Tài liệu Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố hà nội: Xu hướng và những tác động kinh tế - Xã hội - Đỗ Thị Minh Đức: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0019
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 123-134
This paper is available online at
GIA TĂNG DÂN SỐ CƠ HỌC VÀ DI CƯ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
XU HƯỚNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
Đỗ Thị Minh Đức
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Gia tăng cơ học hiện đã chiếm hơn 2/5 nguồn gia tăng dân số của thành phố; ở
một số quận, huyện đã chiếm trên 7/10 trong gia tăng dân số chung. Trọng tâm không gian
của gia tăng dân số cơ học đã chuyển dịch dần ra phía ngoại thành do sự mở rộng địa bàn
đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp. Những xu hướng mới trong di cư nội tỉnh
liên quan mạnh mẽ với sự thay đổi cấu trúc không gian đô thị Hà Nội. Những xu hướng
mới trong nhập cư ngoại tỉnh liên quan đến những sự phát triển tăng tốc về đô thị hóa và
công nghiệp hóa. Di cư góp phần cải thiện cấu trúc tuổi - giới tính của dân số, thúc đẩy đô
thị hóa và công nghiệp hóa, nhất là ở phần phía tây và tây nam của thành ph...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố hà nội: Xu hướng và những tác động kinh tế - Xã hội - Đỗ Thị Minh Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0019
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 123-134
This paper is available online at
GIA TĂNG DÂN SỐ CƠ HỌC VÀ DI CƯ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
XU HƯỚNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
Đỗ Thị Minh Đức
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Gia tăng cơ học hiện đã chiếm hơn 2/5 nguồn gia tăng dân số của thành phố; ở
một số quận, huyện đã chiếm trên 7/10 trong gia tăng dân số chung. Trọng tâm không gian
của gia tăng dân số cơ học đã chuyển dịch dần ra phía ngoại thành do sự mở rộng địa bàn
đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp. Những xu hướng mới trong di cư nội tỉnh
liên quan mạnh mẽ với sự thay đổi cấu trúc không gian đô thị Hà Nội. Những xu hướng
mới trong nhập cư ngoại tỉnh liên quan đến những sự phát triển tăng tốc về đô thị hóa và
công nghiệp hóa. Di cư góp phần cải thiện cấu trúc tuổi - giới tính của dân số, thúc đẩy đô
thị hóa và công nghiệp hóa, nhất là ở phần phía tây và tây nam của thành phố, tăng cường
nguồn nhân lực và tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm nóng thêm
các vấn đề trong quản lí đô thị.
Từ khóa: Gia tăng cơ học, di cư, tác động kinh tế - xã hội, Hà Nội.
1. Mở đầu
Thủ đô Hà Nội, một trong hai thành phố lớn nhất cả nước với 7 triệu dân, đã và đang thu
hút mạnh người nhập cư. Các luồng chuyển cư tạo nên sự gia tăng cơ học của dân số, một nguồn
quan trọng của gia tăng dân số, nhất là ở các quận nội thành và các xã ven đô. Gia tăng cơ học gắn
liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong tương quan về phát triển với các tỉnh
thành khác trong cả nước, đặc biệt là với trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
Bộ. Di cư ở Hà Nội gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Vì thế, luồng nhập cư
ngoại tỉnh đóng vai trò quan trọng. Người nhập cư vừa góp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố, vừa tạo ra những vấn đề mới trong quản lí lãnh thổ.
Gần 100 năm trước (năm 1918), thành phố chỉ có 70 nghìn dân, đến sau khi đất nước thống
nhất đã thành một chùm đô thị triệu dân (gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và vùng nông
thôn ngoại thành), và nay là chùm đô thị khoảng 7 triệu dân. Hà Nội đã thực sự là một “siêu đô
thị” xét cả về khía cạnh dân số và sự tập trung kinh tế, các giá trị văn hóa, khoa học, giáo dục.
Theo Dự báo dân số Hà Nội của Tổng cục Thống kê dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số năm
2009, thì dân số Hà Nội sẽ chạm ngưỡng 8 triệu vào năm 2026 [9].
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung phân tích về các xu hướng của gia tăng dân số cơ
học cũng như của các luồng di cư trên địa bàn Hà Nội từ đầu thập niên 1990 trở lại đây, những tác
động của chúng lên sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/1/2016
Liên hệ: Đỗ Thị Minh Đức, e-mail: dothiminhduc@gmail.com
123
Đỗ Thị Minh Đức
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Gia tăng dân số cơ học ở Hà Nội
Theo quy luật chung, thành phố có mức gia tăng dân số cao hơn mức trung bình cả nước,
kết quả là tỉ lệ dân số thành thị trong tổng dân số tăng lên. Điều này có được nhờ phần quan trọng
của gia tăng cơ học, nhất là trong điều kiện mức sinh ở khu vực thành thị thường thấp hơn so với
vùng nông thôn. Thành phố lớn và rất lớn (siêu đô thị) có sức hút lớn đối với người nhập cư, làm
cho mức gia tăng cơ học cao.
Thời kì từ cuối năm 1991 (sau khi Hà Nội thay đổi địa giới hành chính) cho đến năm 2007,
gia tăng dân số biến động không ổn định, có năm trên 3% một năm (1999, 2000), lại có năm dưới
2%/năm (2005, 2006).
Hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số từ 2,2 - 2,5%/năm.
Gia tăng dân số tự nhiên (GTTN) ở Hà Nội khá thấp; thời kì thấp nhất (1999-2002) chỉ
khoảng 1,08%; những năm sau đó dao động quanh mức 1,2%. Thời gian gần đây, GTTN có phần
tăng nhẹ (năm 2012 là 1,54%, năm 2013 là 1,33%).
Bảng 1. Gia tăng dân số trung bình năm 2000 phân theo quận, huyện
Gia tăng
dân số (%) Trong đó
Phần của GTCH
trong gia tăng dân số
(%)
Gia tăng tự nhiên
(%)
Gia tăng cơ học
(%)
Toàn TP 1,60 1,09 0,52 32,21
Nội thành 2,02 0,99 1,03 50,81
Ngoại thành 1,37 1,19 0,17 12,78
Trong đó:
Q. Tây Hồ 1,96 0,96 1,00 50,88
Q. Thanh Xuân 3,29 1,08 2,22 67,31
Q. Cầu Giấy 5,95 1,02 4,93 82,84
Từ Liêm 3,11 1,11 2,00 64,28
(Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê Hà Nội năm 2000)
Gia tăng cơ học (GTCH) đóng vai trò đáng kể trong gia tăng dân số ở nội thành và các xã
ven đô. Năm 2000, khu vực nội thành có tỉ suất gia tăng dân số là 2,02%, trong đó tỉ suất GTTN
là 0,99%, tỉ suất GTCH là 1,03%. Nói khác đi, cứ 100 người tăng thêm ở nội thành năm 2000 thì
50 người là kết quả của GTCH.
Tỉ suất GTCH đặc biệt cao trong thời gian dài đối với các quận mới thành lập là Cầu Giấy,
Thanh Xuân, và Tây Hồ. Đối với các huyện ngoại thành, GTCH đặc biệt cao ở huyện Từ Liêm
(xem Bảng 1). Không chỉ các phường tiếp giáp với ngoại thành mà cả các xã tiếp giáp với nội
thành đều thu hút mạnh người nhập cư.
Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, không gian đô thị TP Hà Nội có những chuyến biến
rất to lớn, có tính chất bước ngoặt. Nội thành tiếp tục được mở rộng, với việc thành lập hai quận
mới là quận Long Biên và quận Hoàng Mai (năm 2003). Từ 1/8/2008, thành phố Hà Nội chính
thức được mở rộng với việc sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của
huyện Lương Sơn (Hòa Bình), TP Hà Đông trở thành quận Hà Đông của nội thành.
Không gian đô thị tiếp tục phát triển mạnh cả về ba hướng, tạo nên gia tăng cơ học cao ở
124
Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố Hà Nội: xu hướng và những tác động...
một số quận, huyện: về phía tây (huyện Từ Liêm), tây nam (quận Thanh Xuân, Hà Đông) và phía
đông (quận Long Biên). Nếu như tỉ suất GTCH ở quận Cầu Giấy đã giảm đi đáng kể so với 10 năm
trước, thì ở huyện Từ Liêm lại đạt mức cao nhất (4,95%). Sự đô thị hóa nhanh ở huyện Từ Liêm đã
dẫn đến việc tách huyện Từ Liêm để thành lập hai quận mới là quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ
Liêm từ đầu năm 2014. Tỉ suất GTCH là cao ở quận Thanh Xuân và quận Hà Đông. Đặc biệt, việc
xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng (cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì) và giảm được tải giao
thông qua cầu Chương Dương đã thúc đấy mạnh đô thị hóa phần tả ngạn sông Hồng; tỉ suất GTCH
rất cao ở quận Long Biên (3,91%). Những dự án về đẩy mạnh đô thị hóa ở huyện Đông Anh đã bắt
đầu phát huy tác động, làm cho tỉ suất GTCH năm 2012 ở huyện này là 1,52% (Hình 1).
Hình 1. Bản đồ tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học TP Hà Nội năm 2012
2.2. Các luồng di cư trên địa bàn Hà Nội
Các luồng di cư ở địa bàn Hà Nội, trong đó có di cư liên tỉnh, di cư nông thôn - thành thị,
đang có quy mô ngày càng lớn, cường độ cao. Di cư có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã
hội và đến môi trường ngày càng nhiều mặt và phức tạp.
Tính linh động (mobility) của dân cư Hà Nội ngày càng cao, thể hiện rõ nhất ở quy mô và
tỉ trọng của những người tham gia di chuyển tăng lên cũng như quy mô, tỉ trọng người nhập cư
ngoại tỉnh tăng lên trong cơ cấu dân số qua các thời điểm Tổng điều tra dân số (1989, 1999, 2009).
125
Đỗ Thị Minh Đức
Trong thời kì 2004-2009, 720 nghìn người đã tham gia di chuyển, chiếm 12,29% dân số; số người
nhập cư ngoại tỉnh là 382,8 nghìn người (6,53% dân số).
Bảng 2. Dân số 5 tuổi trở lên ở Hà Nội phân theo tình trạng di cư
1/4/1989 1/4/1999 1/4/2009
Nghìn
người Cơ cấu
Nghìn
người Cơ cấu
Nghìn
người Cơ cấu
Tổng số 2693,8 100,00 2477,0 100,00 5860,9 100,00
- Không di chuyển 2604,3 96,68 2115,3 85,39 5140,9 87,71
- Di chuyển 89,5 3,32 361,8 14,61 720,0 12,29
Di chuyển trong huyện - - 54,6 2,20 102,1 1,74
Di chuyển trong tỉnh - - 101,2 4,08 223,1 3,81
Nhập cư ngoại tỉnh 81,0 3,01 196,9 7,95 382,8 6,53
Từ nước ngoài 8,5 0,31 9,0 0,36 7,2 0,12
Không xác định - - - 0,00 4,8 0,08
- Chuyển đi ngoại tỉnh 75,9 2,82 55,3 2,23 92,8 1,58
- Cán cân di cư liên tỉnh 5,1 0,19 141,6 5,72 290,0 4,95
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ [1, 8, 10])
2.2.1. Di cư liên tỉnh
Bảng 3. Các luồng di cư ở Hà Nội thời kì 1994-1999 và 2004-2009, chia theo vùng
Số lượng (nghìn người) Cơ cấu trong tổng số (%)
Chuyển
đến
Chuyển
đi
Tổng lượng
trao đổi
% chuyển
đến
% chuyển
đi
Thời kì 1994-1999
Miền núi trung du Bắc Bộ 42,0 10,0 52,0 21,36 18,02
Đồng bằng sông Hồng 118,0 22,0 140,0 60,01 39,73
Bắc Trung Bộ 27,0 7,0 34,0 13,73 12,61
Duyên hải Nam Trung Bộ 2,8 2,2 5,0 1,43 4,07
Tây Nguyên 1,4 1,7 3,1 0,74 3,00
Đông Nam Bộ 4,4 11,2 15,6 2,25 20,32
Đồng bằng sông Cửu Long 1,0 1,2 2,3 0,49 2,24
Tổng số 196,7 55,3 252,0 100,00 100,00
Thời kì 2004-2009
Miền núi trung du Bắc Bộ 115,1 22,7 137,8 30,08 24,45
Đồng bằng sông Hồng 190,2 25,7 215,9 49,70 27,73
Bắc Trung Bộ 63,7 6,7 70,4 16,65 7,19
Duyên hải Nam Trung Bộ 2,4 2,7 5,1 0,62 2,94
Tây Nguyên 3,2 4,7 7,9 0,84 5,10
Đông Nam Bộ 6,7 29,3 36,0 1,75 31,63
Đồng bằng sông Cửu Long 1,3 0,9 2,2 0,35 0,96
Tổng số 382,6 92,7 475,3 100,00 100,00
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ [8, 10])
Trong hình mẫu (pattern) không gian của sự trao đổi các luồng di cư liên tỉnh giữa Hà Nội
và các tỉnh thành trong nước, tùy thời gian mà quy mô và cường độ chuyển cư chia theo vùng có
thay đổi, nhưng về cơ bản, địa bàn thu hút nhập cư của Hà Nội vẫn là Đồng bằng sông Hồng, Miền
núi trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đối với các luồng xuất cư từ Hà Nội, điểm đến quan trọng
126
Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố Hà Nội: xu hướng và những tác động...
nhất hiện nay là Đông Nam Bộ, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, sau mới đến các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng (khác với thời kì 1994-1999).
Việc phân tích số liệu về người nhập cư vào Hà Nội qua các cuộc Tổng điều tra dân số năm
1999 và 2009, các cuộc điều tra biến động dân số hàng năm, cho thấy rõ hơn các địa bàn chủ yếu
của người nhập cư vào thành phố Hà Nội. Những địa bàn chính này có thể thay đổi về thứ bậc,
nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn từ Hà Tĩnh trở ra (Bảng 4 và Hình 2).
Hình 2. Các địa bàn chuyển cư chủ yếu từ các tỉnh đến Hà Nội thời kì 2004-2009
Bảng 4. Quy mô và tỉ trọng của các tỉnh, thành phố có số người nhập cư
trên 2% tổng số người nhập cư vào Hà Nội, 2004-2009 [10]
Tỉnh, thành phố Nghìnngười
% tổng số
người nhập cư Tỉnh, thành phố
Nghìn
người
% tổng số
người nhập cư
Nam Định 35,7 9,32 Nghệ An 19,4 5,08
Thanh Hoá 35,0 9,16 Hà Nam 17,0 4,43
Thái Bình 31,3 8,18 Bắc Ninh 17,0 4,43
Phú Thọ 25,3 6,61 Thái Nguyên 14,5 3,78
Bắc Giang 23,3 6,08 TP, Hải Phòng 13,1 3,42
Hải Dương 22,5 5,87 Ninh Bình 13,0 3,4
Hưng Yên 21,0 5,5 Quảng Ninh 11,5 3,01
Vĩnh Phúc 19,7 5,16 Hoà Bình 8,6 2,25
Các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục Thống kê tiến
hành và công bố hàng năm cho thấy quy mô xuất nhập cư ở địa bàn Hà Nội thay đổi đáng kể từng
năm. Quy mô nhập cư vào Hà Nội tăng trội hẳn lên vào thời kì từ 2009 đến 2011, rất có thể là do
127
Đỗ Thị Minh Đức
hiệu ứng sau khi mở rộng Hà Nội. Sang năm 2011-2012 số người nhập cư giảm hẳn. Trong luồng
nhập cư, nữ giới nhiều hơn hẳn nam giới; còn trong luồng xuất cư, nam giới xuất cư nhiều hơn nữ
giới. Cán cân di chuyển của nữ giới chênh lệch dương rất lớn, trong khi tình hình của dân số nam
ít khác biệt. Năm 2012-2013 cán cân di cư của nam giới là âm. Nếu xu hướng này tiếp tục trong
mấy năm tới, thì rất cần nghiên cứu và điều chỉnh.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu chủ yếu về di cư từng năm của Hà Nội
2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Xuất cư (nghìn người) 31,9 42,1 22,7 51,4
Nhập cư (nghìn người) 70,6 73,0 41,1 53,7
Tỉ suất nhập cư (%◦)
- Chung 10,8 11,0 6,1 7,7
- Nam 8,1 8,8 3,8 6,0
- Nữ 13,4 13,2 8,3 9,4
Tỉ suất xuất cư (%◦)
- Chung 4,9 6,4 3,3 7,4
- Nam 4,7 7,2 3,7 9,0
- Nữ 5,0 5,5 3,0 5,9
Tỉ suất di cư thuần (%◦)
- Chung 5,9 4,6 2,8 0,3
- Nam 3,4 1,6 0,1 -3,0
- Nữ 8,4 7,7 5,3 3,5
Ghi chú: thời gian để xét tình trạng di cư là 12 tháng trước điều tra.
(Thời điểm điều tra là 1/4 hàng năm [7])
2.2.2. Di cư nội tỉnh
Di cư nội tỉnh phản ánh khá rõ ràng sự thay đổi cấu trúc không gian của thành phố. Sự điều
chỉnh phân bố dân cư do hình thành các khu đô thị mới, phân bố lại các cơ sở sản xuất, di dời một
số cơ sở sản xuất khỏi nội thành đã kéo theo sự thay đổi trong phân bố lao động.
Thời kì 1994 - 1999 có 155,8 nghìn người di chuyển nội tỉnh, bằng 6,28% tổng số người di
chuyển, trong đó 54,6 nghìn người di chuyển nội huyện và 101,2 nghìn người di chuyển liên huyện.
Ở các quận lâu đời của Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa) có xu hướng giãn
dân, nên cán cân di chuyển liên huyện là âm (nổi bật là quận Hoàn Kiếm có cán cân di chuyển
liên huyện thâm hụt 12,8 nghìn người). Các quận mới thành lập (Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy)
đều có cán cân di chuyển liên huyện dương, nổi bật là quận Thanh Xuân, cán cân dương hơn 12,2
nghìn người. Các luồng di chuyển có quy mô lớn nhất là giữa các quận nội thành.
Thời kì 2004-2009, 325,2 nghìn người di chuyển nội tỉnh, bằng 5,55% tổng số người di
chuyển, trong đó di chuyển nội huyện là 102,1 nghìn người, di chuyển liên huyện là 223,1 nghìn
người. Trong thời kì này, cán cân di chuyển giữa các huyện có nhiều thay đổi. Các quận Hoàn
Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa vẫn tiếp tục có cán cân di chuyển thâm hụt mạnh, các
huyện ở xa nội thành cũng có sự chuyển đi nhiều hơn chuyển đến. Các quận, huyện có cán cân di
chuyển dương mạnh là Cầu Giấy, Hoàng Mai, Từ Liêm và Hà Đông.
2.2.3. Di cư nông thôn - thành thị
128
Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố Hà Nội: xu hướng và những tác động...
Di cư nông thôn - thành thị trong thời kì 2004-2009 đã tăng mạnh so với 10 năm trước (thời
kì 1994-1999): về số người đã tăng gấp 1,8 lần và về tỉ trọng trong luồng chuyển cư cũng tăng từ
35,6% lên 41,0%. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ người di cư thành thị - thành thị đã nhiều hơn thành thị
- nông thôn. Tuy nhiên, có 42/145 phường còn thịnh hành mô hình chuyển cư chủ yếu là từ nông
thôn vào thành thị (số người di cư từ nông thôn chiếm hơn 50% tổng số người nhập cư). Ở khu vực
nông thôn, tỉ lệ di chuyển giữa các xã thuộc khu vực nông thôn chiếm hơn 75% tổng số người di
chuyển ở vùng nông thôn. Rất đáng chú ý là dòng di cư ngoại tỉnh, một “chủ lưu” trong di cư trên
địa bàn Hà Nội và là nguồn quan trọng làm tăng dân số Hà Nội, lại chủ yếu là từ vùng nông thôn
(Bảng 6).
Bảng 6. Quy mô và cơ cấu nhập cư ngoại tỉnh vào Hà Nội
xét theo quan hệ nông thôn - thành thị, thời kì 2004-2009
Nơi thường trú Số người nhập cư % tổng số người nhập cư
5 năm trước và nơi cư trú hiện tại (nghìn người) ở nơi cư trú hiện tại
Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số
Thành thị 68,2 22,3 90,4 31,68 13,28 23,62
Nông thôn 141,5 141,0 282,5 65,76 84,08 73,79
Không xác định 5,5 4,4 10,0 2,55 2,63 2,59
Tổng số 215,2 167,7 382,9 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ [10])
2.3. Một số tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Hà Nội
2.3.1. Làm trẻ hóa cơ cấu tuổi của dân cư thành phố
Cơ cấu tuổi của dân di cư tập trung mạnh vào nhóm tuổi thanh niên, do tính chọn lọc trong
di cư, đặc biệt là ở luồng nhập cư vào khu vực thành thị. Vì thế luồng di cư (đặc biệt là nhập cư
ngoại tỉnh) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu tuổi của dân cư Hà Nội, nhất là ở khu vực thành thị
và các xã ven đô.
Hình 3 thể hiện đặc trưng cơ cấu tuổi và giới tỉnh của dân số khu vực thành thị ở Hà Nội
(2009) phân theo tình trạng di cư. Những người không di cư có cơ cấu dân số ổn định, thậm chí
là dạng cơ cấu dân số già. Tính chọn lọc cao đối với người chuyển cư đã dẫn đến chỗ tỉ trọng của
dân số ở các độ tuổi 20-24, 25-29, 30-34 trong cơ cấu dân số không di cư khá thấp, trong khi tỉ
trọng của các độ tuối này trong cơ cấu dân số di cư ngoại tỉnh cao nổi bật. Có thể nói, số lượng
người nhập cư trẻ góp phần tăng thêm tính năng động của thành phố, đặc biệt là trong lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ.
2.3.2. Là động lực của gia tăng dân số khu vực thành thị, tác động đến đô thị hóa, làm thay
đổi bức tranh phân bố dân cư
Di cư là động lực quan trọng của gia tăng dân số, do tạo ra gia tăng cơ học. Ngay từ năm
2000, gia tăng dân số cơ học đã đóng góp 32,2% vào gia tăng dân số chung của toàn thành phố,
tính riêng khu vực nội thành là 50,8%, ngoại thành 12,8%. Có những quận gia tăng cơ học chiếm
tỉ trọng cao trong gia tăng dân số chung như Cầu Giấy (82,8%), Thanh Xuân (67,3%), Từ Liêm
(64,3%). Năm 2012, gia tăng cơ học đóng góp 41,5% trong gia tăng dân số toàn thành phố. Có
những quận huyện, gia tăng cơ học đóng góp từ 70% trở lên trong gia tăng dân số chung, đó là
quận Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, Từ Liêm.
Di cư vào thành phố lớn, đặc biệt là dòng di cư nông thôn - đô thị có liên quan mật thiết với
129
Đỗ Thị Minh Đức
Hình 3. Tháp dân số năm 2009 (% tổng dân số) của các dân số
không di cư, di cư nội tỉnh và di cư ngoại tỉnh ở khu vực thành thị của Hà Nội
đô thị hóa. Thời kì 1994-1999, ở Hà Nội 69,6% số người nhập cư ngoại tỉnh cư trú ở các quận nội
thành, tập trung chủ yếu vào 4 quận đang đô thị hóa mạnh là Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân
và Cầu Giấy. Ở các huyện ngoại thành, thì đáng kể là hai huyện Từ Liêm và Gia Lâm (Hình 4).
Đến thời kì 2004 – 2009, trong khu vực nội thành, các địa bàn thu hút mạnh nhất người
nhập cư từ các quận huyện khác và từ tỉnh khác là các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
Ở khu vực ngoại thành, nổi bật là huyện Từ Liêm, tiếp sau là Thanh Trì và Đông Anh. Có thể nói,
xu hướng này là sự tiếp tục xu hướng đã diễn ra trước đó 1 thập kỉ (1994-1999), nhưng có những
thay đổi rõ nét. Sau sự phát triển nóng của Từ Liêm, Cầu Giấy là sự bắt đầu phát triển nóng của
một số quận mới thành lập như Long Biên, Hoàng Mai. Có 32 phường, xã có tỉ lệ người nhập cư
trong 5 năm qua (2004-2009) chiếm trên 30% dân số, tạo nên một vành đai liên tục phía tây và tây
nam thành phố. Đây là địa bàn đang đô thị hóa rất mạnh và biến động dân cư cơ học rất bất thường
(Hình 5).
2.3.3. Người di cư làm giàu thêm nguồn lực phát triển của thành phố
Trước hết, người nhập cư ngoại tỉnh bổ sung lực lượng lao động rất quý cho Hà Nội. Trong
thời kì 2004-2009, số lao động nhập cư ngoại tỉnh là 184,6 nghìn người. Trong số này có những
người có trình độ chuyên môn cao, những nhà quản lí giỏi. Đến một nửa số người nhập cư ngoại
tỉnh làm việc trong lĩnh vực dịch vụ (từ nhà chuyên môn bậc cao, nhà chuyên môn bậc trung đến
những người làm dịch vụ và bán hàng). Một tỉ lệ không nhỏ là thợ thủ công, họ có thể làm việc
130
Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố Hà Nội: xu hướng và những tác động...
Hình 4. Địa bàn thu hút mạnh người nhập cư ở Hà Nội, 1994-1999
cho các làng nghề hay các xưởng nhỏ của khu vực kinh tế không chính thức.
Một tỉ lệ cao người nhập cư ngoại tỉnh là thợ lắp máy hay vận hành máy móc thiết bị, những
người lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp. Ngay cả những người lao động phổ thông
cũng đóng góp phần không nhỏ vào thị trường lao động ở Hà Nội. Họ là những người lao động
khỏe mạnh từ vùng nông thôn di cư vào Hà Nội, chủ yếu là làm việc theo mùa vụ, làm nhiều công
việc nặng nhọc với tiền công thấp cho các công trình xây dựng dân dụng. Có thể nói không quá
rằng không thể hình dung tốc độ xây dựng dân dụng ở Hà Nội như hiện nay mà không có công sức
đóng góp của người nhập cư (Trong Bảng 7 không thống kê những người lao động mùa vụ).
Bảng 7. Cơ cấu nghề nghiệp của lao động phân theo tình trạng di cư ở Hà Nội, 1/4/2009
Không
di cư
Di cư
trong
huyện
Di cư
trong
tỉnh
Nhập cư
ngoại
tỉnh
Tổng
số
Nhà lãnh đạo các ngành, các cấp, các đơn vị 1,4 2,5 3,6 1,0 1,5
Nhà chuyên môn bậc cao 11,4 27,9 43,5 18,2 13,6
Nhà chuyên môn bậc trung 4,1 7,8 8,2 7,4 4,6
Nhân viên trợ lí văn phòng 2,0 3,6 4,3 4,0 2,3
Nhân viên dịch vụ và bán hàng 15,8 18,0 17,1 20,2 16,1
Lao động có kĩ năng trong nông, lâm, ngư nghiệp 0,7 0,3 0,1 0,1 0,7
Lao động thủ công và các nghề nghiệp liên quan 17,4 12,7 8,9 15,1 16,8
Thợ lắp máy và vận hành máy móc thiết bị 6,7 8,2 8,3 20,4 7,6
Lao động giản đơn 40,3 19,1 5,9 13,7 36,8
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
(Xử lí từ dữ liệu vi mô mẫu 15% Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, TP Hà Nội)
Trong luồng di cư giữa các quận, huyện, tỉ trọng của những nhà chuyên môn bậc cao rất nổi
trội (43,5%). Điều này phản ánh tính linh động rất cao của nhóm lao động này cũng như sự phân
bố lại lao động trong phạm vi Hà Nội do những thay đổi của thị trường lao động.
131
Đỗ Thị Minh Đức
Hình 5. Địa bàn thu hút mạnh người nhập cư ở Hà Nội thời kì 2004-2009
Một tỉ lệ nhất định người di cư vào Hà Nội là các nhà đầu tư. Họ không chỉ mang đến thành
phố sức sáng tạo, mà cả nguồn vốn và công nghệ.
Cùng với việc di chuyển lao động có chuyên môn kĩ thuật, là sự di chuyển của vốn xã hội.
Vốn xã hội của đô thị được giàu lên nhiều. Đặc biệt, những khu đô thị mới, những khu chung cư
cao cấp,. . . là “những dị thường” giàu có về vốn xã hội, là những dấu ấn trong cấu trúc không gian
sinh thái nhân văn của đô thị Hà Nội.
2.3.4. Làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Thủ đô và thúc đẩy sự tiếp biến văn hóa
Một đặc điểm của di cư vào đô thị cho đến tận thời gian hiện nay là luồng di cư từ nông
thôn chiếm hơn 50%, đó là chưa kể di cư tạm thời, theo mùa vụ từ nông thôn vào đô thị. Những
mối dây liên hệ về kinh tế - văn hóa của người nhập cư với quê hương bản quán, họ mang theo
vào đô thị, và người nhập cư lại thường cư trú tập trung vào những địa bàn nhất định, nhất là các
phường đang đô thị hóa mạnh. Như thế là sợi dây liên hệ nông thôn - thành thị về mặt văn hóa vẫn
tiếp tục. Một mặt, có những tập quán của người nhập cư không phù hợp với lối sống đô thị, cần
132
Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố Hà Nội: xu hướng và những tác động...
phải sửa đổi theo những chuẩn mực ứng xử của văn minh đô thị, nhưng mặt khác, có những ứng
xử nhân văn của cộng đồng làng xã mà cuộc sống đô thị ồn ào làm cho bị phai nhạt đi, nay nhờ có
người di cư mà những giá trị ấy có thể được tái sinh. Điều ấy là tốt, chứ không có nghĩa là “nông
thôn hóa đô thị”. Những sự đa dạng về văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực mà lớp lớp người di cư
đem đến Hà Thành, sau thời gian được chọn lọc, lắng lại và trở thành cái văn hóa vốn có của Hà
Thành.
Người di cư, nhất là người di cư tạm thời, vào đô thị để mong kiếm được thu nhập cao hơn,
để có tiền tiết kiệm gửi về gia đình. Trong quá trình mưu sinh ấy, họ cũng học tập những cái hay,
cái khác lạ của đô thị và mang về quê. Một trong những điểu dễ thấy là ở nông thôn bây giờ, nhiều
nơi người ta xây nhà ống, nhà tầng như ở đô thị, mặc dù về hoạt động kinh tế và sự tiện lợi, không
có gì nổi trội so với nhà ngói năm gian, đất ở cũng không phải là eo hẹp. Một số sinh hoạt của đô
thị cũng được đưa về nông thôn, trong đó có việc người di cư mở các dịch vụ này sau khi tích được
ít vốn liếng do làm việc ở đô thị.
Không gian văn hóa của Hà Nội là không gian rất mở. Người di cư tiếp tục mang vào đô thị
các sắc thái mới, và họ cũng mang về quê hương bản quán những nét văn hóa mới của đô thị.
2.3.5. Di cư đặt ra những vấn đề trong quy hoạch và quản lí đô thị
Những định hướng về đô thị hóa, về phát triển không gian đô thị được phê duyệt trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong quy hoạch xây dựng của thành phố các thời kì. Trong
mấy thập kỉ qua, do đô thị hóa, nhiều không gian nông thôn đã chuyển hóa thành đô thị, xã lên
phường. Ngay trong thời kì quá độ thành phường, nhiều thách thức đã đặt ra, khi mà cơ chế quản
lí tháng trước còn theo mô hình nông thôn, tháng sau đã theo mô hình đô thị. Nâng cao năng lực
quản lí cho chính quyền địa phương ở đây là vấn đề lớn. Những xã, phường ấy lại là địa bàn đô thị
hóa “nóng”. Các khu chung cư, đô thị mới được xây dựng ở đây. Người nhập cư cũng tập trung về
đây. Các khu đô thị mới, các khu chung cư có nhằm đến nhóm khách hàng quan trọng bậc nhất là
những người nhập cư - chủ yếu là nhập cư ngoại tỉnh và nhập cư liên huyện. Vì thế, sự cộng hưởng
của việc thúc đẩy đô thị hóa, trong đó có việc phát triển các dự án bất động sản và các luồng di
cư có thể tạo ra sức ép rất lớn lên những không gian đô thị hóa nóng hay quá nóng. Những tuyến
đường vành đai được mở rộng, tăng khả năng lưu thông, nhưng cũng dọc theo các tuyến vành đai
này có hàng loạt khu đô thị và chung cư cao tầng. Nếu tiếp tục phát triển những chung cư cao
tầng dọc các đường vành đai (hoặc các tuyến đấu nối vào đường vành đai) thì tình trạng tắc đường
thường xuyên vào giờ cao điểm trên các tuyến đường này, đặc biệt ở nơi giao cắt, là không tránh
khỏi.
Người nhập cư và cuộc sống của họ ở đô thị là một phần vốn có của thành phố lớn. Hà Nội
còn có một lượng lớn “khách vãng lai”, những người di cư tạm thời. Trong quy hoạch phát triển cơ
sở hạ tầng, đặc biệt là quy hoạch về cấp thoát nước, xử lí rác thải đô thị luôn phải tính đến nhân tố
này.
3. Kết luận
Trong suốt quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, gia tăng cơ học có vai trò quan trọng. Với sức hấp
dẫn của một siêu đô thị, gia tăng cơ học sẽ có quy mô lớn hơn và có thể là khó dự báo trong dài
hạn. Vì thế, cần đánh giá sát xu hướng này để điều chỉnh nhân tố dân số trong các quy hoạch phát
triển của thành phố.
Sự gia tăng dân số Hà Nội mấy năm gần đây có phần “nóng hơn”, đặc biệt là khu vực thành
thị. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu tác động của việc nới lỏng chính sách dân số cũng như chính
133
Đỗ Thị Minh Đức
sách hộ khẩu tới các nhóm mục tiêu khác nhau. Việc quy hoạch phát triển vùng đô thị Hà Nội, đẩy
mạnh phát triển các đô thị vệ tinh để có thể giúp giảm sức ép nhập cư lên các quận thuộc đô thị
trung tâm.
Thành phố cần nghiên cứu các bộ lọc hữu hiệu đối với người nhập cư. Đồng thời có các
chính sách để người nhập cư hội nhập tốt hơn vào cuộc sống đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số Trung ương, 1991. Kết quả điều tra toàn diện, Tổng điều tra
dân số Việt Nam 1989. Hà Nội.
[2] Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 6-2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở
Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. Hà Nội.
[3] Cục Thống kê TP Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội các năm 2000, 2012, 2013.
[4] Đỗ Thị Minh Đức, 2004. Di cư vào các đô thị lớn ở nước ta trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
Phân tích trường hợp của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 2-2004, tr.126-132.
[5] Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh, 2001. Di cư giữa các tỉnh và các vùng ở Việt Nam.
Thông báo khoa học của các trường đại học. Địa lí /2001, tr.77-87.
[6] Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh, 2010. Di cư vào Hà Nội và những chính sách quản lí.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì
hòa bình", Hà Nội 7-9/10/2010. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.1025-1032.
[7] Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, các năm 2010,2011,
2012, 2013.
[8] Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1.4.1999, phiên bản CD-ROM.
[9] Tổng cục Thống kê, Dự báo dân số Việt Nam 2009 – 2049. Hà Nội, 2-2011
[10] Vụ thống kê dân số và lao động TCTK, Dữ liệu và kết quả mẫu 15%, Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009, CD-ROM, Hà Nội, 11-2010.
[11] Vụ thống kê dân số và lao động TCTK, Dữ liệu và kết quả toàn bộ, Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009, CD-ROM, Hà Nội, 11-2010.
ABSTRACT
Population mechanical growth and migration in Hanoi:
trends and impacts on the city’s socio-economic development
Population mechanical growth at present makes up two fifth of the total population increase
of the City. In some urban and peri-urban districts its shares is over 7/10 of the district’s total
increase. Centers of high mechanical growth are moving towards the peri-urban areas due to the
urbanized expansion and industrial park development. New trends in intra-provincial migration
are related closely to changes in Hanoi’s urban spatial structure. New trends in inter-provincial
migration are in close relation to the accelerated urbanization and industrialization in Hanoi. The
migration contributes to improving the age-sex structure of the city’s population, boosting the
urbanization and industrialization, especially in the western and south-western part of the City,
strengthening human and financial resources for the socio-economic development, however it
makes issues in urban management hotter.
Keywords:Mechanical growth, migration, socio-economic impact, Hanoi.
134
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4046_dtmduc_016_2132818.pdf