Tài liệu Ghi nhận mới ba loài thuộc chi xylaria cho khu hệ nấm túi Việt Nam: 133
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0014
Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 133-139
This paper is available online at
GHI NHẬN MỚI BA LOÀI THUỘC CHI Xylaria CHO KHU HỆ NẤM TÚI VIỆT NAM
Phạm Thị Lan1 và Dương Minh Lam2
1
Khoa Sinh - Hóa, Trường Đại học Tây Bắc
2
Phòng Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên thế giới, nấm túi chi Xylaria có khoảng 300 loài. Ở Việt Nam, 40 loài thuộc
chi này đã được ghi nhận. Trong quá trình nghiên cứu các mẫu nấm túi thu được tại ư n
Quốc gia Cúc Phương, chúng tôi đã phát hiện 3 loài: Xylaria apoda (Berk. & Br.) J.D. Rogers
& Y.M. Ju, Xylaria atrosphaerica (Cooke & Massee) B.E. Callan & J.D. Rogers và Xylaria
heliscus (Mont.) J.D. Rogers & Y.M. Ju chưa có trong danh lục các loài nấm đã tìm thấy ở
Việt Nam. Bài báo này ghi nhận thêm 3 loài nấm với miêu tả chi tiết, đưa tổng số loài trong
chi Xylaria được tìm thấy ở Việt Nam lên 43 loài.
Từ khóa: Xylaria, Xylariacea...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ghi nhận mới ba loài thuộc chi xylaria cho khu hệ nấm túi Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
133
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0014
Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 133-139
This paper is available online at
GHI NHẬN MỚI BA LOÀI THUỘC CHI Xylaria CHO KHU HỆ NẤM TÚI VIỆT NAM
Phạm Thị Lan1 và Dương Minh Lam2
1
Khoa Sinh - Hóa, Trường Đại học Tây Bắc
2
Phòng Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên thế giới, nấm túi chi Xylaria có khoảng 300 loài. Ở Việt Nam, 40 loài thuộc
chi này đã được ghi nhận. Trong quá trình nghiên cứu các mẫu nấm túi thu được tại ư n
Quốc gia Cúc Phương, chúng tôi đã phát hiện 3 loài: Xylaria apoda (Berk. & Br.) J.D. Rogers
& Y.M. Ju, Xylaria atrosphaerica (Cooke & Massee) B.E. Callan & J.D. Rogers và Xylaria
heliscus (Mont.) J.D. Rogers & Y.M. Ju chưa có trong danh lục các loài nấm đã tìm thấy ở
Việt Nam. Bài báo này ghi nhận thêm 3 loài nấm với miêu tả chi tiết, đưa tổng số loài trong
chi Xylaria được tìm thấy ở Việt Nam lên 43 loài.
Từ khóa: Xylaria, Xylariaceae, ư n Quốc gia Cúc Phương.
1. Mở đầu
Xylaria (Hill ex Sch Schrank, 1789) là một chi có hình thái đa dạng và phức tạp trong họ
Xylariaceae, bộ Xylariales, lớp nấm túi (Sordariomycetes), ngành nấm túi (Ascomycota), giới
nấm (Fungi) [1]. Theo ước tính của Hawksworth, D.L (2001) trên thế giới có khoảng 1,5 triệu loài
nấm, trong đó có khoảng 65.000 loài nấm túi đã được mô tả và có khoảng 300 loài Xylaria trong
tổng số 3.050 loài của họ Xylariaceae [2].
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy vai trò quan trọng của nấm
Xylaria trong y, dược học. Chúng chứa một lượng lớn các chất chuyển hóa thứ cấp với cấu trúc và
hoạt tính sinh học đặc biệt như chống ung thư [3], chống nấm [4], chống virut [5], chống oxi hoá,
chống viêm, kháng khuẩn [6]. Theo y học cổ truyền, nhiều loài nấm Xylaria được sử dụng như
những vị thuốc rất hiệu quả như tăng khả năng tiết sữa, hồi phục sức khỏe, dưỡng tâm an thần, lợi
tiểu, giảm một số triệu chứng mãn kinh [7] Ngoài ra, một số chất có hoạt tính sinh học chiết rút
từ Xylaria được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất giấy, rượu và công nghiệp dệt.
Một số chủng dại Xylaria và chủng đột biến có khả năng phân hủy rác thải hữu cơ và vật liệu nhựa góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trư ng [8].
Như vậy, hướng nghiên cứu đa dạng và phát sinh chủng loại kết hợp với việc nghiên cứu,
chiết xuất các chất hóa học mới, các chất có hoạt tính sinh học quý đang là một trong những
hướng nghiên cứu mới, được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có điều kiện sinh thái
thích hợp cho khu hệ sinh vật, đặc biệt là nấm phát triển phong phú và đa dạng. Tuy nhiên,
Ngày nhận bài: 24/10/2016. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018.
Tác giả liên hệ: Phạm Thị Lan. Địa chỉ e-mail: phamlan.tbu@gmail.com
Phạm Thị Lan và Dương Minh Lam
134
những nghiên cứu ở Việt Nam về khu hệ nấm đặc biệt là nấm túi còn chưa hoàn chỉnh. Tổng số
loài thuộc chi Xylaria được ghi nhận là 40 loài - một con số còn khá khiêm tốn so với tiềm năng
sinh vật hiện có [9-12]. Việc nghiên cứu đa dạng nấm túi nói chung và chi Xylaria nói riêng nhằm
xác định thành phần loài bổ sung cho danh lục khu hệ nấm Việt Nam, đánh giá tính đa dạng sinh
học và giá trị tài nguyên của nấm. Đồng th i kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp số liệu cho những
ngành khoa học khác, đặc biệt là hóa học nhằm tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học cao,
có nguồn gốc tự nhiên ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: dược phẩm, nông nghiệp, công
nghiệp Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi công bố 3 loài Xylaria thu được từ ư n Quốc
gia Cúc phương, đây là các loài mới được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu: Mẫu nấm chi Xylaria được thu thập ngẫu nhiên tại một số địa điểm của ư n Quốc
gia Cúc Phương (Ninh Bình).
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu: Mẫu nấm túi được thu thập một cách ngẫu nhiên
trong khu vực nghiên cứu và được đặt vào trong các túi giấy vô trùng, bên ngoài ghi rõ th i gian,
địa điểm lấy mẫu. Trong th i gian vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm cần đảm bảo giữ ẩm cho
mẫu (1 - 2 ngày). Tại phòng thí nghiệm, các mẫu chưa phân tích ngay sẽ được để khô tự
nhiên. Th i gian phân tích mẫu tập trung trong khoảng 1 tuần, sau đó các mẫu được sấy khô
và bảo quản lâu dài.
Phương pháp phân lập nấm: Tiến hành phân lập các mẫu nấm Xylaria thu được theo các
bước sau [13]: (1) Tiến hành khử trùng bằng cách xịt cồn 700 lên trên bề mặt mẫu trong 1 - 2 phút
nhằm tiêu diệt những vi sinh vật bám ở bề mặt mẫu nấm. (2) Dùng dao lam cắt ngang hoặc dọc
thể quả, quan sát trên kính lúp soi nổi vị trí của các túi bào tử trong thể quả. Dùng panh nhỏ gắp
những phần có chứa bào tử chuyển vào trong đĩa Petri chứa môi trư ng thạch nước, cấy làm 6
điểm, kiểm tra định kì khả năng nảy mầm của bào tử dưới kính hiển vi, mức độ nảy mầm.
(3) Dùng que cấy vô trùng chuyển các bào tử nảy mầm sang môi trư ng PDA (Potato
Dextrose Agar), tiếp tục kiểm tra độ thuần của giống và chuyển vào trong ống nghiệm. Các ống
nghiệm chứa chủng nấm đã thuần sau 4 - 5 ngày nuôi cấy sẽ được bảo quản ở 4 oC trong tủ lạnh.
Cấy truyền định kì 2 - 4 tháng một lần.
Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái, định loại mẫu: Chúng tôi áp dụng phương pháp
nghiên cứu hình thái so sánh trong quá trình nghiên cứu và phân tích mẫu. Ảnh chất nền và thể
quả được chụp với kính lúp soi nổi, túi bào tử và bào tử được chụp với kính hiển vi (bội giác × 40, × 100).
Đây là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu phân loại nấm được sử dụng trên thế giới và
Việt Nam từ trước tới nay.
2.2. Kết quả và thảo luận
Kết quả nghiên cứu, phân tích và so sánh đặc điểm đặc trưng của các mẫu nghiên cứu với
loài nấm Xylaria đã được tìm thấy và miêu tả ở Việt Nam cho thấy các loài được miêu tả dưới đây
có những đặc trưng riêng, không trùng lặp với bất kì loài nào trong số 40 loài đã được ghi nhận ở
Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi công bố 3 loài: X. apoda (Berk. & Br.) Rogers & Ju, X.
atrosphaerica (Cooke & Massee) Callan & Rogers, X. heliscus (Mont.) Rogers & Ju thuộc nhóm
Penzigioid trong chi Xylaria, được xác định là ghi nhận mới cho khu hệ nấm của Việt Nam,
Ghi nhận mới ba loài thuộc chi Xylaria cho khu hệ nấm túi Việt Nam
135
đưa tổng số loài Xylaria hiện biết lên 43. Kết quả của nghiên cứu này đã được GS. TSKH Trịnh
Tam Kiệt trích dẫn trong cuốn Danh lục Nấm lớn ở Việt nam [14].
Dưới đây là đặc điểm miêu tả chi tiết của 3 loài nấm được nghiên cứu.
2.2.1. Xylaria apoda (Berk. & Br.) J.D. Rogers & Y.M. Ju, Mycotaxon 68: 369 (1998)
Kí hiệu mẫu: CP.810. Mẫu được lưu giữ tại Phòng thí nghiệm, Bộ môn Công nghệ Sinh học -
i sinh, Trư ng Đại học Sư phạm Hà Nội.
Địa điểm thu mẫu: Ở tọa độ 20021’ N - 105035’ E, trên độ cao 305 m so với mực nước biển,
trong ư n Quốc gia Cúc Phương.
Thời gian thu mẫu: Ngày 25 tháng 8 năm 2011.
Đặc điểm sinh thái: Trên thân gỗ đang phân hủy, trong điều kiện đủ ánh sáng, độ ẩm cao.
Hình 1. Đặc điểm hình thái loài X. apoda (mẫu nấm CP.810)
a,b. Chất nền; c. Bề mặt chất nền; d. Lát cắt ngang chất nền; e. Bào tử túi và rãnh mầm
f. Đỉnh túi bào tử; g. Túi bào tử
Tỉ lệ: a. 20 mm; b. 1 mm; c. 800 µm; d. 500 µm; e,f. 10 µm; g. 20 µm
Mô tả: Chất nền màu đen tím, hình nón ngược, mọc đơn độc hoặc tạo thành cụm, không
phân nhánh, kích thước 1,0 - 1,5 mm chiều dài × 1 – 2,5 mm đư ng kính. Bề mặt xù xì, rạn nứt.
Chất nền có bản chất cứng, giòn dạng cacbon, không có phản ứng màu với KOH 10%. Đỉnh chất
nền hữu tính, bằng phẳng. Cuống rất ngắn, hình chỉ, không có lông. Mô bên trong chất nền đặc,
màu trắng đến xám. Lỗ miệng dễ thấy, dạng núm nhú, màu đen hoặc phủ bởi một lớp mỏng màu
trắng đục. Thể quả màu đen, hình trứng đến gần cầu, mỗi chất nền chứa 3 - 10 thể quả, kích thước
450 - 600 µm đư ng kính. Vỏ thể quả màu đen, kích thước 30 - 60 µm. Túi bào tử hình trụ dài,
chứa 8 bào tử, vỏ đơn trong suốt với tổng chiều dài 126 - 160 µm. Phần mang bào tử có chiều dài
60 – 66 µm, phần cuống có kích thước 60 - 94 µm. Cấu trúc đỉnh túi bào tử bắt màu xanh da tr i
với thuốc nhuộm Melzer’s(J+), hình trụ mở rộng về phía đỉnh, kích thước 1,5 - 2 µm chiều dài
×1,5 µm chiều rộng. Bào tử túi màu nâu sáng, hình elip không đều với một cạnh gần thẳng, phần
kết thúc thon tròn, kích thước 9,5 - 11 µm chiều dài × 4 - 4,5 µm chiều rộng. Không có phản ứng
tách vỏ với KOH 10%. Bào tử có nhiều giọt dự trữ màu vàng chanh. Rãnh mầm dễ thấy, dạng
thẳng, gần bằng chiều dài bào tử.
X. apoda trước đây được xếp vào chi Kretzschmaria và đã được chuyển sang chi Xylaria
(Rogers & Ju, 1998) dựa trên các đặc trưng như: chất nền có dạng nón ngược, đỉnh chất nền bằng
phẳng, cuống ngắn hình chỉ, không có lông, mọc thành cụm, lỗ miệng dạng đĩa [15]. Loài này
tương tự như X. heliscus (Mont.), Rogers & Ju về hình thái chất nền và kích thước bào tử nhưng
có sự khác biệt nhỏ, phần kết thúc bào tử X. heliscus thon tròn, rãnh mầm ngắn hơn chiều dài bào
tử. Loài được tìm thấy ở Đài Loan, Philippines, Sri Lanka [16-18].
Phạm Thị Lan và Dương Minh Lam
136
2.2.2. Loài Xylaria atrosphaerica (Cooke & Massee) B.E. Callan & J.D. Rogers, Mycotaxon
36(2): 349 (1990)
Kí hiệu mẫu: CP.802. Mẫu được lưu giữ tại Phòng thí nghiệm, Bộ môn Công nghệ Sinh
học - Vi sinh, Trư ng Đại học Sư phạm Hà Nội.
Địa điểm thu mẫu: Ở tọa độ 20021’ N - 105035’ E, trên độ cao 325 m so với mực nước biển,
trong ư n Quốc gia Cúc Phương.
Thời gian thu mẫu: Ngày 25 tháng 8 năm 2011.
Đặc điểm sinh thái: Trên thân gỗ đang phân hủy, trong điều kiện đủ ánh sáng, độ ẩm cao.
Hình 2. Đặc điểm hình thái loài X. atrosphaerica (mẫu nấm CP.802)
a. Chất nền; b. Bề mặt chất nền; c. Thể quả; d. Túi bào tử; e. Bào tử túi và rãnh mầm
f. Đỉnh túi bào tử
Tỉ lệ: a. 10 mm; b. 800 µm; c. 1 mm; d. 32 µm; e,f. 7 µm
Mô tả: Chất nền hình cầu, màu đen, kích thước 3 - 6 mm chiều cao × 3 - 9 mm đư ng kính.
Bề mặt chất nền ghồ ghề, nhiều rãnh nứt sâu và vảy màu trắng. Chất nền có bản chất cứng, giòn
dạng cacbon, không có phản ứng màu với KOH 10%. Mô bên trong chất nền rắn, màu kem. Lỗ
miệng khó thấy. Thể quả có dạng gần cầu, ăn sâu vào khối mô bên trong, sắp xếp thưa dưới lớp vỏ
ngoài của chất nền, kích thước 600 - 1100 µm chiều cao × 470 - 1250 µm đư ng kính. Vỏ thể quả
có kích thước 70 - 100 µm. Túi bào tử hình trụ dài, chứa 8 bào tử, vỏ đơn, trong suốt với tổng
chiều dài 250 - 270 µm. Phần mang bào tử có chiều dài 140 - 150 µm, phần cuống có kích thước
100 - 120 µm. Cấu trúc đỉnh túi bào tử bắt màu xanh đậm với thuốc nhuộm Melzer’s(J+), hình nụ
hoa Tuylip, kích thước 5 - 6,5 µm chiều dài × 4 - 4,5 µm chiều rộng. Bào tử túi trong suốt (khi
non) đến màu nâu đậm, hình elip không đều, phần kết thúc nhọn, kích thước 22 - 25 µm
chiều dài × 7 - 7,5 µm chiều rộng. Không có phản ứng tách vỏ với KOH 10%. Rãnh mầm dễ thấy,
dạng xiên mảnh, dài khoảng 1/3 chiều dài bào tử. Bào tử có nhiều giọt dự trữ màu nâu vàng.
Loài này đã được tìm thấy tại Đài Loan, Guiana, Indonesia [19].
2.2.3. Xylaria heliscus (Mont.) J.D. Rogers & Y.M. Ju, Mycotaxon 68: 370 (1998)
Kí hiệu mẫu: CP.760. Mẫu được lưu giữ tại Phòng thí nghiệm, Bộ môn Công nghệ Sinh học -
i sinh, Trư ng Đại học Sư phạm Hà Nội.
Địa điểm thu mẫu: Ở tọa độ 20021’ N - 105035’ E, trên độ cao 376 m so với mực nước biển,
trong ư n Quốc gia Cúc Phương.
Thời gian thu mẫu: Ngày 25 tháng 8 năm 2011.
Đặc điểm sinh thái: Trên thân gỗ đang phân hủy, trong điều kiện đủ ánh sáng, độ ẩm cao.
Ghi nhận mới ba loài thuộc chi Xylaria cho khu hệ nấm túi Việt Nam
137
Hình 3. Đặc điểm hình thái loài X. heliscus (mẫu nấm CP.760)
a,b. Chất nền; c. Bề mặt chất nền; d. Lát cắt ngang chất nền; e. Bào tử túi và rãnh mầm;
f. Đỉnh túi bào tử; g. Túi bào tử
Tỉ lệ: a. 18 mm b. 2 mm c.1.5 mm d. 500 µm e,f. 6 µm g. 23 µm
Mô tả: Chất nền màu đen, hình chùy hay hình nón ngược, không phân nhánh, mọc đơn độc
hoặc tạo thành cụm, kích thước 3 - 7 mm chiều cao × 0,75 - 3 mm chiều rộng. Đỉnh chất nền hữu
tính, bằng phẳng. Cuống ngắn, có lông, kích thước 2 - 6 mm chiều dài × 0.5 - 1 mm đư ng kính.
Mô bên trong chất nền đặc, trắng ngà đến màu kem. Chất nền cứng, giòn dạng cacbon, không có
phản ứng màu với KOH 10%. Lỗ miệng dễ thấy, dạng nón có đĩa bao quanh. Thể quả hình cầu
đến hình trứng, xếp xít nhau, ăn sâu vào khối mô bên trong chất nền, kích thước 430 - 550 µm
chiều cao × 280 - 530 µm đư ng kính. Túi bào tử hình trụ, chứa 8 bào tử, vỏ đơn trong suốt với
tổng chiều dài 120 - 180 µm. Phần mang bào tử dài 60 - 72 µm, phần cuống dài 54 - 120 µm.
Cấu trúc đỉnh túi bào tử bắt màu xanh nhạt với thuốc nhuộm Melzer’s(J+), hình trụ hơi mở rộng về
phía đỉnh, kích thước 2 - 2.5 µm chiều dài × 1.8 - 2 µm chiều rộng. Bào tử túi màu nâu đậm, hình
elip không đều với một cạnh cong hơn, phần kết thúc thon tròn, với kích thước 9 - 10,5 µm chiều
dài × 5,5 - 6,5 µm chiều rộng. Không có phản ứng tách vỏ với KOH 10%. Rãnh mầm dễ thấy,
dạng thẳng, gần bằng chiều dài bào tử. Bào tử có nhiều giọt dự trữ màu nâu.
Trước đây, loài được đặt trong chi Kretzschmaria và đã được chuyển đến chi Xylaria (Rogers &
Ju, 1998) dựa vào hình thái chất nền với phần mô bên trong màu trắng, kích thước bào tử nhỏ. Loài
được tìm thấy ở Brazil, Guiana, Malaysia, Philippines, Trung Quốc [20]. Dựa trên các đặc điểm hình
thái miêu tả, chúng tôi nhận thấy: 3 loài Xylaria được miêu tả ở trên đều thuộc nhóm Penzigioid
với một số đặc trưng như: chất nền hình chùy, hoặc hình cầu, cuống ngắn hoặc gần như không
cuống, thư ng có đư ng kính lớn hơn chiều cao, đỉnh hữu tính (mang các thể quả). Trong 40 loài
được tìm thấy ở Việt Nam trong các nghiên cứu trước đây, có 2 loài thuộc nhóm Penzigioid là X.
anisopleura (Mont.) Fr. và X. schreuderiana Van der Byl. Như vậy, cùng với 3 loài được miêu tả
trong nghiên cứu này, tổng số loài thuộc nhóm Penzigioid ở Việt Nam được ghi nhận là 5.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi đã xây dựng khóa định loại
cho 5 loài hiện biết thuộc nhóm này như sau:
Khóa định loại cho 5 loài thuộc nhóm Penzigioid của chi Xylaria đã biết ở Việt Nam
Các loài Xylaria thuộc nhóm Penzigioid với một số đặc trưng như sau: chất nền hình chùy
hoặc hình cầu, cuống ngắn hoặc gần như không cuống, thư ng có đư ng kính lớn hơn chiều cao,
đỉnh hữu tính (mang các thể quả).
1. Kích thước bào tử nhỏ hơn 12 ..............................................................................................2
1. Kích thước bào tử lớn hơn 12 ...............................................................................................3
2. Bào tử mầu nâu đậm, kích thước 9 - 11 × 6 µm .................................................. X. heliscus
Phạm Thị Lan và Dương Minh Lam
138
2. Bào tử mầu nâu sáng, kích thước 9 - 11 × 3,5 - 4,5 µm ......................................... X. apoda
3. Phần hữu tính có u bướu hoặc mang sợi nấm (cấu trúc đỉnh hình trụ nhỏ) .........................4
3. Phần hữu tính không có u bướu hoặc bó sợi nấm, bên trong chất nền không có hạt nhỏ
màu cam ...........................................................................................................................................5
4. Chất nền có u bướu nhưng không có bó sợi nấm, bào tử với đầu kết thúc tròn, kích thước
bào tử 18 - 25 × 7 - 9 µm với rãnh mầm thẳng .......................................................X. schreuderiana
5. Bề mặt nhám có vẩy, nứt với nhiều dạng, bào tử có kích thước 22 - 28 × 7,5 - 9,5 µm, với
rãnh mầm xiên chéo đến dạng sigma, .........................................................................X. anisopleura
5. Bề mặt không đồng th i có vẩy và nứt, bào tử có kích thước 18 - 20 × 6 - 7
µm............................................................................................................................ X. atrosphaerica
3. Kết luận
Trong th i gian nghiên cứu tại ư n Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), chúng tôi đã phát
hiện được 3 loài mới trong chi Xylaria ghi nhận lần đầu tiên ở iệt Nam đó là các loài X. apoda
(Berk. & Br.) J.D. Rogers & Y.M. Ju; X. atrosphaerica (Cooke & Massee) B.E. Callan & J.D.
Rogers; X. heliscus (Mont.) J.D. Rogers & Y.M. Ju,. Kết quả nghiên cứu này đã đưa tổng số loài
trong chi Xylaria ở iệt Nam lên 40 loài. Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung thêm hiểu
biết về khu hệ nấm nói chung và nấm túi nói riêng ở iệt Nam, phục vụ cho nghiên cứu đa
dạng sinh học và bảo tồn.
Lời cảm ơn. Kết quả nghiên cứu này được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia - Nafosted, giai đoạn 2011-2014. Mã số: 106.07-2011.57.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lumbsch, H.T., and Huhndorf, S.M., 2007. Notes on ascomycete systematics, Nos.
4408 - 4750. Myconet. Vol. 13: 59 - 99.
[2] Hawksworth, D.L., 2001. The magnitude of fungal diversity: the 1.5 million species
estimate revisited. Mycol. Res. 105: 1422-1432.
[3] Sergio, M.L., Lilia, C., Sarah, H., Elizabeth, A., Carmenza, S., Alicia, I., William, H.G. and
Luis, C.R., 2011. Screening and evaluation of antiparasitic and in vitro anticancer
activities of Panamanian endophytic fungi. Inter. Micro. 14: 95-102.
[4] Surat, B., Prasat, K., Masahiko, I., Daraporn, P., Morakot, T. and Yodhathai, T., 2001.
Multiplolides A and B, New antifungal 10-memberd lactones from Xylaria multiplex. Jour.
Nat. Pro., Vol. 64, No. 7: 965-967.
[5] Qing, X.H., Guo, Q.Z., Rui, Y.Z., Dan, D.H., He, X.W. and Tzi, B.N., 2012 A novel
aspartic protease with HIV-1 reverse transcriptase inhibitory activity from fresh fruiting
bodies of the wild mushroom Xylaria hypoxylon. J. Biome. Biotech., Vol. 2012, Article ID
728975, 8 pages doi:10.1155/2012/728975.
[6] Yun, W.J., In, K.L., Young, S.K., Soon, J.S., Seung, H.Y. and Bong, S.Y., 2009. Chemical
Constituents of the Fruiting Body of Xylaria polymorpha. Mycobiol. 37(3): 207-210.
[7] Ma, Z.Z., Zuo, P.P., Chen, W.R., Tang, L.J., Shen, Q., Sun, X.H. and Shen, Y., 1999.
Studies on the sedative and sleeping effects of Wuling mycelia and its pharmacological
mechanism. Chin. Pharm. J. 34: 374-377.
Ghi nhận mới ba loài thuộc chi Xylaria cho khu hệ nấm túi Việt Nam
139
[8] Susana, R.C. and José Luis, T.H., 2006. Lacasses in the textile industry. Biotechnology and
Molecular Biology Review Vol. 1 (4): 115-120.
[9] Ngô Anh, Trần Thị Thúy (2010), Đa dạng các taxon và yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm
lớn Thừa Thiên Huế, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trư ng iệt Nam.
[10] Trịnh Tam Kiệt, Đặng ũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 2001. Danh mục các loài thực vật
Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, tr: 66-103.
[11] Dương Minh Lam, Đỗ Đức Quế, Trần Huyền Trang, 2012. Bổ sung ba loài thuộc chi
Xylaria Cho khu hệ nấm túi Việt Nam, Tạp chí khoa học trư ng Đại học Sư phạm Hà nội
Natural Sci., Vol. 57, No. 3, tr: 148-154.
[12] Trần Huyền Trang, Đỗ Đức Quế, Dương Minh lam, 2012. Đặc điểm của 2 loài Xylaria
feejeensis và Xylaria moelleroclavus mới ghi nhận ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Đại học inh, 41: 82 – 86.
[13] Ho, W.C. and Ko, W.H., 1997. A simple method for obtaining single-spore isolates of
fungi. Bot. Bull. Acard. Sin. 38: 41 - 44.
[14] Trịnh Tam Kiệt, 2014, Danh lục Nấm lớn ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 57-62.
[15] Rogers, J.D. and Ju, Y.M., 1998. The genus Kretzschmaria. Mycotaxon 78: 345-393.
[16] Ju, Y.M. and Rogers, J.D., 1999. The Xylariaceae of Taiwan (excluding Anthostomella),
Mycotaxon 73: 343 - 440.
[17] Rogers, J.D., Callan, J.D. and Samuels, G.J. (1987). The Xylariaceae of the rain forests of
North Sulawesi (Indonesia). Mycotaxon 29: 113-172.
[18] Rogers, J.D. and Ju, Y.M., 2012. The Xylariaceae of the Hawaiian Islands. North American
Fungi. Vol. 7(9): 1-35.
[19] Callan, B.E. and Rogers, J.D. (1990). Teleomorph-anamorph connections and correlations
in some Xylaria species. Mycotaxon 36: 343-369.
[20] Teng, S.C., 1996. Fungi of China. Mycotaxon, Ltd. Ithaca, New York: 137-147.
ABSTRACT
New record three of Xylarias species to the fungal flora in Vietnam
Pham Thi Lan
1
and Duong Minh Lam
2
1
Faculty of Biology and Chemistry, Tay Bac University
2
Science and Technology Department, Hanoi National University of Education
There are about 300 species in the Xylaria genus. But there are only 40 species recorded in
Viet Nam. During the study of Ascomycetes fungi in Cuc Phuong National Park, we found and
descrided three species that had never recorded in Vietnam. In this paper, these three species that
are now added to the list of fungal species in Vietnam with detail descriptions. Thus there are 41
species of the genus Xylaria known from Vietnam.
Keywords: Xylaria, Xylariaceae, Cuc Phuong National Park.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5147_14_lan_2934_2123674.pdf