Ghiên cứu kết hợp công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong phát hiện mất rừng tại tỉnh Gia Lai - Nguyễn Văn Thị

Tài liệu Ghiên cứu kết hợp công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong phát hiện mất rừng tại tỉnh Gia Lai - Nguyễn Văn Thị: KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT22 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tại Gia Lai, tình trạng phá rừng diễn ra khá phức tạp và nghiêm trọng. Chỉ trong 6 tháng Nghiên cứu kết hợp công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong phát hiện mất rừng tại tỉnh Gia Lai NGUYỄN VĂN THỊ1, LÊ SỸ DOANH2, PHẠM VĂN DUẨN3, TRẦN XUÂN HÒA4, NGUYỄN VĂN TÙNG5, PHẠM QUANG DƯƠNG6, NGUYỄN THANH HOÀN7, NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG8 ———————— 1, 2, 3, 5, 6 Viện Sinh thái rừng và Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp 4 Bộ Môn Công nghệ thông tin - Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp 7 Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 8 Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên đầu năm 2018, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã phát hiện 285 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Điển hình như giữa tháng 7/2018, Gia Lai là một tỉnh có diện tích rừng lớn và nguồn tài nguyên rừng hết...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ghiên cứu kết hợp công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong phát hiện mất rừng tại tỉnh Gia Lai - Nguyễn Văn Thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT22 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tại Gia Lai, tình trạng phá rừng diễn ra khá phức tạp và nghiêm trọng. Chỉ trong 6 tháng Nghiên cứu kết hợp công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong phát hiện mất rừng tại tỉnh Gia Lai NGUYỄN VĂN THỊ1, LÊ SỸ DOANH2, PHẠM VĂN DUẨN3, TRẦN XUÂN HÒA4, NGUYỄN VĂN TÙNG5, PHẠM QUANG DƯƠNG6, NGUYỄN THANH HOÀN7, NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG8 ———————— 1, 2, 3, 5, 6 Viện Sinh thái rừng và Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp 4 Bộ Môn Công nghệ thông tin - Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp 7 Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 8 Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên đầu năm 2018, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã phát hiện 285 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Điển hình như giữa tháng 7/2018, Gia Lai là một tỉnh có diện tích rừng lớn và nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú với tổng diện tích đất lâm nghiệp là hơn 886.763 ha; trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 625.432 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng 261.331 ha, độ che phủ rừng đạt 40,26%. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây tình trạng chặt phá rừng và cháy rừng diễn biến phức tạp và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh. Từ thực tiễn công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta nói chung cũng như tỉnh Gia Lai nói riêng cho thấy việc xây dựng mô hình cảnh báo sớm lửa rừng, giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng bằng công nghệ không gian địa lý là một yêu cầu hiện hữu và cấp bách. Bằng phương pháp xây dựng hệ thống tự động xử lý phân tích ảnh vệ tinh theo khoảng thời gian thiết lập với các thuật toán để xác định các khu vực có biến động về trạng thái rừng cũng như tìm các điểm dị thường về nhiệt. Ngoài ra còn sử dụng thông tin cập nhật từ các trạm khí tượng để đưa ra mức cảnh báo cho các trạng thái rừng khác nhau. Hệ thống đã tạo ra được một chuỗi xử lý thông tin tự động để tìm ra các điểm mất rừng hoặc có nguy cơ cháy rừng từ các tư liệu ảnh vệ tinh. Cho phép người sử dụng có thể khai thác thông tin cảnh báo cũng như xuất danh sách báo cáo. Hệ thống cũng được tạo cơ chế để người dùng có thể tương tác, thông tin, báo cáo cũng như xác minh các dữ liệu đã được đưa ra. Từ đó tạo ra một công cụ hữu hiệu giúp các cơ quan quản lý cũng như người dân có thể theo dõi, nắm bắt tình hình cháy rừng cũng như báo cáo thông tin lại cơ quan phụ trách khí có phá rừng hay cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ khóa: Phần mềm, mất rừng, cháy rừng, viễn thám, GIS. KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 23 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 19Công an huyện Chư Pah đã đề nghị truy tố bị can Lê Công Hoàng (trú phường Yên Thế, TP Pleiku) về tội vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng; 17 đối tượng khác liên quan đến vụ phá rừng trên bị xử phạt hành chính trong vụ việc cơ quan chức năng phát hiện có hơn 164 m3 gỗ thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly bị lâm tặc tàn phá tại xã Ia Kreng, huyện Chư Pah. Về tình hình cháy rừng, từ năm 2013 đến nay, theo hệ thống tự động của Cục kiểm lâm đã phát hiện được hơn 450 nghìn điểm cháy trên cả nước. Từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước phát hiện được gần 365 nghìn điểm cháy, trong đó tỉnh Gia Lai có hơn 53 nghìn điểm. Trong thực tế, số điểm cháy rừng thấp hơn nhiều so với các điểm phát hiện tự động từ ảnh vệ tinh qua hệ thống giám sát tự động của cục Kiểm lâm. Theo số liệu tổng hợp của chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai trong vòng 5 năm từ 2013 -2017, toàn tỉnh chỉ có 6 vụ cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại do cháy là 412 ha rừng trồng. (2) Công nghệ viễn thám cũng cho phép xác định vị trí xảy ra cháy rừng với độ tin cậy cao và trung thực dựa trên kết quả phân tích các điểm dị thường về nhiệt độ bề mặt. (3) Các tư liệu ảnh vệ tinh miễn phí như Landsat-8, Sentinel-1, Sentinel-2 có chu kỳ lặp lại ngắn (từ 5 – 10 ngày) cho phép giám sát biến động rừng một cách tức thời, nhanh chóng, có thể nói giám sát biến động rừng theo thời gian thực. (4) Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được các mô hình lý thuyết về xác định vị trí mất rừng, cháy rừng từ ảnh vệ tinh. Là cơ sở quan trọng để mô hình hóa thành các ứng dụng thực tiễn, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi địa phương. (5) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã khởi động, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng là tất yếu. Trên cơ sở công nghệ 4.0, kết quả phân tích phát hiện mất rừng, cháy rừng cần được chuyển tới các cơ quan chức năng và cá nhân có liên quan một cách tức thời, nhanh chóng qua địa chỉ email hoặc số điện thoại di động. Với những luận điểm nêu trên, việc nghiên cứu phát triển phần mềm phát hiện sớm mất rừng và cháy rừng theo thời gian thực là hết sức cần thiết đối với một tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước như Gia Lai. Với phần mềm này, việc giám sát biến động rừng sẽ trở nên dễ dàng hơn, ngay cả với những cán bộ không có kiến thức về viễn thám hay bản đồ. Việc này sẽ làm giảm đáng kể khối lượng công việc mà không cần quá nhiều nhân lực với độ tin cậy và trung thực cao. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập và chuẩn hóa dữ liệu Các tài liệu thu thập là tài liệu thứ cấp được sao chép từ bản cứng hoặc bản mềm thông qua sự liên hệ của nhóm nghiên cứu với các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) Gia Lai, Sở (Số liệu thống kê các điểm cháy rừng trong năm 2018 từ hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm). Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về ứng dụng công nghệ viễn thám trong xác định vị trí mất rừng, cháy rừng cho thấy rằng đã có nhiều công trình khoa học được công bố và có giá trị thực tiễn cao. Tất cả các công trình đã đưa ra mô hình lý thuyết một các tổng thể. Các kết quả nghiên cứu ở trên là cơ sở khoa học, là tiền đề cho các bài toán ứng dụng thực tiễn. Cụ thể là: (1) Công nghệ viễn thám cho phép xác định được vị trí mất rừng với độ tin cậy cao và trung thực dựa trên phân tích sự thay đổi giá trị các kênh phổ, thay đổi các chỉ số liên quan như: chỉ số thực vật, chỉ số đất, chỉ số nước. KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT24 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Tài nguyên và Môi trường Gia Lai, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai. Các tài liệu cần thu thập gồm: Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, số liệu về mất rừng tại các năm, số liệu về cháy rừng tại các năm. Các số liệu này bao gồm cả thông tin về diện tích, vị trí, loại rừng, trạng thái rừng và nguyên nhân. Bản đồ về rừng gồm: bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ diễn biến rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng... trong 3-5 năm gần đây được thu thập từ chi cục kiểm lâm và hệ thống cập nhật diễn biến rừng FORMIS. Các bản đồ này được chuẩn hóa về thông tin thuộc tính và thông tin đồ họa (hình học) cũng như hệ tọa độ của bản đồ. Việc chuẩn hóa này sẽ được thực hiện trên phần mềm MapInfo và ArcGIS. Ảnh vệ tinh MODIS, Landsat-8, Sentinel-1, Sentinel-2 được khai thác từ nhà cung cấp bằng tài khoản của chủ nhiệm đề tài và được xử lý, hiệu chỉnh hình học, tăng cường chất lượng ảnh, tính toán các chỉ số NDVI, BI, NDWI. Cụ thể như sau: NDVI = (NIR-RED)/(NIR+RED) BI = sqrt((RED*RED+GREEN*GREEN)/2) NDWI = (GREEN-NIR)/(GREEN+NIR) Trong đó: NIR là kênh cận hồng ngoại, RED là kênh đỏ, GREEN là kênh xanh. Việc xử lý thông tin dữ liệu ảnh sẽ được thực hiện bằng code trên nền tảng của Google Earth Engine, và được chuẩn hóa thành các modun cho phép người dùng nhập dữ liệu đầu vào và hệ thống sẽ trả kết quả sau xử lý ra. Số liệu về khí tượng sẽ được khai thác từ cơ sở dữ liệu các trạm quan trắc do VNUF cung cấp với số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm Số liệu sẽ được lưu trữ trong CSDL của Viện Sinh thái rừng và Môi trường. 2.2. Phương pháp thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu về rừng Hệ thống cơ sở dữ liệu về rừng được thiết kế trên hệ quản trị dữ liệu SQL dưới dạng Geodatabase có khả năng lưu trữ thông tin dạng text, dạng hình ảnh (bao gồm ảnh vệ tinh) và bản đồ số. Trên cơ sở hệ thống CSDL được thiết kế, đề tài tiến hành xây dựng CSDL về rừng. Hệ thống này cho phép truy cập đối với những người dùng được chỉ định (được phân quyền). Từ hệ thống này có thể trích xuất thông tin về rừng theo đến từng đơn vị hành chính. Hệ thống có khả năng khai thác dung lượng lớn số liệu, bản đồ và ảnh vệ tinh và cho phép bổ sung, cập nhật dữ liệu mới theo yêu cầu quản lý. Phương pháp thiết kế chức năng, giao diện của website, thích hợp với các chuẩn quốc gia về phần mềm và chuẩn ảnh vệ tinh theo thời gian thực: Giao diện phần mềm được thiết kế bằng phần mềm Visual Studio 2017 trên nền tảng .Net FrameWork theo chuẩn của Microsoft, thích hợp với điều kiện và phù hợp với các chuẩn quốc gia về phần mềm ở Việt Nam. Các chức năng của phần mềm được thiết kế theo 2 phần: (1) Phần dành cho người quản trị: đối với phần này, người dùng có toàn quyền điều khiển phần mềm cũng như là quản lý những người dùng khác. (2) Phần dành cho người dùng thông thường: tùy theo mức độ truy cập được phân quyền, người dùng thông thường có thể được xem, khai thác dữ liệu, gửi yêu cầu về dữ liệu, phản hồi thông tin. Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 8702:2011, TCVN 10540:2014, TCVN 10607-1:2014 , TCVN 10607-2:2014 , TCVN 10607-3:2014, TCVN 10607-4:2014. 2.3. Phương pháp lập trình, cài đặt hệ thống Ngôn ngữ lập trình: Hiện nay, có nhiều ngôn ngữ lập trình như C++, C#, PHP, JAVA, PYTHON, PASCAL, FOXPRO, VISUAL BASIC Đề tài sẽ nghiên cứu lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp có khả năng tương tác tốt với dữ liệu không gian địa lý trong đó tập trung chủ đạo là Cshap và Python kết hợp với bộ KIT của ESRI (ArcGIS SDK). Các tính năng của phần mềm sẽ được lập trình và chạy thử nghiệm trên máy chủ của Viện Sinh thái rừng và Môi trường. Việc chạy thử nghiệm sẽ được tiến hành với từng module và có báo cáo kết quả chạy thử cho từng module. KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 25 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 193. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Các sản phẩm chính của hệ thống giám sát tài nguyên rừng tỉnh Gia Lai Kết quả của nghiên cứu kết hợp công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong phát hiện mất rừng tại tỉnh Gia Lai bao gồm hai sản phẩm chính. Thứ nhất là website giám sát rừng và mất rừng tỉnh Gia Lai ifee.edu.vn với hai modun chính là giám sát biến động tài nguyên rừng và modun giám sát, cảnh báo cháy rừng trên địa bàn toản tỉnh. Và ứng dụng di động GiaLaiForest trên nền tảng Android. Với các chức năng chính đó là giám sát, cảnh báo thông tin cháy rừng và phản hồi, thông báo về các thông tin cháy rừng, mất rừng tại địa phương. Hình 3: Thiết lập thông tin đầu vào chức năng giám sát biến động rừng Kết quả trả ra sau khi phân tích biến động là lớp ảnh vệ tinh tổ hợp của đầu kỳ, cuối kỳ, lớp các vị trí phát hiện biến động rừng. Hình 1: Trang chủ website Hình 2: Giao diện chính app GiaLai Forest 3.2. Giám sát biến động rừng và cảnh báo cháy rừng 3.2.1. Giám sát biến động rừng Chức năng phân tích biến động rừng hoạt động với cơ chế là tự động khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh (Lanhsat 8, Sentinel 2) để tiến hành phân tích các chỉ số theo thuật toán mà người dùng lựa chọn. Dữ liệu nhận vào của hệ thống đó là khu vực cần giám sát theo dõi biến động theo ranh giới tỉnh/huyện/xã và thông tin về kỳ giám sát bao gồm khoảng thời gian đầu kỳ và khoảng thời gian cuối kỳ. Hình 4: Kết quả xử lý biến động rừng KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT26 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Hình 5: Kết quả mail trả về 3.2.2. Giám sát, cảnh báo nguy cơ cháy rừng Modun này được phát triển và tích hợp trên hai nền tảng đó là website và ứng dụng di động. Các chức năng chính của modun này đó là cho phép người dùng có thể khai thác thông tin về cấp cảnh báo nguy cơ cháy theo ranh giới từng xã và thông tin về các điểm cảnh báo cháy – Hotspot. Để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng, trước hết đề tài xác định chỉ số P và số ngày có nguy cơ cháy cấp 4 và cấp 5 (cấp nguy hiểm với cháy rừng) cho các trạm khí tượng ở Gia Lai và các tỉnh lân cận. Từ đó, đề tài xác lập phương trình liên hệ giữa số ngày có nguy cơ cháy cấp 4 và cấp 5 với các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa và toạ độ địa lý của các trạm quan trắc khí tượng. Sau đó trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phân hoá nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa theo không gian đề tài xác định các yếu tố này và số ngày có nguy cơ cháy đạt cấp 4 và cấp 5 cho tất cả các vị trí vị trí cách nhau 100 m trên toàn vùng. Căn cứ vào biến động của số ngày có nguy cơ cháy đạt cấp 4 và cấp 5 ở mọi vị trí để phân thành 5 cấp trọng điểm cháy khác nhau, xác định cấp nguy cơ cháy theo điều kiện thời tiết cho từng Hình 7: Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy trên phiên bản di động Kết quả thu được từ hệ thống có thể được tải xuống bao gồm thông tin về các lớp ảnh tổ hợp, lớp lô biến động rừng và thông tin về các lô rừng có xảy ra biến động. Từ đó người dùng cũng như cơ quan quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình cũng như thông tin cảnh báo một cách nhanh chóng, kịp thời. Hệ thống cũng xây dựng phương thức để chia sẻ thông tin phân tích biến động qua email. Cho phép người nhận có thể xem và tải các kết quả phân tích biến động mất rừng. vị trí. Tích hợp cấp nguy cơ cháy theo điều kiện thời tiết với cấp nguy cơ cháy theo kiểu rừng đề tài xác định được cấp nguy cơ cháy rừng theo cả thời tiết và kiểu rừng. Tô cùng màu cho các điểm có cấp nguy cơ cháy như nhau đề tài thu được bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng. Người dùng có thể chọn hiển thị bản đồ cấp cháy theo các ranh giới khác nhau. Người dùng có thể nhấn chọn để xem thông tin cụ thể của rừng khu vực. Hình 6: Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy Gia Lai trên phiên bản web KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 27 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 19 Hình 9: Bản đồ hiện trạng rừng trên phiên bản di động Trong phần chức năng phát hiện điểm cháy, giao diện sẽ bao gồm lớp bản đồ nền ảnh vệ tinh, lớp nền bản đồ hiện trạng rừng và các điểm cháy được thể hiện dưới dạng các point trên bản đồ. Các điểm cảnh báo cháy cũng được chia ra làm bốn các loại và được hiển thị dưới 4 dạng icon khác nhau. Hình 11: Thông tin chi tiết của các điểm cảnh báo cháy Các điểm cảnh báo cháy sau khi được hệ thống cập nhật sẽ có cơ chế tra thông tin theo vị trí của điểm ghi nhận để có cơ chế gửi email, sms tới các liên hệ đã đăng ký cho khu vực đó. 3.3. Các cơ chế tương tác của người dùng với hệ thống 3.3.1. Xác minh điểm cháy Hệ thống giám sát cảnh báo cháy rừng có cơ chế cập nhật thông tin các điểm cảnh báo cháy thu thập từ dữ liệu ảnh vệ tinh. Từ đó, hệ Hình 8: Bản đồ hiện trạng rừng trên phên bản website Hình 10: Hiển thị các điểm cảnh báo cháy Bên cạnh tính năng cung cấp bản đồ cấp cháy cập nhật theo ngày, hệ thống cũng cung cấp dữ liệu bản đồ biến động rừng mới nhất cho toàn tỉnh. Thông tin về hiện trạng, lô rừng cũng được thể hiện và tra cứu trong thông tin. Bảng 3. Các loại điểm cảnh báo cháy STT Loại điểm cảnh báo cháy Mô tả Tình trạng kiểm duyệt 1 Cháy rừng Là các điểm cháy rừng thật Đã được xác minh bởi admin 2 Có cháy nhưng không phải cháy rừng Có phát hiện cháy nhưng không phải là cháy rừng (đốt nương, đốt trước phòng cháy) Đã được xác minh bởi admin 3 Không phải cháy rừng Không có đám cháy được ghi nhận Đã được xác minh bởi admin 4 Chưa xác minh Chưa có thông tin ghi nhận. Chưa được xác minh KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT28 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Hình 12: Form mẫu xác minh điểm cảnh báo cháy Các chức năng giúp liên hệ cảnh báo mất rừng, cháy rừng. Ứng dụng GiaLaiForest được phát triển modun liên hệ giúp người dùng có thể liên lạc thông báo tới các đơn vị quản lý khi phát hiện Hình 14: Kết quả gửi mail Quản lý thông tin hệ thống, xác minh cảnh báo cháy Hệ thống phát triển một trang quản trị riêng cho các đơn vị có thẩm quyền. Trang quản trị sẽ có chức năng quản lý các liên hệ, các thành viên đăng lý nhận thông tin cảnh báo từ hệ thống. Ngoài ra còn có nhiệm vụ đó là nhận và tổng hợp các thông tin phản hồi từ phía người dùng sau khi gửi xác minh các điểm cảnh báo cháy. thống cũng phát triển cơ chế để xác minh các thông tin cảnh báo trên là đúng hay không. Do đó, tích hợp trong hệ thông tin các điểm cảnh báo cháy sẽ là chức năng cho phép người dùng ứng dụng có thể xác minh lại thông tin các điểm mà hệ thống đã cảnh báo. Thông tin thu thập sẽ là các thông tin về mô tả vị trí, tình trạng, thời gian kèm theo hình ảnh về khu vực hệ thống đưa ra cảnh báo. Các thông tin được gửi về từ người dùng sẽ được xác minh lại bởi cơ quan chức năng để đảm bảo tính chính xác của thông tin đưa ra từ hệ thống. Đối với các điểm cảnh báo cháy khi xác minh là đang xảy ra cháy, ngay lập tức hệ thống sẽ gửi thông tin cảnh báo tới các cơ quan chức năng. Hình 13: Kết quả gửi tin nhắn có cháy rừng hoặc mất rừng. Các phương thức để liên hệ bao gồm gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi email. Các liên hệ trong danh sách sẽ được hệ thống cung cấp sẵn theo đơn vị hành chính. Thông tin cung cấp sẽ được người dùng nhập theo các form mẫu có sắn, ngoài ra thông tin về vị trí ghi nhận, thời gian cũng được ứng dụng tự động cập nhật. KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 29 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 19 4. Kết luận Kết quả của đề tài nghiên cứu là phần mềm phát hiện mất rừng, cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ảnh vệ tinh theo thời gian thực trên hai nền tảng website, và ứng dụng di động. Chức năng chính đầu tiên đó là hệ thống giám sát diễn biến rừng từ dữ liệu ảnh vệ tinh tự động. Cùng với đó là xuất thông tin, bảng biểu, báo cáo nhanh phục vụ nhu cầu giám sát, khai thác thông tin từ địa phương. Dữ liệu phân tích trả ra bao gồm: dữ liệu ảnh vệ tinh đầu kỳ, cuối kỳ giám sát, lớp ranh giới vùng có biến động, và danh sách các lô rừng có biến động về trạng thái. Chức năng thứ hai là giám sát, cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Dữ liệu thời tiết từ các trạm khí tượng cùng với thông tin trạng thái rừng sẽ được tích hợp để đưa ra thông tin cảnh báo về cấp cháy cho các xã theo từng ngày. Bên cạnh đó, hệ thống cũng sẽ xử lý các thông tin ảnh vệ tinh để lọc ra các điểm dị thường về nhiệt từ đó xác định các điểm cảnh báo cháy. Các điểm cảnh báo cháy sau khi được ghi nhận sẽ gửi thông tin đến địa phương có điểm cháy đó. Thông tin cảnh báo này có thể xác minh lại từ phía người sử dụng để xác nhận lại tình hình ngoài thực tế. Hệ thống còn có các chức năng giúp người dùng có thể thông tin, tương tác, liên hệ với các cơ quan quản lý để tăng tính đa chiều và nhanh chóng trong việc báo cáo, cảnh báo khi có xảy ra mất rừng hoặc cháy rừng. Các kết quả, chức năng mà để tài nghiên cứu mang lại sẽ cung cấp tỉnh Gia Lai một công cụ toàn diện giúp công tác giám sát, bảo vệ rừng hiệu quả, kịp thời./. Hình 15: Trang danh sách nhận thông tin phản hồi xác minh điểm cảnh báo cháy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_3478_2207511.pdf
Tài liệu liên quan