Tài liệu Giá trị của các chỉ số khí mãu tĩnh mạch (PH, HCO3 và SBE) trong đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm - Toan ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 166
GIÁ TRỊ CỦA CÁC CHỈ SỐ KHÍ MÁU TĨNH MẠCH (PH, HCO3- VÀ SBE)
TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THĂNG BẰNG KIỀM – TOAN
Ở TRẺ SƠ SINH SUY HÔ HẤP TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH.
Nguyễn Thu Tịnh*, Phạm Lê An**, Phan Hữu Nguyệt Diễm***
TÓM TẮT
Mở đầu: Khí máu động mạch là xét nghiệm chuẩn vàng cung cấp thông tin về tình trạng thăng bằng kiềm -
toan. Tuy nhiên, thủ thuật chích hay đặt catheter động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng, nhất là khi thực hiện
nhiều lần trên trẻ sơ sinh non tháng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tính giá trị của khí máu tĩnh mạch
nhằm thay thế cho khí máu động mạch trong đánh giá tình trạng kiềm – toan ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa hồi
sức sơ sinh.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: chúng tôi thực hiện lấy khí máu động mạch và tĩnh mạch cùng lúc
trên 322 bệnh nhân suy hô hấp nhập khoa hồi sức sơ sinh. Chúng tôi so sánh các giá trị pH, HCO3 và...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của các chỉ số khí mãu tĩnh mạch (PH, HCO3 và SBE) trong đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm - Toan ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 166
GIÁ TRỊ CỦA CÁC CHỈ SỐ KHÍ MÁU TĨNH MẠCH (PH, HCO3- VÀ SBE)
TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THĂNG BẰNG KIỀM – TOAN
Ở TRẺ SƠ SINH SUY HÔ HẤP TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH.
Nguyễn Thu Tịnh*, Phạm Lê An**, Phan Hữu Nguyệt Diễm***
TÓM TẮT
Mở đầu: Khí máu động mạch là xét nghiệm chuẩn vàng cung cấp thông tin về tình trạng thăng bằng kiềm -
toan. Tuy nhiên, thủ thuật chích hay đặt catheter động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng, nhất là khi thực hiện
nhiều lần trên trẻ sơ sinh non tháng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tính giá trị của khí máu tĩnh mạch
nhằm thay thế cho khí máu động mạch trong đánh giá tình trạng kiềm – toan ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa hồi
sức sơ sinh.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: chúng tôi thực hiện lấy khí máu động mạch và tĩnh mạch cùng lúc
trên 322 bệnh nhân suy hô hấp nhập khoa hồi sức sơ sinh. Chúng tôi so sánh các giá trị pH, HCO3 và SBE của
mẫu máu tĩnh mạch với máu động mạch được lấy cách nhau < 5 phút. Dữ liệu được phân ích tương quan, hồi qui
tuyến tính và biểu đồ Bland – Altman. Mô hình này được ngoại kiểm trên 40 trường hợp thu thập sau mẫu
nghiên cứu 20 tháng.
Kết quả: Qua thời gian 12 tháng thực hiện lấy mẫu, chúng tôi thu thập được 322 cặp khí máu động và tĩnh
mạch. Tất các các chỉ số khí máu tương quan và tương đồng chặt chẽ. Trung bình khác biệt của các chỉ số khí máu
động mạch và tĩnh mạch tương ứng: pH là -0,029 đơn vị, HCO3 là 0,7 mmol/L và SBE là 0,32 mmol/L. Tất cả
giới hạn tương đồng 95% hẹp. Các ngưỡng phân cắt chẩn đoán kiềm toan cho độ nhạy, độ đặc hiệu và diện tích
dưới đường cong tốt. Ngoại kiểm mô hình cho thấy có sự hiệu chỉnh và sự phân loại tốt các các chỉ số khí máu.
Kết luận: các chỉ số khí máu tĩnh mạch có tương quan chặt và mức độ tương đồng cao giữa các chỉ số tương
ứng của khí máu động mạch ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh. Kết quả đề xuất các chỉ số khí máu
tĩnh mạch có thể thay thế tốt cho các chỉ số khí máu động mạch ở dân số này.
Từ khoá: pH, HCO3, SBE, thăng bằng kiềm - toan, suy hô hấp, khí máu động mạch, khí máu tĩnh mạch.
ABSTRACT
THE VALIDITY OF VENOUS BLOOD VALUES (PH, HCO3- AND SBE) IN ASSESSMENT OF BASE –
ACID BALANCE IN NEWBORNS WITH RESPIRATORY FAILURE.
Nguyen Thu Tinh, Pham Le An, Phan Huu Nguyet Diem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 166 - 175
Background and objective: Arterial blood gas is the gold standard test in assessment of base – acid balance;
however, arterial puncture or arterial cannulation can cause many complications, especially when they are
performed in preterm infants or repeatedly in the same patient. We investigate the validity of venous blood values
(pH, HCO3- and SBE) in assessment of acid – base balance in newborns with respiratory failure.
Methods: We collected simultaneously venous blood and arterial blood samples from 322 neonates who had
been admitted to NICU with respiratory distress. We compared pH, HCO3, and SBE on arterial and venous
samples that were taken within 5 minutes of each other. Data was analysed by using correlation, linear regression,
and Bland – Altman plots.
*: Bộ môn Nhi, Đại Học Y Dược Tp. HCM ** Bộ môn BS gia đình, Đại Học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Nguyễn Thu Tịnh ĐT: 0937911277 Email tinhnguyen@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 167
Results: A total of 322 paired samples were collected during 12 months. The mean differences between
arterial and venous values for pH was -0.029 units, for HCO3 was 0.7 mmol/L, and for SBE was 0.32 mmol/L.
All values showed narrow 95% limits of agreement. The cut-offs for metabolic acidosis or alkalosis showed very
good sensitivity, specificity, and ROC-AUC. The models were externally validated from a separate group of 40
patients who were gathered 20 months later. External validation showed good calibration, and good
discrimination.
Conclusion: venous variables showed a very strong correlation and high level of agreement with arterial
variables, respectively. These results suggest that venous values may replace arterial values respectively in
assessment of base – acid balance in this clinical setting.
Keywords: pH, HCO3, SBE, PCO2, acid – base balance, respiratory failure, ABG, VBG.
MỞ ĐẦU
Suy hô hấp là hội chứng thường gặp nhất, là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thời
kỳ sơ sinh và chi phí điều trị rất tốn kém (2), (13), (16).
Khí máu động mạch là xét nghiệm chuẩn vàng
cung cấp thông tin về thăng bằng kiềm toan (1), (9).
Trong thực hành lâm sàng tại khoa Hồi sức sơ
sinh, xét nghiệm khí máu động mạch để cung
cấp thông tin thăng bằng kiềm toan là xét
nghiệm phổ biến vì hầu hết bệnh nhân có suy hô
hấp và cần được đánh giá thăng bằng kiềm -
toan. Lấy mẫu máu động mạch để đánh giá
thăng bằng kiềm - toan thường được thực hiện
nhiều lần trên một bệnh nhân trong suốt quá
trình điều trị. Để lấy mẫu cho phân tích toan –
kiềm ở trẻ sơ sinh cần phải chích động mạch hay
đặt ống thông động mạch, thủ thuật này có thể
gây ra những biến chứng như tụ máu tại chỗ, co
thắt động mạch, huyết khối hay thuyên tắc động
mạch gây thiếu máu phần xa của chi, viêm
xương - tuỷ xương, đặc biệt là khi lấy mẫu lặp lại
nhiều lần (3), (17). Hơn thế nữa, thủ thuật chích
động mạch hay đặt ống thông động mạch càng
khó khăn hơn ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh
non tháng.
Một số Bệnh viện châu Âu và Bắc Mỹ dùng
khí máu tĩnh mạch thay thế cho khí máu động
mạch để theo dõi tình trạng thăng bằng kiềm -
toan ở trẻ em suy hô hấp (11), (12), (8); người lớn bị
cơn cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay
tại khoa săn sóc tăng cường (1), (7). Các nghiên cứu
trên đều được thực hiện trên những bệnh nhân
là người lớn hay trẻ em và kết quả chưa nhất
quán. Tại Việt Nam, chúng tôi chưa ghi nhận có
nghiên cứu liên quan dùng khí máu tĩnh mạch
đánh giá thăng bằng kiềm - toan ở suy hô hấp sơ
sinh. Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, hầu
hết các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh ở các tỉnh và
thành phố đã có máy xét nghiệm khí máu nhưng
tồn tại khó khăn trong việc lấy mẫu máu động
mạch để xét nghiệm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh non
tháng hay trẻ suy hô hấp nặng cần lấy mẫu máu
động mạch nhiều lần.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
mục tiêu: xác định tính giá trị của khí máu tĩnh
mạch nhằm thay thế cho khí máu động mạch
trong đánh giá tình trạng kiềm – toan ở trẻ sơ
sinh suy hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích.
Dân số chọn mẫu
Tất cả những trẻ sơ sinh nhập khoa hồi sức
sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I có xét nghiệm khí
máu động mạch từ tháng 5/2013 đến tháng
4/2014.
Ước tính cỡ mẫu
Ước tính cỡ mẫu cho hệ số tương quan: chọn
sai lầm loại I α= 0,05; sai lầm loại II = 1-power =
0,1 và r là hệ số tương quan Pearson, lấy từ các
nghiên cứu tham khảo tương ứng. Chúng tôi
ước tính cỡ mẫu cho hệ số tương quan dựa trên
phần mềm Medcalc® v13.0.6 trên Windows
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 168
Bảng 1. Ước lượng cỡ mẫu theo hệ số tương quan
Biến số r n Tham khảo
pH 0,83 10 Chu
(5)
HCO3
-
0,91 8 Chu
(5)
Ước tính cỡ mẫu cho kiểm định 2 giá trị
trung bình: với sai lầm loại I là α= 0,05 và sai lầm
loại II là = 0,1; tỷ số cỡ mẫu 2 nhóm 1/1.
Bảng 2. Cỡ mẫu ước tính cho kiểm định 2 giá trị
trung bình theo các chỉ số khí máu.
Biến số µ1 µ2 1 2 n Tham khảo
pH 7,400 7,437 0,053 0,060 50 Chu
(5)
HCO3
-
29,27 26,34 5,53 5,01 69 Chu
(5)
Chúng tôi ước tính cỡ mẫu cho kiểm định 2
giá trị trung bình dựa trên phần mềm Medcalc®
v13.0.6 trên Windows.
Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện
(convenience) với cách chọn liên tiếp
(consecutive sample).
Tiêu chí chọn vào nhóm nghiên cứu
Tất cả trẻ sơ sinh nhập khoa hồi sức sơ sinh,
Bệnh viện Nhi Đồng I được hỗ trợ hô hấp bằng
thở áp lực dương liên tục, thở máy thông thường
hay thở máy tần số cao, SpO2 trong khoảng 80% -
98%, có catheter động mạch, trong thời gian từ
tháng 5/2013 đến tháng 4/2014 và gia đình đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại khỏi nhóm nghiên cứu
Trẻ không lấy được mẫu máu (tĩnh mạch và
động mạch) cùng lúc với đo SpO2 (khoảng cách >
5 phút), hay bệnh nhân đang hạ huyết áp hay
sốc, hay tim bẩm sinh tím.
Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Tuân thủ tiêu chí chọn vào và loại ra khỏi
nhóm nghiên cứu.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Thu thập thông tin theo phiếu thu thập dữ
liệu thống nhất; các mẫu xét nghiệm trong
nhóm nghiên cứu được lấy vào cùng một
dụng cụ và lượng giá bởi cùng một máy phân
tích khí máu tại cùng một phòng xét nghiệm,
ghi nhận lại những trường hợp loại khỏi lô
nghiên cứu (nếu có).
Lấy mẫu cho kiểm chứng các mô hình
Trong thời gian khoảng 1 tháng, từ 12/2015
– 1/2016, chúng tôi thu thập mẫu dùng cho
kiểm chứng mô hình theo cùng phương pháp.
Các mô hình qua nghiên cứu trên mẫu được
đánh giá sự phân loại và sự hiệu chỉnh trên
dân số cho kiểm chứng.
Phương pháp đo lường
Thể tích máu thường lấy tại khoa hồi sức sơ
sinh cho thử khí máu theo yêu cầu của phòng xét
nghiệm khoảng 0,3 – 0,4 ml. Ghi nhận khoảng
cách thời gian giữa hai mẫu máu và SpO2, FiO2,
MAP trên thở máy hay áp lực của CPAP. Cả hai
mẫu máu được thu thập bằng ống xi lanh 1 ml
(của Freedom Eagle Co. LTD, Korea) được tráng
dung dịch Heparin 5000IU/ml. Các mẫu máu
được dán nhãn và gởi ngay tới phòng xét
nghiệm. Xét nghiệm được thực hiện trên máy
phân tích khí máu (của Roche COMPACT 3
Blood Gas Analyzer).
Xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi sẽ được
kiểm tra tính hoàn tất và lỗi. Dữ liệu được mã
hóa, nhập liệu và quản lý bằng phần mềm Excel.
Thống kê tần số của các biến để xem tính logic
và lỗi. Sau đó, dữ liệu được xử lý bằng phần
mềm Medcalc® v13.0.6 trên Windows và IBM®
SPSS® 20 for Mac.
Phân tích dữ liệu
Được thực hiện theo một kế hoạch phân tích
đã được xác định trước nhằm trả lời cho mục
tiêu nghiên cứu. Thống kê mô tả: các biến số liên
tục được trình bày dưới dạng trung bình độ
lệch chuẩn (tối thiểu - tối đa) hay trung vị (25%
ile; 75% ile); các biến số không liên tục được trình
bày dưới tần số (tỷ lệ).
KẾT QUẢ
Qua thời gian 12 tháng lấy mẫu nghiên cứu
từ 5/2013 tới 4/2014, chúng tôi thu thập được 322
trường hợp thỏa tiêu chí nhận vào nhóm nghiên
cứu. Thời gian lấy mẫu cho kiểm chứng mô hình
trong thời gian 1 tháng từ 12/2015 tới 1/2016,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 169
chúng tôi thu thập được 40 trường hợp thỏa tiêu
chí nhận vào.
Bảng 3. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng dân số
nghiên cứu
Đặc điểm Kết quả
Đặc điểm dịch tễ học (n=322)
Cân nặng lúc sanh (gam) 2367,3 ± 857,3 (700 –
4800)
Tuổi thai (tuần) 34,9 ± 4,5 (25 – 40)
Địa dư
Hồ Chí Minh
Tỉnh
Nước ngoài
91 (28,3)
230 (74,1)
1(0,3)
Tuổi lúc nhập viện (ngày) 2 (1; 4)
Tuổi lúc lấy khí máu (ngày) 4 (2; 8)
Giới
Nam
Nữ
189 (41,3%)
133 (58,7%)
Đặc điểm lâm sàng (n=322)
Thân nhiệt lúc lấy khí máu
Hạ thân nhiệt
Tăng thân nhiệt
Bình thường
0 (0%)
0 (0%)
322 (100%)
Phương tiện hỗ trợ hô hấp
Máy thở tần số cao
Thở máy thông thường
CPAP
43 (13,4%)
219 (68%)
60 (18,6%)
Bảng 4. Vị trí lấy mẫu máu động mạch và tĩnh
mạch
Vị trí n (%)
Động mạch
Quay 312 (96,9)
Chày sau 8 (2,5)
Khác 2 (0,6)
Tĩnh mạch
Mu tay 262 (81,4)
Mu chân 57 (17,7)
Đầu 1 (0,3)
Khác 2 (0,6)
Bảng 5. Chẩn đoán lâm sàng của dân số nghiên
cứu
Chẩn đoán n (%)
Bệnh màng trong ở trẻ non tháng 147 (45,6)
Viêm phổi 132 (41)
Nhiễm trùng huyết 124 (38,5)
Teo ruột non 22 (6,8)
Bệnh màng trong sinh mổ chủ động 20 (6,2)
Cao áp phổi tồn tại 17 (5,3)
Tim bẩm sinh không tím 17 (5,3)
Thoát vị hoành bẩm sinh 15 (4,7)
Ngạt 14 (4,3)
Viêm phổi hít ối phân su 13 (4,0)
Teo thực quản 13 (4,0)
Hở thành bụng bẩm sinh 6 (1,8)
Vỡ dạ dày 3 (1,25)
Suy thận (0,06)
Hầu hết các trường hợp có nhiều chẩn đoán
trên một bệnh nhân ở thời điểm lấy mẫu nghiên
cứu.
Phương trình hồi quy pHa = 0,38 + 0,95 x
pHv (R2 = 0,84; p < 0,0001)
Phương trình hồi quy aHCO3- = 1,90 + 0,88 x
vHCO3- (R2 = 0,8; p < 0,0001)
Phương trình hồi quy aSBE = - 0,69 + 0,91
x vSBE (R2 = 0,86; p < 0,0001)
Hình 1. Phân tích hồi quy tuyến tính giữa các chỉ số khí máu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 170
Trung bình khác biệt giữa pHv và
pHa, giới hạn trên, giới hạn dưới của
trung bình khác biệt.
Trung bình khác biệt giữa vHCO3 và
aHCO3, giới hạn trên, giới hạn dưới
của trung bình khác biệt.
Trung bình khác biệt giữa vSBE và
aSBE, giới hạn trên, giới hạn dưới
của trung bình khác biệt.
Hình 2. Biểu đồ Bland-Altman của các chỉ số khí máu
pHv trong chẩn đoán toan máu (pHa
< 7,25): < 7,24 (độ nhạy = 93,3%; độ
đặc hiệu = 84,2%; AUC = 0,95).
pHv trong chẩn đoán toan máu
(pHa < 7,35): < 7,33 (độ nhạy =
92,2%; độ đặc hiệu = 83,8%; AUC
= 0,94).
pHv trong chẩn đoán kiềm máu (pHa
> 7,45): > 7,4 (độ nhạy = 73,9; độ
đặc hiệu = 97,7; AUC = 0,93).
vHCO3- trong chẩn đoán toan chuyển hóa (<
20 mmHg): < 20,2 (độ nhạy = 77,27; độ đặc
hiệu = 91,58; AUC = 0,899)
vHCO3- trong chẩn đoán kiềm chuyển hóa
(> 24 mmHg): > 24,2 mmol/L (độ nhạy =
84,81; độ đặc hiệu = 88,89; AUC = 0,931)
vSBE trong chẩn đoán toan chuyển hóa (aSBE
< -4 mmol/L): < -4,7 mmol/L (độ nhạy = 76,33;
độ đặc hiệu = 93,46; AUC = 0,921)
vSBE trong chẩn đoán kiềm chuyển hóa (aSBE > 4
mmol/L): > 1,8 mmol/L cho độ nhạy = 100; độ đặc hiệu =
94,7; AUC = 0,992)
Hình 3. Đường cong ROC cho các chỉ số khí máu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 171
Sự hiệu chỉnh: r = 0,91; p< 0,0001).
Sự phân loại R2= 0,828; p < 0,0001
Sự hiệu chỉnh: r=0,82; p < 0,0001.
Sự phân loại R2= 0,679; p < 0,0001
Sự hiệu chỉnh:(r = 0,85; p < 0,0001).
Sự phân loại R2= 0,725; p < 0,0001)
Hình 4. Kiểm chứng mô hình của các chỉ số khí máu
BÀN LUẬN
Mối tương quan và mức độ tương đồng
của pHv với pHa trong đánh giá tình
trạng thăng bằng kiềm – toan
Kết quả khảo sát mối tương quan giữa pHv
và pHa cho thấy có mối tương quan rất mạnh
giữa pHv và pHa (r = 0,919; KTC 95% 0,891 -
0,940) và mối tương quan này có ý nghĩa thống
kê (p < 0,0001) (Hình 1A). Kết quả phân tích hồi
quy tuyến tính xác nhận quan hệ tuyến tính và
tỷ lệ thuận giữa pHv và pHa. Phương trình hồi
quy pHa = 0,38 + 0,95 x pHv (R2 = 0,84; p < 0,0001)
cho thấy trung bình pHa tăng 0,95 đơn vị cho
mỗi đơn vị tăng của pHv. R2=0,84 cho thấy pHv
giải thích được 84% sự biến thiên của pHa. Biểu
đồ Bland-Altman (Hình 2A) cho thấy sự khác
biệt phân bố tương đối ngẫu nhiên, độc lập với
thang đo pH. Đa số các trường hợp nằm trong
giới hạn trên và giới hạn dưới của trung bình
khác biệt. Trung bình pHv có khuynh hướng
thấp hơn pHa 0,0287 đơn vị (0,0239 – 0,0336).
Qua kết quả ngoại kiểm mô hình tiên đoán pHa
từ pHv (Hình 4A) cho thấy biểu đồ phân tán có
sự tương quan tuyến tính mạnh và có ý nghĩa
thống kê giữa pHa quan sát và pHa dự đoán (r =
0,91; p < 0,0001) nên mô hình cho thấy có độ hiệu
chỉnh tốt. R2=0,828 cho thấy pHa dự đoán giải
thích được 82,8% sự biến thiên của pHa quan sát,
do đó mô hình cho thấy có sự phân loại tốt.
Dùng pHv để thay thế cho pHa trong trong chẩn
đoán toan hoá máu và kiềm hoá máu: tương ứng
với ngưỡng pHa < 7,25 là ngưỡng pHv < 7,24 với
độ nhạy = 92,3%; độ đặc hiệu = 84,2%; diện tích
dưới đường cong AUC = 0,95; KTC 95% của
AUC 0,91 – 0,97; tương ứng với ngưỡng pHa <
7,35 là ngưỡng pHv < 7,33 với độ nhạy = 92,2%;
độ đặc hiệu = 83,8%; diện tích dưới đường cong
AUC = 0,94; KTC 95% của AUC 0,92 – 0,97;
tương ứng với ngưỡng pHa > 7,45 là ngưỡng
pHv > 7,40 với độ nhạy = 73,9%; độ đặc hiệu =
97,7%; diện tích dưới đường cong AUC = 0,93;
KTC 95% của AUC 0,89 – 0,95. Ở các ngưỡng
phân cắt trên, cho thấy diện tích dưới đường
cong có độ phân biệt tốt.
Malatesha và cộng sự (11) nghiên cứu trên 95
cặp khí máu động mạch và tĩnh mạch trên 95
bệnh nhân là người trưởng thành tại khoa cấp
cứu. Kết quả cho thấy giá trị trung bình pHa và
pHv lần lượt là 7,384 ± 0,124 mmHg và 7,369 ±
0,120 mmHg với giới hạn tương đồng 95% của
chỉ số pH là 0,13 – (-0,1).
Koul và cộng sự (10) nghiên cứu trên 100 cặp
khí máu động mạch và tĩnh mạch trên 100 bệnh
nhân là người trưởng thành tại khoa hô hấp và
nội tổng quát ở Ấn Độ. Kết quả cho thấy giá trị
trung bình pHa và pHv lần lượt là 7,46 ± 0,56
mmHg và 7,43 ± 0,06 mmHg với giới hạn tương
đồng 95% và trung bình khác biệtcủa chỉ số pH
hẹp, có thể chấp nhận trên lâm sàng là 0,03, giới
hạn thay đổi -0,028 tới 0,088. Có mối tương quan
cao (r = 0,88) giữa pHv và pHa, mối tương quan
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Ak và cộng sự nghiên cứu trên 132 cặp khí
máu động mạch và tĩnh mạch trên bệnh nhân
cơn cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (1). Kết
quả cho thấy giá trị trung bình pHa và pHv lần
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 172
lượt là 7,405 ± 0,08 mmHg và 7,37 ± 0,07 mmHg,
với trung bình khác biệt là 0,031 ± 0,029. Có mối
tương quan cao (r = 0,934) giữa PaCO2 và PvCO2.
Phương trình hồi quy pHa= 1,004 x pHv, R2 = 1.
Raoufy và cộng sự nghiên cứu trên 132 cặp
khí máu động mạch và tĩnh mạch trên bệnh
nhân cơn cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(15). Kết quả cho thấy giá trị trung bình pHa và
pHv lần lượt là 7,37 ± 0,047đơn vị và 7,34 ±
0,04đơn vị, với trung bình khác biệt là 0,026 ±
0,045. Có mối tương quan cao (r = 0,839) giữa
pHa và pHv. Phương trình hồi quy pHa= 1,119 +
0,851 x pHv, R2 = 0,668
Brandenburg và cộng sự nghiên cứu trên 44
cặp khí máu động mạch và tĩnh mạch trên 38
bệnh nhân là người trưởng lớn, nghi bị nhiễm
toan Ketoacid do đía tháo đường, nhập khoa cấp
cứu (4). Kết quả cho thấy giá trị trung bìnhpHa và
pHv lần lượt là 7,20 ± 0,14 đơn vị và 7,17 ± 0,13
đơn vị. Có mối tương quan rất cao (r = 0,969)
giữa pHa và pHv. Phương trình hồi quy pHa= -
0,37 + 1,06 x pHv, R2 = 0,94, p < 0,0001.
Như vậy pHv là chỉ số ít xâm lấn hơn pHa
và có thể thay thế tốt cho pHa trong đánh giá
tình trạng kiềm – toan ở trẻ sơ sinh suy hô hấp
tại khoa hồi sức sơ sinh.
Mối tương quan và mức độ tương đồng
của vHCO3- với aHCO3- trong đánh giá
tình trạng thăng bằng kiềm – toan
Kết quả khảo sát mối tương quan giữa
aHCO3- và vHCO3- cho thấy có mối tương quan
rất mạnh giữa aHCO3- và vHCO3- (r = 0,893; KTC
95% 0,865 - 0,916) và mối tương quan này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,0001). Kết quả phân tích
hồi quy tuyến tính xác nhận quan hệ tuyến tính
và tỷ lệ thuận giữa aHCO3- và vHCO3- (Hình 1B).
Phương trình hồi quy aHCO3- = 1,90 + 0,88 x
vHCO3- (R2 = 0,8; p < 0,0001) cho thấy trung bình
aHCO3- tăng 0,88 mmHg cho mỗi mmHg tăng
của vHCO3-. R2=0,8 cho thấy vHCO3- giải thích
được 80% sự biến thiên của aHCO3-. Biểu đồ
Bland-Altman (Hình 2B.) cho thấy sự khác biệt
phân bố ngẫu nhiên, độc lập với thang đo
aHCO3-. Đa số các trường hợp nằm trong giới
hạn trên và giới hạn dưới của trung bình khác
biệt. Trung bình vHCO3- có khuynh hướng cao
hơn aHCO3- 0,7mmol/L (-3,9 tới 5,3). Qua kết quả
ngoại kiểm mô hình tiên đoán aHCO3- từ vHCO3-
(Hình 4B.) cho thấy biểu đồ phân tán có sự
tương quan tuyến tính mạnh và có ý nghĩa
thống kê giữa aHCO3- quan sát và aHCO3- dự
đoán (r = 0,82; p < 0,0001) nên mô hình cho thấy
có độ hiệu chỉnh tốt. R2=0,68 cho thấy aHCO3- dự
đoán giải thích được 68% sự biến thiên của
aHCO3- quan sát, do đó mô hình cho thấy có sự
phân loại khá. Vì hệ số tương quan (r) và hệ số
xác định (R2) trong mẫu kiểm chứng thấp hơn
trong mẫu nghiên nghiên cứu, nên chúng tôi đề
xuất nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn để
kiểm chứng thêm cho mô hình tiên đoán aHCO3-
ở dân số suy hô hấp sơ sinh. Dùng vHCO3- để
thay thế cho aHCO3- trong trong chẩn đoán toan
chuyển hoá và kiềm chuyển hoá: tương ứng với
ngưỡng aHCO3- < 20 mmol/L là ngưỡng vHCO3-
< 20,2 mmol/L với độ nhạy = 77,27%; độ đặc hiệu
= 91,58%; diện tích dưới đường cong AUC = 0,90;
KTC 95% của AUC 0,86 – 0,93; tương ứng với
ngưỡng aHCO3- > 24 mmol/L là ngưỡng vHCO3-
> 24,2 mmol/L với độ nhạy = 84,81%; độ đặc hiệu
= 88,89%; diện tích dưới đường cong AUC = 0,93;
KTC 95% của AUC 0,90 – 0,96. Ở các ngưỡng
phân cắt trên, cho thấy diện tích dưới đường
cong có độ phân biệt rất tốt.
Malatesha và cộng sự (11) nghiên cứu trến 95
cặp khí máu động mạch và tĩnh mạch trên 95
bệnh nhân là người trưởng thành tại khoa cấp
cứu. Kết quả cho thấy giá trị trung bình aHCO3-
và vHCO3- lần lượt là 23,58 ± 8,86 mmHg và 24,32
± 9,43 mmHg với giới hạn tương đồng 95% của
chỉ số pH là 4,3 – (-5,8).
Kelly và cộng sự (7) nghiên cứu trến 246 cặp
khí máu động mạch và tĩnh mạch trên 246 bệnh
nhân là người trưởng thành tại khoa cấp cứu.
Kết quả cho thấy giá trị trung bình aHCO3- và
vHCO3- lần lượt là 23,58 ± 8,86 mmol/L và 24,32 ±
9,43 mmol/L với giới hạn tương đồng 95% của
chỉ số HCO3- là 4,3 tới -5,8.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 173
Koul và cộng sự (10) nghiên cứu trên 100 cặp
khí máu động mạch và tĩnh mạch trên 100 bệnh
nhân là người trưởng thành tại khoa hô hấp và
nội tổng quát ở Ấn Độ. Kết quả cho thấy giá trị
trung bình aHCO3- và vHCO3- lần lượt là 27,98 ±
6,23 mmol/L và 28,84 ± 6,68 mmHg với giới hạn
tương đồng 95% và trung bình khác biệt của chỉ
số HCO3- hẹp, có thể chấp nhận trên lâm sàng là
(-5,1) - 3,4 và (-0,9). Có mối tương quan kém (r =
0,32) giữa aHCO3- và vHCO3-, mối tương quan
này có ý nghĩa thống kê (p = 0,0012).
Ak và cộng sự nghiên cứu trên 132 cặp khí
máu động mạch và tĩnh mạch trên bệnh nhân
cơn cấp của bệnh phổi tắc nghẽnmạn tính (1). Kết
quả cho thấy giá trị trung bình aHCO3- và
vHCO3- lần lượt là 27,2 ± 4,7mmol/L và 28,6 ± 4,7
mmHg, với trung bình khác biệt là -1,39 ± 1,81.
Có mối tương quan cao (r = 0,908) giữa aHCO3-
và vHCO3-. Phương trình hồi quy aHCO3- = 0,951
x vHCO3-, R2 = 0,996.
Raouty và cộng sự nghiên cứu trên 132 cặp
khí máu động mạch và tĩnh mạch trên bệnh
nhân cơn cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(15). Kết quả cho thấy giá trị trung bình aHCO3- và
vHCO3- lần lượt là 30,41 ± 4,16 mmHg và 32,29 ±
4,06 mmol/L, với trung bình khác biệt là -1,88 ±
4,06. Có mối tương quan cao (r = 0,728) giữa
aHCO3- và vHCO3-. Phương trình hồi quy
aHCO3- = 6,892 + 0,725 x vHCO3-, R2 = 0,627
Brandenburg và cộng sự nghiên cứu trên 44
cặp khí máu động mạch và tĩnh mạch trên 38
bệnh nhân là người trưởng lớn, nghi bị nhiễm
toan Ketoacid do đái tháo đường, nhập khoa cấp
cứu (4). Kết quả cho thấy giá trị trung bình
aHCO3- và vHCO3- lần lượt là 11,0 ± 6,0 mmol/L
và 12,8 ± 5,5 mmol/L. Có mối tương quan rất cao
(r = 0,954) giữa aHCO3- và vHCO3-. Phương trình
hồi quy aHCO3- = -2,38 + 1,04 x vHCO3-, R2 = 0,91;
p < 0,0001.
Như vậy vHCO3- là chỉ số ít xâm lấn hơn
aHCO3- và có thể thay thế tốt cho pHa trong
đánh giá tình trạng kiềm – toan ở trẻ sơ sinh suy
hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh.
Mối tương quan và mức độ tương đồng
của vSBE với aSBE trong đánh giá tình
trạng thăng bằng kiềm – toan
SBE là chỉ số kiềm dư trong dịch ngoại bào,
trong thực tế lâm sàng hay được dùng để giúp
chẩn đoán nhanh rối loạn toan kiềm chuyển hoá
và giúp tính toán lượng bicarbonate cần bù trong
các trường hợp toan chuyển hoá (7). Kết quả
khảo sát mối tương quan giữa aSBE và vSBE cho
thấy có mối tương quan rất mạnh giữa aSBE và
vSBE (r = 0,927; KTC 95% 0,905 - 0,945) và mối
tương quan này có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001).
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính xác nhận
quan hệ tuyến tính và tỷ lệ thuận giữa aSBE và
vSBE. Phương trình hồi quy aSBE = -0,686 + 0,905
x vSBE (R2= 0,8601; p < 0,0001; r = 0,927; p <
0,0001) cho thấy trung bình aSBE tăng 0,9052
mmol/L cho mỗi 1 mmol/L tăng của vSBE.
R2=0,8601 cho thấy vSBE giải thích được 86,01%
sự biến thiên của aSBE (Hình 1C). Biểu đồ Bland-
Altman (Hình 2C) cho thấy sự khác biệt phân bố
ngẫu nhiên, độc lập với thang đo aSBE. Đa số các
trường hợp nằm trong giới hạn trên và giới hạn
dưới của trung bình khác biệt. Trung bình vSBE
có khuynh hướng cao hơn aSBE 0,32 mmol/L
(0,11 tới 0,54). Qua kết quả ngoại kiểm mô hình
tiên đoán aSBE từ vSBE (hình 4C.) cho thấy biểu
đồ phân tán có sự tương quan tuyến tính mạnh
và có ý nghĩa thống kê giữa aSBE quan sát và
aSBE dự đoán (r = 0,85 (0,74 – 0,92), p < 0,0001)
nên mô hình cho thấy có độ hiệu chỉnh tốt.
R2=0,725 cho thấy aSBE dự đoán giải thích được
72,5% sự biến thiên của aSBE quan sát, do đó mô
hình cho thấy có sự phân loại tốt. Dùng vSBE để
thay thế cho aSBE trong trong chẩn đoán toan
chuyển hoá và kiềm chuyển hoá: tương ứng với
ngưỡng aSBE < -4 mmol/L là ngưỡng vSBE < -4,7
mmol/L với độ nhạy = 76,33%; độ đặc hiệu =
93,46%; diện tích dưới đường cong AUC = 0,921;
KTC 95% của AUC 0,885 – 0,948; tương ứng với
ngưỡng aSBE > 4 mmol/L là ngưỡng vSBE > 1,8
mmol/L với độ nhạy = 100%; độ đặc hiệu =
94,7%; diện tích dưới đường cong AUC = 0,992;
KTC 95% của AUC 0,975 – 0,999. Ở các ngưỡng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 174
phân cắt trên, cho thấy diện tích dưới đường
cong có độ phân biệt rất tốt (Hình 3C).
Như vậy vSBE là chỉ số ít xâm lấn hơn aSBE
và có thể thay thế tốt cho aSBE trong đánh giá
tình trạng kiềm – toan ở trẻ sơ sinh suy hô hấp
tại khoa hồi sức sơ sinh.
Những điểm mạnh của nghiên cứu chúng
tôi: (1) Khác với một số nghiên cứu khác trước
đây dùng mẫu máu động mạch hóa hay mẫu
máu tĩnh mạch trung ương (12), (14), nghiên cứu của
chúng tôi dùng mẫu máu tĩnh mạch ngoại biên
để đánh giá khí máu tĩnh mạch cho thấy tính
linh động cao hơn và dễ dàng áp dụng hơn tại
các tuyến có kỹ thuật và tài nguyên còn hạn chế;
(2) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở trẻ sơ
sinh suy hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh (là
nghiên cứu đầu tiên thực hiện ở trẻ sơ sinh) bổ
sung thêm vào kết quả và củng cố cho kết luận
của các nghiên cứu trước đây ở trẻ em và người
lớn là có thể dùng khí máu tĩnh mạch ngoại biên
ước tính tương đối chính xác cho kết quả khí
máu động mạch ở dân số sơ sinh suy hô hấp tại
khoa hồi sức sơ sinh; (3) Phân tích cả về tương
quan, hồi qui, độ tin cậy qua biểu đồ Bland-
Altman, và ngoại kiểm mô hình tiên đoán mô
hình tiên đoán. Tuy nhiên, kết quả các chỉ số khí
máu tĩnh mạch và các chỉ số bão hoà oxy máu
không thể thay thế hoàn toàn cho kết quả các chỉ
số khí máu động mạch.
Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế
đó là (1) lấy được phần lớn các mẫu khí máu tại
khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I chứ
không lấy được tất cả các mẫu ở tất cả các bệnh
nhân được chỉ định lấy khí máu động mạch, bởi
vì bệnh nhân được lấy mẫu thuận tiện và chủ
yếu trong giờ hành chính; (2) ngưỡng pH < 7 ít
bệnh nhân? và vì vậy không thể ước tính sự
tương đồng và độ tin cậy của pH ở giá trị
ngưỡng thấp này.
KẾT LUẬN
Các chỉ số khí máu tĩnh mạch (pHv, vHCO3-
và vSBE) tương quan rất mạnh và tương đồng
tốt với các chỉ số khí máu động mạch tương ứng
(pHa, aHCO3- và aSBE). Do đó, các chỉ số khí
máu tĩnh mạch có thể thay thế tốt cho các chỉ số
tương ứng của khí máu động mạch; đặc biệt
trong trường hợp không lấy được khí máu động
mạch hay phải lấy khí máu nhiều lần trong quá
trình theo dõi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ak A, Ogun CO, Bayir A, Kayis SA, Koylu R (2006).
"Prediction of arterial blood gas values from venous blood gas
values in patients with acute exacerbation of chronic
obstructive pulmonary disease", Tohoku J Exp Med, 210 (4), pp.
285-290.
2. Angus DC, Linde-Zwirble WT, Clermont G (2001).
"Epidemiology of neonatal respiratory failure in the United
States: projections from California and New York", Am J Respir
Crit Care Med, 164 (7), pp. 1154-1160.
3. Bilan N, Behbahan AG, Khosroshahi AJ (2008). "Validity of
venous blood gas analysis for diagnosis of acid-base
imbalance in children admitted to pediatric intensive care
unit", World J Pediatr, 4 (2), pp. 114-117.
4. Brandenburg MA, Dire DJ (1998). "Comparison of arterial and
venous blood gas values in the initial emergency department
evaluation of patients with diabetic ketoacidosis", Ann Emerg
Med, 31 (4), pp. 459-465.
5. Chu YC, Chen CZ, Lee C H, Chen CW, Chang HY, Hsiue TR
(2003). "Prediction of arterial blood gas values from venous
blood gas values in patients with acute respiratory failure
receiving mechanical ventilation", J Formos Med Assoc, 102 (8),
pp. 539-543.
6. Doherty EG, Simmon CF (2008), "Fluid and Electrolyte
Management". In: Cloherty JP, Eichenwald EC, Stark AR
(eds). Manual of Neonatal Care, LWW, Philadelphia, pp. 107-
109.
7. Kelly AM, McAlpine R, Kyle E (2001). "Venous pH can safely
replace arterial pH in the initial evaluation of patients in the
emergency department", Emerg Med J, 18 (5), pp. 340-342.
8. Kirubakaran C, Gnananayagam JE, Sundaravalli EK (2003).
"Comparison of blood gas values in arterial and venous
blood", Indian J Pediatr, 70 (10), pp. 781-785.
9. Kornhauser MS (2005), "Blood Gas Interpretation". In: Spitzer
AR (eds). Intensive Care of The Fetus & Neonate, Elsevier
Mosby, pp. 523-537.
10. Koul PA, Khan U H, Wani AA, Eachkoti R, Jan RA, Shah S, et
al. (2011). "Comparison and agreement between venous and
arterial gas analysis in cardiopulmonary patients in Kashmir
valley of the Indian subcontinent", Ann Thorac Med, 6 (1), pp.
33-37.
11. Malatesha G, Singh NK, Bharija A, Rehani B, Goel A (2007).
"Comparison of arterial and venous pH, bicarbonate, PCO2
and PO2 in initial emergency department assessment", Emerg
Med J, 24 (8), pp. 569-571.
12. Middleton P, Kelly AM, Brown J (2006). "Agreement between
arterial and central venous values for pH, bicarbonate, base
excess, and lactate", Emerg Med J, 23, pp. 622–624.
13. No authors listed (1997). "Economic outcome for intensive care
of infants of birthweight 500-999 g born in Victoria in the post
surfactant era. The Victorian Infant Collaborative Study
Group", J Paediatr Child Health, 33 (3), pp. 202-208.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 175
14. Phillips B., Peretz D. I. (1969). "A comparison of central venous
and arterial blood gas values in the critically ill", Ann Intern
Med, 70 (4), pp. 745-749.
15. Raoufy MR, Eftekhari P, Gharibzadeh S, Masjedi MR (2009).
"Predicting Arterial Blood Gas Values from Venous Samples
in Patients with Acute Exacerbation Chronic Obstructive
Pulmonary Disease Using Artificial Neural Network", J Med
Syst.
16. Walsh MC, Bauer RE (1994). "Severe respiratory failure in
neonates: mortality and morbidity rates and
neurodevelopmental outcomes", J Pediatr, 125 (1), pp. 104-110.
17. Walton DM (2002), "Arterial Puncture". In: Mhairi G.
MacDonald, Jayashree Ramasethu (eds). Atlas of Procedures
in Neonatology Lippincott Williams & Wilkins.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_ti_cua_cac_chi_so_khi_mau_tinh_mach_ph_hco3_va_sbe_trong.pdf