trường hợp class II (3%), 22 trường
hợp viêm cầu thận tăng sinh khu trú (Class III:
17,5%), 67 trường hợp viêm cầu thận tăng sinh
lan tỏa (Class IV: 53,2%), 20 bệnh nhân sang
thương màng đơn thuần (class V: 15,9%), 5 bệnh
nhân kết hợp class III và class V (4%), 7 bệnh
nhân kết hợp class IV và class V (5,6%).
Kết quả xét nghiệm Anti-ds DNA có số
trung vị 51IU/mL (0,4-780 IU/mL, tứ phân vị
25% và 75% là 19,3 và 200IU/mL).
Chỉ số hoạt động SLEDAI trung bình trong
nghiên cứu chúng tôi là 19,7 ± 0,63 (4-40), trong
đó có 123 bệnh nhân có chỉ số SLEDAI cao,
chiếm tỉ lệ 97,6%. Khi phân tích mối tương quan
giữa hai biến độc lập nồng độ Anti-dsDNA và
chỉ số SLEDAI, dùng hệ số tương quan
Spearman cho biến định lượng không có phân
phối chuẩn, chúng tôi thấy hai biến này tương
quan nhau với p = 0,01.
Khi đánh giá chỉ số BILAG thận chúng tôi có
123 trường hợp nhóm A (97,6% là hoạt động
mạnh) và 3 trường hợp nhóm B (2,4% là hoạt
động trung bình. Như vậy, tất cả bệnh nhân
chúng tôi đều bị viêm thận do Lupus dạng hoạt
động. Tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ kháng thể
Anti-dsDNA cao là 70,6% (89/126 bệnh nhân).
Trong nhóm 123 trường hợp BILAG nhóm A tức
là có độ hoạt động mạnh, có 37 bệnh nhân có
nồng độ Anti-dsDNA âm tính, chiếm tỉ lệ 30%;
trong khi trong nhóm 3 bệnh nhân BILAG nhóm
B, nhóm có hoạt động trung bình, tất cả đều có
nồng độ kháng thể dương tính. Như vậy không
có sự tương xứng giữa nồng độ kháng thể và độ
nặng của bệnh theo phân độ BILAG.
Có 101 bệnh nhân bị viêm cầu thận tăng sinh
thuộc class III và class IV được tính chỉ số hoạt
động NIH trên mô học. Chỉ số hoạt động (AI)
trung bình là 8,7 ± 0,3. Có 68 bệnh nhân chỉ số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 229
hoạt động cao, chiếm tỉ lệ 67,3%; 33 bệnh nhân
chỉ số hoạt động thấp, chiếm tỉ lệ 32,7%. Khi
phân tích tương quan giữa hai biến định lượng
nồng độ kháng thể Anti-dsDNA và chỉ số hoạt
động NIH, dùng hệ số tương quan Spearman,
chúng tôi thấy hai biến này không tương quan
nhau vì p = 0,108. Lập bảng 2 x 2, dùng phép
kiểm Chi bình phương kiểm định hai biến định
tính là chỉ số hoạt động NIH cao hay thấp và
nồng độ Anti-dsDNA cao hay thấp, ta có χ2 =
0,167, df = 1, p = 0,683, cũng không có ý nghĩa
thống kê.
BÀN LUẬN
Trong 6 năm từ tháng 11 năm 2011 đến
tháng 6 năm 2018, chúng tôi thu nhận được 126
bệnh nhân, trong đó có 101 bệnh nhân viêm
thận do Lupus thể tăng sinh. Đây là một số
lượng bệnh nhân tương đối lớn so với các
nghiên cứu khác. Nghiên cứu của chúng tôi có
tỉ lệ nữ:nam là 8:1, tuổi trung vị là 27 cũng gần
giống y văn về dịch tể học(1,3). Phần lớn các bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có độ hoạt
động bệnh nặng về ảnh hưởng của Lupus trên
các cơ quan nói chung thông qua chỉ số SLEDAI
cao, có tổn thương thận nặng với chỉ số BILAG
thận phần lớn là nhóm A, có tiểu đạm nhiều,
chủ yếu mức thận hư. Tóm lại, đây là những
bệnh nhân đang vào đợt bùng phát Lupus nên
dễ đánh giá các chỉ số hoạt động và mối tương
quan của chúng. Nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy Anti-dsDNA dương tính trong 70,6% các
trường hợp và có tương quan với độ hoạt động
của bệnh tính bằng chỉ số SLEDAI. Điều này
cũng giống với các nghiên cứu khác trên thế
giới(8,9,12). Isenberg DA(8) đã cho thấy trong đoàn
hệ nghiên cứu về lupus của Ông trên 450 bệnh
nhân từ năm 1978 có nồng độ anti –dsDNA
tăng cao trong những giai đoạn hoạt động của
bệnh là 70%. Tỉ lệ này là 60% trong 300 bệnh
nhân bị Lupus đỏ hệ thống tại một phòng khám
chuyên điều trị lupus UCH/Middlesex từ năm
1978 đến năm 2000(6,12). Nồng độ kháng thể này
thường tăng cao trong những bệnh nhân lupus
đỏ hệ thống có tổn thương thận và thường liên
quan đến hoạt động của bệnh(7,13,15). Điều này
xuất phát từ cơ chế sinh bệnh của bệnh Lupus
đỏ hệ thống, đặc biệt là những trường hợp có
tổn thương thận. Đây là bệnh lý gây rối loạn
điều hòa miễn dịch, dẫn đến mất khả năng tự
dung nạp và đáp ứng miễn dịch thứ phát, liên
quan đến sự giảm tế bào T độc tế bào, tế bào T
ức chế, làm tăng số lượng tế bào T giúp đỡ
(CD4+), hoạt hóa tế bào B, dung nạp tế bào B
khiếm khuyết, phát tín hiệu cho các tế bào T rối
loạn chức năng tạo ra các Cytokin Th1, Th2 bất
thường, dẫn đến tăng sinh và biệt hóa thành các
tế bào tạo kháng thể chống lại kháng nguyên
nhân như Anti-dsDNA. Sự tạo thành các phức
hợp miễn dịch lưu hành trong máu, sự lắng
đọng phức hợp miễn dịch cùng với hoạt hóa bổ
thể gây tổn thương cầu thận(1). Các cơ sở lý
thuyết trên đã được chứng minh qua những
bằng chứng thực nghiệm trên bệnh nhân bị
Lupus đỏ hệ thống cũng như trên mô hình thực
nghiệm ở chuột, có thể gây ra tổn thương cầu
thận ở chuột nếu chích huyết thanh của bệnh
nhân bị lupus đỏ hệ thống có chứa kháng thể
Anti-dsDNA(10). Sự lắng đọng các phức hợp
miễn dịch tại cầu thận có thể do kháng thể này
phản ứng chéo với thành phần α-actinin của
màng đáy hoặc tế bào biểu mô tạng hoặc thông
qua cơ chế gián tiếp kháng thể này kết hợp với
nucleosome mà bên trong có chứa DNA lưu
hành trong dòng máu tích điện dương sẽ đến
gắn với phân tử heparan sulphate tích điện âm
tại màng đáy, sẽ kích hoạt bổ thể gây ra tổn
thương cầu thận(8). Nhưng không phải kháng
thể Anti-dsDNA nào cũng có thể là thủ phạm
gây bệnh, chỉ những kháng thể có ái lực cao với
kháng nguyên như phân nhóm IgG1 và IgG3
mới có khả năng gây bệnh(17). Xét nghiệm của
chúng tôi không có khả năng phân tích các
thành phần dưới nhóm của kháng thể này.
Ngoài ra định lượng nồng độ kháng thể Anti-
dsDNA bằng phương pháp ELISA mặc dù dễ
thực hiện, rẻ tiền nhưng cũng bộc lộ nhiều
khuyết điểm đáng lưu ý khi nhận định kết quả
như tính không đồng nhất về nguồn sản xuất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 230
kháng nguyên, tính không đồng nhất về kích
thước và cách trình diện kháng nguyên, vấn đề
gắn kết phức hợp miễn dịch do lớp áo bọc
ngoài kháng nguyên chứ không liên quan trực
tiếp đến kháng nguyên, tạp nhiễm ssDNA,
ngưỡng giá trị bình thường khác nhau dẫn đến
khó khăn trong chuẩn hóa giữa các phòng xét
nghiệm(14).
Nghiên cứu của chúng tôi mặc dù cho thấy
sự tương quan giữa nồng độ kháng thể Anti-
dsDNA với chỉ số hoạt động Lupus nói chung
(SLEDAI) nhưng lại không có tương quan với
chỉ số BILAG thận, và không tương quan độ
hoạt động trên mô học (chỉ số AI NIH). Điều này
có nghĩa là đôi khi tổn thương thận rất nặng,
nhiều bệnh nhân có sang thương tăng sinh lan
tỏa, có sang thương liềm, suy thận tiến triển
nhanh nhưng lại có kháng thể Anti-dsDNA âm
tính. Các kết quả này cũng được quan sát trong
nghiên cứu của tác giả Ho A(4). Ông cũng so sánh
nồng độ Anti-dsDNA với chỉ số hoạt động
BILAG và SLEDAI, lại thấy một điều nghịch lý
là nồng độ kháng thể này giảm khá thấp khi
bệnh nhân bị đợt bùng phát nặng. Nghiên cứu
của Villegas-Zambrano N(18) cho thấy mối tương
quan kém giữa độ hoạt động của bệnh và nồng
độ tự kháng thể và nồng độ bổ thể C3, C4.
Nguyên nhân của điều nghịch thường này là
trong những trường hợp đợt bùng phát nặng
kháng thể bị lắng đóng trong phức hợp miễn
dịch tại mô thận làm giảm nồng độ lưu hành
trong huyết tương là giá trị mà chúng ta đo
lường. Ngoài ra, khi bệnh nhân bị tổn thương
cầu thận nặng gây tiểu đạm ngưỡng thận hư sẽ
mất protein qua nước tiểu rất nhiều trong đó có
thành phần kháng thể này. Biểu hiện bệnh thận
còn do kết hợp nhiều yếu tố khác nhau trên từng
cá thể bệnh nhân chẳng hạn như tuổi, tăng huyết
áp, béo phì, các tác động khác của môi trường và
thuốc men.
Nghiên cứu của chúng tôi mặc dù có số
lượng bệnh nhân tương đối lớn, sử dụng công
cụ đánh giá hiện đại, được công nhận trên thế
giới nhưng vẫn còn hạn chế là chỉ so sánh
tương quan nồng độ kháng thể và độ hoạt
động của bệnh tại một thời điểm, mà chưa có
sự theo dõi sự biến thiên nồng độ ở những
thời điểm khác nhau.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 6 năm trên 126 bệnh nhân
viêm thận do Lupus hoạt động, chúng tôi nhận
thấy kháng thể Anti-dsDNA dương tính trong
70% trường hợp, nồng độ kháng thể này có
tương quan với độ hoạt động của bệnh Lupus
nói chung (thông qua chỉ số SLEDAI) nhưng
không có tương quan với độ nặng của tổn
thương thận qua biểu hiện lâm sàng (thông qua
chỉ số BILAG thận), không tương quan với độ
hoạt động của bệnh trên mô học. Vì vậy, khi
nhận định kết quả của một bệnh nhân nào đó
cần kết hợp nhiều yếu tố như lâm sàng, giải
phẫu bệnh, các xét nghiệm huyết thanh học để
quyết định chẩn đoán. Kháng thể Anti-dsDNA
ra đời hơn 50 năm nhưng vẫn còn giữ giá trị
nhất định chưa có kháng thể nào khác thay thế
được cho đến thời điểm hiện tại, và vẫn còn cần
được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ giá trị lâm
sàng của nó. Nghiên cứu này cần được tiếp tục
bằng nghiên cứu so sánh sự tương quan giữa
biến thiên nồng độ kháng thể và độ hoạt động
của bệnh ở nhiều thời điểm khác nhau nhằm có
giá trị dự báo đợt bùng phát cũng như có ý
nghĩa theo dõi điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Appel GB, Radhadkrishnan J, D’Agati V (2016). “Chapter 33:
Secondary Glomerular Disease”. Brenner &Rector’s The
Kidney, 10th ed: pp 1092-1102. Elservier, Philadelphia, USA.
2. Austin HA, Muenz LR, Joyce KM, Antonovych T, Barlow JE
(1984). “Diffuse proliferative lupus nephritis: Identification
of specific pathologic features affecting renal outcome”.
Kidney Int, 25: 689-695.
3. Gorden C (2018). “The British Society for Rheumatology
guideline for the management of systemic lupus
erythematosus in adults”. Rheumatology (Oxford), 57(1): e1-e45.
4. Ho A, Laurence SM, Barr SG, Petri M (2001). “Decrease in
Anti-Double-Stranded DNA levels are associated with
concurrent flares in Patients with systemic lupus
erythematosus”. Arthritis & Rheumatism, Col 44, No 10, pp
2342-2349.
5. Huỳnh Ngọc Phương Thảo (2018). “Đánh giá chỉ số hoạt
động, mạn tính NIH trong viêm thận do Lupus”. Y học TP.
Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 22 (Số 2): tr 277-283.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 231
6. Isenberg DA (2004). “Anti-dsDNA antibodies: still a useful
criterion for patients with systemic lupus erythematosus”.
Lupus, 13: 881-885.
7. Isenberg DA, Garton M, Reichlin MW (1997). “Long-term
follow-up of autoantibodies profiles in black female lupus
patients and clinical comparison with Caucasian and Asian
patients”. Br J Rheumatol; 36: 229-33.
8. Isenberg DA, Manson JJ, Ehrenstein MR and Rahman A
(2007). “Fifty years of anti-dsDNA antibodies: are we
approaching journey’s end?”. Rheumatology, 46: 1052-1056.
9. Jia Y, Zhao L, Wang C, Shang J, Miao Y, Dong Y, Zhao Z
(2018). “Anti-double-stranded DNA isotypes and Anti-C1q
antibody improve the Diagnostic speciaficity of systemic
lupus erythematosus”. Hindawi Disease Markers, Article ID
4528547, 7 pages.
10. KAllenberg CGM, Stegeman CA, Bootsma H, Bijl M,
Limburg PC (2006). “Quantitation of autoantibodies in
systemic autoimmune diseases: clinical useful?”. Lupus, 15,
397: 402.
11. KDIGO (2013). “KDIGO Clinical Practice Guideline for the
Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease”.
Kidney Int Supple, 3 (1): 19-62.
12. Rahman A, Hiepe F (2002). “Anti-DNA antibodies –
overview of assays and clinical correlations”. Lupus, 11: 770-773.
13. Ravirajan CT, Rowse L, MacGowan JR, Isenberg DA (2001).
“An analysis of clinical disease activity and nephritis
associated with serum autoantibodies profiles in patients
with systemic lupus erythematosus: a cross-sectional study”.
Rheumatology, 40: 1405-12.
14. Rouquette AM, Desgruelles C (2006). “Detection of
antibodies to dsDNA: an overview of laboratory assays”.
Lupus, 15: 403-407.
15. Ter Borg EJ, Horst G, Hummel EJ et al (1990). “Measurement
of increase in double-stranded DNA antibody levels as a
predictor of disease exacerbation in systemic lupus
erythematosus. A long-term prospective study”. Arthritis
Rheum, 35: 634-43.
16. Tsokos GC (2016). “Systemic Lupus Erythematosus: Basic,
applied and clinical aspects”. Harvard Medical School, Boston, USA.
17. Villalata D, Romelli PB, Savina C, Bizarro N, Tozzoli R,
Tonutti E, Ghirardello A, Doria A (2003). “Anti-ds-DNA
antibody avidity determination by a simple reliable ELISA
method for SLE diagnosis and monitoring”. Lupus, 12: 31-36.
18. Villegas-Zambrano NV, Martinez-Taboada VM, Boliva A,
Martin MS, Alvarez L, Martin MJ, Lopez-Hoyos M (2009).
“Correlation between clinical activity and serological
markers in a wide cohort of patients with systemic lupus
erythematosus”. Ann N.Y Acad Sci, 1173: 60-66.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_cua_xet_nghiem_tu_khang_the_anti_dsdna_trong_chan_do.pdf