Giá trị biểu cảm của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao quảng Nam - Đà Nẵng Phan - Thúy Hạnh Trang

Tài liệu Giá trị biểu cảm của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao quảng Nam - Đà Nẵng Phan - Thúy Hạnh Trang: 1 GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG Phan Thúy Hạnh Trang1 Tóm tắt: Tín hiệu thẩm mĩ là sản phẩm lao động nghệ thuật trong trạng thái cảm hứng – thẩm mĩ cao độ. Vì thế, tín hiệu thẩm mĩ phải bao hàm những thông tin về cảm xúc, thái độ, sự đánh giá về tư tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Trong tín hiệu thẩm mĩ, cảm xúc vốn là cái chủ quan do chủ thể sáng tạo đã được khách quan hóa thành một phần quan trọng của thành phần ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ. Cảm xúc ấy tạo nên giá trị biểu cảm và có khả năng khơi gợi sự đồng cảm cao độ của người tiếp nhận. Ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng thể hiện tâm tư, tình cảm, tính cách của con người xứ Quảng. Qua bàn tay nhào nặn tài hoa, các tín hiệu thẩm mĩ đa dạng của ngôn ngữ đã phản ánh được tài năng sáng tạo của các nghệ sĩ dân gian. Những hình ảnh thơ được thể hiện là những hình tượng đẹp, giàu ý nghĩa và mang đậm dấu ấn riêng của ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ khóa: Tín hiệu thẩm mĩ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị biểu cảm của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao quảng Nam - Đà Nẵng Phan - Thúy Hạnh Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG Phan Thúy Hạnh Trang1 Tóm tắt: Tín hiệu thẩm mĩ là sản phẩm lao động nghệ thuật trong trạng thái cảm hứng – thẩm mĩ cao độ. Vì thế, tín hiệu thẩm mĩ phải bao hàm những thông tin về cảm xúc, thái độ, sự đánh giá về tư tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Trong tín hiệu thẩm mĩ, cảm xúc vốn là cái chủ quan do chủ thể sáng tạo đã được khách quan hóa thành một phần quan trọng của thành phần ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ. Cảm xúc ấy tạo nên giá trị biểu cảm và có khả năng khơi gợi sự đồng cảm cao độ của người tiếp nhận. Ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng thể hiện tâm tư, tình cảm, tính cách của con người xứ Quảng. Qua bàn tay nhào nặn tài hoa, các tín hiệu thẩm mĩ đa dạng của ngôn ngữ đã phản ánh được tài năng sáng tạo của các nghệ sĩ dân gian. Những hình ảnh thơ được thể hiện là những hình tượng đẹp, giàu ý nghĩa và mang đậm dấu ấn riêng của ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ khóa: Tín hiệu thẩm mĩ, tư tưởng thẩm mĩ, chủ thể sáng tạo, tình cảm khách thể, người tiếp nhận. 1. Mở đầu Ca dao được ví như tài sản vô hình của mỗi vùng miền. Trong văn chương truyền khẩu của dân tộc ta, ca dao chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài những câu được phổ biến trong cả nước hoặc được truyền tụng qua nhiều địa phương, mỗi địa phương lại có những câu ca dao mang tính chất đặc thù riêng của địa phương mình. Tính chất đặc thù này, hoặc nói lên bản sắc của người dân địa phương thuộc mỗi vùng, hoặc phản ánh một số địa danh, đặc sản, nghề nghiệp, tập quán hay ngôn ngữ của từng địa phương Các tín hiệu thẩm mĩ vừa là phương tiện truyền tải tư tưởng vừa là vật chứa đựng cảm xúc, thái độ, tình cảm của những người sáng tạo. Những điều mà mỗi tín hiệu thẩm mĩ nói lên được về thế giới nội tâm của tác giả dân gian sẽ làm nên giá trị biểu cảm của nó. 2. Tính biểu cảm của các Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng 2.1 . Hệ thống chất liệu để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ Khác với các loại hình nghệ thuật khác, chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Các 1 . ThS. Khoa Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Quảng Nam phAn thúy hạnh trAnG 2 yếu tố ngôn ngữ qua bàn tay nhào nặn của người thợ tài hoa đã mài giũa thành những hình tượng văn học đầy sức khơi, gợi. Trong ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng, tất cả các chất liệu xây dựng đều bắt nguồn từ những sản vật, từ nhân tình (tình trạng con người), từ phong tục tập quán của người Quảng. Vì thế, nó có sức khơi gợi cảm xúc mãnh liệt đối với người dân xứ Quảng. 2.1.1 . Các sản vật gắn liền với địa danh Quảng Nam - Đà Nẵng Bạc vàng ở tại Bông Miêu Phú Nam, Phú Thương biết bao nhiêu chè Hai câu ca dao có đến hai sản vật được nhắc đến đó là vàng và chè. Vàng có nhiều ở Bông Miêu thuộc xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh, Tam Kỳ. Chè có nhiều ở Phú Nam, Phú Thượng thuộc xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang. Chính cái tồn tại có thực của các sản vật gắn liền với các địa danh cụ thể, đã trở thành chất liệu ngôn ngữ để biểu đạt niềm tự hào về nơi có những sản vật quý. Chính trên cơ sở đó đã hình thành các tín hiệu thẩm mĩ và các tín hiệu thẩm mĩ ấy tạo cho người tiếp nhận liên tưởng để có một cách hiểu mới đúng đắn, phù hợp. Ở một bài ca dao khác có ba sản vật xuất hiện: Than đá, đường và quế. Nông Sơn than đá thiếu chi Bảo An đường tốt, Trà My quế nhiều Cũng như bài ca dao trên, từ sự trù phú của các vùng đất có thật ở các địa phương có tên tuổi: Nông Sơn, Bảo An (Điện Bàn), Trà My đã trở thành chất liệu và nguồn cảm hứng để người bình dân gởi gắm vào đó niềm hạnh phúc, tự hào. Và cũng từ chất liệu ngôn ngữ quen thuộc ấy đã truyền đến người nghe, người thưởng thức một tình cảm, một xúc cảm tương tự. Ca dao Quảng Nam còn giới thiệu những sản vật đơn sơ nhưng gắn bó tự bao đời nay nơi vùng đất trung du với đời sống người dân cần cù, chân chất: Ai lên Trung Phước, Đèo Le Làm ơn cho gửi nắm chè mồng năm. Ai về đất Quế làm dâu Ăn cơm ghế mít, hát câu ân tình Chè, mít là thổ đặc sản quen thuộc của những vùng quê, gợi lên cuộc sống đơn sơ, dung dị nhưng ấm no và chan chứa nghĩa tình. 2.1.2 . Cách nói, cách cảm, cách ứng xử giản dị, bộc trực phAn thúy hạnh trAnG 3 Người xứ Quảng mộc mạc, giản dị và chân tình. Vì thế, ca dao xứ Quảng có rất nhiều bài thể hiện cách nghĩ, cách cảm rất riêng. Cũng bắt đầu từ cụm từ “thân em”, nhưng hình ảnh so sánh, cách thể hiện trong bài ca dao cũng được sử dụng từ chất liệu ngôn ngữ hết sức Quảng Nam: Thân em như chiếc nón cời Bung vành đứt đác, chịu đời nắng mưa Khác với chiếc nón bài thơ xứ Huế xinh xắn, duyên dáng và thơ mộng trong ca dao Thừa Thiên - Huế, hình ảnh chiếc nón trong ca dao Quảng Nam là chiếc nón cời. Bài ca dao có ba tín hiệu thẩm mĩ cùng xuất hiện: “chiếc nón cời” gợi hình ảnh cũ kĩ, xấu xí; “bung vành đứt đác” gợi sự rách nát, tả tơi; “chịu đời nắng mưa” gợi sự gian khổ nhọc nhằn. Chính những chất liệu ngôn ngữ phát xuất từ những vật dụng gần gũi với người bình dân xứ Quảng đã tạo nên những hình ảnh khá riêng biệt và giàu sức biểu cảm. Ở một bài ca dao khác cách thể hiện tình cảm rất hóm hỉnh: Thanh Hà trước đến La Nghi Thăm bác với chú, thăm dì cùng cô Còn người ở tại Cẩm Phô Sang năm sẽ chỉ đường vô trong nhà Nhân qua việc thăm bác, thăm chú, thăm dì, tác giả dân gian đã đề cập đến vấn đề trọng tâm cần chia sẻ: sẽ chỉ đường vô trong nhà cho người ở Cẩm Phô. Tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện gợi cho người đọc một cách cảm mới: “chỉ đường vô trong nhà”, đó là nơi mà người con gái sẽ về làm dâu. Hóa ra đó là một cách tỏ tình bằng cách nói rất mới. Chính cách nói gợi cảm này đã tăng giá trị thẩm mĩ cho bài ca dao. Sự gắn bó trong tình yêu cũng tràn ngập cảm xúc: Đưa chàng tới chợ Hương An Xây lưng ngó lại, hai hàng láng lai Gặp gỡ rồi chia li là một hình ảnh thường xuất hiện, và là đề tài muôn thuở trong tình yêu đôi lứa. Không gian chia tay là một buổi chợ ở một địa danh nhiều người biết đến. Hai tín hiệu thẩm mĩ cùng xuất hiện: “xây lưng ngó lại”, “hai hàng láng lai”. Cách cảm ấy gợi hình ảnh, gợi cảm xúc ở người tiếp nhận: đọng lại trước mắt người tiếp nhận là hình ảnh nhân vật trữ tình lưu luyến quay lại nhìn người yêu khuất dần với đôi mắt đẫm lệ. Cô gái ấy đang khóc, vì có lẽ hình dung rằng lát nữa thôi là nỗi nhớ nhung sẽ vò xé tâm can. phAn thúy hạnh trAnG 4 2.2 .Giá trị nghệ thuật của các Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng 2.2.1 . Biểu tượng nghệ thuật đẹp, đa nghĩa Là một bộ phận cấu thành của văn học dân gian, ca dao xứ Quảng chứa đựng trong bản thân những yếu tố truyền thống vững bền, đồng thời cũng xác lập được những sắc thái riêng của một địa bàn cư dân. Ca dao xứ Quảng không chỉ gần gũi với người đọc, người nghe mà còn là những tín hiệu thẩm mĩ, những biểu tượng nghệ thuật đẹp, nhiều lớp nghĩa, nói hộ cho nhiều cái được biểu đạt. Điều đó thể hiện rất rõ trong ý thức với niềm tự hào về những vùng đất thiên nhiên trù phú, màu mỡ cùng những sản vật đã làm nên tên tuổi của đất và con người xứ Quảng: Sông Thu chẳng thiếu đò đưa Bùi khoai chợ Được, mát dừa Kiến Tân Quế Sơn cau, mít mấy tầng Thương bòn bon Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà Mi Câu ca dao đã xuất hiện một lúc hai cụm từ và hai từ mang tín hiệu thẩm mĩ. Cụm từ “chẳng thiếu đò đưa” không chỉ mang nét nghĩa đơn thuần là những chuyến đò qua lại tấp nập trên dòng sông Thu Bồn mà còn chỉ những vùng đất trù phú dọc sông Thu Bồn. Cụm từ “cau, mít mấy tầng” ngoài nét nghĩa chỉ số lượng nhiều, đó còn là niềm tự hào của người dân Quế Sơn. Ở hai câu cuối của bài ca dao tiếp tục xuất hiện hai từ mang tín hiệu thẩm mĩ “thương”, “nhớ”. Thương, nhớ ở đây không chỉ dừng lại ở nét nghĩa yêu quý những món đặc sản mà đó còn là tình cảm gắn bó mặn nồng, sâu sắc mà bình dị của người dân xứ Quảng. Cũng có lúc đó là lời lo lắng, sẻ chia: Kể từ tằm mới ăn ba Dâu gần không hái đi xa cách đò Ra đi cha mẹ sợ lo Phần sông nước lớn, phần đò không đưa Mảnh đất Đại Lộc, Duy Xuyên dọc đôi bờ sông Vu Gia có những vườn dâu xanh tươi kéo dài thành một biển dâu thăm thẳm, đã tạo cho nghề tằm tang ở vùng đất này trở thành một bộ phận quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Mượn hình ảnh trồng dâu, nuôi tằm chủ thể trữ tình bộc lộ tâm trạng của người con gái khi yêu. “Tằm mới ăn ba” là một tín hiệu thẩm mĩ để chỉ lứa tuổi cập kê, lứa tuổi mới lớn. Lứa tuổi với phAn thúy hạnh trAnG 5 biết bao nhiêu ước mơ và khát vọng hạnh phúc. Nhưng, cuộc sống vốn khắc nghiệt với biết bao sóng gió cuộc đời, nên nỗi lo sợ “phần sông nước lớn, phần đò không đưa” là một điều khó có thể tránh khỏi. Cả câu ca dao là một tín hiệu thẩm mĩ nhằm để chỉ những không gian đầy thử thách với muôn ngàn khó khăn, gian khổ và cách trở. Bài ca dao là lời trách móc nhẹ nhàng, ân cần nhưng ẩn đằng sau đó cũng là lời khuyên nhủ của một tấm lòng chân thành, sâu sắc . Nhiều câu ca dao ánh lên niềm tươi vui, hạnh phúc: Thương nhau biển hẹn, non hò Tiếng đờn ai gẫy dưới đò chiều sương Thương nhau vì đoạn can trường Lựu lê, lê lựu nhớ nghĩa nàng, nàng ơi Bản chất thủy chung của người Quảng được thể hiện trong mọi phương diện cuộc sống. Thủy chung với đất nước với dân tộc, thủy chung trong tình cảm quê hương, xóm làng và đặc biệt trong tình yêu đôi lứa. Cha ông ta thường nói “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen” nên khi yêu “Yêu nhau yêu cả đường đi lối về”. Chính vì vậy, trong bài ca dao này chúng ta dễ dàng nhận ra điều mà những người con xứ Quảng khi yêu muốn nhắn gởi. Bài ca dao xuất hiện hai cụm từ có tín hiệu thẩm mĩ: “Biển hẹn, non hò” và “tiếng đờn”. “Biển hẹn, non hò” nhằm chỉ không gian hẹn hò, trao duyên của những đôi trai gái trong những ngày đầu gặp gỡ, tìm hiểu. “Tiếng đờn” ở câu tiếp theo vì thế mang lời lẽ yêu thương. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh giúp họ vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để cùng nhau chia sẻ đắng cay, ngọt bùi. Với cách nói đầy biểu cảm đó làm cho bài ca dao thêm phần sinh động và hấp dẫn. Tình cảm chung thủy dày nghĩa, nặng tình còn thể hiện rất rõ như một lời nhắn gửi: Bạn về ta chẳng dám cầm Ngửa bàn tay đưa bạn ruột bầm như dưa Bạn về chẳng có chi đưa Đưa bạn quả mứt mà chưa ngào đường Người dân Quảng Nam rất trọng nghĩa ân tình. Dù chung sống, ăn ở với nhau chỉ một ngày hay đơn giản chỉ là một lời hẹn ước, thì người Quảng cũng không thể nào quên được. Dẫu có bao cám dỗ “đem bạc đổi chì” cũng không thể làm cho họ thay đổi vì “trăm năm lòng gắn dạ ghi”. Câu hát như nói hộ lời của nhân vật trữ tình trong giờ phút tiễn biệt. Hình ảnh “ruột bầm như dưa” là tín hiệu thẩm mĩ nhằm thể phAn thúy hạnh trAnG 6 hiện tình cảm quyến luyến, bùi ngùi, xót xa trước lúc chia tay. Tính cách trọng tình nghĩa, son sắt, thủy chung của người Quảng luôn đi liền với với sự mộc mạc, giản dị. Vì vậy, “quả mứt chưa ngào đường” là sự giản đơn, bình dị mà đầy nghĩa tình của con người nơi đây. Sự xuất hiện của hai tín hiệu thẩm mĩ trên, giúp bài ca dao như nói hộ một triết lí sống giản dị, chân chất mà đầy tình nghĩa của người dân xứ Quảng. 2.2.2 . Khúc xạ dấu ấn văn hóa địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng Khác với lối nói của ca dao toàn quốc thường bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”, ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng thường được bộc lộ trực tiếp qua lời nhắn gởi nhiều hơn. Điều đó có thể được bắt nguồn từ tính cách con người xứ Quảng chân chất, mộc mạc không quen với cách nói đưa đẩy, hoa lá cành và cũng do địa hình Quảng Nam - Đà Nẵng có nhiều sông suối, núi đồi cách trở, có sự ngăn cách giữa các vùng miền và do điều kiện giao thông liên lạc còn nhiều hạn chế. Vì thế, rất nhiều trang viết của người bình dân đã thể hiện tâm tư, tình cảm của mình bằng những cách nói hết sức mộc mạc, dân dã qua lời nhắn gởi. Ta có thể tìm thấy cách nói ấy ở rất nhiều câu ca dao: Bớ người ơn trọng nghĩa dày Nắng ba năm không lạt mưa một ngày mà phai Nghệ nhân dân gian đã không ngại ngần khi thốt lên với những lời lẽ nhắn gởi chân tình mà thẳng thắn. Chỉ có hai câu ca dao thôi mà đã xuất hiện một lúc ba cụm từ mang tín hiệu thẩm mĩ cao. “Ơn trọng nghĩa dày” là ẩn dụ cho nghĩa tình đã dày công vun đắp giữa hai con người từng có chung niềm vui và nỗi buồn, đã từng sẻ chia biết bao nhiêu kỉ niệm yêu thương. Cụm từ “nắng ba năm không lạt” một lần nữa đã xác định và khẳng định thêm sự vững bền dài lâu của tình cảm ấy: thiên nhiên khắc nghiệt thật, cuộc sống có nhiều khó khăn, gian khổ thật, nhưng không thể làm mai một đi nghĩa tình. Ta cứ tưởng ý thơ sau sẽ góp phần nhấn mạnh để tăng thêm sức thuyết phục về một tình yêu bền vững, nhưng thật bất ngờ khi ý thơ sau lại là “mưa một ngày mà phai”. Hai tín hiệu thẩm mĩ có ý hoàn toàn trái ngược “không lạt” và “mà phai”. Đến đây ta hiểu rõ hơn ý đồ nhắn gởi của người bình dân xưa: phải biết gìn giữ những tình nghĩa bền lâu, đừng vì một phút thờ ơ mà đánh mất đi những gắn bó mặn nồng của tình đời, tình người. Nhưng không phải lúc nào cũng nói đến nghĩa nhạt phai, nhiều câu ca dao lại là lời nhắn gởi tuy không mượt mà nhưng cũng giàu ân tình: Bớ người chưa vợ chưa con Mồ hôi ra ướt áo em còn giặt cho phAn thúy hạnh trAnG 7 Ở đây xuất hiện hai tín hiệu thẩm mĩ. Nhân vật trữ tình đề cập đến một vấn đề hết sức gần gũi là “mồ hôi ra ướt áo” và “em giặt cho”. Không dừng lại ở chỗ mồ hôi anh ướt áo và em sẽ giặt áo cho anh, mà đó là sự tự nguyện của người con gái đến xin được bầu bạn với chàng trai, xin được chia sẻ những nhọc nhằn, gian lao mà anh phải nếm trải. Lời nhắn gởi ở đây mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là sự gắn bó, cảm thông để dày đắp nghĩa tình của người bình dân nghĩa nặng. Đôi khi lời nhắn gởi lại là những lời trêu, ghẹo rất ý nhị và duyên dáng: Bớ cô gánh nước trồng khoai Cho xin một miếng trói dây tơ hồng Nhân vật trữ tình là cô gái trồng khoai và anh. Dây khoai thường rất dai và chắc. Có lẽ vì thế mà chàng trai không xin cái gì ngoài dây khoai của em. Từ dây khoai, chàng trai bộc lộ ý định của mình: Anh xin dây khoai của em để làm sợi dây trói chặt dây tơ hồng. Như vậy việc xin dây khoai chỉ là cái cớ để chàng trai tỏ tình với cô gái. Đến đây “trói dây tơ hồng” đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ chỉ sự gợi ý, đề nghị và trở thành sự trói buộc duyên phận của cô gái với chàng trai. Cái mộc mạc, không màu mè rất Quảng trong lời tỏ tình rất dân dã. Đó còn là lời phân trần, giãi bày, mong muốn rất lí trí song cũng rất tình cảm: Bạn ơi bớ bạn vô đây Trầu cau một hộp đem xây trên bàn Tội chi đứng sá ngồi đàng Sương sa lụy nhỏ cảm thương hàn ai nuôi Cả bài ca dao gồm bốn câu và có năm tín hiệu thẩm mĩ cùng xuất hiện. Thứ nhất là tín hiệu thẩm mĩ “trầu cau” không chỉ miếng trầu, trái cau mà là lễ vật cho hôn nhân. Nếu yêu thương nhau thật lòng thì cha mẹ nên đem trầu cau đến nhà gái hỏi vợ nên “đem xây trên bàn” là tín hiệu thẩm mĩ thứ hai. Tín hiệu thứ ba là “đứng sá ngồi đàng” nghĩa là chưa được thừa nhận trên danh chính ngôn thuận. Tín hiệu thẩm mĩ thứ tư là “sương sa lụy nhỏ” nghĩa là hậu quả của tình cảm không lường hết được. Và “cảm thương hàn ai nuôi” là tín hiệu thẩm mĩ thứ năm với ý nghĩa thẩm mĩ là không có người thông cảm, đùm bọc, che chở. Năm tín hiệu thẩm mĩ đã làm phong phú thêm ý nghĩa biểu cảm của bài ca dao. Dấu ấn văn hóa địa phương còn thể hiện qua cách nói trong cuộc sống hàng ngày, là lối nói quen thuộc của người Quảng Nam. Không vòng vo, rào đón, người Quảng luôn thể hiện một cách sống chân chất và trung thực. Chính vì thế, trong ca dao phAn thúy hạnh trAnG 8 Quảng Nam - Đà Nẵng ta ít gặp cách nói hoa mĩ, bóng bẩy. Đó cũng là một nét đặc trưng riêng thể hiện khá rõ nét trong từng trang viết của người bình dân xứ Quảng. Cách mở đầu trực tiếp giống như cách nói thường ngày: Tiếng đồn ba xã Phú Chiêm Trồng dâu có mà, ươm tằm được tơ Phú Chiêm, Thanh Chiêm là vùng đất thuộc xã Điện Phương, Điện Bàn, nơi mà các đời chúa Nguyễn chọn để đóng dinh trấn Quảng Nam, có vai trò rất lớn trong sự việc mở mang bờ cõi của dân tộc. Đây cũng chính là nơi đất đai trù phú, con người giỏi giang. Thông qua hai tín hiệu thẩm mĩ “trồng dâu có mà, ươm tằm được tơ”, tác giả dân gian muốn thể hiện sự tương giao, tương hợp giữa đất và người, nhằm khẳng định tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương xứ Quảng. Đôi khi đó còn là lời phê phán trực tiếp trước những việc làm chưa tới nơi tới chốn: Lập vườn mà chẳng viếng thăm Trâu băng, bò dẫm mấy năm cho thành vườn Ngày xưa người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, nên lập vườn là một trong những công việc chính của người bình dân xưa, nhằm mở rộng đất đai canh tác. Trong bài ca dao hình ảnh lập vườn được nhắc đến với việc miêu tả cảnh trâu băng, bò dẫm là một hình ảnh có thật và rất thực tế diễn ra ở một số gia đình. Ở đây, đề cập đến vấn đề này không phải chỉ để nói cảnh trâu băng, bò dẫm vào mảnh vườn chưa lập xong, mà nhằm phê phán những con người làm việc không đến nơi đến chốn, xem nhẹ, bỏ bê những công sức mà mình đã từng bỏ ra, để cuối cùng thất bại, không thu được lợi ích gì. Cụm từ “trâu băng bò dẫm” được thể hiện rất giàu hình ảnh và tính biểu cảm cao qua chất liệu ngôn ngữ bình dân, không màu mè, gọt giũa của người bình dân xứ Quảng. Trong quá trình sống, đấu tranh và sinh tồn đã tạo cho người Quảng một thái độ sống rạch ròi cương quyết trong cách đánh giá, ứng xử: Cây mô có trái thì rào Cây mô không trái đạp nhào xuống sông Ta thường quen thuộc với quan niệm của nhân dân ta là “ăn cây nào rào cây ấy”. Cũng nội dung ấy song trong cách nói của người Quảng có gì đó sắc bén hơn, gai góc hơn. Cách nói ấy phát xuất từ cách ăn cục nói hòn của người xứ Quảng. Đó chỉ là hình thức thể hiện, nhưng thực chất con người xứ Quảng rất nặng nghĩa, nặng tình. “Đạp nhào xuống sông” là cụm từ mang tín hiệu thẩm mĩ có tính gợi hình và tính cảm xúc cao. Ở đây, điều mà tác giả dân gian muốn nói đến là thái độ cương quyết trước những lợi ích thiết thực và lợi ích không thiết thực. Mọi giá trị, lợi ích đều đáng được tôn phAn thúy hạnh trAnG 9 trọng, giữ gìn, quý trọng song nếu nó vô ích, vô giá trị, thì bản thân điều đó sẽ không thể tồn tại được. Thỉnh thoảng ta bắt gặp một cách vào đề rất thẳng thắn mà giàu sức khơi, gợi: Người ta ăn ở vuông tròn Sao anh ăn ở như đờn đứt dây Hai cụm từ có tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện đề cập đến hai cách ăn ở trái ngược nhau: “vuông tròn” và “đờn đứt dây”. Vuông tròn gợi hình ảnh tròn, đầy trọn vẹn. Đờn đứt dây gợi hình ảnh dừng lại nửa chừng, dang dở. Tác giả dân gian sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhằm làm nổi bật cách sống, cách ửng xử đúng đắn, có tình có nghĩa và phê phán cách sống, cách ứng xử thiếu nghĩa tình, đành đoạn. Ở một bài ca dao khác là lời than vãn, oán trách cũng rất Quảng: Trời ơi răng rứa trời hè Bỏ mây đứt đoạn, bỏ bè trôi sông Hình ảnh “mây đứt đoạn”, “bè trôi sông” nhằm miêu tả sự dang dở, đứt đoạn của duyên tình. Nó còn biểu hiện sự trôi nổi không biết đi về đâu của tình cảm ấy. Nhiều khi là những câu hỏi rất hóm hỉnh mà sâu sắc: Đi đâu mà chẳng thấy về Hay là đã mắc lời thề ở đâu Khi yêu nhau người ta hay thề thốt để làm tin và để thể hiện tình yêu của mình. Trong ca dao, “lời thề” đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ chỉ hành động bắt đầu gắn bó của hai con người đã tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn. Câu nói như lời nói thường ngày vì thế nó giàu sức biểu cảm. Hoặc trong một bài ca dao khác: Đi đâu áo rách lang thang Lại đây kiếm vải vá quàng lại cho Ở đây, ta thấy một lúc xuất hiện hai tín hiệu thẩm mĩ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bình dân xứ Quảng: “áo rách lang thang”, “vá quàng”. Áo rách lang thang chỉ người có cảnh sống nghèo nàn, cô độc không nơi nương tựa.Vá quàng lại là người sẵn sàng đón nhận, thông cảm và sẻ chia, nhưng trong một chừng mực nào đó cũng cơ nhỡ, cũng lỡ làng. Hình ảnh ấy thể hiện tính nhân văn sâu sắc của người bình dân. phAn thúy hạnh trAnG 10 3 . Kết luận Quảng Nam - Đà Nẵng là mảnh đất có vai trò quan trọng trên con đường mở mang bờ cõi về phương Nam của dân tộc. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, lưng tựa Trường Sơn, mặt hướng biển Đông, Quảng Nam - Đà Nẵng là mảnh đất đầu sóng ngọn gió qua nhiều thời kì lịch sử, đồng thời là nơi giao lưu, tiếp nhận, tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền trong nước và quốc tế. Trong mạch nguồn văn hóa dân tộc, ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng vừa mang đậm yếu tố truyền thống vừa có những sắc thái riêng của văn học dân gian nơi vùng đất mới. Nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ và tìm ra các biểu trưng nghệ thuật của nó chính là con đường để chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tình cảm của người dân lao động. Hình thức và nội dung của tín hiệu thẩm mĩ trong văn học là vấn đề nghiên cứu có giá trị về lí luận và thực tiễn. Tín hiệu thẩm mĩ với những đặc tính ưu việt của mình đã xác lập vị thế của một phương tiện nghệ thuật ngôn từ quan trọng. Nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao có thể tạo cơ sở cho một sự so sánh, đối chiếu, tìm cái gốc dân tộc trong thơ hiện đại, đồng thời phát hiện những đóng góp của thơ ca hiện đại đối với nền văn học dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Bổn (1983), Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, (tập 1), Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng. [2] Nguyễn Văn Bổn (2001), Văn học dân gian Quảng Nam, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Nam. [3] Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (tập 2) , Nxb Giáo dục. [4] Nguyễn Lai (1983), “Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2. [5] Trương Thị Nhàn (2012), “Một số vấn đề về ngôn ngữ văn chương từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4. [6] Bùi Trọng Ngoãn (2009), “Tiếp nhận tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại”, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, mã số: B 2007 - DDN03 - 20. [7] F. de. Sausure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học - Xã hội Hà Nội. [8] Trần Đình Sử (1991), “Ngôn ngữ nghệ thuật, mã và phê bình văn học hôm nay”, Thông báo khoa học, ĐHSP Hà Nội, số 6. Title: THE EXPRESSIVE VALUE OF AESTHETIC MESSAGE IN QUANG NAM – DA NANG FOLK VERSES phAn thúy hạnh trAnG 11 PHAN THUY HANH TRANG Quang Nam University Abstract: Aesthetic message is a product of artistic work in the state of high artistic inspiration. Therefore, the aesthetic message must contain a lot of information about feelings, attitudes, and the appreciation of the aesthetic thoughts of the artists. In the aesthetic message, the emotion is subjectivity which is detached to be an important part of the semantic component of the aesthetic message. This emotion creates the expressive value and is able to elicit a high empathy from the receiver. Quang Nam - Da Nang folk verses express feelings, emotions and characteristics of Quang people. The diverse aesthetic message of language has reflected the creative talents of folk artists. The images of poetry are shown as the beautiful, meaningful and colorful images of Quang Nam - Danang folk verses. Keywords: aesthetic message, aesthetic thought, creative subject, sentimental object, receiver.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_gia_tri_bieu_cam_cua_cac_tin_hieu_tham_mi_trong_ca_dao_quang_nam_942_2130876.pdf
Tài liệu liên quan