Tài liệu Giá trị các dấu chứng Xquang cắt lớp điện toán trong chẩn đoán thủng ruột thừa trên bệnh nhân viêm ruột thừa cấp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 77
GIÁ TRỊ CÁC DẤU CHỨNG X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN
TRONG CHẨN ĐOÁN THỦNG RUỘT THỪA
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Nguyễn Phước Thuyết*, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị của các dấu chứng X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT) trong chẩn đoán thủng
ruột thừa (TRT) trên bệnh nhân viêm ruột thừa cấp (VRTC).
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu gồm tất cả các trường hợp được chẩn đoán
VRTC lúc mổ và được chụp XQCLĐT có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch trước mổ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài
Gòn.
Kết quả: Từ tháng 11/2014 đến tháng 08/2016, chúng tôi thu thập được 199 bệnh nhân VRTC, gồm 48
trường hợp TRT và 151 trường hợp không TRT. Độ nhạy, độ chuyên biệt của XQCLĐT trong chẩn đoán TRT
lần lượt là 72,9% và 98%. Dấu chứng khí ngoài lòng ruột thừa, sỏi ngoài lòng ruột thừa và áp xe ruột thừa có độ
chuyên biệt trên 99% nhưng độ nhạy thấp lần lượt là 16,7%, 4,2...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị các dấu chứng Xquang cắt lớp điện toán trong chẩn đoán thủng ruột thừa trên bệnh nhân viêm ruột thừa cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 77
GIÁ TRỊ CÁC DẤU CHỨNG X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN
TRONG CHẨN ĐOÁN THỦNG RUỘT THỪA
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Nguyễn Phước Thuyết*, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị của các dấu chứng X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT) trong chẩn đoán thủng
ruột thừa (TRT) trên bệnh nhân viêm ruột thừa cấp (VRTC).
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu gồm tất cả các trường hợp được chẩn đoán
VRTC lúc mổ và được chụp XQCLĐT có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch trước mổ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài
Gòn.
Kết quả: Từ tháng 11/2014 đến tháng 08/2016, chúng tôi thu thập được 199 bệnh nhân VRTC, gồm 48
trường hợp TRT và 151 trường hợp không TRT. Độ nhạy, độ chuyên biệt của XQCLĐT trong chẩn đoán TRT
lần lượt là 72,9% và 98%. Dấu chứng khí ngoài lòng ruột thừa, sỏi ngoài lòng ruột thừa và áp xe ruột thừa có độ
chuyên biệt trên 99% nhưng độ nhạy thấp lần lượt là 16,7%, 4,2% và 8,3%. Dấu chứng vùng không bắt quang
trên thành ruột thừa có độ nhạy cao nhất đạt 66,7% và có độ chuyên 98%.
Kết luận: Các dấu chứng XQCLĐT trong chẩn đoán TRT có độ chuyên biệt cao trên 98% và có độ nhạy
thấp, dấu chứng có độ nhạy cao nhất là vùng không bắt quang thành ruột thừa, đạt 66,7%.
Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp, thủng ruột thừa, X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT).
ABSTRACT
THE VALUE OF MDCT FINDINGS IN DIAGNOSIS OF APPENDICEAL PERFORATION IN PATIENTS
WITH ACUTE APPENDICITIS
Nguyen Phuoc Thuyet, Nguyen Van Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 77 - 84
Aims: To determine the value of multi-detector computed tomoghrapy (MDCT) findings in differentiating
perforated from non-perforated acute appendicitis.
Methods: All patients, who were diagnosed of having acute appenditis on surgery and have preoperative
MDCT scan, were retrospectively collected at Hoan My Sai Gon Hosptials in Ho Chi Minh city.
Results: From November 2014 to August 2016, we collected 199 patients with acute appendicitis, including
48 perforated appendicitis and 151 non-perforated appendicitis. Sentivity and specificity of MDCT in diagnosing
perforated appendicitis was 72.9% and 98% respectively. Extraluminal air, extraluminal stone and appendiceal
abscess shows specificity up to 99% but low sensitivity of 16.7%, 4.2% and 8.3% respectively. Enhancement
defect in appendiceal wall was of the highest sensitivity (66,7%) and high specificity (98%).
Conclusion: All MDCT findings in differentiating perforated from nonperforated appendicitis has high
specificity and lower sensitivity. Enhancement defect in appendiceal wall has highest sensivity (66,7%).
Keyword: Acute appendicitis, perforated appendicitis, mutli-detector computer tomography (MDCT).
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Văn Hải. ĐT: 0903 602 989 Email: bsvanhai@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 78
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là một trong
những nguyên nhân thường gặp nhất của đau
bụng cấp cần điều trị phẫu thuật. X quang cắt
lớp điện toán (XQCLĐT), gần đây, được xem là
chọn lựa trong khảo sát bệnh nhân nghi ngờ
VRTC. Phương tiện này không những cho phép
chẩn đoán VRTC với độ chính xác cao mà còn rất
đáng tin cậy trong chẩn đoán biến chứng thủng
ruột thừa (TRT). TRT là biến chứng thường gặp
trong VRTC với tỉ lệ khoảng 16%-35%. Khi có
biến chứng TRT, thời gian phẫu thuật và nằm
viện sẽ kéo dài, tỉ lệ nhiễm trùng và tử vong cao,
chi phí điều trị tăng. Mặt khác, TRT làm thay đổi
thái độ điều trị của người thầy thuốc. Vì vậy,
việc phát hiện biến chứng TRT trong VRTC
trước can thiệp điều trị có ý nghĩa quan trọng
trong thực hành lâm sàng. Các dấu chứng giúp
chẩn đoán biến chứng TRT trong VRTC trên
XQCLĐT bao gồm vùng không bắt quang thành
ruột thừa, khí ngoài lòng ruột thừa (LRT), sỏi
ngoài LRT và áp xe ruột thừa (RT). Mỗi dấu
chứng trên mang một ý nghĩa riêng biệt trong
chẩn đoán TRT. Mục tiêu của nghiên cứu này là
xác định vai trò của các dấu chứng XQCLĐT
trong chẩn đoán TRT trên bệnh nhânVRTC.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu,
cắt ngang phân tích. Đối tượng nghiên cứu
gồm các trường hợp (TH) được chẩn đoán
VRTC sau mổvà đã được chụp XQCLĐT 64 lát
cắt vùng bụng trước mổ tại Bệnh Viện Hoàn
Mỹ Sài Gòn. Tiêu chuẩn nhận vào là tất cả các
trường hợp thỏa mãn các điều kiện: (1) Bệnh
nhân (BN)được phẫu thuật cắt RT và được
chụp XQCLĐT 64 lát cắt có tiêm thuốc cản
quang vùng bụng chậu, (2) Chẩn đoán sau
phẫu thuật là VRTC có hoặc không có biến
chứng TRT, (3) BN từ 14 tuổi trở lên. Tiêu
chuẩn loại trừ là: (1) chẩn đoán sau phẫu thuật
không phải VRTC đơn thuần như có u RT
hoặc bọc nhầy RT kèm theo, (2) BN dưới
14 tuổi.
Phương tiện sử dụng là XQCLĐT 64
Aquillion, Toshiba, Tokyo, Nhật bản. BN được
chụp từ đốt sống ngực 12 đến xương mu trong
một lần nín thở, khoảng 5,5 giây. Tốc độ quay
đầu đèn là 0,4ms/vòng. Ma trận đầu dò 0,5mm
x 64. Yếu tố Pitch là 1,484. Điện thế cố định ở
mức 120kV, cường độ đầu đèn thay đổi từ
100mA đến 150mA tuỳ theo trọng lượng cơ
thể. Chúng tôi chụp không tiêm thuốc trước,
sau đó chụp có tiêm thuốc cản quang tĩnh
mạch. Thuốc cản quang được sử dụng là 1
trong 2 loại thuốc: Iobitridol 350 (Xenetix 350,
Guerbet, Pháp) hoặc Iopamidol 370 (Iopamiro
370, Bracco Diagnostics, Ý), liều dùng là
1,2ml/kg cân nặng với tốc độ bơm là
2,0ml/giây và thời gian trễ giữa lúc bắt đầu
tiêm thuốc và bắt đầu chụp là 70 giây.
Chúng tôi thực hiện các phép đo đường
kính, độ dày thành, độ rộng lòng RT trên ứng
dụng đa diện ở mặt phẳng vuông góc trục RT,
tại điểm có kích thước lớn nhất. Đường kính
RT được đo từ bờ ngoài đến bờ ngoài của
thành RT, độ dày thành RT được đo từ bề mặt
thanh mạc đến bề mặt niêm mạc tương ứng,
độ rộng lòng RT được đo giữa 2 bề mặt niêm
mạc. Chúng tôi thu thập các dấu chứng: vùng
không bắt quang thành RT (VKBQTRT), áp xe
RT, khí ngoài LRT, sỏi ngoài LRT, dịch quanh
RT, phù nề mô mỡ quanh ruột thừa
(PNMMQRT), viêm phúc mạc khu trú và viêm
phúc mạc lan tỏa. Vùng không bắt quang được
xác định là vùng khuyết thuốc trên thành RT,
tương ứng với vùng hoại tử thành. Khí ngoài
LRT là những bóng khí có thể trên thành RT
hay tại mô quanh RT. Tương tự, sỏi ngoài LRT
là những bóng sỏi RT nằm trên thành hoặc
cạnh RT. PNMMQRT là những vùng tăng đậm
độ tại mô mỡ và được phân 2 nhóm: (1) nhóm
không phù nề mô mỡ hoặc phù nề mô mỡ
phúc mạc kín đáo; (2) phù nề mô mỡ đáng kể,
thấy rõ trên XQCLĐT. Dịch quanh RT được
xác định là những ổ đậm độ dịch, đường kính
dưới 5mm, khu trú vùng cạnh RT, không có
vỏ bao, thông vào khoang ổ bụng. Khi có vỏ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 79
bao và không thông vào khoang ổ bụng, thì
được xem là áp xe ruột thừa.Viêm phúc mạc
khu trú là tình trạng dày và tăng bắt quang các
nếp phúc mạc, khu trú tại góc tư bụng tại vị trí
RT. Viêm phúc mạc toàn thể là tình trạng dày
và tăng bắt quang các nếp phúc mạc lan toả ra
khỏi góc tư bụng nơi có RT.
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0,
IBM với mức ý nghĩa là 0,05. Các biến định
lượng được kiểm tra tính phân phối chuẩn, được
trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn
và được so sánh giữa các nhóm bằng phép kiểm
t. Các biến định tính được tính tần số, tỉ lệ phần
trăm và được so sánh giữa 2 nhóm bằng phép
kiểm Chi bình phương.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 11/2014 đến tháng
08/2016, chúng tôi đã thu thập được 199BN có
chẩn đoán sau phẫu thuật là VRTC và đã được
chụp XQCLĐT trước phẫu thuật, gồm có 48 BN
(24,1%) có TRT và 151 BN (75,9%) không có TRT.
Biểu hiện lâm sàng của TRT gồm 5 áp xe RT, 9
viêm phúc mạc toàn thể và 34 viêm phúc mạc
khu trú (Bảng 1). Không có trường hợp đám
quánh RT nào được ghi nhận.
Bảng 1. Bảng phân bố tần các biểu hiện của thủng
ruột thừa
Biểu hiện của thủng
ruột thừa
Số bệnh
nhân
Tỉ lệ
Áp xe ruột thừa 5 10,4%
Viêm phúc mạc khu trú 34 70,8%
Viêm phúc mạc toàn thể 9 1,8%
Đám quánh ruột thừa 0 0%
Tuổi trung bình là 39,1±16,9, tuổi nhỏ nhất và
lớn nhất lần lượt là 14 và 85. Trong 199 BN có
101 nam (50,8%) và 98 nữ (49,2%), sự khác biệt
về giới không có ý nghĩa thống kê. Trong nhóm
TRT, nam chiếm tỉ lệ 66,7% và nữ chiếm 33,3%.
Trong nhóm không thủng, nam chỉ chiếm 45,7%
và nữ chiếm 54,3%. Như vậy, nam giới có tỉ lệ
biến chứng TRT cao hơn nữ với p<0,01.
Trên XQCLĐT, chúng tôi chỉ ghi nhận 38 TH
có TRT và 161 TH không TRT. Từ kết quả
XQCLĐT và sau phẫu thuật, chúng tôi lập bảng
4X4 (Bảng 2). Độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên
đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác
của XQCLĐT trong xác định TRT lần lượt được
tính là 72,9%, 98%, 92,2%, 92,9% và 91,9%.
Độ nhạy, độ chuyên biệt của từng dấu chứng
chẩn đoán TRT trên XQCLĐT được trình bày tại
Bảng 3. Chúng tôi ghi nhận có 3 dấu chứng có độ
chuyên rất cao gồm khí ngoài LRT (Hình 2), sỏi
ngoài LRT (Hình 3) và áp xe RT (Hình 4 và 5).
Trong đó, khí ngoài LRT và sỏi ngoài LRT có độ
chuyên 100%, áp xe RT có độ chuyên 99,3%. Với
áp xe RT, chúng tôi ghi nhận có 5 TH được chẩn
đoán trong phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ 4 TH
được chẩn đoán trên XQCLĐT, trường hợp âm
tính giả xảy ra ở BN nam có RT giãn lớn, đường
kính ngang 20mm, lòng RT ứ đầy dịch, thành RT
còn nguyên vẹn. Nhưng trong phẫu thuật, thành
RT mủn nát và đã tạo áp xe. Mặc dù, các dấu
chứng trên có độ chuyên cao nhưng độ nhạy rất
thấp. Độ nhạy của các dấu chứng khí ngoài LRT,
sỏi ngoài LRT, áp xe RT lần lượt là 16,7%, 4,2%
và 8,3%. Một dấu chứng chẩn đoán VRT khác có
nhạy khá cao, đạt 66,7% là vùng không bắt
quang thành ruột thừa. Độ chuyên của dấu
chứng này là 98%.
Về các số đo, đường kính, độ dày thành ruột
thừa và độ rộng LRT ở 2 nhóm thủng và không
thủng có phân bố chuẩn. Đường kính ruột thừa
ở nhóm thủng là 13,0±0,5mm lớn hơn ở nhóm
không thủng 11,2±0,2mm với p<0,001. Độ dày
thành và độ rộng lòng RT ở nhóm thủng lần lượt
là 3,9±0,3mm và 4,8±0,4mm so với ở nhóm không
thủng là 3,0±0,2mm và 4,8±0,2mm, sự khác biệt
chưa có ý nghĩa thông kê. Chúng tôi tiến hành vẽ
đường cong ROC của đường kính RT. Diện tích
đường cong là 0,65 với mức ý nghĩa p<0,005
(Hình 1). Điểm uốn được xác định tại vị trí có
đường kính 12mm, tương ứng độ nhạy là 52%
và độ chuyên là 66,2%. Các dấu chứng khác như
phù nề mô mỡ quanh ruột thừa, liệt ruột, dịch
quanh ruột thừa, sỏi ruột thừa được tổng kết và
trình bày theo bảng.Trong khảo sát tương quan
Pearson, chúng tôi ghi nhận hệ số tương quan
giữa dấu chứng phù nề mô mỡ quanh ruột thừa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 80
và giữa dịch quanh ruột thừa với TRT lần lượt là
0,66; 0,64 ở mức ý nghĩa 0,001, phản ảnh mức độ
tương quan chặt chẽ. Hệ số tương quan giữa liệt
ruột với TRT là 0,40, mức độ tương quan thấp.
Sỏi RT không có liên quan rõ với TRT với hệ số
tương quan 0,07 ở mức ý nghĩa 0,32.
Bảng 2. Bảng 2X2 phân bố các trường hợp thủng RT
trên XQCLĐT so với kết quả phẫu thuật
TRT trên phẫu thuật
Thủng Không thủng Tổng cộng
T
R
T
t
rê
n
X
Q
C
L
Đ
T
Thủng 35 3 38
Không thủng 13 148 161
Tổng số 48 151 199
Hình 1. Đường cong ROC biểu diễn đường kính ruột
thừa, diện tích dưới đường cong là 0,65 với mức ý
nghĩa p<0,005.
Hình 2: Sỏi ngoài lòng ruột thừa. Mũi tên trắng
chỉ hình ảnh sỏi nằm ngoài thành ruột thừa, do
ruột thừa thủng tại đầu xa (mũi tên cong chỉ vùng
không bắt quang thành) và sỏi rớt sỏi ra ngoài. Các
mũi tên đen chỉ hình dạng của ruột thừa viêm.
Hình 3: Khí ngoài lòng ruột thừa. Khí ngoài lòng
ruột thừa có thể là trên thành hoặc ngoài thành
RT. Mũi tên đen hình ruột thừa viêm. Trên hình
A, mũi tên trắng chỉ khí trong thành ruột thừa.
Trên hình B, mũi tên trắng chỉ khí ngoài lòng ruột
thừa. Lòng ruột thừa lớn có bóng sỏi tắc nghẽn
lòng tại đoạn gốc (mũi tên cong).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 81
Bảng 3. Bảng so sánh các đặc điểm giữa nhóm thủng và không thủng RT với tỉ lệ phần trăm và mức ý nghĩa.
(RT:ruột thừa, VKBQTRT: vùng không bắt quang thành ruột thừa).
Thủng RT Không thủng RT Mức ý nghĩa
Số trường hợp 48 (24,1%) 151 (75,9%)
Tuổi 43,2±21,3 37,8±15,0 0,001
Giới: Nam
Nữ
32 (66,7%)
16 (33,3%)
69 (45,7%)
82 (54,3%)
0,01
Đường kính RT 13,0±0,5 11,2±0,2 0,001
Độ dày thành RT 3,9±0,3 3,0±0,2 0,25
Độ rộng lòng RT 4,8±0,4 4,8±0,2 0,25
Khí ngoài lòng RT: Có
Không
8 (16,7%)
40 (83,3%)
0 (0%)
151 (100%)
0,001
Sỏi ngoài lòng RT: Có
Không
2 (4,2%)
46 (95,8%)
0 (0%)
151 (100%)
0,05
Áp xe RT: Có
Không
4 (8,3%)
44 (91,6%)
1 (0,07%)
150 (99,3%)
0,001
VKBQTRT: Có
Không
32 (66,7%)
16 (33,3%)
3 (2%)
148 (98%)
0,001
Phù nề mô mỡ: Không hoặc kín đáo
Phù nề rõ
41 (14,6%)
7 (14,6%)
22 (14,6%)
129 (85,4%)
0,001
Dịch quanh RT: Có
Không
40 (83,3%)
8 (16,7%)
22 (14,6%)
129 (85,4%)
0,001
Liệt ruột: Có
Không
15 (31,3%)
33 (68,7%)
5 (3,3%)
146 (96,7%)
0,001
Sỏi RT: Có
Không
18 (37,5%)
30 (62,5%)
45 (29,8%)
106 (70,2%)
0,2
Hình 4. Vùng không bắt quang thành ruột thừa và
áp xe. Vùng không bắt quang thành ruột thừa tương
ứng với vùng hoại tử thành và thủng ruột thừa (mũi
tên thẳng). Hình mũi tên thẳng chỉ ổ áp xe ruột
thừa nằm ngay cạnh ổ thủng ruột thừa.
Hình 5. Áp xe ruột thừa. Ổ áp xe (mũi tên trắng)
chứa nhiều khí bên trong (mũi tên đen), nằm cạnh
ruột thừa viêm (mũi tên cong).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 82
Hình 6. Dấu vùng không bắt quang thành ruột
thừa kín đáo (mũi tên trắng) trên RT (mũi tên đen)
có sỏi tắc nghẽn tại gốc (mũi tên cong). Nhiều dịch
quanh TR (hình sao trắng), các quai ruột non liệt
với lòng giãn và ứ đầy dịch (hình chữ thập đen).
BÀN LUẬN
Phát hiện biến chứng TRT trước phẫu thuật
có ý nghĩa lâm sàng quan trọng vì TRT sẽ thay
đổi thái độ xử trí của người thầy thuốc và kết cục
của BN. Theo y văn, tỉ lệ biến chứng TRT là 6%-
35%(2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này
là 24,1%, phù hợp với kết quả của các báo cáo.
Sử dụng XQCLĐT để xác định biến chứng
TRT trên bệnh nhân VRTC đã được các tác giả
trong và ngoài nước báo cáo(1,2,4,6). Độ nhạy, độ
chuyên, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán
âm và độ chính xác của XQCLĐT trong chẩn
đoán TRT trong nghiên cứu của chúng tôi lần
lượt là 72,9%, 98%, 92,2%, 92,9% và 91,9%.Tsuboi
(2008) đã báo cáo kết quả tương tự với độ nhạy
và độ chuyên của XQCLĐT tương ứng là 62,5 %
và 100%(11). Fraser (2010) đã báo cáo độ nhạy và
độ chuyên trong xác định biến chứng thủng lần
lượt là 62% và 81%. Gần đây, theo Verma (2015),
độ chuyên của XQCLĐT trong chẩn đoán TRT là
96%(13). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cũng như các báo cáo trong y văn đều cho
thấy rằng XQCLĐT có độ nhạy thấp nhưng độ
chuyên biệt cao trong chẩn đoán biến chứng TRT
ở bệnh nhân VRTC.
Năm dấu chứng chuyên biệt kinh điển
giúp chẩn đoán TRT là khí ngoài LRT, sỏi
ngoài LRT, áp xe RT, đám quánh RT và vùng
không bắt quang thành RT(1,4,9,11). Chúng tôi
không gặp trường hợp đám quánh RT nào, có
lẽ do đám quánh RT không được điều trị phẫu
thuật, vì vậy, bị loại ra khỏi nghiên cứu. Như
vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 4
dấu chứng TRT. Dấu chứng khí ngoài LRT,sỏi
ngoài LRT có độ chuyên 100%, nhưng độ nhạy
thấp, tương ứng là 16,7% và 4,2%. Dấu chứng
sỏi ngoài LRT không những chuyên biệt với
chẩn đoán TRT, mà còn giúp chẩn đoán
nguyên nhân áp xe ổ bụng. Những áp xe cạnh
manh tràng, khi kèm theo sỏi ruột thừa bên
trong, có thể gợi ý đến nguyên nhân do VRTC.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, áp xe RT
cũng là dấu chứng có độ chuyên biệt cao, đạt
đến 99,3% trên XQCLĐT, tuy nhiên độ nhạy
lại thấp, chỉ 8,3%. Bixby (2006) đã cho thấy
rằng dấu chứng khí ngoài LRT và áp xe RT có
độ chuyên lần lượt là 98% và 99%, tương
đương với kết quả của chúng tôi(1). Tuy nhiên,
theo Bixby, độ nhạy của dấu chứng khí ngoài
LRT và áp xe RT có độ chuyên tương ứng chỉ
là 34%, và 35%. Trong nghiên cứu của Bixby,
không có trường hợp sỏi ngoài LRT nào được
ghi nhận(1). Tsuboi (2008) cũng đã ghi nhận
dấu chứng khí ngoài LRT, sỏi ngoài LRT và áp
xe RT có độ chuyên đạt 100% nhưng độ nhạy
thấp, lần lượt theo thứ tự là 22,5%, 32,5% và
37,5%(11).Theo Suthikeeree (2010), độ chuyên
của 3 dấu chứng trên lần lượt là 95,2%, 100%
và 95,2%, độ nhạy lần lượt theo thứ tự là
51,8%, 22,2% và 37%(12). Như vậy, qua kết quả
nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với các
tác giả, chúng tôi nhận thấy rằng các dấu
chứng khí ngoài lòng RT, sỏi ngoài LRT và áp
xe RT có độ chuyên biệt rất cao đạt trên 95%,
nhưng độ nhạy thấp. Tuy nhiên, độ nhạy của
3 dấu chứng này trong nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn các tác giả khác. Lý giải của kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 83
quả này có lẽ các trường hợp thủng RT trong
nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn sớm. Ở
giai đoạn này, thường chỉ có dấu hiệu
VKBQTRT hơn là khí ngoài LRT, sỏi ngoài
LRT và áp xe RT(5).
Vùng không bắt quang thành ruột thừa là 1
dấu chứng rất hữu ích trong chẩn đoán TRT vì
có độ nhạy khá cao so với các dấu chứng khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy và độ
chuyên của dấu chứng này lần lượt là 66,7%,
98%.Tsuboi (2008) cũng đã cho thấy dấu
VKBQTRT có độ nhạy và độ chuyên biệt lần lượt
là 95% và 96,8%(11). Cũng như kết quả của chúng
tôi, dấu hiệu này có độ nhạy cao nhất. Fraser
(2009) đã báo cáo độ nhạy và độ chuyên của dấu
chứng vùng không bắt quang là 95% và 96,8%(9).
Suthikeeree (2010) cũng đã báo cáo độ nhạy và
độ chuyên biệt của dấu hiệu này lần lượt là
88,5% và 71,4%(12). Kim (2014) cũng cho thấy dấu
hiệu này có độ chuyên đạt đến 98,8% như kết
quả của chúng tôi(5). Đây là dấu chứng quan
trọng trong thực hành lâm sàng vì độ nhạy và độ
chuyên cao. Tuy nhiên, khác với dấu khí ngoài
LRT, sỏi ngoài LRT và áp xe RT rất dễ nhìn thấy
trên XQCLĐT.TRT, biểu hiện của dấu chứng này
rất kín đáo, đặc biệt ở những trường hợp thủng
sớm, ổ thủng chỉ vài mi li mét đường kính, nên
rất khó được nhận diện. Vì vậy, điều quan trọng
trong khảo sát RT trên XQCLĐT ở BN nghi ngờ
TRT là phải quan sát tỉ mỉ RT trên từng lát cắt ở
các mặt cắt theo các trục RT.
Ngoài các dấu chứng giúp chẩn đoán TRT
trên XQCLĐT như trên, các tác giả còn đề cập
đến một số dấu chứng phụ như như RT lớn, phù
nề đáng kể mô mỡ quanh ruột thừa, dịch quanh
ruột thừa, liệt ruột và sỏi ruột thừa(5,6,Error! Reference
source not found.,12). Các dấu chứng này có độ chuyên
thấp, nhưng dễ nhận diện và giữ vai trò cảnh
báo. Khi gặp các dấu chứng ở bệnh nhân VRTC,
cần xem xét từng lát cắt trên các mặt phẳng của
trục RT để tìm các dấu hiệu TRT, đặc biệt là dấu
hiệu VKBQTRT. Trong số đó, dấu chứng được
nhắc đến nhiều là ruột thừa lớn. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, ngưỡng đường kính ruột
thừa để phân biệt thủng và không thủng RT là
12mm với ngưỡng này, độ nhạy và độ chuyên
trong chẩn đoán TRT tương ứng là 52,1% và
66,1%. Kim (2014) cũng đề xuất ngưỡng đường
kính là 11mm, độ nhạy của chẩn đoán TRT là
62,7%(5).
Dấu chứng dịch quanh RT trong nghiên cứu
của chúng tôi có độ nhạy và độ chuyên biệt là
83% và 64%. Tương tự, dấu chứng phù nề mô
mỡ đáng kể trong nghiên cứu của chúng tôi có
độ nhạy và độ chuyên biệt đều là 85%. Độ
chuyên của 2 dấu chứng này thấp hơn độ
chuyên của các dấu chứng chuyên biệt, nhưng
độ nhạy tương đối cao. Vì vậy, hai dấu chứng
này đóng vai trò sàng lọc trong phát hiện biến
chứng TRT. Trong thực hành phân tích XQCLĐT
trong viêm ruột thừa cấp, khi gặp 2 dấu chứng
này, cần cảnh giác biến chứng thủng và có thể
dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm các dấu
chứng chuyên biệt của TRT.
Sỏi RT được Bixby cho là yếu tố nguy cơ TRT
trên bệnh nhân VRTC(1). Bixby (2003) đã ghi
nhận sỏi ruột thừa gặp ở 49% trường hợp viêm
ruột thừa cấp có biến chứng thủng và chỉ gặp
trong 27% bệnh nhân không có biến chứng
thủng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sỏi
ruột thừa ở nhóm có thủng và không thủng lần
lượt là 37,5% và 29,8%, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p=0,32. Như vậy, sỏi RT
không liên quan đến TRT, kết quả này phù hợp
với các báo cáo gần đây(10).
KẾT LUẬN
Các dấu chứng khí ngoài LRT, sỏi ngoài LRT
và áp xe RT có độ chuyên rất cao trên 99%
nhưng độ nhạy thấp. Vùng không bắt quang
thành RT là dấu chứng hữu ích trong chẩn đoán
TRT trên XQCLĐT vì có độ chuyên cao và độ
nhạy khá cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bixby SD, et al (2006). Perforated versus Nonperforated Acute
Appendicitis: Accuracy of Multidetector CT Detection1.
Radiology, 241(3): 780-786.
2. Foley TA, et al (2005). Differentiation of Nonperforated from
Perforated Appendicitis: Accuracy of CT Diagnosis and
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 84
Relationship of CT Findings to Length of Hospital Stay.
Radiology, 235(1): 89-96.
3. Fraser JD, et al (2010). Accuracy of computed tomography in
predicting appendiceal perforation. J Pediatr Surg. 45(1), 231-4,
discussion 234-4.
4. Horrow MM, White DS, and Horrow JC (2003).
Differentiation of perforated from nonperforated appendicitis
at CT, Radiology. 227(1): 46-51.
5. Kim MS, et al (2014). Differentiation of early perforated from
nonperforated appendicitis: MDCT findings, MDCT
diagnostic performance, and clinical outcome. Abdom Imaging.
39(3): 459-66.
6. Nguyễn Phước Thuyết, Nguyễn Văn Hải (2013). Vai trò X
quang cắt lớp điện toán trong chẩn đoán thủng ruột thừa trên
bệnh nhân viêm ruột thừa cấp. Y học Thành phố Hồ chí Minh,
17(3): 137-142.
7. Pinto Leite N, et al (2005). CT Evaluation of Appendicitis and
Its Complications: Imaging Techniques and Key Diagnostic
Findings. American Journal of Roentgenology, 185(2): 406-417.
8. Ramdass MJ, et al (2015). Association between the appendix
and the fecalith in adults. Can J Surg, 58(1): 10-4.
9. Rybkin AV, Thoeni RF (2007). Current Concepts in Imaging of
Appendicitis. Radiologic clinics of North America, 45(3): 411-422.
10. Singh JP, Mariadason JG (2013). Role of the faecolith in
modern-day appendicitis. Ann R Coll Surg Engl, 95(1): 48-51.
11. Suthikeeree W, Lertdomrongdej L, Charoensak A (2010).
Diagnostic performance of CT findings in differentiation of
perforated from nonperforated appendicitis. J Med Assoc Thai,
93(12): 1422-9.
12. Tsuboi M, et al (2008). Perforated and nonperforated
appendicitis: defect in enhancing appendiceal wall--depiction
with multi-detector row CT. Radiology, 246(1): 142-7.
13. Verma R, et al (2015). Use and accuracy of computed
tomography scan in diagnosing perforated appendicitis. Am
Surg, 81(4): 404-7.
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_cac_dau_chung_x_quang_cat_lop_dien_toan_trong_chan_d.pdf