Gia đình - Nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên

Tài liệu Gia đình - Nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên: Xã hội học số 3 (95), 2006 25 gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên Nguyễn Hữu Minh Gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thanh niên và vị thành niên trong đó có vai trò là nguồn hỗ trợ tình cảm cho các em. Điều kiện kinh tế của gia đình, quan hệ đối xử giữa các thành viên trong gia đình, học vấn, nghề nghiệp của ng−ời bố, ng−ời mẹ, cũng nh− mức độ chăm sóc của họ đối với con cái, v.v... có thể trở thành những yếu tố bảo vệ hoặc gây tổn hại đối với sức khỏe thanh niên và vị thành niên. Phân tích sự tác động của từng yếu tố đặc điểm gia đình đối với đời sống tình cảm của thanh niên và vị thành niên là rất cần thiết để có những giải pháp chính sách phù hợp nhằm xây dựng môi tr−ờng gia đình lành mạnh cho sự phát triển của họ. Dựa vào số liệu cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003, bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm gia đình và một số mặt...

pdf15 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia đình - Nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (95), 2006 25 gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên Nguyễn Hữu Minh Gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thanh niên và vị thành niên trong đó có vai trò là nguồn hỗ trợ tình cảm cho các em. Điều kiện kinh tế của gia đình, quan hệ đối xử giữa các thành viên trong gia đình, học vấn, nghề nghiệp của ng−ời bố, ng−ời mẹ, cũng nh− mức độ chăm sóc của họ đối với con cái, v.v... có thể trở thành những yếu tố bảo vệ hoặc gây tổn hại đối với sức khỏe thanh niên và vị thành niên. Phân tích sự tác động của từng yếu tố đặc điểm gia đình đối với đời sống tình cảm của thanh niên và vị thành niên là rất cần thiết để có những giải pháp chính sách phù hợp nhằm xây dựng môi tr−ờng gia đình lành mạnh cho sự phát triển của họ. Dựa vào số liệu cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003, bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm gia đình và một số mặt trong đời sống tinh thần của thanh niên và vị thành niên. 1. Tác động của các yếu tố gia đình đối với sức khỏe tinh thần thanh niên và vị thành niên Sự tác động của gia đình đến đời sống tình cảm của thanh niên và vị thành niên có thể thông qua khả năng kinh tế, mức độ bền chặt của các mối quan hệ tình cảm trong gia đình, đặc điểm loại hình gia đình, học vấn của cha mẹ, v.v... Điều kiện kinh tế của gia đình đ−ợc coi là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển tinh thần của thanh niên và vị thành niên. Chẳng hạn, gia đình nghèo khổ sẽ làm tăng khả năng trẻ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực (Anne M. McMunn và cộng sự, 2001). Đặc điểm loại hình của gia đình, chẳng hạn, gia đình không đầy đủ do cha mẹ chết hoặc cha mẹ li dị, cũng ảnh h−ởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của thanh niên và vị thành niên. Trong các gia đình không đầy đủ, điều kiện kinh tế th−ờng khó khăn hơn, quan hệ tình cảm trong gia đình th−ờng bị thiếu hụt do ng−ời cha hoặc mẹ vì lo sinh kế nên không có thời gian dành chăm sóc con cái. Vì vậy, thanh niên và vị thành niên sống trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ th−ờng có hành vi "lệch Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên 26 chuẩn" nhiều hơn và kết quả học tập kém hơn (Dunn và cộng sự, 2004; Lỗ Việt Ph−ơng, 2003). Đối với trẻ mồ côi, sự thiếu vắng cha mẹ th−ờng đi kèm một số hệ quả nh−: lòng tin bị sút giảm; trẻ có thể cảm thấy sợ hãi và cảm giác không an toàn với cuộc sống chung quanh (Nguyễn Kim Liên, 2002). Tác động của cha mẹ li dị đến sự phát triển của thanh niên và vị thành niên th−ờng bao gồm cả khía cạnh kinh tế và tình cảm, có thể bắt đầu ngay từ tr−ớc khi cha mẹ li dị và kéo dài cho cả cuộc sống sau này. Thời kỳ đầu sau khi cha mẹ li dị là rất căng thẳng đối với phần lớn vị thành niên, các em ít có sự chuẩn bị về tâm lý và tình cảm và chúng phản ứng với sự kiện này với những hoang mang, lo lắng, giận dữ, và mất niềm tin. Sau ly hôn, với những cặp vợ chồng mà cả hai bên đều có con để nuôi hoặc một bên nuôi con thì tình cảm của con cái đối với bố mẹ càng bị thiệt thòi, nhất là trong tr−ờng hợp con cái ở với một bên có ác cảm, thù ghét bên kia. Điều đó có thể làm cho nhiều em mất niềm tin vào cha mẹ trong cuộc sống và sự bền chặt của mối quan hệ cha mẹ - con cái (Lê Thi, 1996). Sự chia tay của cha mẹ cũng làm giảm đáng kể mức sống của gia đình. Khó khăn đối với sự phát triển của trẻ th−ờng liên quan đến việc gia đình phải chia sẻ vật chất sau khi cha mẹ li dị. Tác động còn nghiêm trọng hơn nếu có tranh chấp về kinh tế giữa bố mẹ sau ly hôn. Có nhiều tr−ờng hợp sau khi ly hôn một trong hai bố mẹ không chịu đóng tiền để nuôi con. Điều này có thể dẫn đến những áp lực căng thẳng về cuộc sống đối với nhiều trẻ em. Trẻ em trong các gia đình li dị cũng th−ờng phải chịu đựng những xung đột gia đình có liên quan đến các em, và nhiều khi cha mẹ sử dụng các em để thể hiện sự giận dữ của họ. Trẻ em trong các gia đình này có thể nhiễm thói quen và lối suy nghĩ coi sử dụng vũ lực nh− là ph−ơng thức giải quyết xung đột. Sự tự tin của trẻ đối với t−ơng lai giảm đi (John Fantuzzo và cộng sự, 1997). Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy nhiều trẻ sống lang thang có lý do từ nguyên nhân gia đình, trong đó chiếm tỉ lệ đáng kể là số trẻ xuất thân từ những gia đình tái hôn - do bị dì ghẻ hoặc bố d−ợng hắt hủi hoặc từ những gia đình bất hòa (Nguyễn Thanh Tâm và cộng sự, 2002; Nguyễn Hải Hữu, 2002). Sự thiếu vắng cha mẹ và sự bất hòa trong gia đình, không đ−ợc chăm sóc, các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng, c−ỡng hiếp hoặc rủ rê đi vào con đ−ờng mại dâm (Đỗ Năng Khánh, 2002). Những đặc điểm khác nh− nơi ở (đô thị hay nông thôn) hay học vấn của cha mẹ cũng có mối quan hệ với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Tỉ lệ tử vong trẻ em và trẻ sơ sinh cao hơn rõ rệt ở các vùng nông thôn so với vùng đô thị (Tổng cục Thống kê, 2001). Trình độ học vấn của cha mẹ cũng ảnh h−ởng tới việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ con cái khỏi những thói h− tật xấu của xã hội, và do đó ảnh h−ởng đến đời sống văn hóa tinh thần của các em (Đỗ Năng Khánh, 2002). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 27 Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đã b−ớc đầu chỉ ra mối quan hệ giữa các đặc tr−ng của gia đình với sự phát triển của thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác động đa chiều của các yếu tố đến nhận thức và hành vi liên quan sức khỏe thanh niên và vị thành niên còn ch−a đ−ợc quan tâm đầy đủ. Trong nhiều tr−ờng hợp tác động của yếu tố gia đình có thể bị lẫn với tác động của các yếu tố cá nhân và cộng đồng khác. Chẳng hạn, các số liệu gần đây cho thấy phần lớn các vụ ly hôn xảy ra ở tầng lớp trung l−u khá giả (Ngô Đồng, 2004). Trong tr−ờng hợp này sẽ khó phân định vai trò của yếu tố kinh tế và yếu tố ly hôn đối với sức khỏe trẻ em nếu không kiểm tra quan hệ đa chiều. Khó khăn t−ơng tự khi phân tích mối quan hệ giữa sức khỏe trẻ em với yếu tố học vấn của cha mẹ và nơi ở. Thanh niên và vị thành niên sống ở các vùng đô thị thì cha mẹ có thể có học vấn cao hơn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng bổ khuyết một phần sự thiếu hụt đó. 2. Số liệu, ph−ơng pháp và kết quả phân tích Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 là cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên ở Việt Nam cho đến nay. Mẫu điều tra bao gồm 7584 thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 ở 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam (Bộ Y tế và các tổ chức khác, 2005). Vai trò của gia đình với t− cách là nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên đ−ợc đánh giá thông qua các chỉ báo về mối quan hệ giữa các đặc điểm gia đình với sự cảm nhận của thanh niên và vị thành niên về giá trị của họ, về kỳ vọng cuộc sống trong t−ơng lai, về những trạng thái tình cảm tiêu cực đã từng xuất hiện trong cuộc sống của họ, về những chấn th−ơng thân thể mà họ đã từng trải qua do thành viên trong gia đình gây ra và về ý định tự tử của thanh niên và vị thành niên. Các yếu tố tác động đ−ợc chia ra thành 3 nhóm là nhóm các yếu tố văn hóa, nhóm các yếu tố gia đình, và nhóm các yếu tố cá nhân với các biến số độc lập cụ thể nh− sau: Nơi ở; Điều kiện kinh tế gia đình; Cha mẹ còn sống/đã mất vào thời điểm các em 14 tuổi; Cha mẹ li dị/không li dị; Học vấn của ng−ời cha; Tình trạng nghiện r−ợu và thuốc lá của cha mẹ; Sự gắn kết gia đình lúc ng−ời trả lời 12-18 tuổi1; Tuổi; Học vấn; Giới tính. Quan hệ giữa các biến số độc lập với biến số phụ thuộc tr−ớc hết đ−ợc phân tích theo các t−ơng quan hai chiều. Sau đó các phân tích đa biến sẽ đ−ợc áp dụng để xác định rõ tác động của mỗi yếu tố đối với trạng thái sức khỏe tinh thần của thanh niên và vị thành niên. 1 Chỉ báo về sự gắn kết gia đình vào lúc ng−ời đ−ợc hỏi 12-18 tuổi đ−ợc xây dựng trên cơ sở những câu trả lời của thanh niên và vị thành niên về các tình huống trong gia đình vào thời kỳ đó. Nếu điểm số trả lời của thanh niên và vị thành niên là từ 0 đến 4 thì họ đ−ợc coi là sống trong các gia đình có sự gắn kết yếu (yếu tố gây tổn hại đối với hành vi bảo vệ sức khỏe). Nếu điểm số là từ 5 đến 6 thì họ đ−ợc coi là sống trong các gia đình có sự gắn kết trung bình. Nếu điểm số là từ 7 đến 8 thì họ đ−ợc coi là sống trong các gia đình có sự gắn kết mạnh, trở thành nhân tố tích cực tác động đến các hành vi bảo vệ sức khỏe của họ. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên 28 a. Cảm giác bản thân có giá trị đối với gia đình Trong phần này chúng tôi trình bày kết quả phân tích cho thanh niên và vị thành niên ch−a kết hôn để tránh những câu trả lời lầm lẫn giữa gia đình gốc và gia đình riêng của những ng−ời đã kết hôn. Sự hỗ trợ tình cảm của gia đình có thể làm tăng cảm giác có giá trị của thanh niên và vị thành niên đối với gia đình. Số ng−ời cảm thấy mình có giá trị đối với gia đình gốc là 94,6%. Tỉ lệ này không khác biệt nhiều giữa các nơi ở, giới tính, và điều kiện kinh tế của gia đình. Sự gắn kết gia đình lúc ng−ời đ−ợc hỏi 12-18 tuổi có quan hệ nhất định với sự đánh giá của bản thân thanh niên và vị thành niên. Mức độ cảm thấy có giá trị đối với gia đình tăng dần theo sự gắn kết của gia đình. 89,3% thanh niên và vị thành niên trong gia đình gắn kết yếu cảm thấy có giá trị đối với gia đình so với 97% trong gia đình gắn kết mạnh (xem Bảng 1). Mô hình đa biến về cảm thấy có giá trị đối với gia đình: Để đánh giá sự tác động của các yếu tố khác nhau đến khả năng thanh niên và vị thành niên cảm thấy có giá trị đối với gia đình chúng tôi đã sử dụng mô hình phân tích đa biến. Biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình: Cảm thấy bản thân có giá trị đối với gia đình (1 = Cảm thấy có giá trị, ; 0 = Không cảm thấy có giá trị). Các biến độc lập sử dụng trong mô hình bao gồm: Nơi ở hiện tại; giới tính; Nhóm tuổi; Học vấn hiện tại; Sự gắn kết gia đình độ tuổi 12-18; Điều kiện kinh tế gia đình hiện tại; Cha mẹ có chết vào lúc 14 tuổi trở xuống không; Cha mẹ có li dị không. Kết quả phân tích đa biến đ−ợc trình bày trên Hình 12. Các yếu tố nơi ở hiện tại, giới tính, sự gắn kết gia đình ở lứa tuổi 12-18, và học vấn hiện tại có tác động đáng kể đến khả năng ng−ời thanh niên và vị thành niên cảm thấy có giá trị đối với gia đình mình. Nam thanh niên và vị thành niên cảm thấy có giá trị đối với gia đình hơn so với nữ. Điều này có thể liên quan đến sự khác biệt về vai trò giới nói chung, khi mà nam giới th−ờng đ−ợc đánh giá cao hơn nữ trong gia đình. 2 Số liệu trong Hình 1 ứng với các phân loại của mỗi biến số là tỉ số chênh lệch [odd ratios] giữa tác động của loại đặc tr−ng đó đến cảm giác của thanh niên và vị thành niên thấy mình có giá trị đối với gia đình so với tác động của loại đặc tr−ng dùng để so sánh. Tỉ số cho loại đặc tr−ng dùng để so sánh luôn luôn nhận giá trị bằng 1. Nếu tỉ số chênh lệch của một loại đặc tr−ng nào đó lớn hơn 1, điều đó có nghĩa là nhóm ng−ời mang đặc tr−ng đó có nhiều khả năng cảm thấy có giá trị với gia đình hơn nhóm ng−ời mang loại đặc tr−ng dùng để so sánh. Ng−ợc lại, nếu tỉ số chênh lệch cho loại đặc tr−ng nào đó nhỏ hơn 1 thì nhóm ng−ời mang đặc tr−ng đó có ít khả năng cảm thấy có giá trị với gia đình hơn nhóm ng−ời mang loại đặc tr−ng dùng để so sánh. Tỉ số chênh lệch của một loại đặc tr−ng nào đó càng lớn hơn 1 thì tác động của đặc tr−ng đó đến khả năng cảm thấy có giá trị với gia đình càng lớn hơn so với tác động của loại đặc tr−ng dùng để so sánh. Các dấu sao (*, **, ***) ghi bên cạnh tỉ số chênh lệch cho thấy tác động của loại đặc tr−ng này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Tỉ số càng kèm nhiều dấu sao thì tác động càng quan trọng. Tỉ số không kèm dấu sao có nghĩa là không có bằng chứng để khẳng định rằng tác động của loại đặc tr−ng đang xét là có ý nghĩa về mặt thống kê. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 29 Hình 1: Tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến cảm giác có giá trị đối với gia đình 1 0.312 0.26 0.24 1 0.582 1 1.257 1 0.896 0.8 1 1.655 1 1.084 0.9 1 1.402 1 0.956 0.596 0.508 0.238 0 0.5 1 1.5 2 Cao đẳng+ Trung học phổ thông*** Trung học cơ sở*** Tiểu học*** Học vấn hiện tại Mạnh Bình th−ờng** Yếu*** Gắn kết gia đình Có Không Cha mẹ mất Cao Trung bình Thấp Điều kiện kinh tế có Không Cha mẹ ly dị 22-25 18-21 14-17 Nhóm tuổi Nữ Nam** Giới tính Nông thôn Thị trấn Thành phố khác Thành phố lớn*** Nơi ở hiện tại Mức ý nghĩa thống kê: * P<0,05 ** P<0,005 *** P<0,001 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên 30 Sự gắn kết gia đình ở lứa tuổi 12-18 càng mạnh thì thanh niên và vị thành niên càng cảm thấy có giá trị đối với gia đình. Nh− vậy, yếu tố gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao khả năng cảm thấy có giá trị đối với gia đình của thanh niên và vị thành niên. Thanh niên và vị thành niên có học vấn cao hơn thì càng cảm thấy có giá trị với gia đình. Học vấn cao hơn dẫn đến có nhiều khả năng giúp đỡ gia đình về mặt kinh tế và các mặt khác, do đó có thể là nguyên nhân tạo ra mối quan hệ chặt chẽ này. Các yếu tố khác nh− lứa tuổi; sự li dị của cha mẹ; điều kiện kinh tế của gia đình; cha mẹ còn sống hay bị mất vào thời điểm thanh niên và vị thành niên từ 14 tuổi trở xuống không có tác động đáng kể đến cảm giác của thanh niên và vị thành niên thấy mình có giá trị đối với gia đình. b. Kỳ vọng về cuộc sống gia đình trong t−ơng lai Kỳ vọng tích cực về t−ơng lai đ−ợc dựa trên việc tổng hợp các điểm đánh giá từ trả lời các câu hỏi nh− “Bạn sẽ có một gia đình hạnh phúc trong t−ơng lai”, “Bạn sẽ có công việc làm mà bạn thích”, “Bạn sẽ có cơ hội để làm điều bạn muốn”, và “Bạn sẽ có thu nhập cao để sống thoải mái”. Điểm tổng hợp sẽ là từ 0 đến 4 điểm (cao nhất). Nhìn chung thanh niên và vị thành niên có cái nhìn lạc quan về t−ơng lai. Có 63,5% có điểm kỳ vọng tích cực về t−ơng lai đạt điểm 3-4, trong đó điểm 4 là 43,8%. T−ơng tự nh− vậy, tỉ lệ thanh niên và vị thành niên cho rằng sẽ có cuộc sống vật chất tốt hơn trong 3 năm tới (hay cuối năm 2006) là cao hơn nhiều so với tỉ lệ cho rằng cuộc sống sẽ kém hơn (71,6% so với 2,4%). Một số đánh giá, kỳ vọng của thanh niên và vị thành niên về cuộc sống trong t−ơng lai đ−ợc phân tích theo các đặc điểm khác nhau của ng−ời đ−ợc phỏng vấn và đ−ợc trình bày ở Bảng 1. Tr−ớc hết là phân tích cho thanh niên và vị thành niên ch−a kết hôn. Số liệu trên bảng 1 chỉ ra những khác biệt đáng kể về sự đánh giá tích cực t−ơng lai theo mức độ gắn kết gia đình lúc ng−ời trả lời 12-18 tuổi. Tỉ lệ đạt điểm tối đa (4 điểm), tức là hoàn toàn đồng ý về tất cả các luận điểm đánh giá, đối với thanh niên và vị thành niên ch−a kết hôn là: 28,0% đối với gia đình gắn kết yếu; 44,9% đối với gia đình gắn kết trung bình; và 52,1% đối với gia đình gắn kết mạnh. Yếu tố giới tính cũng ảnh h−ởng đến sự đánh giá về t−ơng lai. Tỉ lệ nam thanh niên và vị thành niên đánh giá tích cực về t−ơng lai cao hơn rõ rệt so với nữ (52,5% so với 33,9% đối với điểm đánh giá là 4). Các đặc điểm gia đình khác d−ờng nh− không có tác động đáng kể đến sự đánh giá của thanh niên và vị thành niên về t−ơng lai. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 31 Đối với thanh niên và vị thành niên đã kết hôn thì ngoài hai yếu tố là mức độ gắn kết với gia đình và giới tính, các yếu tố điều kiện kinh tế gia đình hiện tại và học vấn hiện tại cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ với việc đánh giá về t−ơng lai. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên 32 Bảng 1: Tỉ lệ cảm thấy có giá trị đối với gia đình và kỳ vọng về cuộc sống phân bố theo các đặc điểm ng−ời đ−ợc hỏi (đã kết hôn và ch−a kết hôn) Đặc điểm Cảm thấy có giá trị với gia đình Đánh giá tích cực t−ơng lai (Điểm 4) Cuộc sống vật chất năm 2006 tốt hơn Ch−a kết hôn Ch−a kết hôn Kết hôn Ch−a kết hôn Kết hôn Chung 94,6 43,8 51,5 72,3 67,8 Mức độ đô thị hóa Thành phố lớn Thành phố khác Thị xã/thị trấn Nông thôn 93,4 92,7 94,8 94,8 45,6 41,7 40,9 44,1 56,0 48,4 50,5 51,5 70,9 72,0 74,2 72,2 63,8 78,6 65,4 67,9 Giới tính Nam Nữ 95,6 93,5 52,5 33,9 57,0 48,8 75,4 68,7 75,1 64,0 Mức gắn kết gia đình 12-18 Yếu Trung bình Mạnh 89,3 95,1 97,0 28,0 44,9 52,1 30,9 51,5 61,8 62,4 72,4 78,1 59,3 66,8 73,2 Điều kiện kinh tế gia đình Thấp Trung bình Cao 93,4 95,3 95,0 39,8 46,3 44,8 43,3 58,8 65,0 64,6 75,9 76,0 61,9 72,2 78,2 Cha hoặc mẹ chết lúc 14 Cha hoặc mẹ chết Cha và mẹ sống 92,2 94,8 43,0 43,8 42,2 52,3 61,7 72,9 60,7 68,4 Cha mẹ li dị Cha mẹ li dị Cha mẹ không li dị 91,3 94,7 46,1 43,7 * * 66,1 72,5 * * Tuổi ng−ời trả lời 14-17 18-21 22-25 93,6 95,6 96,0 40,6 44,7 54,3 46,9 53,6 71,9 72,6 73,1 61,6 70,4 Học vấn ng−ời trả lời Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng trở lên 93,3 94,1 95,1 98,5 44,2 47,0 40,9 44,5 48,7 56,7 52,4 63,5 56,1 73,7 77,7 79,2 61,0 75,2 78,4 80,3 Hài lòng với cuộc sống vợ chồng Không hài lòng Hài lòng 17,2 19,6 56,7 68,6 * Không tính vì số tuyệt đối quá nhỏ Kỳ vọng về đời sống vật chất chịu ảnh h−ởng bởi nhiều đặc tr−ng của gia đình. Đối với thanh niên và vị thành niên ch−a kết hôn, tỉ lệ có cái nhìn lạc quan đối với đời sống vật chất 3 năm tới (tức là đến năm 2006) tăng lên theo mức độ gắn kết của gia đình (62,4%; 72,4% và 78,1%) và điều kiện vật chất hiện tại của gia đình (64,6%; Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 33 75,9% và 76,0%). Nam thanh niên và vị thành niên có cái nhìn lạc quan hơn nữ về sự tăng lên của đời sống vật chất. Tỉ lệ lạc quan ở thanh niên và vị thành niên thuộc các gia đình có cha mẹ vào thời điểm 14 tuổi trở xuống cao hơn so với các em bị thiệt thòi, cha mẹ mất sớm (72,9% so với 61,7%). Tỉ lệ thanh niên và vị thành niên ở các gia đình có cha mẹ li dị kém lạc quan về sự tăng tr−ởng đời sống vật chất hơn so với thanh niên và vị thành niên mà cha mẹ không li dị. Yếu tố học vấn cao cũng giúp thanh niên và vị thành niên tự tin hơn vào khả năng của bản thân và gia đình sẽ có cuộc sống vật chất tốt hơn trong 3 năm tới. Chẳng hạn, 79,2% thanh niên và vị thành niên có học vấn đại học có cái nhìn lạc quan về đời sống vật chất trong 3 năm tới so với 56,1% thanh niên và vị thành niên có học vấn tiểu học. Mối quan hệ giữa các đặc tr−ng gia đình với sự kỳ vọng của thanh niên và vị thành niên vào cuộc sống vật chất tốt hơn trong 3 năm tới cũng thể hiện t−ơng tự đối với nhóm thanh niên và vị thành niên đã kết hôn. Ngoài ra, so sánh theo nhóm tuổi thì nhóm tuổi 22-25 có kỳ vọng về cuộc sống vật chất tốt cao hơn so với nhóm tuổi 18- 21. Nguyên nhân có thể do nhóm tuổi 22-25 đã có cuộc sống gia đình t−ơng đối ổn định hơn so với nhóm tuổi 18-21 mới kết hôn. Những thanh niên và vị thành niên hài lòng với cuộc sống vợ chồng có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống vật chất trong 3 năm tới. Điều này cho thấy mối quan hệ vợ chồng có thể có tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế của gia đình. c. Gia đình và sự trầm cảm của thanh niên và vị thành niên Chúng tôi coi những ng−ời có một trong hai cảm giác sau là rơi vào trạng thái trầm cảm: cảm giác buồn chán vì cuộc đời nói chung; cảm giác rất buồn hoặc thấy mình không có ích đến nỗi không muốn hoạt động bình th−ờng. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa đặc tr−ng gia đình với trạng thái trầm cảm của thanh niên và vị thành niên đ−ợc trình bày riêng cho thanh niên và vị thành niên đã kết hôn và ch−a kết hôn ở Bảng 2. c.1. Tác động của gia đình đối với sự trầm cảm: thanh niên và vị thành niên ch−a kết hôn Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, thanh niên và vị thành niên đô thị nhìn chung có tỉ lệ cao hơn đã từng trải qua cảm giác trầm cảm so với thanh niên và vị thành niên nông thôn. Tỉ lệ đã từng trải qua sự trầm cảm tăng dần theo mức độ giảm sự gắn kết của gia đình (54,4%; 42,7%; và 30,4%). Sự li dị của cha mẹ cũng làm tăng mức độ trầm cảm trong con cái nh− các nghiên cứu khác đã chỉ ra. Có 40,7% thanh niên và vị thành niên trong các gia đình không có cha mẹ li dị từng trải qua trầm cảm, trong khi đó tỉ lệ t−ơng ứng trong số thanh niên và vị thành niên lớn lên trong các gia đình có cha mẹ li dị là 56,7%. Khả năng có sự trầm cảm cũng cao hơn rất nhiều khi thanh niên và vị thành niên đã từng bị ng−ời ngoài đánh chấn th−ơng, hoặc đặc biệt là bị ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng (65,5% so với 38,9% và 81,0% so với 40,2%). Đối với các yếu tố khác nh− điều kiện kinh tế của gia đình; cha mẹ chết lúc 14 tuổi; học vấn của cha; tuy cũng có quan hệ với khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên nh−ng mức độ tác động không rõ. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên 34 Bảng 2: Sự trầm cảm của thanh niên theo đặc điểm ng−ời đ−ợc phỏng vấn (%) Tỉ lệ trầm cảm Tỉ số chênh lệch Đặc điểm Ch−a kết hôn Kết hôn Ch−a kết hôn Kết hôn Chung 41,2 38,2 Mức độ đô thị hóa Thành phố lớn Thành phố khác Thị xã/thị trấn Nông thôn 47,2 46,8 42,0 39,9 30,6 53,1 45,4 37,3 1.058 1.205 1.181 1 0.754 4.167*** 1.489 1 Giới tính Nam Nữ 38,5 44,2 31,1 41,6 0.705*** 1 0.505*** 1 Học vấn của cha Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng trở lên 43,0 41,9 39,4 42,3 43,4 45,9 37,2 36,1 42,4 34,5 0.973 1.038 0.911 0.910 1 1.333 0.874 0.715 1.120 1 Mức gắn kết gia đình 12-18 Yếu Trung bình Mạnh 54,4 42,7 30,4 54,6 38,6 29,1 2.735*** 1.667*** 1 2.562*** 1.544** 1 Điều kiện kinh tế gia đình Thấp Trung bình Cao 40,4 40,3 43,5 42,0 34,9 32,3 1.112 1.129 1 1.798* 1.318 1 Cha hoặc mẹ chết lúc 14 Cha hoặc mẹ chết Cha và mẹ sống 41,3 41,2 37,8 38,2 1 0.854 1 1.098 Cha mẹ li dị Cha mẹ li dị Cha mẹ không li dị 56,7 40,7 42,1 38,1 0.638** 1 0.641 1 Ng−ời ngoài đánh bị th−ơng Đã từng bị Ch−a 65,5 38,9 60,0 37,0 2.898*** 1 3.499*** 1 Ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng Đã từng bị Ch−a 81,0 40,2 73,3 37,7 5.483*** 1 7.755** 1 Hài lòng với cuộc sống vợ chồng Hài lòng Không hài lòng 36,3 60,2 1 1.445 Tình trạng chửi mắng vợ/chồng Có Không 54,6 34,1 1.473* 1 Nhóm tuổi 14-17 18-21 22-25 0.91 1.203* 1 1.915 0.964 1 Học vấn Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng trở lên 0.753* 0.729** 1.093 1 2.142 2.120* 2.477* 1 Mức ý nghĩa thống kê: * p<0.05; ** p< 0.005; *** p<0.001 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 35 Phân tích hai biến nêu trên đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa một số đặc tr−ng gia đình với sự trầm cảm của thanh niên và vị thành niên. Tuy nhiên tác động của mỗi đặc tr−ng gia đình đến khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên có thể bị lẫn với tác động của đặc tr−ng khác. Chẳng hạn, gia đình có cha mẹ li dị thì đồng thời cũng có thể có sự gắn kết yếu, và cũng có thể xảy ra những xung đột trong gia đình nên trẻ em th−ờng bị đánh. Để làm rõ tác động của mỗi yếu tố chúng tôi đã phân tích đa biến về khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên. Mô hình đa biến về khả năng rơi vào trạng thái trầm cảm: Đối với những ng−ời ch−a kết hôn Trong mô hình này Biến phụ thuộc là: Đã từng bị trầm cảm (1: Có; 0: không ) Các biến độc lập trong mô hình gồm: Học vấn ng−ời cha; Nơi ở hiện nay; Học vấn hiện tại; Sự gắn kết gia đình tuổi 12-18; Nhóm tuổi; Điều kiện kinh tế của gia đình; Cha mẹ chết lúc ng−ời trả lời ở tuổi 14 trở xuống; Cha mẹ li dị; Giới tính; Đã từng bị ng−ời ngoài đánh; Đã từng bị ng−ời trong gia đình đánh. Kết quả phân tích đa biến đ−ợc trình bày trên Bảng 2 (cách đọc số liệu t−ơng tự nh− ở Hình 1) và khẳng định một số phát hiện ở phân tích hai biến. Các yếu tố giới tính, nhóm tuổi, cha mẹ li dị, sự gắn kết gia đình ở tuổi 12-18, đã từng bị ng−ời ngoài hoặc ng−ời nhà đánh bị th−ơng có tác động mạnh đến khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên. Nữ có khả năng bị trầm cảm nhiều hơn nam. Về nhóm tuổi thì nhóm 18-21 có cảm giác trầm cảm cao hơn đáng kể so với 22-25. Thanh niên và vị thành niên sống trong gia đình có cha mẹ li dị thì dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hơn đáng kể so với thanh niên và vị thành niên trong gia đình cha mẹ không li dị. Đặc biệt, sự gắn kết gia đình ở tuổi 12-18 và sự kiện đã từng bị ng−ời ngoài hoặc ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng có liên quan chặt chẽ với sự trầm cảm của thanh niên và vị thành niên. Khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên tăng lên đáng kể khi sự gắn kết gia đình yếu đi. Đã từng bị ng−ời ngoài đánh và đã từng bị ng−ời nhà đánh chấn th−ơng làm tăng khả năng bị trầm cảm so với ng−ời không bị đánh nặng bao giờ. c.2. Tác động của gia đình đối với sự trầm cảm: thanh niên và vị thành niên đã kết hôn Đối với thanh niên và vị thành niên đã kết hôn chúng tôi phân tích thêm một số t−ơng quan giữa trạng thái trầm cảm với các đặc điểm gia đình riêng của họ, chẳng hạn nh− sự hài lòng về cuộc sống vợ chồng, có từng bị vợ/chồng chửi mắng không. Các phân tích t−ơng quan hai biến gợi ý rằng quan hệ của một số yếu tố nh− sự gắn kết ở gia đình gốc, giới tính, đã từng bị ng−ời ngoài hay ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng, với khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên đã kết hôn cũng t−ơng tự nh− đối với thanh niên và vị thành niên ch−a kết hôn. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt trong quan hệ với các đặc điểm còn lại. Tỉ lệ thanh niên và vị thành niên ở thành phố bậc trung và thị xã/thị trấn trải qua sự trầm cảm cao hơn so Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên 36 với thanh niên và vị thành niên ở nông thôn, nh−ng tỉ lệ thanh niên và vị thành niên ở đô thị lớn trải qua sự trầm cảm lại thấp hơn. Khác biệt về tỉ lệ trầm cảm giữa thanh niên và vị thành niên có cha mẹ li dị và không có cha mẹ li dị không đáng kể (42,1% so với 38,1%). Điều kiện kinh tế hiện tại thấp làm tăng thêm sự trầm cảm của thanh niên và vị thành niên đã kết hôn, có lẽ bởi vai trò mới của họ nh− là những ng−ời chủ gia đình. Có 42,0% thanh niên và vị thành niên có điều kiện kinh tế thấp bị trầm cảm so với 32,3% thanh niên và vị thành niên có điều kiện kinh tế cao. Ngoài ra, các quan hệ vợ chồng có ảnh h−ởng đáng kể đến khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên. Tỉ lệ bị trầm cảm trong nhóm thanh niên và vị thành niên không hài lòng với cuộc sống vợ/chồng, đã từng bị vợ/chồng mắng chửi, là cao hơn đáng kể so với trong nhóm thanh niên và vị thành niên còn lại. Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố làm tăng đáng kể khả năng bị trầm cảm của thanh niên và vị thành niên đã kết hôn là: Hiện tại sống ở đô thị; giới tính nữ; điều kiện kinh tế hiện tại của gia đình gặp khó khăn; sự gắn kết gia đình lúc 12-18 tuổi là yếu; học vấn hiện tại thấp; đã từng bị ng−ời ngoài hay trong gia đình đánh bị th−ơng; đã từng bị vợ/chồng chửi mắng. d. Có từng bị th−ơng do ng−ời trong gia đình Đã từng bị thành viên trong gia đình đánh bị th−ơng là một chỉ báo quan trọng đánh giá gia đình có là môi tr−ờng hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên hay không. Sự kiện này xảy ra có thể để lại di chứng sâu sắc trong đời sống tình cảm của thanh niên và vị thành niên nh− phần phân tích về sự trầm cảm đã chỉ ra. Tính chung có 2,2% thanh niên và vị thành niên đã từng bị ng−ời trong gia đình đánh đến bị th−ơng. Kết quả phân tích hai biến cho thấy rằng tỉ lệ thanh niên và vị thành niên bị ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng cao hơn ở các gia đình ở thành phố lớn; nhóm nam thanh niên và vị thành niên; ở các gia đình mà ng−ời cha có học vấn thấp (4,4% ở nhóm có ng−ời cha không đi học so với khoảng từ 1,5-1,7% ở các nhóm có ng−ời cha học từ trung học cơ sở trở lên); nhóm gia đình có mức độ gắn kết yếu (5,7% so với 1,8% ở gia đình gắn kết trung bình và 0,7% ở gia đình gắn kết mạnh); các gia đình có cha mẹ li dị (5,5% so với 2,1%); và nhóm gia đình mà cha mẹ uống nhiều r−ợu (xem Bảng 3). e. Có bao giờ có ý định tự tử Bầu không khí hòa thuận trong gia đình cũng đ−ợc xem nh− là yếu tố bảo vệ giúp thanh niên và vị thành niên có cuộc sống tinh thần lành mạnh hơn. Vì vậy chúng tôi đã phân tích mối quan hệ giữa các đặc tr−ng gia đình và cá nhân với ý định tự tử của thanh niên và vị thành niên. Có 3,4% thanh niên và vị thành niên đã từng có ý định tự tử. Đặc điểm gia đình có quan hệ nhất định với ý định tự tử của thanh niên và vị thành niên (xem Bảng 3). Tỉ lệ thanh niên và vị thành niên đã từng có ý định tự tử cao hơn rõ rệt ở các gia đình có mức độ gắn kết yếu, gia đình có cha mẹ li dị, gia đình có cha mẹ uống Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 37 nhiều r−ợu, gia đình thành phố, nhóm nữ và nhóm đã từng bị vợ/chồng đối xử với hành vi xấu. Bảng 3: Tỉ lệ bị ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng và tỉ lệ có ý định tự tử (%) Đặc điểm gia đình và cá nhân Bị ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng Từng nghĩ đến chuyện tự tử Chung 2,2 3,4 Mức độ đô thị hóa Thành phố lớn Thành phố khác Thị xã/thị trấn Nông thôn 3,7 2,8 2,5 2,0 5,2 4,6 4,6 2,9 Giới tính Nam Nữ 3,0 1,5 1,9 4,8 Học vấn của cha Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng trở lên 4,4 2,5 1,7 1,5 1,6 3,6 4,3 2,7 3,0 4,3 Mức gắn kết gia đình 12-18 Yếu Trung bình Mạnh 5,7 1,8 0,7 7,2 3,1 1,5 Điều kiện kinh tế gia đình Thấp Trung bình Cao 2,7 1,7 2,5 3,5 2,9 4,0 Cha mẹ li dị Cha mẹ li dị Cha mẹ không li dị 5,5 2,1 11,0 3,2 Cha hoặc mẹ chết lúc 14 Cha hoặc mẹ chết Cha và mẹ sống 0,7 2,3 3,2 3,4 Cha/mẹ có uống nhiều r−ợu Có Không 3,6 1,9 4,9 3,1 Bị vợ/chồng đối xử xấu Có Không 5,4 2,3 Đời sống phức tạp nơi đô thị lớn có thể làm cho một bộ phận thanh niên và vị thành niên cảm thấy bị căng thẳng, dẫn đến những suy nghĩ bồng bột. Sự gắn kết yếu của gia đình, tình trạng bất hòa th−ờng xảy ra trong các gia đình có cha mẹ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Gia đình - nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên 38 nghiện r−ợu hay cha mẹ li dị sẽ đem đến cho các em cảm giác thất vọng, đau khổ, không tìm thấy sự chở che nơi gia đình, và do vậy các em dễ có ý định quyên sinh. Sự khác biệt về tỉ lệ tự tử giữa nam và nữ có lẽ là do nữ thanh niên và vị thành niên th−ờng nhạy cảm hơn với những trở ngại trong cuộc sống, đặc biệt là về đời sống tình yêu, hôn nhân, và do yếu đuối các em th−ờng dễ có ý định tự tử. Cũng hoàn toàn dễ hiểu là trong các gia đình có sự đối xử không tốt với nhau giữa vợ và chồng, tình cảm vợ chồng bị phai nhạt, thành viên gia đình không có đ−ợc cảm giác n−ơng tựa, bảo vệ nhau, vì vậy dễ có ý định tự tử hơn (đặc biệt là nữ). 3. Kết luận Các kết quả phân tích cho thấy rằng khả năng thanh niên và vị thành niên thấy mình có giá trị đối với gia đình cao hơn khi mức gắn kết gia đình ở lứa tuổi 12- 18 của họ mạnh, khi họ là nam giới sống ở nông thôn, và có học vấn cao hơn. Học vấn cao hơn cũng liên quan đến các yếu tố gia đình khác nh− mức sống, học vấn cha mẹ, v.v... Vì vậy đây là một tác động gián tiếp của gia đình đến khả năng thanh niên và vị thành niên cảm thấy có giá trị đối với gia đình. Kỳ vọng tích cực của thanh niên và vị thành niên đối với cuộc sống t−ơng lai cũng có quan hệ chặt chẽ với một số yếu tố gia đình. Chẳng hạn, tỉ lệ thanh niên và vị thành niên đánh giá tích cực về t−ơng lai cao hơn trong các gia đình có mức độ gắn kết mạnh. Sự kỳ vọng về đời sống vật chất trong 3 năm tới cũng tăng lên theo mức độ gắn kết của gia đình, điều kiện kinh tế hiện tại của gia đình, gia đình có cha mẹ đầy đủ, cha mẹ có học vấn cao hơn. Sự trầm cảm của thanh niên và vị thành niên có quan hệ chặt chẽ với các đặc điểm gia đình và cá nhân. Thanh niên và vị thành niên sống trong các gia đình với mức độ gắn kết yếu, gia đình có cha mẹ li dị, các em đã từng bị ng−ời ngoài hoặc ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng, thanh niên và vị thành niên ở độ tuổi 18-21 th−ờng có khả năng bị trầm cảm cao hơn so với các em ở các nhóm khác. Đối với cảm giác thất vọng về t−ơng lai có thêm một số yếu tố gia đình ảnh h−ởng mạnh. Đó là gia đình có điều kiện kinh tế kém, thanh niên và vị thành niên có học vấn thấp. Ngoài ra, với các thanh niên và vị thành niên đã kết hôn, sự không hài lòng về cuộc sống vợ chồng, tình trạng đánh đập, mắng chửi, giữa hai vợ chồng cũng làm tăng khả năng có trạng thái tình cảm tiêu cực. Những chấn th−ơng về thân thể chắc chắn sẽ để lại vết th−ơng tâm lý lâu dài đối với thanh niên và vị thành niên và ảnh h−ởng đến sức khỏe nói chung của họ. Sự gắn kết gia đình tiếp tục là một yếu tố quan trọng bảo vệ thanh niên và vị thành niên khỏi bị chấn th−ơng do ng−ời trong gia đình đánh. Tỉ lệ các em bị ng−ời trong gia đình đánh bị th−ơng cũng cao hơn trong các gia đình có cha mẹ li dị và cha mẹ có học vấn thấp. Một biểu hiện khác của tình trạng sức khỏe tinh thần của thanh niên và vị thành niên là ý định tự tử. Sự gắn kết yếu của gia đình là một yếu tố quan trọng làm Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 39 tăng thêm ý định tự tử của thanh niên và vị thành niên. Ngoài ra, gia đình có cha mẹ li dị, gia đình có cha mẹ nghiện r−ợu cũng làm tăng khả năng trên. Đối với các thanh niên và vị thành niên đã kết hôn, sự không hài lòng về cuộc sống vợ chồng, tình trạng bị đối xử xấu bởi vợ/chồng cũng là những yếu tố khiến ý định tự tử (đặc biệt đối với nữ) của thanh niên và vị thành niên tăng lên. Nh− vậy, kết quả điều tra SAVY đã góp phần củng cố những nhận thức b−ớc đầu có đ−ợc từ các nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa gia đình và trạng thái sức khỏe tinh thần của thanh niên và vị thành niên. Điều kiện kinh tế kém của gia đình, gia đình không đầy đủ do cha mẹ bị mất hay li dị, cha mẹ có học vấn thấp, sự gắn kết yếu trong gia đình, những xung đột trong gia đình, gia đình có cha hoặc mẹ nghiện r−ợu, v.v. là những yếu tố chủ yếu làm tăng thêm nguy cơ xuất hiện các vấn đề sức khỏe tinh thần của thanh niên và vị thành niên. Thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế sự tác động của những yếu tố này là rất cần thiết để giúp gia đình thực sự trở thành nguồn hỗ trợ tình cảm cho các em. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Đồng, 2004: Gia đình tr−ớc thách thức của thời đại. Báo tin tức cuối tuần 16-9-2004. 2. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, UNICE F, WHO, 2005: Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 3. Anne M. McMunn; James Y. Nazroo; Michael G. Marmot; Richard Boreham; Robert Goodman. 2001. Children's emotional and behavioural well-being and the family environment: findings from the Health Survey for England. Social Science & Medicine, August 15, 2001 v53 i4 p423. 4. John Fantuzzo; Robert Boruch; Abdullahi Beriama; Marc Atkins; Susan Marcus 1997. Domestic violence and children: prevalence and risk in five major U.S. cities. Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, Jan 1997 v36 n1 p116(7). 5. Nguyễn Hải Hữu, 2002: Vấn đề trẻ em lang thang và trách nhiệm của ngành Lao động-Th−ơng binh và Xã hội. Trong Bộ Lao động-Th−ơng binh và xã hội, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc 2002. Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001-2010. Nhà xuất bản Lao động-xã hội. Hà Nội. Trang 104-113. 6. Đỗ Năng Khánh, 2002: Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Trong Bộ Lao động-Th−ơng binh và xã hội, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc 2002. Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001-2010. Nhà xuất bản Lao động-xã hội. Hà Nội. Trang 177-200. 7. Nguyễn Kim Liên, 2002: Trẻ em mồ côi và chính sách chăm sóc trẻ mồ côi không nơi n−ơng tựa giai đoạn 2001-2010. Trong Bộ Lao động-Th−ơng binh và xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc 2002. Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001-2010. Nhà xuất bản Lao động-xã hội. Hà Nội. Trang 210-225. 8. Lỗ Việt Ph−ơng, 2003: Một số đặc điểm về chức năng giáo dục trong gia đình không đầy đủ. Tạp chí Khoa học về phụ nữ. Hà Nội. Trang 12-18. 9. Nguyễn Thanh Tâm và cộng sự, 2002: Ly hôn, nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 10. Tổng cục Thống kê, 2001: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 - Chuyên khảo về hôn nhân, sinh đẻ và tử vong ở Việt Nam: mức độ, xu h−ớng và những khác biệt. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 11. Lê Thi, 1996: Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2006_nguyenhuuminh_891.pdf