Gây tê tủy sống trong mổ lấy thai bằng bupivacain: So sánh tính liều theo chiều cao và cân nặng với chiều cao đơn thuần

Tài liệu Gây tê tủy sống trong mổ lấy thai bằng bupivacain: So sánh tính liều theo chiều cao và cân nặng với chiều cao đơn thuần

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gây tê tủy sống trong mổ lấy thai bằng bupivacain: So sánh tính liều theo chiều cao và cân nặng với chiều cao đơn thuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 79 GÂY TÊ TỦY SỐNG TRONG MỔ LẤY THAI BẰNG BUPIVACAIN: SO SÁNH TÍNH LIỀU THEO CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG VỚI CHIỀU CAO ĐƠN THUẦN Nguyễn Trung Kiên1; Nguyễn Thành An1 Phạm Văn Đông2; Ngô Văn Định1; Nguyễn Mạnh Cường1 TÓM TẮT Mục tiêu: so sánh hiệu quả vô cảm và đánh giá tính an toàn của phương pháp gây tê tủy sống bằng bupivacain tính liều dựa trên chiều cao và cân nặng với dựa trên chiều cao đơn thuần trong mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 60 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai vô cảm bằng gây tê tủy sống sử dụng bupivacain kết hợp với fentanyl. Chia ngẫu nhiên sản phụ thành hai nhóm: nhóm CN tính liều bupivacain dựa trên chiều cao và cân nặng; nhóm C tính liều bupivacain dựa trên chiều cao đơn thuần. Kết quả: tất cả các trường hợp đều đạt hiệu quả vô cảm tốt với mức ức chế cảm giác ≥ T6, thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác ở mức T6 ở nhóm CN ngắn hơn (2,8 ± 0,92 phút so với 3,23 ± 1,02 phút), tuy nhiên, thời gian phục hồi vận động và thời gian giảm đau sau mổ dài hơn so với nhóm C (135,2 ± 20,73 phút so với 117,6 ± 16,42 phút; và 6,7 ± 1,38 phút so với 4,9 ± 1,4 phút). Nhóm CN có tỷ lệ tụt huyết áp (26,7%) và lượng ephedrin sử dụng (6,43 ± 2,44 mg) thấp hơn so với nhóm C (tỷ lệ tụt huyết áp 37,7% và lượng epinephrin sử dụng là 10,45 ± 4,16 mg). Kết luận: gây tê tủy sống bằng bupivacain trong mổ lấy thai có hiệu quả vô cảm và tính an toàn cao. Phương pháp tính liều dựa trên chiều cao và cân nặng có tỷ lệ và mức độ tụt huyết áp thấp hơn so với tính liều dựa trên chiều cao đơn thuần. * Từ khóa: Mổ lấy thai; Gây tê tủy sống; Liều bupivacain. Spinal Anesthesia for Cesarean Section: Compare the Dose of Bupivacaine Based on Height and Weight versus on Height Alone Summary Objectives: To compare analgesic effect and assess the safety of spinal anesthesia with bupivacaine dose based on height and weight versus on height alone in patient undergoing cesarean section. Subjects and methods: A prospective study on 60 parturients who were divided into two groups: CN group with bupivacaine dose adjusted according to height and weight, and C group with bupivacaine dose adjusted according to height only. Results: All cases had adequate anesthesia with the lowest level of sensitive block at T6, the onset time to achieve sensitive block at T6 in CN group was shorter (2.8 ± 0.92 mins versus 3.23 ± 1.02 mins). 1. Bệnh viện Quân y 103 2. Bệnh viện Chợ Rẫy Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (drkien103@gmail.com) Ngày nhận bài: 05/11/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/01/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/02/2019. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 80 However, the duration of motor block recovery and postoperative analgesia were longer than in C group (135.2 ± 20.73 mins versus 117.6 ± 16.4 mins; and 6.7 ± 1.38 mins versus 4.9 ± 1.4 mins). The group with the dose modified accoding to height and weight had lower percentage of hypotension (26.7%) and lower dose of used ephedrine (6.43 ± 2.44 mg) than group with dosage based on weight alone (37.7% hypotension and 10.45 ± 4.16 mg epinephrine used). Conclusions: Spinal anesthesia using bupivacaine for cesarean section had high anesthesia effect and safety. The bupivacaine dose adjusted according to height and weight had lower percentage and severity of hypotension versus only height. * Keywords: Cesarean section; Spinal anesthesia; Dose of bupivacaine. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sản khoa ngày nay, mổ lấy thai ngày càng được chỉ định rộng rãi hơn [3, 5]. Mặc dù có thể tiến hành dưới nhiều hình thức vô cảm, từ gây mê cho đến gây tê vùng, gây tê tủy sống (GTTS) vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất [1]. Sau thời gian dài sử dụng, GTTS bằng bupivacain kết hợp với một thuốc nhóm opioid đã chứng minh được hiệu quả và tính an toàn trong mổ lấy thai, tuy nhiên cũng có những tác dụng không mong muốn, đặc biệt là tụt huyết áp do ức chế giao cảm [5, 6]. Kỹ thuật GTTS trong mổ lấy thai có những điểm khác biệt cần lưu ý, đặc biệt là liều thuốc tê sử dụng, nếu sử dụng liều thấp sẽ không bảo đảm vô cảm và mềm cơ cho phẫu thuật, ngược lại nếu sử dụng liều cao quá sẽ tăng tỷ lệ và mức độ tụt huyết áp và các tác dụng không mong muốn khác [4]. Có nhiều phương pháp khác nhau để tính liều thuốc tê như sử dụng liều cố định; tính liều dựa trên chiều cao; cân nặng hoặc kết hợp cả chiều cao và cân nặng [5], tuy nhiên các quan điểm còn chưa thống nhất. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: - So sánh tác dụng vô cảm của GTTS bằng bupivacain tính liều dựa trên chiều cao, cân nặng và dựa trên chiều cao đơn thuần trong mổ lấy thai. - Đánh giá tác dụng không mong muốn của hai phương pháp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 60 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai, vô cảm bằng GTTS tại Bệnh viện Quân y 103, thời gian từ tháng 3 - 2017 đến 9 - 2017. Các sản phụ được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: - Nhóm CN: 30 sản phụ được GTTS bằng bupivacain tính liều dựa trên chiều cao và cân nặng. - Nhóm C: 30 sản phụ được GTTS bằng bupivacain tính liều dựa trên chiều cao. * Tiêu chuẩn lựa chọn: sản phụ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, có chỉ định GTTS, đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ: sản phụ từ chối tham gia nghiên cứu, đa thai, có chống chỉ định của GTTS. 2. Phương pháp nghiên cứu. Thử nghiệm lâm sàng tiến cứu, mô tả có so sánh. * Thuốc, phương tiện nghiên cứu: bupivacain heavy 0,5%; fentanyl 50 µg/ml; máy thở Datex Omeda (USA); máy theo T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 81 dõi LifeScope (Hãng Nihon Kohden, Nhật Bản) đa chức năng theo dõi liên tục, ghi lại trên giấy kết quả điện tim, SpO2, nhịp thở, huyết áp và các phương tiện hồi sức cấp cứu khác. * Phương pháp tiến hành: - Chuẩn bị trước mổ: khám và giải thích về phương pháp vô cảm, đặt đường truyền tĩnh mạch với kim luồn 18G và truyền heas-stearil, theo dõi mạch, huyết áp, điện tim, SpO2. - Quy trình kỹ thuật: + Tư thế gây tê: sản phụ được đặt nằm nghiêng trái, hai chân co lên sát bụng, đầu cúi, lưng cong ra sau, bộc lộ rõ vùng gây tê. + Xác định vị trí gây tê ở khe L2-L3. + Người gây mê đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn. Sát khuẩn vùng chọc kim bằng betadin 10%, trải săng lỗ vào vị trí định gây tê. + Liều bupivacain lấy dựa theo bảng 1: * Liều bupivacain theo chiều cao và cân nặng [5]: Bảng 1: Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) 140 145 150 155 160 165 170 175 180 50 1,5 1,7 1,8 1,9 55 1,5 1,6 1,8 1,9 2,0 60 1,4 1,6 1,7 1,8 2,0 2,1 65 1,4 1,5 1,7 1,8 1,9 2,1 2,2 70 1,3 1,5 1,6 1,8 1,9 2,0 2,2 2,3 75 1,4 1,6 1,7 1,9 2,0 2,1 2.,3 2,4 80 1,4 1,5 1,7 1,8 2,0 2,1 2,2 2,4 85 1,5 1,6 1,8 1,9 2,1 2,2 2,3 90 1,4 1,6 1,7 1,9 2,0 2,2 2,3 95 1,5 1,7 1,8 2,0 2,1 2,3 100 1,5 1,7 1,8 1,9 2,1 2,2 105 1,6 1,7 1,9 2,0 2,2 110 1,7 1,8 2,0 2,2 Bảng 2: Cân nặng Liều (mg) Liều (ml) 140 7,0 1,4 145 7,2 1,4 150 7,5 1,5 155 7,7 1,5 160 8,0 1,6 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 82 165 8,2 1,6 170 8,5 1,7 175 8,7 1,7 180 9,0 1,8 - Các chỉ tiêu theo dõi: + Các chỉ tiêu chung: tuổi (năm), chiều cao (cm), cân nặng (kg), tuổi thai (tuần); trọng lượng thai (gr); thời gian phẫu thuật (phút). + Các chỉ tiêu đánh giá ức chế cảm giác: thời gian khởi phát tác dụng giảm đau ở mức T6 (phút); mức ức chế cảm giác cao nhất và thời gian đạt mức ức chế cảm giác cao nhất (phút); mức ức chế cảm giác đạt được sau GTTS 10 phút; thời gian giảm đau sau mổ (giờ) tính từ khi kết thúc phẫu thuật đến khi sản phụ thấy đau tại vết mổ đòi hỏi phải sử dụng liều thuốc giảm đau đầu tiên. + Các chỉ tiêu đánh giá tác dụng ức chế vận động: thời gian tiềm tàng ức chế vận động mức M1; mức ức chế vận động cao nhất; thời gian đạt mức ức chế vận động cao nhất (phút); mức ức chế vận động đạt được sau gây tê 10 phút; thời gian phục hồi hoàn toàn vận động (phút): là thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện ức chế vận động hai chi dưới ở mức M1 đến khi nhấc được chân duỗi thẳng lên khỏi mặt bàn. + Tác dụng không mong muốn: tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, rét run. + Liều lượng thuốc đã sử dụng. + Thời điểm theo dõi: trước gây tê (T0), ngay sau gây tê (T1), sau gây tê 5 phút (T2), sau gây tê 10 phút (T3), sau gây tê 20 phút (T4), sau gây tê 30 phút (T5), sau gây tê 40 phút (T6), sau gây tê 50 phút (T7), sau gây tê 60 phút (T8), sau gây tê 90 phút (T9). * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 22.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung Bảng 3: Đặc điểm chung. Chỉ tiêu Nhóm CN (n = 30) Nhóm C (n = 30) Tuổi (năm) 30,6 ± 4,99 (19 - 40) 28,5 ± 4,83 (19 - 38) Chiều cao (cm) 155,7 ± 5,78 (145 - 169) 156,3 ± 6,28 (145 - 170) Cân nặng (kg) 64,4 ± 8,96 (50 - 86) 66,8 ± 5,50 (58 - 76) Lần mổ đẻ 1/2/3 22/7/1 15/14/1 Cân nặng thai (gr) 3266,7 ± 436,55 (2.100 - 3.800) 3336,7 ± 486,00 (2.000 - 4.000) Thời gian lấy thai (phút)* 5,4 ± 1,67 6,3 ± 2,54 Thời gian phẫu thuật (phút)* 41,3 ± 11,15 (20 - 65) 47,7 ± 12,18 (30 - 80) (* p < 0,05 khi so sánh giữa 2 nhóm) T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 83 2. Tác dụng ức chế cảm giác. Bảng 4: Chỉ tiêu Nhóm CN (n = 30) Nhóm C (n = 30) Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác mức T6* 2,8 ± 0,92 (2 - 5) 3,23 ± 1,02 (2 - 5) T3 2 (6,7%) 1 (3,3%) T4 18 (60%) 8 (26,7%) T5 7 (23,3%) 15 (50%) Mức ức chế cảm giác cao nhất T6 3 (10%) 6 (20%) T3 1 (3,3%) 0 T4 15 (50%) 7 (23,3%) T5 8 (26,7%) 15 (50%) Mức ức chế cảm giác sau gây tê 10 phút T6 6 (20%) 8 (26,7%) Thời gian giảm đau sau mổ (giờ)* 6,7 ± 1,38 4,9 ± 1,4 (* p < 0,05 khi so sánh giữa 2 nhóm) 3. Tác dụng ức chế vận động. Bảng 5: Tác dụng ức chế vận động. Chỉ tiêu Nhóm CN (n = 30) Nhóm C (n = 30) Thời gian tiềm tàng ức chế vận động mức M1* 1,8 ± 0,52 (1 - 3) 2,6 ± 0,8 (1 - 4) Thời gian đạt mức ức chế vận động cao nhất (phút) 5,3 ± 2,42 5,6 ± 1,8 M1 0 0 M2 1 (3,3%) 3 (10%) Mức ức chế vận động sau gây tê 10 phút M3 29 (96,7%) 27 (90%) Thời gian phục hồi vận động (phút)* 135,2 ± 20,73 (110 - 150) 117,6 ± 16,42 (105 - 145) (* p < 0,05 khi so sánh giữa 2 nhóm) 4. Lượng thuốc sử dụng. Bảng 6: Lượng thuốc sử dụng. Thuốc Nhóm CN (n = 30) Nhóm C (n = 30) Bupivacain (mg)* 9,30 ± 0,63 7,90 ± 0,53 Ephedrin (mg)* 6,43 ± 2,44 10,45 ± 4,16 Atropin (mg) 0,33 ± 0,12 0,41 ± 0,16 (* p < 0,05) T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 84 5. Ảnh hưởng trên tuần hoàn. Biểu đồ 1: Biến đổi nhịp tim tại các thời điểm. Biểu đồ 2: Biến đổi huyết áp trung bình tại các thời điểm. 6. Tác dụng không mong muốn. Bảng 7: Tác dụng không mong muốn. Tác dụng không mong muốn Nhóm CN (n = 30) Nhóm C (n = 30) Tụt huyết áp* 8 (26,7%) 11 (36,7%) Nhịp tim chậm 3 (10%) 5 (16,7%) Nhịp tim nhanh 2 (6,7%) 7 (23,3%) Buồn nôn 4 (13,3%) 3 (10%) Rét run 7 (23,3%) 9 (30%) Ngứa 4 (13,3%) 6 (20%) (* p < 0,05 khi so sánh giữa 2 nhóm) t0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 t0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 85 BÀN LUẬN Tất cả sản phụ đều trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi), tuổi trung bình 29,5 ± 4,97, tương tự nghiên cứu của Khalid Maudood Siddiqui và CS: tuổi trung bình 29,50 ± 7,90 [5]. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao (155,7 ± 5,78 cm ở nhóm CN so với 156,3 ± 6,28 cm ở nhóm C) và cân nặng trung bình (64,4 ± 8,96 ở nhóm CN và 66,8 ± 5,50 ở nhóm C) giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thế Tùng (2008): chiều cao và cân nặng trung bình lần lượt là 156,5 ± 3,93 cm và 64,67 ± 6,89 kg [2]. Chiều cao và cân nặng là hai yếu tố quan trọng để tính toán liều lượng thuốc tê trong kỹ thuật GTTS, thông thường liều thuốc tê tỷ lệ thuận với chiều cao và tỷ lệ nghịch với cân nặng [7]. Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều có trọng lượng thai trong giới hạn, không trường hợp nào thai quá to và không có sự khác biệt giữa hai nhóm (nhóm CN là 3.2667 ± 436 g, nhóm C là 3.3367 ± 486,00 g), với p > 0,05. Trọng lượng thai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ định và phương pháp mổ lấy thai cũng như quá trình gây mê hồi sức, trọng lượng thai càng lớn, càng khó khăn và đồng thời càng đòi hỏi mềm cơ tốt để lấy thai thuận lợi hơn [4]. Thời gian phẫu thuật và thời gian lấy thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trọng lượng thai nhi, mổ lấy thai lần đầu hay mổ đẻ cũ, trình độ phẫu thuật viên và chất lượng vô cảm, đặc biệt độ mềm cơ. Thời gian lấy thai và thời gian phẫu thuật của nhóm C dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm CN (6,3 ± 2,54 phút và 47,7 ± 12,18 phút ở nhóm C so với 5,4 ± 1,67 phút và 41,3 ± 11,15 phút ở nhóm CN) với p < 0,05. Có sự khác biệt như vậy vì tỷ lệ mổ lấy thai từ lần thứ hai ở nhóm C là 15/30 (50%), cao hơn ở nhóm CN là 8/30 (26,67%). Thời gian tiềm tàng khởi phát tác dụng ức chế cảm giác ở mức T6 của nhóm CN (2,8 ± 0,92 phút) ngắn hơn của nhóm C (3,23 ± 1,02 phút) với p < 0,05. Ức chế cảm giác tại mức T6 là mức đủ bảo đảm loại bỏ hoàn toàn cảm giác đau khi phẫu thuật, đặc biệt cảm giác tức khi kích thích phần đáy tử cung [2, 5]. Thời gian này ngắn hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thế Tùng (2008) là 5,53 ± 1,12 phút với liều bupivacain 0,08 mg/kg và 6,1 ± 1,3 phút với liều bupivacain 0,12 mg/kg [2]. Thời gian tiềm tàng khởi phát tác dụng ức chế cảm giác ở mức T6 ở cả hai nhóm của chúng tôi đều đủ bảo đảm cho phẫu thuật mổ lấy thai, là phẫu thuật đòi hỏi thời gian chuẩn bị ngắn để có thể lấy thai ra càng nhanh càng tốt. Tất cả sản phụ đều đạt mức ức chế cảm giác từ ≥ T6 sau GTTS 10 phút, mức ức chế cao nhất phần lớn là T4 ở nhóm CN (60%) và T5 ở nhóm C (50%), trong đó 2 sản phụ đạt mức ức chế T3 ở nhóm CN và 1 sản phụ ở nhóm C. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Khalid Maudood Siddiqui: 59/60 sản phụ đạt mức ức chế cảm giác ≥ T6, trong đó 51/60 sản phụ (85%) đạt mức ức chế cao nhất là T4 [5]. Thời gian giảm đau sau mổ ở nhóm CN kéo dài hơn nhóm C: 6,7 ± 1,38 giờ so với 4,9 ± 1,4 giờ (p < 0,05). Một phương pháp vô cảm tốt không chỉ đơn thuần đủ đảm bảo cho phẫu thuật mà T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 86 còn phải mang lại hiệu quả giảm đau sau mổ. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thế Tùng (2008) là 6,79 ± 1,10 giờ [2], tuy nhiên do nghiên cứu sử dụng fentanyl nên thời gian giảm đau sau mổ ngắn hơn so với sử dụng morphin, nhưng các tác dụng không mong muốn, đặc biệt là ức chế hô hấp muộn lại thấp hơn [1]. Thời gian tiềm tàng ức chế vận động mức M1 ở nhóm CN (1,8 ± 0,52 phút) ngắn hơn có ý nghĩa so với nhóm C (2,6 ± 0,8 phút), với p < 0,05, tất cả sản phụ đều đạt mức ức chế vận động M3. Trong GTTS, thứ tự phong bế là các sợi giao cảm, cảm giác và vận động, sự phục hồi phong bế theo thứ tự ngược lại. Ức chế vận động là một yếu tố gây khó chịu cho sản phụ sau mổ, thời gian phục hồi vận động hoàn toàn của nhóm CN dài hơn nhóm C (135,2 ± 20,73 phút so với 117,6 ± 16,42 phút), với p < 0,05, nguyên nhân do liều thuốc tê sử dụng ở nhóm CN cao hơn nhóm C. Nhịp tim tại các thời điểm sau GTTS ở cả hai nhóm đều giảm thấp hơn so với thời điểm trước GTTS do đau và yếu tố tâm lý căng thẳng, sau gây tê hết cảm giác đau đồng thời do tác dụng ức chế giao cảm nên nhịp tim giảm hơn. Trong nghiên cứu 8 sản phụ có nhịp tim chậm (3 sản phụ ở nhóm CN và 5 sản phụ ở nhóm C) trong quá trình phẫu thuật. Tất cả những trường hợp này nhịp tim đều trở về bình thường sau tiêm tĩnh mạch atropin. Sau lấy thai, nhịp tim tăng lên do tác dụng của oxytocin, nhịp tim tăng cao nhất sau tiêm 1 - 2 phút và dần ổn định trở lại. Huyết áp trung bình giảm ở cả hai nhóm sau GTTS và giảm thấp nhất ở thời điểm 3 và 5 phút sau gây tê. Nguyên nhân do ức chế giao cảm gây giãn mạch, một phần do tác dụng ức chế cơ tim của thuốc tê và tác dụng của oxytocin sau lấy thai. Giá trị trung bình của huyết áp trung bình tại các thời điểm sau GTTS ở nhóm C đều thấp hơn nhóm CN (p < 0,05). Các tác dụng không mong muốn của GTTS nói chung và trong mổ lấy thai nói riêng bao gồm tụt huyết áp, nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, ngứa, rét run Trong nghiên cứu này, tụt huyết áp là tác dụng không mong muốn gặp nhiều nhất. Tỷ lệ tụt huyết áp ở nhóm CN (26,7%) thấp hơn ở nhóm C (36,7%) (p < 0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thế Tùng (2008): khi GTTS trong mổ lấy thai bằng bupivacain gặp tỷ lệ tụt huyết áp ở hai nhóm nghiên cứu lần lượt là 20% và 26,7% [2]; nghiên cứu của Công Quyết Thắng là 22,8%. Tụt huyết áp được dự phòng bằng truyền dịch trước GTTS và xử trí bằng tăng tốc độ dịch truyền, sử dụng thuốc co mạch ephedrin. 7 trường hợp tụt huyết áp phải sử dụng ephedrin ở nhóm CN và 11 trường hợp ở nhóm C, lượng ephedrin trung bình ở nhóm CN (6,43 ± 2,44 mg) thấp hơn nhóm C (10,45 ± 4,16 mg) (p < 0,05). Như vậy, GTTS tính liều dựa trên chiều cao và cân nặng có tỷ lệ tụt huyết áp thấp hơn và lượng ephedrin dùng cũng ít hơn so với nhóm tính liều dựa trên chiều cao đơn thuần. Tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn khác không khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 87 KẾT LUẬN - Cả hai phương pháp đều bảo đảm vô cảm tốt cho mổ lấy thai với mức ức chế cảm giác ≥ T6, thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác ở mức T6 ở nhóm tính liều dựa trên chiều cao và cân nặng ngắn hơn, tuy nhiên thời gian giảm đau sau mổ và thời gian ức chế vận động lại kéo dài hơn so với nhóm tính liều dựa trên chiều cao đơn thuần. - Gây tê tủy sống trong mổ lấy thai tính liều bupivacain theo hai phương pháp trên đều có tính an toàn cao, trong đó phương pháp tính liều dựa trên chiều cao và cân nặng có tỷ lệ tụt huyết áp và lượng ephedrin sử dụng thấp hơn so với tính liều dựa trên chiều cao đơn thuần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Lam. Gây tê vùng để mổ lấy thai. Gây mê hồi sức cơ bản. Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học. 2014, tr.307-317. 2. Nguyễn Thế Tùng. Đánh giá tác dụng của gây tê tủy sống bằng bupivacain liều thấp kết hợp với fentanyl trong mổ lấy thai. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2008 3. Nguyễn Thị Hồng Vân. Vô cảm cho mổ lấy thai. Gây mê hồi sức trong sản phụ khoa. Hội Gây mê hồi sức Thành phố Hồ Chí Minh. 2009, tr.179-204. 4. Eiko Onishi, Mamoru Murakami, Keiji Hashimot et al. Optimal intrathcal hyperbaric bupivacaine dose with opioids for cesarean delivery: A prospective double blinded randomized trial. International Journal of Obstetric Anesthesia. 2017, 31, pp.68-73. 5. Khalid Maudood Siddiqui, Muhammad Asghar Ali, Hameed Ulla. Comparison of spinal anesthesia dosage based on height and weight versus height alone in patients undergoing elective cesarean section. Korean J Anesthesiol. 2016, 69 (2), pp.143-148. 6. Mingyue Ge, Sheng Wang, Zhigang Da et al. Effect of ephedrine combined with bupivacaine on maternal hemodynamic and spinal nerve block in cesarean delivery. Biomedical Reports. 2017, 6, pp.295-299. 7. Norris M.C. Height, weight, and the spread of subarachnoid hyperbaric bupivacaine in the term parturient, Anesth Analg. 1988, 67, pp.555-558.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgay_te_tuy_song_trong_mo_lay_thai_bang_bupivacain_so_sanh_ti.pdf
Tài liệu liên quan