Gia đình và dòng họ người dao hiện nay những biến đổi và vấn đề đặt ra - Lý Hành Sơn

Tài liệu Gia đình và dòng họ người dao hiện nay những biến đổi và vấn đề đặt ra - Lý Hành Sơn: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Ngày nhận bài: 22/4/2017; Ngày phản biện: 15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 5/6/2017 (1) Viện Dân tộc học; e-mail: mongdao@yahoo.com.vn Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Qua kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao ở nước ta có 751.067 người, phân bố cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ (636.523 người), Tây Nguyên (35.176 người) và một số tỉnh miền đông Nam Bộ (8.796 người). Trong đó, tập trung ở các tỉnh: Hà Giang (109.708 người), Tuyên Quang (90.618 người), Lào Cai (88.379 người), Yên Bái (83.888 người), Quảng Ninh (59.156 người),... Theo phân loại của nhiều nhà nghiên cứu, người Dao ở Việt Nam được chia thành 7 nhóm: Dao Đỏ (Dao Đại Bản), Dao Tiền (Dao Đeo Tiền hoặc Tiểu Bản), Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y (Dao Chàm), Dao Tuyển (Dao Áo Dài). Nếu dựa vào ngôn ngữ thì có hai phương ngữ: nói phương ngữ Miền g...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia đình và dòng họ người dao hiện nay những biến đổi và vấn đề đặt ra - Lý Hành Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Ngày nhận bài: 22/4/2017; Ngày phản biện: 15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 5/6/2017 (1) Viện Dân tộc học; e-mail: mongdao@yahoo.com.vn Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Qua kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao ở nước ta có 751.067 người, phân bố cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ (636.523 người), Tây Nguyên (35.176 người) và một số tỉnh miền đông Nam Bộ (8.796 người). Trong đó, tập trung ở các tỉnh: Hà Giang (109.708 người), Tuyên Quang (90.618 người), Lào Cai (88.379 người), Yên Bái (83.888 người), Quảng Ninh (59.156 người),... Theo phân loại của nhiều nhà nghiên cứu, người Dao ở Việt Nam được chia thành 7 nhóm: Dao Đỏ (Dao Đại Bản), Dao Tiền (Dao Đeo Tiền hoặc Tiểu Bản), Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y (Dao Chàm), Dao Tuyển (Dao Áo Dài). Nếu dựa vào ngôn ngữ thì có hai phương ngữ: nói phương ngữ Miền gồm các nhóm Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang; nói phương ngữ Mùn có Dao Quần Trắng, Dao Tuyển và Dao Thanh Y1. Về nguồn gốc, vấn đề cội nguồn sinh tụ, quá trình hình thành và phân hoá tộc người Dao thành các nhóm địa phương vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh cụ thể, mà chỉ dừng lại dưới dạng giả thuyết. Song, hầu hết các 1. Xem: Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.31-33; Nguyễn Khắc Tụng (1997), Trở lại vấn đề phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.30-37. nhà nghiên cứu đều cho rằng, người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư đến qua nhiều thời kỳ, trong đó sớm nhất được cho là thế kỷ XII và XIII, muộn là đầu thế kỷ XX2. Trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của người Dao ở nước ta đã không ngừng được nâng cao và biến đổi theo xu hướng ngày càng phát triển, từng bước hội nhập với các dân tộc cận cư. Tuy vậy, hiện nay mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam từ góc nhìn Dân tộc học, song những biến đổi liên quan tới hoạt động kinh tế, thiết chế xã hội, đời sống văn hóa,... của đồng bào mới chỉ được đề cập một cách tản mạn trong một số công trình, kể cả những công trình mang tính khảo tả về người Dao như: Người Dao ở Việt Nam của Bế Viết Đẳng và các tác giả (1971); Văn hoá truyền thống người Dao ở Hà Giang do Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý làm chủ biên (1999); Phong tục tập quán của người Dao Thanh Hóa của Đào Thị Vinh (2001); Người Dao ở Lạng Sơn do Lý Dương Liễu làm chủ biên (2004); Người 2. Xem: Bế Viết Đẳng và các tác giả (1971), Người Dao ở Việt Nam, sđd, tr.17-24; Trần Quốc Vượng (1963), Qua nghiên cứu Bình hoàng khoán điệp, thử bàn về gốc tích người Dao (Mán), Dân tộc, số 40. GIA ĐÌNH VÀ DÒNG HỌ NGƯỜI DAO HIỆN NAY NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Lý Hành Sơn(1) Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, dân tộc Dao ở nước ta có 751.067 người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Phân tích một số nghiên cứu cho thấy, từ năm 1986 đến nay, gia đình và dòng họ người Dao ở nước ta đã biến đổi nhanh chóng . Đó là việc mai một loại gia đình lớn đa hệ; các gia đình trong dòng họ đã cư trú phân tán; hệ thống tên đệm của dòng họ chỉ bắt buộc sử dụng khi đặt pháp danh trong lễ cấp sắc; quan hệ giữa các gia đình nhỏ với gia đình gốc và gia đình trưởng dòng họ đã độc lập hơn trên nhiều lĩnh vực,... Những biến đổi ấy tuy phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, song cũng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là việc duy trì và trao truyền các giá trị truyền thống vốn có của gia đình và dòng họ người Dao, cần được các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm với những giải pháp thiết thực hơn. Từ khóa: Gia đình; dòng họ; biến đổi; người Dao; vấn đề đặt ra. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 79Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Dao Quần Chẹt ở miền núi và trung du Bắc Bộ do Nguyễn Ngọc Thanh làm chủ biên (2015),... Qua tổng quan một số công trình đã công bố, bài viết này xin khái quát về những biến đổi và vấn đề đặt ra đối với gia đình, dòng họ người Dao ở nước ta hiện nay. Giống với nhiều dân tộc, gia đình và dòng họ người Dao gồm nhiều khía cạnh như cấu trúc, quan hệ, chức năng,... vì vậy, trong khuôn khổ một bài tạp chí, ở đây cũng chỉ đề cập tới những biến đổi về cấu trúc và các mối quan hệ. 1. Những biến đổi trong gia đình 1.1. Biến đổi về cấu trúc gia đình Cho đến cuối những năm 90 thế kỷ XX, gia đình của người Dao nói chung cũng giống như gia đình của nhiều tộc người thiểu số ở nước ta, là gia đình nhỏ phụ hệ, người đàn ông làm chủ gia đình,... Điều này đã được thể hiện trong công trình Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang do Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý làm chủ biên (1999): “Những kết quả điền dã thu thập được qua các đợt khảo sát thực tế tại nhiều vùng người Dao ở Hà Giang cho thấy gia đình nhỏ phụ hệ là loại gia đình chủ yếu ở các nhóm Dao Đỏ và Dao Áo Dài. Có thể nói loại gia đình này chiếm tỷ lệ cao và phổ biến rộng rãi ở các bản người Dao”3. Về đặc điểm, mỗi gia đình nhỏ phụ hệ người Dao bao gồm một cặp vợ chồng, các con chưa xây dựng gia đình cùng với ông, bà hoặc chỉ một trong hai người ấy. Tuy nhiên, do gia đình truyền thống trước đây gồm nhiều cặp vợ chồng anh em trai hoặc chị em gái cùng sống trong một mái nhà, nên vẫn còn có loại gia đình nhỏ gồm hai cặp vợ chồng hoặc loại gia đình gồm bố mẹ và cặp vợ chồng con gái ở chung trong một nhà. Chưa kể những gia đình có thêm con em trong họ hoặc dòng họ khác, thậm chí dân tộc khác nếu gia đình đó nhận con nuôi và lấy rể đời. Đặc biệt, cấu trúc hiện nay trong gia đình người Dao tuy đã biến đổi nhiều theo xu hướng gia tăng số lượng gia đình nhỏ hạt nhân, song vẫn có thể gặp trường hợp: “Một gia đình có bốn thế hệ với ba cặp vợ chồng cùng sinh sống dưới một mái nhà, có cơ sở kinh tế chung và tiêu dùng chung”4. 3. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (Chủ biên, 1999), Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tr.167. 4. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (Chủ biên, 1999), Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang, sđd, tr.169. Trong công trình Phong tục tập quán người Dao Thanh Hóa (2001), tác giả Đào Thị Vinh có viết: “Ngày nay, gia đình đông con cũng thường tách hộ, sau khi đã lập gia đình cho con. Thường thì bố mẹ lo cho anh cả từ cưới vợ, đến nhà cửa và ít tài sản. Đến lượt anh cả lại cùng với bố mẹ lo cho các em thứ,...”. Bên cạnh đó, tác giả này còn viết: “Cũng xin nói thêm, cho đến nay gia đình người Dao vẫn còn nhiều dấu hiệu của gia đình đa hệ. Hiện nay vẫn còn nhiều ngôi nhà rộng dài được chia làm nhiều ngăn để làm buồng ngủ cho ông bà, bố mẹ, con trai, con gái, con dâu,...”5. Do nghiên cứu về người Dao ở tỉnh Thanh Hóa, nên tác giả Đào Thị Vinh đã lấy ví dụ như: Trong nhà ông Triệu Xanh Phin ở xóm Pù Quăn thuộc xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) vào năm 2000 có tới 17 người, gồm 4 thế hệ chung sống, đó là bà, bố mẹ, 2 anh em trai đã lấy vợ mỗi người có 4 đứa con, 2 chị em gái; nhà ông Bàn Sinh Phúc ở làng Tân Thành, xã Ngọc Khê (huyện Ngọc Lạc) có 11 người, gồm 3 thế hệ, trong đó có 2 anh em trai đã có vợ con,... Hơn nữa, trong bài tham luận tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 về tộc người Dao tổ chức ở thành phố Thái Nguyên vào tháng 12/1995, Hoàng Bá Thịnh và Lê Thị Nhâm Tuyết (1998) cũng đã khẳng định rằng cơ cấu trong gia đình người Dao ở nước ta hiện nay tuy đã giảm dần về số lượng thành viên nhưng vẫn ở mức khá quy mô: “Gia đình người Dao thường có quy mô lớn, số hộ có từ 8 người trở lên chiếm 26%, từ 5-7 người chiếm 47%, quy mô gia đình lớn là gánh nặng đối với người phụ nữ trong cuộc sống...”6. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu tại thực địa và nhận định của các tác giả về tình hình cấu trúc gia đình hiện nay ở người Dao nước ta đều có sự tương đồng nhau. Cụ thể, từ khi đổi mới năm 1986 tới nay, cấu trúc gia đình người Dao tuy đã có sự thay đổi theo hướng giảm đi số lượng thành viên và chiếm đa số hiện nay là gia đình nhỏ hạt nhân, tức gồm bố mẹ và các con chưa dựng vợ gả chồng, song giai đoạn chuyển đổi ấy vẫn còn tồn tại loại gia đình truyền thống gồm vài thế hệ và vài đôi vợ chồng chung sống dưới một mái nhà 5. Đào Thị Vinh (2001), Phong tục tập quán người Dao Thanh Hóa, NXB. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.103-104. 6. Hoàng Bá Thịnh và Lê Thị Nhâm Tuyết (1998), Một số vấn đề về giới trong đời sống của người Dao, Trong Sự phát triển văn hóa xã hội người Dao: Hiện tại và tương lai, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản, Hà Nội, 1998, tr.78. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 80 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 trong một thời gian nhất định, rồi sau đó mới tách ra thành những gia đình nhỏ hạt nhân. Vì vậy, có thể nói từ khi đổi mới đất nước, dưới tác động của cơ chế thị trường và các giá trị văn hóa thay đổi, cấu trúc gia đình người Dao ở nước ta đã và đang chuyển đổi theo xu hướng: từ quy mô lớn, đông người đến quy mô nhỏ, ít người để phù hợp hơn với cơ chế nông hộ, tức kinh tế hộ gia đình và hoạt động theo thị trường. 1.2. Biến đổi về quan hệ trong gia đình Qua một số công trình viết về tộc người Dao ở nước ta cho thấy, các mối quan hệ trong gia đình hiện nay của tộc người này đã có sự biến đổi đáng kể so với truyền thống, do số thế hệ và số lượng thành viên trong nhà giảm đi, tức gia tăng mô hình gia đình nhỏ hạt nhân gồm hai thế hệ chung sống với nhau. Tuy nhiên, nét đẹp truyền thống các mối quan hệ trong gia đình vẫn được duy trì: “Ở gia đình, những nét đẹp trong quan hệ giữa các thành viên thể hiện ở tính dân chủ, bình đẳng, thương yêu lẫn nhau, không kể con đẻ hay con nuôi vẫn là những nét nổi bật. Mọi người trong gia đình luôn nghe lời nhau, sinh hoạt có nề nếp, nhìn nhau mà làm để có thành quả lao động xứng đáng...”7. Giống như nhiều dân tộc khác, sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ người Dao vẫn mong muốn đẻ được con trai. Với lý do trong gia đình phụ hệ, người con trai vừa là người chủ, vừa đóng vai trò chủ đạo đối với các công việc của gia đình, kể cả đảm nhiệm các vấn đề khác liên quan đến dòng họ và quan hệ với người bên ngoài. Tuy vậy, đôi vợ chồng đó cũng không quá lo lắng khi đẻ toàn con gái, bởi người Dao hiện nay càng có điều kiện để thực hiện tập quán nuôi con nuôi và lấy rể đời cho con gái. Theo đó, người con nuôi hoặc rể đời sẽ thay con trai làm chủ gia đình, rồi con cái sinh ra sẽ trở thành người trong dòng họ của bố mẹ nuôi hoặc bố mẹ vợ, được thừa kế tài sản khi bố mẹ nuôi hay bố mẹ vợ qua đời,... Hơn nữa, việc mua hoặc xin nhận con nuôi và lấy rể đời ở người Dao còn được thực hiện một cách trang trọng và có ý nghĩa tâm linh thông qua nghi lễ đổi họ sang họ của bố nuôi hoặc họ của vợ. Rõ ràng, tập quán này không chỉ thể hiện mối quan 7. Bế Viết Đẳng (1998), “Người Dao ở Việt Nam - Những truyền thống thời hiện đại”, Trong cuốn Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, sđd, tr.23. hệ khá đặc biệt, tức quan hệ phức tạp nhưng luôn diễn ra êm ấm giữa con nuôi và con đẻ, giữa con trai và rể đời,... trong một số gia đình người Dao, mà còn đảm bảo giữ được tính bền vững trong sự phát triển của mỗi dòng họ người Dao khi gia đình không thể đẻ được con trai. Như vậy, đối với người Dao, các mối quan hệ nhận con nuôi và ở rể đời là nét đặc trưng không mang tính sinh lý mà mang tính xã hội sâu sắc, giống như tác giả Diệp Đình Hoa đã viết: “Để phù hợp với ý thức xã hội, người Dao đã sử dụng các phương cách như ở rể, nhận làm con nuôi dưới nhiều hình thức để tạo nên tính bền vững này. Lễ cáo tiên tổ để đổi họ được tuân thủ rất nghiêm ngặt”8. Còn trong bài Người Dao ở Hà Giang, học giả Triệu Đức Thanh còn viết thêm: “Người Dao không có tình trạng mẹ ghẻ con chồng, mẹ kế con cái đều gọi là mẹ..., không có tình trạng mẹ kế bị coi rẻ và mẹ kế đối xử bạc đãi với con chồng. Tương tự như vậy, nếu đôi vợ chồng nào chỉ có con gái, thường phải lấy con rể về thế con trai, phải đổi họ và coi nhau như con đẻ, bố mẹ đẻ...”9. Qua đây có thể thấy, cho đến nay, trong gia đình, dòng họ và xã hội tộc người Dao nói chung còn có một bộ phận nhỏ là tộc người khác đến ở rể hoặc làm con nuôi, nhưng đa số họ đã được cảm hóa trở thành người Dao thực thụ. Song, sự biến đổi diễn ra ở chỗ, nếu trước đây người Dao thường nhận con nuôi hoặc lấy rể đời là người ở địa phương, thì nay họ mở rộng lấy thêm người ở địa phương khác, đặc biệt là người ở dưới xuôi với nhiều lý do, nhưng chủ yếu với mục đích mở rộng giao lưu, tiếp thu những kinh nghiệm liên quan tới hoạt động kinh tế. Theo tập quán, quan hệ trong gia đình người Dao tuy phụ quyền là hình thái đặc trưng, tức người cha - người chồng đóng vai trò quyết định khi tình huống đặt ra và trong mọi công việc của gia đình. Tuy vậy, đối với các công việc hệ trọng như làm nhà mới, cưới xin, cấp sắc cho con trai,... đều có sự bàn bạc giữa các thành viên lớn tuổi trong nhà, chồng có ý kiến trao đổi với vợ,... Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội 8. Diệp Đình Hoa: “Người Dao ở xóm Yên (xóm Suối Yên)”, Trong cuốn Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, sđd, tr.219. 9. Triệu Đức Thanh: “Người Dao ở Hà Giang”, Trong cuốn Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, sđd, tr.181. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 81Số 18 - Tháng 6 năm 2017 nhập hiện nay, khi quyết định công việc của gia đình, kể cả các công việc liên quan đến sản xuất hoặc cho con cái đi học, người đàn ông Dao lại càng quan tâm hơn đến sự bàn bạc và thống nhất của người vợ cùng với các thành viên khác trong nhà, thậm trí còn tranh thủ trao đổi ý kiến với những người có uy tín trong dòng họ. Còn mối quan hệ giữa bố chồng, anh chồng - con dâu, em dâu, mẹ vợ - con rể trong gia đình người Dao thì hiện nay đã được rộng mở hơn nhiều so với trước kia. Theo đó, tác giả Lý Dương Liễu đã viết: “Con dâu - bố chồng, anh chồng đã có thể ngồi ăn cùng mâm”, tuy vậy, những giá trị truyền thống trong nhà người Dao vẫn được duy trì: “Con cái được giáo dục phép tắc ứng xử kính trọng người trên, hiếu khách. Trẻ con ít khi bị đánh, con nuôi được đối xử như con đẻ...”.10 Về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi các mối quan hệ trong gia đình người Dao kể từ khi đổi mới, do lớp trẻ người Dao đã dần mạnh dạn hơn trong việc giao lưu với xã hội bên ngoài. Trên cơ sở đó: “Họ vừa muốn bảo lưu và phát triển tinh hoa của nếp sinh hoạt truyền thống, vừa có ý thức tiếp thu nếp sống mới của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, của thời đại. Người Dao đã khéo léo kết hợp để tạo ra sức mạnh trong mối quan hệ: Nếp nhà - Lệ làng - Phép nước”11. Có thể nói, những biến đổi trong gia đình người Dao ở nước ta về cấu trúc và quan hệ giữa các thành viên, kể các các khía cạnh khác như việc thực hiện các chức năng gia đình,... đều phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội, đảm bảo cho sự hội nhập nhưng không hòa tan với các tộc người láng giềng trong bối cảnh cơ chế thị trường, kinh tế gia đình tự chủ và toàn cầu hóa. 2. Những biến đổi trong dòng họ 2.1. Biến đổi về cấu trúc dòng họ Các nhóm Dao thuộc phương ngữ Miền gọi dòng họ là “phính”. Theo Quá sơn bảng văn hay Bình hoàng khoán điệp mà nay được nhiều dòng họ người Dao đang lưu giữ, dân tộc Dao xưa kia có 12 họ: Bàn, Trần, Hoàng, Lý, Đặng, 10. Lý Dương Liễu (Chủ biên, 2004), Người Dao ở Lạng Sơn, Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn xuất bản, Lạng Sơn, tr.213. 11. Đào Thị Vinh (2001), Phong tục tập quán người Dao Thanh Hóa, sđd, tr.107. Chu, Triệu, Hồ, Trịnh, Phùng, Lôi và Tưởng12. Tuy nhiên, do mở rộng giao lưu từ lâu đời, người Dao ở Việt Nam hiện nay có thêm nhiều họ khác, ví dụ như: Sằm, Phượng, Dương, Trương,... trong đó, đông đảo nhất là các họ Bàn, Đặng, Lý, Triệu,... Hơn nữa, qua quá trình phát triển, các họ lớn đã bị phân tách thành các dòng họ, từ các dòng họ ấy lại chia ra thành nhiều chi họ và tông tộc khác nhau,... Chẳng hạn, họ Bàn có họ Bàn lớn, họ Bàn nhỏ, thậm chí có họ Bàn trắng, họ Bàn xanh,...; họ Triệu có Triệu đỏ, Triệu mốc, Triệu xanh, Triệu tím; họ Lý có họ Lý bé, họ Lý to,... Vì vậy, quan hệ thân thuộc trên thực tế hiện nay thường là quan hệ trong tông tộc gần nhau hay cùng một chi, cũng có thể một dòng họ gồm nhiều tông tộc (cha làu) nhưng mấu chốt ở chỗ là: các gia đình thành viên vẫn còn cùng thờ cúng tổ tiên dòng họ. Dòng họ cùng thờ cúng tổ tiên, tức tông tộc có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng người Dao, bởi có người đứng đầu là trưởng tộc hay trường dòng họ (cha làu con), nhà của trưởng tộc ấy được coi là nhà lớn (tầm piáu), các gia đình khác thuộc tông tộc gọi là nhà nhỏ (piáu ton).13 Tuy nhiên, trong bối cảnh từ đổi mới đến nay, dưới tác động của việc làm ăn theo cơ chế thị trường và kinh tế hộ gia đình thì: “Tổ chức dòng họ và gia đình thành viên theo kiểu nhà lớn - nhà nhỏ ở một vài nơi, vài nhóm đang diễn ra theo xu hướng xé nhỏ”14, hoặc: “Nhà lớn là nơi tổ chức hành lễ, cúng bái và ăn tết chung. Sau khi tổ chức xong ở Nhà lớn, các gia đình mới được về nhà mình tổ chức nghi lễ riêng. Tuy nhiên, hiện nay ở Bắc Kạn tập tục này hầu như đã bị phá vỡ, không còn được duy trì như ở một số dân tộc có dòng họ lớn - chẳng hạn như dân tộc Kinh”15. Theo đó, các gia đình người Dao với vai trò là nhà nhỏ (piáu ton) giống như vệ tinh xung quanh nhà lớn - nhà trưởng họ hay trưởng tộc (tầm piáu) 12. Triệu Hữu Lý (Sưu tầm và biên dịch), Quá Sơn bảng văn (Bình hoàng khoán điệp) của dân tộc Dao, tài liệu đánh máy lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, mã số B89. 13. Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tr.205. 14. Lý Dương Liễu (Chủ biên, 2004), Người Dao ở Lạng Sơn, sđd, tr.246. 15. Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, sđd, tr.206. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 82 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 thì ngày càng ít đi, với nguyên nhân lý do bối cảnh đổi mới hiện nay nhiều nhà nhỏ muốn tự xác lập vị trí vai trò của mình trong dòng họ và trong xã hội mà không cần phải thông qua nhà lớn nữa. Tình anh em họ hàng và các mối tương trợ nhau cũng vì thế mà có phần phai nhạt và lỏng lẻo hơn so với trước. Bên cạnh đó, tập quán giáo dục thường xuyên về nguồn gốc dòng họ, nguồn gốc tộc người Dao,... thông qua những câu truyện mà người già trong dòng họ kể lại cho con trẻ nghe, những bản trường ca hát trong đêm tạ ơn Bàn Vương khi có lễ cúng lớn của dòng họ cùng với nhiều hình thức giáo dục truyền thống khác trong dòng họ đối với các thành viên của mình cũng đang ngày một thưa dần. Bởi vì hiện nay, lớp trẻ người Dao ở khắp các vùng miền đất nước thường quan tâm đến cuộc sống thường nhật, đặc biệt là theo xu hướng hiện đại nhiều hơn so với việc thực hiện các mối quan hệ dòng họ khép kín của mình. Ngoài ra, trong cấu trúc dòng họ của người Dao còn có hiện tượng một số ít hộ gia đình thành viên trước kia vốn thuộc dòng họ khác, như dòng họ Triệu chẳng hạn, nhưng do hoàn cảnh nào đó đã làm lễ nhập vào họ mới, tức nhập ma để được công nhận là người của dòng họ mới (họ Lý hoặc Bàn,...). Rõ ràng, những thành viên được làm lễ nhập họ hoặc đổi họ sang họ mới thì không có quan hệ huyết thống với các gia đình khác ở trong dòng họ mới được nhập vào, mà chỉ có quan hệ cùng chung ma tổ tiên dòng họ mà thôi16. Tương tự như vậy, những trường hợp gia đình nhận con nuôi cùng hoặc khác dân tộc cũng không có quan hệ huyết thống với các gia đình thành viên trong dòng họ, song do đã chấp nhận làm lễ nhập họ nên trở thành người của dòng họ. Vì thế, những người đó tuy không cùng huyết thống nhưng do cùng thờ tổ tiên, nên con cháu sinh ra không được lấy nhau. Có thể thấy, đây chính là điểm khác biệt về thành phần trong cấu trúc của dòng họ người Dao so với cấu trúc dòng họ của một số tộc người láng giềng. Hiện nay, vấn đề này vẫn đang tồn tại và có phần biến đổi theo hướng phức tạp hơn do phần lớn trường hợp nhận con nuôi và lấy rể đời là người không cùng địa phương và không cùng dân tộc, làm cho các mối quan hệ họ hàng 16. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.32-33. và thông gia ngày càng mở rộng thêm. Trong khi, tập quán quan hệ thứ bậc trong dòng họ người Dao vốn theo vòng tên đệm nhưng nay có một số nơi, một số dòng họ đã đặt tên đệm cho con cháu theo sở thích giống như người Kinh. 2.2. Biến đổi về quan hệ trong dòng họ Đã từ lâu và trong bối cảnh hiện nay, một trong những đặc điểm nổi bật nhất thể hiện các mối quan hệ trong mỗi dòng họ hay tông tộc, tức chi họ của người Dao là: “Người Dao rất bình đẳng: ai sinh ra trước là anh, là chị, sinh sau là em chứ không phụ thuộc con anh, con em”17. Để phân biệt các thế hệ ông, bố, con, cháu, chắt, chút, chít,... trong cùng một dòng họ, đồng bào Dao sử dụng hệ thống tên đệm cho mỗi thế hệ đàn ông, khi hết các tên đệm này thì quay lại từ đầu, tức được một vòng hay còn gọi là một giáp. Chẳng hạn, trong hệ thống tên đệm của một trong các dòng của họ Triệu có 7 tên gọi, đó là: Long, Phú, Nguyên, Hữu, Đức, Tài, Tiến; còn ở một trong các dòng của họ Lý có 9 tên đệm như: Tài, Sảo, Toàn, Tiến, Phú, Hỷ, Văn, Cung, Thành. Mỗi dòng họ có hệ thống tên đệm riêng để phân biệt các thế hệ đàn ông trong dòng họ ấy, tức hệ thống tên đệm của các dòng họ không giống nhau về số lượng và cách gọi, có dòng họ chỉ có 5 tên đệm, cũng có dòng họ dùng 7 hoặc 9, thậm chí có 12 tên đệm hoặc nhiều hơn nữa. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của dòng họ, đặc biệt là thời kỳ du canh du cư trước đây, có một số đời trong dòng họ do gặp phải rủi ro hoặc bị mất gia phả mà quên đi một số tên đệm trong hệ thống các tên đệm của dòng họ mình nên dòng họ ấy thường tránh và bỏ đi những tên đệm mà những đời trước đã bị đau khổ,....18. Cụ thể như người Dao ở Ba Vì thuộc Hà Nội, nếu quy định bậc trong một giáp để phân biệt vai trên vai dưới mà tác giả Dương Trung Tâm đã thể hiện thì: “Họ Triệu 7 bậc, họ Phùng 7 bậc, họ Dương 9 bậc: Dương Phú, Dương Quý, Dương Tiền, Dương Văn, Dương Sinh, Dương Hữu, Dương Đức,...”19. Trong quá trình giao lưu 17. Triệu Đức Thanh (1998), Người Dao ở Hà Giang, Trong cuốn Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, sđd, tr.180. 18. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, sđd, tr.29. 19. Dương Trung Tâm (1998),Người Dao ở Ba Vì, Trong cuốn Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, sđd, tr.282. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 83Số 18 - Tháng 6 năm 2017 và hội nhập, hệ thống tên đệm của mỗi dòng họ vẫn được người Dao duy trì bằng cách lưu giữ quyển gia phả của dòng họ đã ghi chép, được cất cẩn thận tại nhà ông trưởng dòng họ hoặc trưởng tộc. Song, khi đặt tên đệm dùng thường ngày, tức tên đệm ghi trong hồ sơ hay giấy tùy thân thì như đã trình bày, người ta thường không đặt theo hệ thống tên đệm của dòng họ như trước kia nữa, mà đặt theo tùy thích sao cho vần với họ và tên gọi giống như ở người Kinh láng giềng. Với sự biến đổi này, hệ thống các tên đệm của mỗi dòng họ người Dao ở không ít địa phương hiện nay hầu như chỉ còn được dùng bắt buộc đối với tên cấp sắc, tức tên âm hay còn gọi là pháp danh (phạt búa) khi người ấy được làm lễ cấp sắc. Theo đó, người đàn ông Dao đã thụ lễ cấp sắc thì có họ, tên đệm và tên âm bằng tiếng Dao, được ghi chép cẩn thận vào trong gia phả của dòng họ. Đây là tên gọi được dùng lúc thực hành cúng bái và khi chết đi con cháu chỉ gọi đến tên này mỗi lần khấn cúng, tức không khấn gọi tên và tên đệm thường dùng hàng ngày ghi trong hồ sơ hoặc lý lịch cá nhân. Rõ ràng, cho đến nay mặc dù đã có một số thay đổi về cấu trúc dòng họ, song, mối quan hệ trong phạm vi dòng họ và giữa các dòng họ của người Dao vẫn khá phong phú, đa dạng. Theo đó, cách xưng hô giữa những người ở các dòng họ hoặc tông tộc khác nhau lại hoàn toàn mang tính xã hội giống như ở nhiều tộc người khác, tức không dựa theo thứ tự tên đệm mà chỉ căn cứ tuổi già hay trẻ để gọi và xưng hô cho phải vai phải lứa. Còn trường hợp cùng dòng họ hoặc tông tộc, thì phải nhìn mặt hoặc tuổi tác để xưng hô là anh (chị) hoặc em nếu cùng tên đệm, tức cùng thế hệ; nếu khác thế hệ thì xưng bác nếu người ấy già hơn bố mình, chú khi thấy người đó trẻ hơn bố mình hoặc xưng ông, cháu,... Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, con trai người Dao đến nay vẫn có 3 tên gọi: tên khai sinh, tên thường gọi khi trên 10 tuổi trở lên hoặc gọi theo tên của con, tên pháp danh dùng khi cúng bái20. Thông thường, những người có gia đình và con cái thì được gọi theo tên con, người thanh niên chưa vợ hoặc chồng thì gọi là anh hoặc chị nếu cùng thế hệ, trường hợp thế hệ trên thì vẫn phải gọi là chú (cô) hoặc ông (bà),... tuy người ấy còn rất trẻ. Riêng tên âm, 20. Triệu Đức Thanh (1998), Người Dao ở Hà Giang, Trong cuốn Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, sđd, tr.180. tức pháp danh thì chỉ dùng trong cúng bái và khi xưng hô giữa thầy cúng trong lễ cấp sắc và trò tức người được cấp sắc, ngày thường không ai nhắc tới và cũng rất ít người biết đến tên gọi này của người đàn ông khác không thuộc dòng họ mình. Như đã nói, mỗi dòng họ người Dao cho đến nay đều phải có một người đứng đầu, gọi là trưởng dòng họ hoặc trưởng tộc, nhà ở của người trưởng họ ấy được các gia đình thành viên gọi là nhà lớn. Qua nghi cứu thực thế cũng cho thấy, đối với các mối quan hệ và cách ứng xử, mỗi dòng họ hay tông tộc của người Dao giống như một gia đình lớn, trong đó người cầm lái là ông trưởng dòng họ. Các gia đình thành viên trong dòng họ luôn có trách nhiệm phát triển sản xuất, giáo dục con cháu khôn lớn, giám sát việc chấp hành phong tục tập quán, thực hiện nghĩa vụ tương trợ nhau trong dòng họ,...21. Sau năm 1986, dưới tác động của cơ chế kinh tế hộ, mặc dù các gia đình thành viên có sự độc lập tương đối trong hoạt động sinh kế, quan hệ xã hội, tổ chức đời sống tinh thần cho các thành viên,... nhưng trưởng dòng họ ở người Dao vẫn là người đóng vai trò quan trọng đối với các vấn đề liên quan đến phong tục tập quán Dao. Đó là khi các gia đình thành viên có những công việc hệ trọng như: làm lễ cấp sắc cho con trai, tiến hành tảo mộ, tang ma,... Đặc biệt, trưởng dòng họ người Dao hiện nay vẫn có uy tín đối với các gia đình thành viên trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới hòa giải trong dòng họ, kể cả động viên con cháu đi học, đảm bảo sự đoàn kết giữa các gia đình cùng dòng họ,... 3. Một số vấn đề đặt ra 3.1. Về tình hình biến đổi Từ sau năm 1986, dưới tác động của việc đổi mới toàn diện về chính sách dân tộc cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, gia đình và dòng họ người Dao ở nước ta tuy được coi là khá bền vững trong các thiết chế xã hội truyền thống của tộc người này nhưng cũng đã có sự biến đổi nhanh chóng, nhất là các yếu tố liên quan tới cấu trúc và các mối quan hệ. Qua các tư liệu phân tích, về cơ bản, những biến đổi ấy diễn ra theo xu hướng phù hợp với quá trình đổi mới đất nước ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực kinh tế, xã 21. TS. Đặng Thị Hoa (Chủ biên, 2014), Quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong phát triển bền vững, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.83. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 84 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 hội, văn hóa,... Đây là điều kiện thuận lợi cho gia đình và dòng họ người Dao mở rộng giao lưu, hội nhập với các dân tộc láng giềng, nhất là với người Kinh trên cơ sở tiếp thu các yếu tố mới. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi nhanh chóng đã dẫn tới việc đứt gãy một số yếu tố truyền thống và đây cũng là vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vì sự thay đổi về cấu trúc cũng như các mối quan hệ trong gia đình và dòng họ sẽ dẫn tới những biến đổi về một số chức năng, vị trí vai trò của hai tổ chức thiết chế xã hội truyền thống này. Chưa kể tới những tác động khác do đơn vị cư trú của người Dao có xu hướng thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan môi trường cũng như thiết chế và cơ chế quản lý các mối quan hệ cộng đồng thôn/làng, do xuất hiện và xác lập thêm các mối quan hệ mới theo cơ chế thị trường như di dân, lao động tự phát,... Như đã đề cập, nếu trước đây các gia đình “nhà nhỏ” trong dòng họ thường cư trú gần gia đình “nhà lớn” thì hiện nay, không ít gia đình “nhà nhỏ” do tác động của việc di cư hoặc thay đổi về ngành nghề sinh kế,... đã không còn là “vệ tinh” quay xung quanh “nhà lớn” nữa, tức mối quan hệ trong dòng họ, đặc biệt là giữa gia đình “nhà lớn” với các gia đình “nhà nhỏ” sẽ phai nhạt dần, bởi khoảng cách cư trú không gần nhau. Trong khi, gia đình và dòng họ người Dao từ xưa đến nay luôn có yếu tố mở, nghĩa là có thể tiếp nhận người khác tộc hoặc chia tách từ dòng họ này sang dòng họ khác,... 3.2. Vấn đề nảy sinh từ những tác động của sự biến đổi Dưới tác động của sự biến đổi nhanh chóng về cấu trúc gia đình tức gia tăng số hộ gia đình nhỏ hạt nhân, các hoạt động sinh kế của mỗi gia đình người Dao hiện nay đều tập trung hướng tới tự chủ về đời sống kinh tế dựa trên cơ chế thị trường, do đó có tình trạng phân hóa giàu nghèo không chỉ ở trong cộng đồng thôn/làng mà cả trong phạm vi dòng họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các gia đình và dòng họ người Dao hiện nay đã bỏ đi các hình thức tương trợ nhau. Trong bối cảnh mới khi các hộ gia đình đều đua nhau làm kinh tế, đặc biệt là dưới tác động của kinh tế thị trường, sự trợ giúp nhau cũng có hạn, tức những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nếu không tự lực vượt qua thì cũng không thể mãi nhận được sự giúp đỡ của dòng họ và cộng đồng cư trú. Ở đây cũng cần lưu ý rằng, sự phân hóa giàu nghèo trong trường hợp này không dẫn đến tình trạng nhà nghèo thì quá nghèo đến nỗi không có gì để ăn, tức họ chỉ nghèo về gia sản và việc tích lũy của cải, bởi vì họ vẫn đủ thóc gạo để ăn uống hàng ngày. Song, đây cùng một vấn đề nan giải cần có những giải pháp khắc phục. Mặt khác, do tác động của sự biến đổi về cấu trúc cũng như các mối quan hệ trong gia đình và dòng họ cùng với tình trạng khan hiếm rừng và đất canh tác tại địa phương đã dẫn tới việc ngày càng nhiều người Dao vượt ra ngoài phạm vi dòng họ và đơn vị cư trú để tìm kiếm việc làm thêm, thậm chí di cư đi nơi khác lập nghiệp. Chẳng hạn như các trường hợp đi làm thuê theo thời vụ ở trong phạm vị xã, huyện hoặc tỉnh khác; đi làm công nhân tại các công ty hoặc xí nghiệp liên doanh; vượt biên giới sang Trung Quốc hoặc sang Lào để kiếm việc làm thuê,... Việc ngày càng gia tăng tình trạng này cũng là vấn đề đang đặt ra, do người Dao trong các gia đình và dòng họ có điều kiện di dân đến nhiều địa phương, bất kể nơi nông thôn hay thành thị, thậm chí xuyên qua biên giới quốc gia để tiến hành lao động tự do. Trên cơ sở đó, cùng với tình hình di cư tự do trong thời gian qua từ các tỉnh miền núi phía Bắc đi vào phía Nam sinh sống, người Dao trong mỗi gia đình, dòng họ và thôn/làng hiện nay có cơ hội và điều kiện thiết lập mạng lưới xã hội ngày càng rộng rãi, với các mối quan hệ đa chiều vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của gia đình và dòng họ nên rất phức tạp, dễ bị lợi dụng vào những mục đích khác nhau, bị tôn giáo mới thâm nhập hoặc gặp tệ nạn xã hội,... 3.3. Vấn đề tiếp tục bảo tồn các giá trị trong gia đình và dòng họ Trên cơ sở những biến đổi liên quan tới gia đình và dòng họ người Dao, các yếu tố văn hóa tộc người cũng được tiếp biến, thậm chí mai một dần, nhường chỗ cho các yếu tố văn hóa mới, phổ thông và hiện đại, đặc biệt là văn hóa đô thị. Thực tế cũng cho thấy, trong hầu hết các gia đình người Dao hiện nay đã không còn bóng dáng thanh niên nam nữ mặc bộ trang phục truyền thống, hát các bài hát dân ca bằng tiếng Dao, trong một số nghi lễ tuy vẫn còn hát nhưng chỉ mang tính hình thức; tiếng Dao đã có sự pha trộn với tiếng Việt, trong Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 85Số 18 - Tháng 6 năm 2017 khi đang gia tăng số người trẻ nói được ít hoặc không nói được tiếng Dao; các tập quán tương trợ giữa các gia đình tuy vẫn duy trì, song yếu tố thương mại và thị trường cũng ngày càng được chú trọng,... Hầu như tất cả những sự biến đổi này đều xuất phát từ mỗi gia đình và dòng họ người Dao nói chung. Đây là vấn đề thách thức nếu không có chính sách và giải pháp phù hợp để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống từ ngay trong mỗi gia đình và dòng họ của mỗi dân tộc, trong đó có người Dao. Do nắm bắt được những thách thức không chỉ trước mắt mà cả lâu dài về sự mai một những đặc trưng văn hóa diễn ra tại các gia đình, dòng họ và thôn/làng của các dân tộc thiểu số trong đó có tộc người Dao, Đảng và Nhà nước cũng như các cấp các ngành đã có những chính sách, dự án hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát huy. Nhờ đó, một số sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Dao được duy trì, chẳng hạn như các nghi lễ trong gia đình, cúng miếu làng, tết nhảy, lễ mở cửa rừng,... Tuy nhiên, về lâu dài, dưới tác động của những biến đổi trong gia đình và dòng họ kết hợp du nhập các yếu tố văn hóa mới sẽ dần làm lu mờ và mai một không ít các đặc điểm văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ và cộng đồng thôn/làng các dân tộc thiểu số nói chung, của người Dao nói riêng. Chẳng hạn, lớp trẻ trong gia đình Dao hiện nay hầu như ít quan tâm đến tiếng Dao và chữ Nôm Dao, không học thêu thùa bộ trang phục truyền thống, không biết bài hát dân ca Dao, không còn thích nghe và cũng chẳng nhớ đến các loại truyện cổ tích mà cha ông trao truyền lại... Trong các hoạt động văn hóa của thanh niên hiện nay, kể cả mỗi khi gia đình có đám cưới, vào nhà mới... đều xuất hiện loa đài cùng âm ly và băng đĩa ca nhạc nhẹ, bởi vì người ta thích hát các bài hát mới, thích nhảy các điệu múa hiện đại,... Như vậy, vấn đề đặt ra là việc tiếp tục bảo tồn và phát huy các đặc trưng văn hóa truyền thống của tộc người từ ngay trong mỗi gia đình và dòng họ người Dao trước những tác động từ sự biến đổi ngày càng nhanh và sâu rộng của các điều kiện tự nhiên và các cơ sở vật chất liên quan tới việc duy trì các đặc điểm văn hóa ấy. Kết luận Gia đình và dòng họ là những tổ chức thiết chế xã hội của nhiều dân tộc, trong đó có người Dao. Qua phân tích một số công trình nghiên cứu cho thấy, từ sau năm 1986 đến nay, dưới tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự đổi mới toàn diện trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, gia đình và dòng họ của dân tộc Dao đã có sự biến đổi nhanh so với truyền thống trước đây. Đó là tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều loại gia đình nhỏ hạt nhân; việc thay đổi tập quán cư trú của một số gia đình thành viên trong dòng họ; yếu tố tự chủ hoạt động kinh tế của các gia đình thành viên trong dòng họ đang từng bước được xác lập; hệ thống tên đệm của dòng họ đã không còn sử dụng phổ biến ở không ít địa phương khi bố mẹ làm giấy khai sinh cho đứa trẻ,... Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa các gia đình nhỏ hạt nhân với gia đình gốc và gia đình trưởng dòng họ cũng không còn đậm nét truyền thống trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong lao động sản xuất, thực hành một số nghi lễ gia đình và dòng họ như cúng tổ tiên dòng họ, cưới xin, làm nhà mới,... Về cơ bản, những biến đổi này phù hợp với bối cảnh đổi mới đất nước ngày càng sâu rộng và xu hướng phát triển chung của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình và dòng họ người Dao tiếp thu những yếu tố mới tích cực và hiện đại, hòa nhập dần với các dân tộc anh em. Tuy nhiên, những biến đổi ấy cũng sẽ làm mai một đi một số yếu tố truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình và dòng họ người Dao. Với sự biến đổi nhanh chóng của gia đình và dòng họ người Dao thời gian gần đây, có một số vấn đề đang đặt ra, đặc biệt là vấn đề bảo tồn và phát huy các đặc trưng văn hóa truyền thống tộc người từ trong mỗi gia đình và dòng họ. Thực tế cho thấy, không ít giá trị văn hóa mang tính bản sắc dân tộc Dao vốn được lưu giữ, trao truyền từ các thành viên trong gia đình và dòng họ người Dao thì nay đang bị pha trộn với các yếu tố mới hoặc bị mai một đi, cụ thể như việc thêu thùa và khâu bộ trang phục truyền thống, nói chuẩn tiếng Dao, truyền dạy và hát các bài dân ca cổ truyền... Do vậy, các cấp các ngành và chính quyền địa phương cần có những giải pháp phù hợp và linh hoạt để từng bước khơi dậy ý thức tự giác của các gia chủ và những người có uy tín trong dòng họ cũng như trong thôn/làng đối với việc duy trì và trao truyền các giá trị văn hóa tộc người trước Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 86 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 những tác động ngày càng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, cơ chế thị trường và hội nhập. Tài liệu tham khảo [1] Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội; [2] TS. Đặng Thị Hoa (Chủ biên, 2014), Quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong phát triển bền vững, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội; [3] Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (Chủ biên, 1999), Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội; [4] Lý Dương Liễu (Chủ biên, 2004), Người Dao ở Lạng Sơn, Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn xuất bản, Lạng Sơn; [5] Triệu Hữu Lý (Sưu tầm và biên dịch), Quá Sơn bảng văn (Bình hoàng khoán điệp) của dân tộc Dao, tài liệu đánh máy lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, mã số B89; [6] Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội; [7] Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội; [8] Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên, 2015), Người Dao Quần Chẹt ở miền núi và trung du Bắc Bộ, NXB. Thế giới, Hà Nội; [9] Nguyễn Khắc Tụng (1997), Trở lại vấn đề phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.30-37; [10] Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1998), Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo, Trung tâm KHXH&NVQG xuất bản, Hà Nội; [11] Đào Thị Vinh (2001), Phong tục tập quán người Dao Thanh Hóa, NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội; [12] Trần Quốc Vượng (1963), Qua nghiên cứu Bình hoàng khoán điệp, thử bàn về gốc tích người Dao (Mán), Dân tộc, số 40. FAMILY AND DAO FAMILY LINE IN OUR COUNTRY TODAY THE CHANGES AND PROBLEMS Abstract: According to the 2009 Population and Housing Census, the Dao ethnic group in our country has 751,067 people, living mainly in the northern mountainous provinces. Analysis of some studies show that, from 1986 until now, family and the Dao family in our country has changed rapidly. It is a family of large families multi-system; families in the clan have been living dispersed; The family name system of the family is only mandatory when naming it during the ritual; Relationships between small families and their families are more independent in many areas. These changes, however, are in line with the social development trend, but also set many The problem related to especially the maintenance and transmission of traditional values inherent in the family and Dao lineage should be concerned by the local levels and branches with more practical solutions. Keywords: Family; family line; change; digger; the problem poses.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf221_939_1_pb_8765_2152008.pdf