Giá trị của nồng độ CFDNA trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

Tài liệu Giá trị của nồng độ CFDNA trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 90 GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ CFDNA TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Phan Thanh Thăng*, Hồ Trọng Toàn*, Trần Thanh Tùng*, Suzan MCB Thanh Thanh*, Phan Công Hoàng*, Lê Thị Thu Sương*, Lê Thượng Vũ*, Nguyễn Thúy Hằng*, Trần Bích Thư**, Nguyễn Trường Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư phổi bằng xét nghiệm trên mẫu máu có vai trò rất quan trọng, giúp điều trị kịp thời và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. DNA tự do trong máu rất có tiềm năng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi. Mục tiêu: Đánh giá khả năng chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ của nồng độ cfDNA. Đối tượng: 53 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV và 11 người trưởng thành khỏe mạnh tại bệnh viện Chợ Rẫytừ tháng 6/2016 - 01/2017. Phương pháp: Phương pháp...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của nồng độ CFDNA trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 90 GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ CFDNA TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Phan Thanh Thăng*, Hồ Trọng Toàn*, Trần Thanh Tùng*, Suzan MCB Thanh Thanh*, Phan Công Hoàng*, Lê Thị Thu Sương*, Lê Thượng Vũ*, Nguyễn Thúy Hằng*, Trần Bích Thư**, Nguyễn Trường Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư phổi bằng xét nghiệm trên mẫu máu có vai trò rất quan trọng, giúp điều trị kịp thời và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. DNA tự do trong máu rất có tiềm năng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi. Mục tiêu: Đánh giá khả năng chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ của nồng độ cfDNA. Đối tượng: 53 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV và 11 người trưởng thành khỏe mạnh tại bệnh viện Chợ Rẫytừ tháng 6/2016 - 01/2017. Phương pháp: Phương pháp cắt ngang. Nồng độ cfDNA được định lượng bằng kỹ thuật Real-Time PCR với gen chứng nội là exon 2 của gen EGFR. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnhnhân trong nghiên cứu là 58 tuổi (28 - 89 tuổi), với tỉ lệ nam/ nữ khoảng 2,5/1. Trong 53 trường hợp, có 42 trường hợp là carcinôm tuyến, 37 trường hợp thuộc giai đoạn IV. Nồng độ cfDNA trung bình trong huyết tương bệnh nhân NSCLC cao gấp 18 lần so với ở người trưởng thành khỏe mạnh (447,5 so với 24,8 ng/ml) (p = 0,002).Nồng độ cfDNA ở bệnh nhân NSCLC không có sự khác biệt theo độ tuổi, giới tính, kích thước u hay loại mô học, nhưng cao hơn ở nhóm thuộc giai đoạn IV so với giai đoạn IIIB (573,0 so với 157,3 ng/ml) (p = 0,025). Giá trị dưới đường cong ROC AUC của cfDNA trong chẩn đoán phân biệt NSCLC với người trưởng thành khỏe mạnh là 0,9 (95%CI: 0,82 - 0,98). Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị chẩn đoán dương tính của cfDNA lần lượt là 83,0% (95%CI: 75,7 - 95,7), 100% (95%CI: 100 - 100), 100% (95%CI: 100 - 100). Nồng độ cfDNA có xu hướng giảm ở bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị. Kết luận: Nồng độ cfDNA trong huyết tương bệnh nhân NSCLC cao hơnso với người trưởng thành khỏe mạnh. Bên cạnh giá trị chẩn đoán cao, nồng độ cfDNA rất có ý nghĩa trong theo dõi điều trị bệnh NSCLC. Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, NSCLC, nồng độ cfDNA. ABSTRACT DIAGNOSIS AND TREATMENT FOLLOW-UP VALUES OF CIRCULATING FREE DNA CONCENTRATION IN NON-SMALL CELL LUNG CANCER Phan Thanh Thang, Ho Trong Toan, Tran Thanh Tung, Suzan MCB Thanh Thanh, Phan Cong Hoang, Le Thi Thu Suong, Le Thuong Vu, Nguyen Thuy Hang, Tran Bich Thu, Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 90 - 97 Background: Screening and early detection of lung cancer by non-invasive biomarker play an important role in treatment and elongation of life for patients. Circulating free DNA (cfDNA) is a potential biomarker in molecular diagnostics for lung cancer patients. Objective: To assess the capability of cfDNA level in identifying NSCLC patients and monitor their * Bệnh viện Chợ Rẫy **ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Phan Thanh Thăng ĐT: 0977148046 Email: thanhthangphan@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 91 disease status. Subjects: 53 NSCLC patients stage IIIB-IV and 11 healthy adults at Cho Ray hospital from June 2016 to January 2017. Methods: Cross-sectional study. cfDNA concentration was quantificated by Real-Time PCR using exon 2 of EGFR gene as reference gene. Results: the median age of NSCLC patients is 58 years (range 28 to 89 years). Male/female patient ratio is about 2.5/1. Of 53 NSCLC cases, 42 cases are adenocarcinoma, and 37 cases are in stage IV. Mean concentration value of cfDNA in NSCLC patients plasma was almost 18 times the value detected in plasma of healthy adults (447.7 vs. 24.8 ng/ml) (p = 0.002). Age, sex, tumor size and histology type did not correlate with cfDNA concentration in either group (p > 0.05). The cfDNA concentration in stage IV patients was significantly higher compared to stage IIIB (573.0 vs. 157.3 ng/ml) (p = 0.025). The area under the ROC curve of cfDNA in discriminating NSCLC with healthy adults was 0.9 (95%CI: 0.82 - 0.98). The sensitivity, specificity and positive predictive value of cfDNA were 83.0% (95%CI: 75.7 - 95.7), 100% (95%CI: 100 - 100), 100% (95%CI: 100 - 100), respectively. cfDNA level showed the trend toward reduction in good response to treatment. Conclusions: cfDNA concentration in NSCLC patients was significantly higher compared to healthy adults. Beside the high diagnostic values, cfDNA level may serve as a potential indicator in treatment follow-up for NSCLC patients. Keywords: Non-small cell lung cancer, NSCLC, cfDNA concentration. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư. Năm 2012, toàn thế giới có khoảng 1,8 triệu ca mắc mới và khoảng 1,59 triệu ca tử vong do ung thư phổi(22). Tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư phổi bằng xét nghiệm trên mẫu máu có vai trò rất quan trọng, giúp điều trị kịp thời và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Một số dấu ấn ung thư trong máu đang được sử dụng rộng rãi giúp sàng lọc ung thư phổi như CEA (carcinoma embryonic antigen), CA 199 (carcinoma antigen) và CYFRA 211(cytokeratin 19)(1,3). Tuy nhiên các dấu ấn này có độ nhạy khá thấp và kém đặc hiệu(3,14). Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy nồng độ DNA tự do trong máu (cfDNA - circulating free DNA) rất có tiềm năngtrong chẩn đoán ung thư phổi(4,10,12,14,16,17,18,23). So với người khỏe mạnh bình thường và người mắc bệnh phổi mạn tính, nồng độcfDNA ở bệnh nhân ung thư phổi cao hơn nhiều lần(10,12,16,17,18,23). Nồng độ cfDNA cũng thay đổi trong quá trình điều trị, và có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố lâm sàng như giai đoạn bệnh, kích thước khối u hay mức độ biệt hóa(8,15,16,17).Nồng độ cfDNA cũng có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh ung thư phổi(2,8,11,15). Tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo về nồng độ cfDNA trong huyết tương người trưởng thành khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư phổi, cũng như vai trò của nó trong chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá khả năng chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị NSCLC của nồng độ cfDNA. Xác định nồng độ cfDNA trong huyết tương người trưởng thành khỏe mạnh. Xác định nồng độ cfDNA trong huyết tương bệnh nhân NSCLCtại thời điểm chẩn đoán, và sau 1, 2 chu kỳ điều trị. Xác định giá trị chẩn đoán và theo dõi điều trị NSCLCcủa nồng độ cfDNA. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng trong nghiên cứu này gồm 53 bệnh nhânmới, được chẩn đoán mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC - non-small cell lung cancer) giai đoạn IIIB-IV, và thực hiện xét Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 92 nghiệm tìm đột biến gen EGFR trong mẫu máu, và 11 người trưởng thành khỏe mạnh đến khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2016 - 01/2017. Tất cả bệnh nhân đều được tư vấn và thể hiện sự đồng ý của mình khi tham gia nghiên cứu. Mẫu huyết tương của người trưởng thành khỏe mạnh được thu thập sau khi đã hoàn tất xét nghiệm theo dõi sức khỏe định kỳ. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp cắt ngang. Tách chiết cfDNA Mẫu máu sau khi thu thập được xử lý ngay bằng cách ly tâm ở 4oC/2000rpm trong 10 phút; sau đó là 4oC/12000rpm trong 10 phút để thu khoảng 2ml huyết tương cfDNA trong mẫu huyết tương được tách chiết bằng bộ kit QIAsymphony Circulating DNA (Qiagen-Đức). Quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thực hiện trên máy QIA symphony, ứng dụng công nghệ tách chiết bằng hạt từ có độ tinh sạch và hiệu suất tách chiết cao(13). cfDNA được lưu ở -80oC đến khi làm PCR. Định lượng cfDNA tronghuyết tương Nghiên cứu sử dụng mẫu DNA chuẩn của người (Qiagen-Đức) có nồng độ 104ng/ml để xây dựng đường chuẩn phản ứng PCR định lượng cfDNA. Một loạt các nồng độ mẫu chuẩn được sử dụng gồm: 1 ng/ml,101 ng/ml, 102 ng/ml, 103 ng/ml và 104 ng/ml. Gen chứng nội được sử dụng trong nghiên cứu là exon 2 của gen EGFR, đi kèm master mix của bộ kit EGFR Plasma (Qiagen-Đức). Chuẩn bị phản ứng PCR bằng cách trộn 19,5μl mastermix với 0,5μl Taq Polymerase(1 IU/μl), và thêm 5μl mẫu chuẩn hay mẫu thử. Chạy phản ứng PCR trên máy RotorGeneQ 3000, theo chu trình luân nhiệt: 95oC/15 phút; 40 chu kỳ lần lượt ở 95oC/30 giây và 60oC/60 giây.Kết quả cfDNA được phân tích bằng phần mềm RotorGene Q 2.0. Phân tích thống kê Dữ liệu từ nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATA 14.0 (Lakeway Drive, Texas, Mỹ). Thống kê xác định và so sánh: nồng độ cfDNA trung bình giữa bệnh nhân NSCLC và người khỏe mạnh; ở bệnh nhân NSCLC sau điều trị so với trước điều trị. Phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Đường cong ROC (receiver operator characteristics) được sử dụng để đánh giá độ chính xác của cfDNA trong chẩn đoán NSCLC. Độ chính xác cao khi diện tích dưới đường cong ROC AUC > 0,8. Thống kê nhằm xác định giá trị cut-off nồng độ cfDNA tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. KẾT QUẢ Từ tháng 6/2016 - 01/2017, với 53 bệnh nhân NSCLC và 11 người trưởng thành khỏe mạnh được chọn vào nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Đặc điểm lâm sàng và nồng độ cfDNA Đặc điểm lâm sàng và nồng độ cfDNA của bệnh nhân NSCLC và người trưởng thành khỏe mạnh được trình bày lần lượt theo bảng 1 và bảng 2. Nồng độ trung bình của cfDNA ở bệnh nhân NSCLC cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở người trưởng thành khỏe mạnh (Bảng 1). Nồng độ trung bình của cfDNA ở bệnh nhân NSCLC cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm thuộc giai đoạn IV so với giai đoạn IIIB (Bảng 2). Giá trị chẩn đoán NSCLC của nồng độ cfDNA Giá trị chẩn đoán NSCLC của nồng độ cfDNA được ghi nhậnlần lượt theo bảng 3 và hình 1, ở giá trị ngưỡng 44,7 ng/ml huyết tương, độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị chẩn đoán dương tính NSCLC của nồng độ cfDNA đều rất cao. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 93 Bảng 1: Nồng độ cfDNAtrung bình ở người khỏe mạnh và bệnh nhân NSCLC Nhóm Số lượng Nồng độ cfDNA (ng/ml huyết tương) P Trung bình±SD Trung vị Người trưởng thành khỏe mạnh 11 24,8±10,5 29,5 0,002 NSCLC 53 447,5±1050,1 167,7 Bảng 2: Nồng độ cfDNA ở bệnh nhân NSCLC theo đặc điểm lâm sàng Đặc điểm lâm sàng Số lượng Nồng độ cfDNA (ng/ml huyết tương) P Trung bình ± SD Trung vị Tính chung 53 447,5±1050,1 167,7 Tuổi (trung bình: 58; từ 28 - 89) ≤ 60 29 336,6 ± 751,4 93,9 0,214 > 60 24 581,5 ± 1330,9 204,9 Giới tính Nam 38 438,9±1076,6 201,3 0,462 Nữ 15 469,3±1015,8 97,2 Giai đoạn bệnh IIIB 16 157,3±137,3 112,2 0,025 IV 37 573,0±1237,4 198,9 Loại mô học Carcinôm tuyến 42 517,9±1170,7 142,1 0,865 Khác** 11 119,2±94,0 90,9 *So sánh: giữa nhóm có kích thước u >5 và ≤ 5 cm; **Gồm: carcinôm tế bào gai và tế bào lớn. Bảng 3: Giá trị chẩn đoán NSCLC của nồng độ cfDNA Nồng độ cfDNA (ng/ml huyết tương) Cut-off (ng/ml) AUC (95%CI) Độ nhạy, % (95%CI) Độ đặc hiệu, % (95%CI) Giá trị chẩn đoán dương, % (95%CI) Giá trị chẩn đoán âm, % (95%CI) Người trưởng thành khỏe mạnh: 24,8 (20,1 - 35,8) 44,7 0,90 p = 0,000 (0,82-0,98) 83,0 (75,7-95,7) 100 (100-100) 100 100-100) 61,1 (38,1-84,1) NSCLC: 447,5(144,7 - 2108,8) Hình 1. Diện tích dưới đường ROC AUC của nồng độ cfDNA trong chẩn đoán NSCLC. Nồng độ cfDNA ở trước và sau điều trị Trong 53 trường hợp, chúng tôi theo dõi được cfDNA của tổng cộng 13 trường hợp, trong đó có 9 trường hợp đủ cả 3 lần (ghi nhận 6 trường hợp có đáp ứng tốt) và 4 trường hợp chỉ theo dõi được 2 lần do mất dấu điều trị hoặc tử vong. Kết quả cfDNA được trình bày lần lượt như sau: nồng độ trung bình cfDNA ở bệnh nhân đáp ứng tốt giảm dần qua 2 chu kỳ điều trị. Số bệnh nhân có nồng độ cfDNA > cut-off cũng giảm dần qua 2 chu kỳ điều trị (bảng 4). Ở bệnh nhân mất dấu điều trị hoặc tử vong, nồng độ trung bình cfDNA sau điều trịchu kỳ 1 cao gấp gần 2 lần so với lúc chẩn đoán. Số bệnh nhân có nồng độ cfDNA > cut-off sau chu kỳ 1 vẫn tương tự lúc chẩn đoán (bảng 5). Bảng 4: Nồng độ cfDNA ởbệnh nhân có đáp ứng tốt Bệnh nhân số Nồng độ cfDNA (ng/ml huyết tương) Đột biến EGFR Điều trị Lần 1 (chẩn đoán ban đầu) Lần 2 (sau 1 chu kỳ) Lần 3 (sau 2 chu kỳ) #6 90,0 72,5 27,2 L858R Erlotinib #12 167,7 63,4 6,6 L858R, T790M Hóa trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 94 Bệnh nhân số Nồng độ cfDNA (ng/ml huyết tương) Đột biến EGFR Điều trị Lần 1 (chẩn đoán ban đầu) Lần 2 (sau 1 chu kỳ) Lần 3 (sau 2 chu kỳ) #14 203,7 131,1 8,6 L858R Gefitinib #22 300,0 114,8 81,4 L861Q Afatinib #25 220,8 142,8 6,2 Del Hóa trị + Xạ trị #32 41,4 33,7 24,2 Del, G719S Afatinib + Hóa trị #35 83,4 2,4 18,0 Del Xạ trị #46 23,6 6,8 2,5 Del, T790M Osimertinib #47 26,0 4,7 2,2 Del, T790M Afatinib Trung bình 139,5 63,6 19,7 - - Số bệnh nhân có nồng độ cfDNA > cut-off (%) 6/9 (66,7%) 5/9 (55,5%) 1/9 (11,1%) - - Bảng 5: Nồng độ cfDNA ở bệnh nhân mất dấu điều trị hoặc tử vong Bệnh nhân số Nồng độ cfDNA (ng/ml huyết tương; n = 13) Đột biến EGFR Điều trị Lần 1 (chẩn đoán ban đầu) Lần 2 (sau 1 chu kỳ) Lần 3 (sau 2 chu kỳ) #13 206,1 358,8 - L858R Erlotinib #15 267,9 594,3 - L861Q - #31 90,0 121,1 - G719S, L858R Hóa trị #39 57,9 63,1 - Del Hóa trị Trung bình 155,5 284,3 - - - Số bệnh nhân có nồng độ cfDNA > cut-off (%) 4/4 (100%) 4/4 (100%) - - - Hình 2.Sự thay đổi của nồng độ cfDNA ở 2 nhóm bệnh nhân NSCLC BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng và nồng độ cfDNA Tuổi trung bình của bệnh nhânNSCLC trong nghiên cứu là 58 tuổi (từ 28 - 89 tuổi). Trong 53 trường hợp, có 38 bệnh nhân nam và 15 bệnh nhân nữ, tương ứng với tỉ lệ nam/nữkhoảng 2,5/1. Độ tuổi và tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là tương đương với các nghiên cứu trong và ngoài nước(1,3,10,12,17,19). Có 37 trường hợp NSCLC giai đoạn IV và 16 trường hợp thuộc giai đoạn IIIB; 42 trường hợp là carcinôm tuyến, nhiều hơn dạng mô học khác (11 trường hợp gồm carcinôm tế bào gai và tế bào lớn). Nồng độ cfDNA ở người trưởng thành khỏe mạnh là 24,8 ng/ml huyết tương (20,1 - 35,8 ng/ml), gần với giá trị trung vị là 29,5 ng/ml. Độ lệch chuẩn 10,5 ng/ml cho thấy trị số cfDNA ở người trưởng thành khỏe mạnh là khá ổn định. Nồng độ trung bình của cfDNA ở bệnh nhân NSCLC là 447,5 ng/ml huyết tương, cao gấp 18 lần so với ở người trưởng thành khỏe mạnh (p = 0,002) (bảng 1). Nồng độ cfDNA rất khác biệt giữa các bệnh nhân NSCLC khi độ lệch chuẩn của cfDNA là 1050,1 ng/ml, trong khi giá trị trung vị là 167,7 ng/ml (bảng 1). Nồng độ cfDNA ở bệnh nhân NSCLC trong nghiên cứu của chúng tôi gần giống với nghiên cứu của Gabriella Sozzi khi sử dụng gen chứng nội là Microsatellite (333 ng/ml huyết tương)(16), nhưng cao hơn so với các nghiên cứu sử dụng gen chứng nội là hTERT hay β-actin(5,9,12,17, 18,23) (bảng 4). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 95 Theo Gbriella Sozzi, nồng độ cfDNA ở bệnh nhân NSCLC không khác biệt theo độ tuổi, giới tính, loại mô học hay giai đoạn bệnh (giai đoạn I- III)(16,17). Tương tự như Gbriella Sozzi, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy nồng độ cfDNA trong huyết tương của bệnh nhân NSCLC không khác biệt theo độ tuổi (≤ 60 so với > 60 tuổi), giới tính, loại mô học hay kích thước u (≤ 5 cm so với > 5cm) (bảng 2). Tuy nhiên, nồng độ cfDNA cao hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thuộc giai đoạn IV (573,0 ng/ml) so với nhóm thuộc giai đoạn IIIB (157,3 ng/ml) (p = 0,025). Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn chọn mẫu củachúng tôi khác với Gbriella Sozzi. Giá trị chẩn đoán NSCLC của nồng độ cfDNA Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ cfDNA rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt NSCLC với bệnh hô hấp mạn tính và người trưởng thành khỏe mạnh(5,7,9,10,12,16,17,18,20,21,23). Tuy nhiên, độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu có sự khác biệt đáng kể giữa các phòng thí nghiệm, phục thuộc vào phương pháp phát hiện, gen chứng nội hay tình trạng bệnh lý. Nghiên cứu tổng hợp trên 2125 bệnh nhân của Tao Jiang cho thấy độ đặc hiệu của nồng độ cfDNA trong chẩn đoán ung thư phổi cao hơn nhiềukhi sử dụng gen chứng nội là β-actin và sử dụng phương pháp PCR(7). Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận ở giá trị cut-off 44,7 ng/ml huyết tương, độ chính xác của cfDNA trong chẩn đoán phân biệt NSCLC với người trưởng thành khỏe mạnh đạt 90% (AUC = 0,90; 95%CI: 0,82 -0,98; p = 0,000)(bảng 3, hình 1). Kết quả này cho thấy nồng độ cfDNA rất có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt NSCLC với người trưởng thành khỏe mạnh.Độ nhạy và độ đặc hiệu của cfDNA trong chẩn đoán NSCLC lần lượt là 83,0% (95%CI: 75,7 - 95,7%) và 100% (95%CI: 100 - 100%). Giá trị chẩn đoán dương tính NSCLC khi sử dụng cfDNA là 100% (95%CI: 100 - 100%) (bảng 3). Độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị chẩn đoán dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của Gabriella Sozzi (gen hTERT)(17),A.Szpechcins (gen β-actin)(18), Newman A.M (81bp chromosome1)(10), và cao hơn so với các nghiên cứu khác (bảng 6). Bảng 6: Giá trị chẩn đoán ung thư phổi của cfDNA trong một số nghiên cứu Tác giả Gen chứng nội, kỹ thuật n Nồng độ cfDNA (ng/ml) Cut-off (ng/ml huyết tương) AUC Độ nhạy % Độ đặc hiệu % Giá trị chẩn đoán dương % Giá trị chẩn đoán âm % Bệnh Chứng Nghiên cứu của chúng tôi EGFR exon 2 53 447,5 (144,7 - 2108,8) 24,8 (20,1 - 35,8) 44,7 0,90 83,0 100 100 61,1 Gabriella Sozzi (6) hTERT 100 24,3 3,1 15 0,94 78 95 94 81 Paci M (13) hTERT 151 12,8 2,9 4 0,79 63,5 78,5 84,7 53,4 Vienna L. (21) hTERT 76 60 5 3,25 0,82 80 61 - - A.Szpechcinski (2) β-actin 50 8,02 2,27 2,8 0,90 90 80,5 84,9 86,8 Herrera L.J (8) β-actin 25 14,6 10,6 14 0,63 - - - - Kyon-Ah Yoon (10) β-actin 102 22,6 10,4 - 0,86 - - - - Van der D.MA (10) β-globin 46 52 29 32 0,66 - - - - Newman A.M. (11) 81bp Chromosome 1 13 - - - 0,95 85 96 - - Gabriella Sozzi (5) Microsatellite 84 333 18 25 0,84 75 86 - - Tao Jiang (18) - 2125 - - - 0,89 81 85 - - Zhangjing Wei (23) PicoGreen 50 5,03 2,24 - 0,84 - - - - Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 96 Khả năng theo dõi điều trị NSCLC của nồng độ cfDNA Chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân có đáp ứng tốt qua 2 chu kỳ điều trị (bảng 4), nồng độcfDNA trung bình giảm dần qua các chu kỳ, và tất cả 9 trường hợp đều có kết quả lần sau thấp hơn lần trước. Ngược lại, ởnhóm bệnh nhân mất dấu điều trị hoặc tử vong (bảng 5), nồng độc fDNA trung bình sau chu kỳ 1 cao gấp gần 2 lần so với lúc chẩn đoán. Tất cả 4 trường hợp này đều có kết quả lần sau cao hơn lần trước. Sự thay đổi của nồng độ cfDNA ở 2 nhóm bệnh nhân (hình 2) trong nghiên cứu của chúng tôi là tương tự với nhiều nghiên cứu khác(8,9,15,16,17). Nghiên cứu của Gabriella Sozzi (16,17) và Vienna L(9) về nồng độ cfDNA tại thời điểm trước và sau phẫu thuật 3 - 12 tháng ở bệnh nhân NSCLC cho thấy: cfDNA giảm xuống nhiều lần so với ban đầu ở nhóm đáp ứng tốt hoặc không tái phát; và tăng lên gấp nhiều lần so với ban đầu ở nhóm tái phát bệnh. Tương tự, nghiên cứu của B.T.Li và Rafael Sirera cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn về nồng độ cfDNA giữa bệnh nhân có đáp ứng so với bệnh nhân không đáp ứng hay có tiến triển bệnh trong quá trình hóa trị và điều trị bằng thuốc nhắm đích(8,15).Một số nghiên cứu còn cho thấy cfDNA rất có giá trị trong tiên lượng cho bệnh nhân ung thư phổi (2,11,15,20). Như vậy, đây là một vài kết quả nghiên cứu bước đầu trên người Việt Nam, cho thấy giá trị của nồng độ cfDNA trong chẩn đoán phân biệt NSCLC với người trưởng thành khỏe mạnh, cũng như trong theo dõi điều trị. Cần mở rộng nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn, ở cả bệnh nhân NSCLC giai đoạn I - IIIA và bệnh nhân mắc bệnh phổi lành tính như viêm phổi hay thuyên tắc phổi để đánh giá sâu thêm về vai trò của cfDNA trong chẩn đoán và điều trị bệnh. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 53 bệnh nhân NSCLCgiai đoạn IIIB-IVvà 11 người trưởng thành khỏe mạnh, chúng tôi đi đến kết luận như sau: Nồng độ cfDNA trong huyết tương bệnh nhân NSCLC cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người trưởng thành khỏe mạnh; cao hơn ở bệnh nhân NSCLC giai đoạn IV so với giai đoạn IIIB; và giảm xuống ở nhóm đáp ứng tốt với điều trị. Bên cạnh giá trị chẩn đoán cao, nồng độ cfDNA rất có ý nghĩa trong theo dõi điều trị bệnh NSCLC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahn JM, Cho JY. (2013). Current serum lung cancer biomarkers. J Mol Biomark Diagn; S4: 001. doi:10.4172/2155-9929.S4-001. 2. Ai B et al. (2016). Circulating cell-free DNA as a prognostic and predictive biomarker in non-small cell lung cancer. Oncotarget, 7(28):44583-44595. 3. Alissa K. Greenberg, M. Sung Lee. (2007). Biomarkers for lung cancer: clinical uses. Curr Opin Pulm Med, 13:249-255. 4. Bremnes RM et al. (2005). Circulating tumour derived DNA and RNA markers in blood: a tool for early detection, diagnostics, and follow-up?. Lung Cancer, 49:1-12. 5. Herrera LJ et al. (2005). Quantitative analysis of circulating plasma DNA as a tumor marker in thoracic malignancies. Clinical Chemistry, 51(1):113-118. 6. Hoàng Anh Vũ, Cao Văn Động, Ngô Thị Tuyết Hạnh, Đặng Hoàng Minh, Phan Thị Xinh, Hứa Thị Ngọc Hà (2011). Đột biến gen EGFR và KRAS trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 15: tr.166-172. 7. Jiang T et al. (2016). The diagnostic value of circulating cell free DNA quantification in non-small cell lung cancer: A systematic review with meta-analysis. Lung cancer, vol.100:63-70. 8. Li BT et al. (2015). A prospective study of total plasma cell-free DNA as a predictive biomarker for response to systemic therapy in patients with advanced non-small-cell lung cancers. Annals of Oncology, 00:1-6.doi:10.1093/annonc/mdv498. 9. Ludovini V et al. (2008). Plasma DNA, microsatellite alterations, and p53 tumor mutations are associated with disease-free survival in radically resected non-small cell lung cancer patients. Journal of Thoracic Oncology, 3(4):365-373. 10. Newman AM et al. (2014). An ultrasensitive method for quantitating circulating tumor DNA with broad patient coverage. Nat Med, 20(5):548-554. 11. Nygaard AD et al. (2013). The prognostic value of cell-free DNA in advanced non-small cell lung cancer. Journal of Cancer Therapy, 4:1-7. 12. Paci M et al. (2009). Circulating plasma DNA as diagnostic biomarker in non-small cell lung cancer.Lung cancer, 64(1):92-7. 13. Qiagen (2015). QIAsymphony Circulating DNA Kit Handbook. Qiagen GmbH, 40724 Hilden, Germany. 14. Salvi S et al. (2016). Cell-free DNA as a diagnostic marker for cancer: current insights. OncoTargets and Therapy, 9:6549-6559. 15. Sirera R et al. (2011). Circulating DNA is a useful prognostic factor in patients with advanced non-small cell lung cancer. J Thorac Oncol, 6:286-290. 16. Sozzi G et al. (2001). Analysis of circulating tumor DNA in plasma at diagnosis and during follow-up of lung cancer patients. Cancer Research, 61:4675-4678. 17. Sozzi G et al. (2003). Quantification of free circulating DNA as a diagnostic marker in lung cancer. J Clin Oncol, 21:3902-3908. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 97 18. Szpechcinski A et al. (2015). Cell-free DNA levels in plasma of patients with non-small cell lung cancer and inflammatory lung disease. British Journal of Cancer, 113:476-483. 19. Trần Minh Thông, Phạm Hùng Vân, Đoàn Trọng Nghĩa, Nguyễn Thúy Hằng (2013). Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến EGFR trong 116 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ. Y học TP.HCM, tập 17, phụ bản số 3: tr.67-70. 20. Van der Drift MA et al. (2010). Circulating DNA is a non- invasive prognostic factor for survival in non-small cell lung cancer. Lung Cancer, 68:283-287. 21. Wei Z et al. (2016). Circulating DNA addresses cancer monitoring in non small cell lung cancer patients for detection and capturing the dynamic changes of the disease. SpringerPlus, 5:531. 22. WHO (2012). Globocan: Estimated cancer incidence, mortality and prevalence worldwide in 2012. Cancer fact sheets. 23. Yoon KA et al. (2009). Comparison of circulating plasma DNA levels between lung cancer patients and healthy controls. Journal of Molecular Diagnostics, 11(3):182-185. Ngày nhận bài báo: 15/02/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_tri_cua_nong_do_cfdna_trong_chan_doan_va_theo_doi_dieu_t.pdf
Tài liệu liên quan