Tài liệu Gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt u tuyến ức trên bệnh nhân nhược cơ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT CẮT U TUYẾN ỨC
TRÊN BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ
Nguyễn Văn Chừng*, Trần Đỗ Anh Vũ*
TÓM TẮT
Nhược cơ là một bệnh tự miễn, biểu hiện bởi cơ dễ yếu và mệt khi vận động. Khoảng 10% bệnh nhân
nhược cơ có kèm u tuyến ức. Từ tháng 05/2000 đến tháng 01/2004, có 5 trường hợp được cắt tuyến ức để
điều trị u tuyến ức gây nhược cơ tại bệnh viện Bình Dân. Tất cả đều được cắt u qua ngả xương ức và đều
được gây mê toàn diện với ống nội khí quản không sử dụng thuốc dãn cơ. Đánh giá trước mổ phải chú ý
xác định những nhóm cơ bị ảnh hưởng, thuốc điều trị đang dùng và những bệnh kèm theo. Trong mổ,
những thuốc dùng gây mê phải được kiểmsoát đặc biệt là những thuốc dãn cơ, có phương tiện kiểmbáo
thích hợp. Sau mổ cắt tuyến ức trên bệnh nhân nhược ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt u tuyến ức trên bệnh nhân nhược cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT CẮT U TUYẾN ỨC
TRÊN BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ
Nguyễn Văn Chừng*, Trần Đỗ Anh Vũ*
TÓM TẮT
Nhược cơ là một bệnh tự miễn, biểu hiện bởi cơ dễ yếu và mệt khi vận động. Khoảng 10% bệnh nhân
nhược cơ có kèm u tuyến ức. Từ tháng 05/2000 đến tháng 01/2004, có 5 trường hợp được cắt tuyến ức để
điều trị u tuyến ức gây nhược cơ tại bệnh viện Bình Dân. Tất cả đều được cắt u qua ngả xương ức và đều
được gây mê toàn diện với ống nội khí quản không sử dụng thuốc dãn cơ. Đánh giá trước mổ phải chú ý
xác định những nhóm cơ bị ảnh hưởng, thuốc điều trị đang dùng và những bệnh kèm theo. Trong mổ,
những thuốc dùng gây mê phải được kiểmsoát đặc biệt là những thuốc dãn cơ, có phương tiện kiểmbáo
thích hợp. Sau mổ cắt tuyến ức trên bệnh nhân nhược cơ có thể cần thông khí hỗ trợ kéo dài.
SUMMARY
ANESTHESIA FOR THYMECTOMY IN PATIENTS
WITH MYASTHENIA GRAVIS HAVE A THYMOMA
Nguyen Van Chung, Tran Do Anh Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 45 – 50
Myasthenia Gravis (MG) is a chronic autoimmune disease characterizied by progressive weakness
and fatigability of volantary skeletal muscles. Approximately 10% of patients with MG have a thymoma.
From May 2000 to January 2004, there are 5 patients with MG have a thymoma who underwent
thymectomy at Binh Dan hospital. All of them were thymectomy via a median sternotomy under general
anesthesia with endotracheal tube without muscle relaxants. Preoperative evaluation should focus on the
muscle groups affected, drug therapy and coexisting illnesses. There are impotant intraoperatve concerns
to be addressed including appropriate monitoring, premedication and other agents used during surgery
including muscle relaxants and anesthetic agents. Posoperative, patients may require prolonged
mechanical ventilation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhược cơ (MG) là một bệnh tự miễn gây ra bởi tự
kháng thể kháng thụ thể Acetylcholine gây trở ngại
cho dẫn truyền thần kinh cơ. U tuyến ức (thymoma)
có ở khoảng 10% bệnh nhân MG. Tuy nhiên khi phải
tiến hành phẫu thuật cắt tuyến ức trên bệnh nhân
MG gây ra nhiều khó khăn cho công việc gây mê
cũng như chăm sóc hậu phẫu(4,6,10). Do đó, việc đánh
giá bệnh nhân, dự đoán các biến chứng có thể xảy ra,
dự trù các phương pháp gây mê và hồi sức rất quan
trọng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục đích:
+ Đánh giá các yếu tố trước mổ ảnh hưởng đến
gây mê hồi sức.
+ Lựa chọn thuốc dùng khi gây mê cho bệnh
nhân nhược cơ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả các trường hợp bệnh.
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân được cắt tuyến ức để
điều trị u tuyến ức gây nhược cơ từ 05/2000 đến
* ĐH Y Dược, TP.HCM
45
01/2004 tại khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức
Bệnh viện Bình Dân.
Giới thiệu các bệnh án
Bệnh án 1:
-Bệnh nhân: T.H.D, nam, 33 tuổi, số hồ sơ:
200/05380
-Chẩn đoán: Nhược cơ do u tuyến ức.
-Thời gian bệnh trước khi được mổ: 5 tháng.
-Các cơ bị ảnh hưởng: cơ nâng mi, cơ nhai, cơ tứ
chi.
-Bệnh kèm theo: không.
-Nhu cầu thuốc kháng men cholinesterase trước
mổ: không dùng.
-Phương pháp mổ: cắt trọn tuyến ức qua ngả
xương ức.
-Phương pháp gây mê: gây mê toàn diện đặt ống
nội khí quản hô hấp điều khiển.
.Tiền mê: Fentanyl + Midazolam
.Dẫn đầu: Propofol
.Duy trì: Isoflurane, Fentanyl
-Thời gian gây mê - phẫu thuật: 70 phút.
-Máu mất: 100ml.
-Diễn tiến sau mổ:
.Sau mổ bệnh nhân tự thở qua ống nội khí quản.
.Rút ống nội khí quản (NKQ) 1 giờ sau mổ, sau
rút tự thở dễ.
.Diễn tiến hậu phẫu ổn, lưu ICU 2 ngày.
.Xuất viện sau mổ 12 ngày, còn sụp mi, các triệu
chứng khác cải thiện.
Bệnh án 2:
-Bệnh nhân: L.T.M, nữ, 30 tuổi, số hồ sơ:
200/06304
-Chẩn đoán: Nhược cơ do u tuyến ức.
-Thời gian bệnh trước khi được mổ: hơn 24
tháng.
-Các cơ bị ảnh hưởng: cơ nâng mi, cơ hô hấp.
-Bệnh kèm theo: cường giáp đã điều trị nội
khoa ổn.
-Nhu cầu thuốc kháng men cholinesterase trước
mổ: Mestinon (Pyridostigmine) 60mg, 4 viên/ngày.
-Phương pháp mổ: cắt trọn tuyến ức qua ngả
xương ức.
-Phương pháp gây mê: gây mê toàn diện đặt ống
nội khí quản hô hấp điều khiển.
.Tiền mê: Fentanyl + Midazolam
.Dẫn đầu: Propofol
.Duy trì: Isoflurane, Fentanyl
-Thời gian gây mê - phẫu thuật: 60 phút.
-Máu mất: 100ml.
-Diễn tiến sau mổ:
.Sau mổ bệnh nhân tự thở qua ống nội khí quản.
.Rút ống NKQ 1 giờ sau mổ, sau rút tự thở dễ.
.N1 hậu phẫu: bệnh nhân khó thở nhiều phải đặt
lại NKQ và cho thở máy. Thời gian thở máy 42giờ.
Rút NKQ N4 hậu phẫu, sau rút tự thở dễ. N3-N5 hậu
phẫu có 1-2 cơn khó thở/ngày, tuy nhiên đều kiểm
soát được với Prostigmine 0,5mg (TM). Mestinon vẫn
tiếp tục dùng 3 viên/ngày.
.N2 hậu phẫu xuất hiện tình trạng viêm phổi,
kiểm soát được bằng kháng sinh sau 7 ngày.
.Thời gian lưu ICU: 6 ngày.
.Xuất viện sau mổ 14 ngày, còn sụp mi, hết khó
thở, nhu cầu thuốc kháng men cholinesterase giảm
còn 2 viên/ngày.
Bệnh án 3:
-Bệnh nhân: N.T.C, nữ, 55 tuổi, số hồ sơ:
202/03560
-Chẩn đoán: Nhược cơ do u tuyến ức.
-Thời gian bệnh trước khi được mổ: 5 tháng.
-Các cơ bị ảnh hưởng: cơ nâng mi, cơ nhai, cơ
nuốt, cơ tứ chi, cơ hô hấp.
-Bệnh kèm theo: không.
-Nhu cầu thuốc kháng men cholinesterase trước
mổ: Mestinon 60mg, 3 viên/ngày.
46
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
-Phương pháp mổ: cắt trọn tuyến ức qua ngả
xương ức.
-Phương pháp gây mê: gây mê toàn diện đặt ống
nội khí quản hô hấp điều khiển.
.Tiền mê: Fentanyl + Midazolam
.Dẫn đầu: Propofol
.Duy trì: Isoflurane, Fentanyl
-Thời gian gây mê - phẫu thuật: 55 phút.
-Máu mất: 100ml.
-Diễn tiến sau mổ:
.Sau mổ bệnh nhân được thở máy 2 giờ 30 phút.
.Rút NKQ N1 hậu phẫu, sau rút tự thở được.
.Tiếp tục dùng Mestinon 4 viên/ngày (tăng
1viên).
.N1-N3 hậu phẫu có 1-2 cơn khó thở/ngày, đều
kiểm soát được với Prostismine 0,5mg (TM).
.Thời gian lưu ICU: 7 ngày.
.Xuất viện sau mổ 13 ngày, còn sụp mi, các triệu
chứng khác cải thiện, nhu cầu thuốc kháng men
cholinesterase: 4 viên Mestinon/ngày.
Bệnh án 4:
-Bệnh nhân: N.T.N, nữ, 46 tuổi, số hồ sơ:
202/05391
-Chẩn đoán: Nhược cơ do u tuyến ức.
-Thời gian bệnh trước khi được mổ: 2 tháng.
-Các cơ bị ảnh hưởng: cơ nâng mi, cơ vận nhãn,
cơ nuốt, cơ tứ chi.
-Bệnh kèm theo: không.
-Nhu cầu thuốc kháng men cholinesterase trước
mổ: Mestinon 60mg, 6 viên/ngày.
-Phương pháp mổ: cắt trọn tuyến ức qua ngả
xương ức.
-Phương pháp gây mê: gây mê toàn diện đặt ống
nội khí quản hô hấp điều khiển.
.Tiền mê: Fentanyl + Midazolam
.Dẫn đầu: Propofol
.Duy trì: Isoflurane, Fentanyl
-Thời gian gây mê - phẫu thuật: 40 phút.
-Máu mất: 100ml.
-Diễn tiến sau mổ:
.Sau mổ bệnh nhân được thở máy 1 giờ 30 phút.
.Rút NKQ N1 hậu phẫu, sau rút tự thở được.
.Tiếp tục dùng Mestinon 4 viên/ngày (giảm 2
viên).
.Thời gian lưu ICU: 4 ngày.
.Xuất viện sau mổ 18 ngày, còn sụp mi, các triệu
chứng khác cải thiện, nhu cầu thuốc kháng men
cholinesterase: 4 viên Mestinon/ngày.
Bệnh án 5:
-Bệnh nhân: P.V.H., nam, 38 tuổi, số hồ sơ:
202/13040
-Chẩn đoán: Nhược cơ do u tuyến ức.
-Thời gian bệnh trước khi được mổ: 1 tháng.
-Các cơ bị ảnh hưởng: cơ nâng mi, cơ nhai, cơ tứ
chi, cơ hô hấp.
-Bệnh kèm theo:không.
-Nhu cầu thuốc kháng men cholinesterase trước
mổ: Mestinon 60mg, 6 viên/ngày.
-Phương pháp mổ: cắt trọn tuyến ức qua ngả
xương ức.
-Phương pháp gây mê: gây mê toàn diện đặt ống
nội khí quản hô hấp điều khiển.
.Tiền mê: Fentanyl + Midazolam
.Dẫn đầu: Propofol
.Duy trì: Isoflurane, Fentanyl
-Thời gian gây mê - phẫu thuật: 70 phút.
-Máu mất: 200ml.
-Diễn tiến sau mổ:
.Sau mổ bệnh nhân được thở máy 5 giờ.
.Rút NKQ 6 giờ sau mổ, sau rút tự thở được.
.Tiếp tục dùng Mestinon 6 viên/ngày.
.N1-N9 sau mổ có 1-3 cơn khó thở/ngày, đều
kiểm soát được bằng Prostigmine 0,5mg (TM).
47
.N3 hậu phẫu: viêm phổi, kiểm soát được bằng
kháng sinh sau 7 ngày.
.Thời gian lưu ICU: 4 ngày.
.Xuất viện sau mổ 14 ngày, còn sụp mi, các triệu
chứng khác cải thiện, nhu cầu thuốc kháng men
cholinesterase: 6 viên Mestinon/ngày.
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Nhược cơ là bệnh tự miễn gây ra bởi tự kháng thể
kháng thụ thể của acetylcholine ở màng hậu tiếp hợp
làm giảm số lượng thụ thể này, ngoài ra cấu trúc nơi
tiếp hợp thần kinh cơ cũng thay đổi như khoảng cách
của màng tiền và hậu tiếp hợp gia tăng. Vì vậy sự dẫn
truyền thần kinh cơ rất khó khăn ở người mắc bệnh
MG, biểu hiện lâm sàng bởi yếu và mỏi cơ, tăng lên
khi vận động, bớt khi nghỉ ngơi, hoặc cũng có thể yếu
cơ thường xuyên. Các triệu chứng gồm: sụp mi, nhìn
đôi, khó nói, khó nuốt, yếu tứ chi, khó thở. Tình trạng
này có nhiều mức độ, được chia thành 4 nhóm dựa
trên các nhóm cơ bị tác động, thời gian từ lúc khởi
phát. Tiến triển lâm sàng khó dự đoán, bệnh có thể tự
cải thiện rồi lại nặng lên.
Xuất độ của bệnh nhược cơ khoảng 3/100.000, và
như hầu hết các bệnh tự miễn, bệnh thường xảy ra ở
nữ hơn, thường xuất hiện ở nữ trẻ độ tuổi 30, và nam
giới độ tuổi 50-60, những trường hợp xuất hiện trễ
thường nặng hơn.
Khoảng 10% bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức
kèm theo. Nhược cơ cũng có thể phối hợp với các
bệnh tự miễn khác như Lupus, viêm tuyến giáp.
Nhiễm trùng, kích xúc, rối loạn điện giải, thaikỳ, sau
phẫu thuật thường sẽ làmbệnh tăng nặng hơn.
Chẩn đoán xác định dựa vào dấu hiệu lâm sàng:
mỏi cơ khi vận động, không có xáo trộn cảm giác và
cải thiện triệu chứng khi điều trị bằng thuốc kháng
men cholinesterase.
Bệnh nhân nhược cơ có thể được điều trị với:
thuốc kháng men cholinesterase, cắt tuyến ức, liệu
pháp miễn dịch, và điều trị nâng đỡ (thông khí cơ
học, bảo vệ đường thở, dinh dưỡng). Cắt tuyến ức là
phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao cho nhiều
bệnh nhân nhược cơ, tuy vai trò của mô tuyến ức
trong sinh bệnh học thì không rõ ràng. Nên tiến
hành cắt tuyến ức cho những bệnh nhân nhược cơ
mức độ vừa và rõ ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, đặc
biệt trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại,
không đem lại hiệu quả như mong muốn. Mặc dù đáp
ứng của cắt tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ có u
tuyến ức thì kém, tuy nhiên bệnh nhược cơ có u
tuyến ức thì chỉ định cắt tuyến ức là tuyệt đối, mục
đích để ngăn sự lan rộng tại chổ hoặc để điều trị u ác
tính (khoảng 10% u tuyến ức). Khoảng 80% bệnh
nhân nhược cơ không có u tuyến ức cải thiện lâm
sàng sau cắt tuyến ức tuy nhiên có khi phải mất đến
vài năm. Vẫn còn bàn cãi về việc áp dụng cắt tuyến
ức ở trẻ em, người lớn hơn 60 tuổi, và ở bệnh nhân
nhược cơ thể mất đơn thuần(4,5,6).
Gây mê hồi sức cho bệnh nhân nhược cơ
Bệnh nhân nhược cơ khi phẫu thuật sẽ gây ra
những khó khăn trong lúc gây mê hồi sức do sự rối
loạn dẫn truyền thần kinh cơ của bệnh nhân, đòi hỏi
phải được đánh giá và chuẩn bị cẩn thận trước mổ.
Đánh giá trước mổ phải xác định rõ các cơ bị ảnh
hưởng của bệnh để tiên lượng các tai biến, nhu cầu
thuốc hiện đang dùng, những bệnh kèm theo. Những
bệnh nhân có cơ hô hấp, cơ nuốt bị ảnh hưởng sẽ
tăng nguy cơ hít vào phổi. Tiền mê với một thuốc
kháng thụ thể H2 có thể giảm bớt nguy cơ, tuy vậy
chưa được nghiên cứu nhiều. Điều trị thuốc kháng
men cholinesterase nên được tiếp tục đến lúc gây mê
- phẫu thuật, nhưng nếu thuốc dãn cơ
succinylcholine được sử dụng trong khi gây mê thì có
thể gây ra liệt cơ kéo dài do men cholinesterase bị
giảm. Các bệnh nhân nhược cơ thường rất nhạy cảm
với những yếu tố gây ức chế hô hấp, khi tiền mê với
nhóm opioids, nhóm benzodizepines phải theo dõi
cẩn thận.
Trừ những thuốc dãn cơ, những thuốc mê thông
thường khác đều có thể sử dụng được ở bệnh nhân
nhược cơ. Đôi khi chỉ với một mình thuốc mê hô hấp
đã đủ tạo điều kiện dễ dàng cho hầu hết các thao tác
phẫu thuật. Propofol là thuốc được ưa chuộng nhất do
thời gian tác động ngắn, ít có tác dụng tích lũy, bệnh
nhân tỉnh sớm giúp việc đánh giá hô hấp dễ dàng hơn.
48
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Đa số các BS gây mê có thói quen tránh sử dụng
thuốc dãn cơ ở bệnh nhân nhược cơ. Do sự nhạy cảm
với thuốc dãn cơ không khử cực tăng lên, với một liều
rất nhỏ cũng có thể gây liệt cơ gần như hoàn toàn,
thời gian hồi phục dãn cơ lại khó dự đoán. Đối với
thuốc dãn cơ khử cực, succinylcholine, đáp ứng
không thể dự đoán được, có thể đề kháng lại, hoặc có
thể tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, đối với các loại phẫu
thuật cần dãn cơ tốt, một liều nhỏ thuốc dãn cơ
không khử cực (Atracurium, Mivacurium,
Vecuronium, Rocuronium) vẫn có thể được sử dụng
trong lúc gây mê toàn diện, nhưng phải có phương
tiện kiểm báo thần kinh cơ đầy đủ và phải dò liều
lượng cẩn thận do đáp ứng của mỗi bệnh nhân nhược
cơ rất khác nhau.
Hậu phẫu cắt tuyến ức trên bệnh nhân nhược cơ
ngoài các vấn đề thông thường, cần lưu tâm đặc biệt
đến vấn đề kiểm soát thông khí, nhu cầu sử dụng
thuốc kháng men cholinesterase của bệnh nhân dựa
vào đáp ứng lâm sàng của họ. Những yếu tố gợi ý cho
nhu cầu cần phải nâng đỡ thông khí hậu phẫu gồm:
thời gian bệnh kéo dài, bệnh phổi kèm theo, liều
Pyridostigmine lớn hơn 750mg/ngày, dung tích sống
(vital capacity) dưới 40ml/kg. Chức năng thông khí
phải được đánh giá cẩn thận trước khi rút nội khí quản.
Hậu phẫu bệnh nhân nhược cơ có thể có những
đợt cấp làm tình trạng bệnh của họ nặng hơn, có khi
phải cần đến thông khí hỗ trợ, có thể do diễn tiến
bệnh nặng lên, hoặc thuốc kháng men cholinesterase
không đủ liều, hoặc tác động quá mức của thuốc
kháng men cholinesterase. Những bệnh nhân có cơ
hô hấp bị ảnh hưởng trước mổ rất dễ bị suy hô hấp
sau mổ. Những dấu hiệu lâm sàng để phân biệt giữa
cơn nhược cơ (myasthenic crisis), do không đủ liều
lượng thuốc kháng men cholinesterase, và cơn
cholinergic (cholinergic crisis), do quá liều thuốc
kháng men thì không rõ ràng, tốt nhất nên xác định
dựa vào đáp ứng của bệnh nhân với từng liều nhỏ của
edrophonium chloride (Tensilon) (2mg, sau đó 8mg
nếu không đáp ứng). Sử dụng Tensilon sẽ cải thiện
sức mạnh của cơ trong cơn nhược cơ và như thế cần
tăng liều thuốc kháng men cholinesterase, ngược lại
sẽ không đáp ứng hoặc tình trạng còn tệ hơn trong
trường hợp cơn cholinergic và khi đó cần ngưng ngay
thuốc kháng men cholinesterase.
Một khi thuốc kháng men cholinesterase không
đủ kiểm soát cơn nhược cơ thì phải cần thông khí hỗ
trợ. Khi bệnh nhân được thông khí hỗ trợ thì nên tạm
ngưng thuốc kháng men cholinesterase để tránh quá
liều, có thể sẽ gây ra cơn cholinergic, và cũng để
tránh gây tăng tiết dịch đường hô hấp.
Tình trạng nhiễm trùng có thể làm cơn nhược cơ
khởi phát, khi cơn nhược cơ khởi phát người bệnh
được điều trị bằng thuốc kháng men cholinesterase,
điều này làm tăng tiết dịch đường hô hấp, tăng thêm
nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, và nhiễm trùng hô hấp
lại có thể làm khởi phát cơn nhược cơ. Vì vậy, kiểm
soát tốt các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng sẽ góp
phần quản lý hậu phẫu cho bệnh tốt hơn(1,2,3,6,7,8,9)
Tình hình bệnh nhân:
Tuổi trung bình: 40,4 tuổi, lớn nhất 55, nhỏ nhất
30. Nữ/nam: 3/2. Tương đối phù hợp tình hình phân
bố bệnh nhược cơ.
Thời gian bệnh trước khi được mổ: trung bình
7,4 tháng, sớm nhất 1 tháng, trễ nhất 24 tháng. Tất
cả đều được gây mê toàn diện qua nội khí quản và
được cắt u tuyến ức qua ngả xương ức. Tất cả các
bệnh nhân đều được chúng tôi khởi mê bằng Propofol
với liều 2mg/kg, không sử dụng thuốc dãn cơ, duy trì
mê với thuốc mê hô hấp Isoflurane, tình trạng đặt nội
khí quản tương đối tốt, các thao tác phẫu thuật được
tiến hành khá thuận lợi.
Thời gian gây mê phẫu thuật: trung bình 59
phút, ngắn nhất 40 phút, dài nhất 70 phút. Máu mất
trung bình: 120ml, ít nhất 100ml, nhiều nhất 200ml.
Tình hình sau mổ: 5 bệnh nhân đều được để nội
khí quản sang phòng hồi sức, 3 bệnh nhân được nối
với máy thở ngay, thời gian thở máy trung bình 3 giờ
(1,5 - 5 giờ). 2 bệnh nhân được rút NKQ ngay sau mổ
1 giờ, trong đó có 1 bệnh nhân ở N1 hậu phẫu lên cơn
khó thở không kiểm soát được bằng thuốc kháng men
cholinesterase phải đặt NKQ lại và cho thở máy, thời
gian thở máy là 42 giờ. Chúng tôi tiến hành rút NKQ
khi người bệnh tỉnh táo hoàn toàn và đánh giá lâm
49
sàng chức năng hô hấp tốt, sau rút NKQ hô hấp của
bệnh nhân được theo dõi sát để can thiệp kịp thời.
Các bệnh nhân có thời gian thở máy kéo dài hơn
đều là những bệnh nhân có cơ hô hấp bị ảnh hưởng,
trong đó bệnh nhân thở máy kéo dài nhất có thời
gian bệnh trước khi can thiệp phẫu thuật trễ nhất
(hơn 24 tháng).
Biến chứng viêm phổi xảy ra ở 2 bệnh nhân, 2
bệnh nhân này đều có cơ hô hấp bị ảnh hưởng trước
mổ và triệu chứng hô hấp cải thiện chậm hơn, thời
gian thở máy kéo dài hơn, nhu cầu dùng thuốc kháng
men để kiểm soát cơn nhược cơ cao hơn. Do đó ở
những bệnh nhân này cần chế độ chăm sóc hô hấp
cẩn thận, tránh tình trạng nhiễm trùng có thể làm
bệnh nặng hơn, thời gian hồi phục bệnh sau mổ sẽ
kéo dài hơn.
Thời gian lưu ICU: ở những bệnh nhân có cơ hô
hấp bị ảnh hưởng trước mổ có thời gian nằm ICU lâu
hơn, trung bình 5,7 ngày so với trung bình 3 ngày ở
bệnh nhân không bị ảnh hưởng cơ hô hấp.
Các triệu chứng lâm sàng nhìn chung đều được
cải thiện, nhu cầu về liều lượng thuốc kháng men
cholinesterase cũng có khuynh hướng giảm sau mổ.
KẾT LUẬN
U tuyến ức gây nhược cơ là một bệnh lý thần
kinh cơ ít gặp cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Do
những thay đổi về dẫn truyền thần kinh cơ, khi gây
mê nếu cần thiết phải sử dụng các thuốc gây cản trở
dẫn truyền thần kinh cơ phải hết sức thận trọng và
phải có phương tiện kiểm báo thích hợp. Hậu phẫu
luôn phải tiên liệu trước nhu cầu cần phải hỗ trợ
thông khí kéo dài cho bệnh nhân, quản lý tốt các yếu
tố nguy cơ nhiễm trùng khi thông khí hỗ trợ kéo dài.
Kiểm soát tốt tất cả các yếu tố sẽ làm tăng cơ hội
thành công cho việc điều trị, cũng như không gây ra
những tai biến đáng tiếc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phi Vân. Gây mê hồi sức bệnh nhân nhược cơ.
Phan Thị Hồ Hải, Nguyễn Văn Chừng. Sổ tay Gây mê
Hồi sức, 1991: 110-113.
2. Blobner M, Mann R. Anesthesia in patients with
myasthenia gravis. Anesthesist 2001 Jul; 50(7): 484-
493.
3. Chavalley C, Spiliopoulos A, et al. Perioperative
medical management and outcome following
thymectomy for myasthenia gravis. Can J Anesth
2001 May; 48(5): 446 - 451.
4. Drachman D. Myasthenia gravis. New Engl J Med
1994; 330: 1797 – 1810.
5. Fink ME. Treatment of the critically ill patient with
myasthenia gravis. In: Ropper AH. Neurological and
neurosurgical intensive care, 1993: 351 – 362.
6. Kavanagh BP, Sandler AN. Perioperative Care of
Thoracic Surgical Patients. In: Murray MJ, Coursin
DB. Critical Care Medicine: Perioperative
Management, 1997: 453 - 465.
7. Krucylak PE. Preoperative preparation and anesthatic
management of patients with myasthenia gravis.
Semin Thorac Cardiovasc Surg 1999 Jan; 11(1): 47-53.
8. Long RR. Myasthenia Gravis. In: Irwin RS, Rippe JM.
Mannual of Intensive Care Medicine, 2000: 798-801.
9. Morgan GE. Anesthesia for patients with
Neuromuscular Disease. In: Morgan GE, Mikhail MS,
Murray MJ. Clinical Anesthesiology, 2002: 752 - 760.
10. Thomas C.E, Mayer S.A, et al. Myasthenic crisis:
Clinical features, mortality, complications, and risk
factors for intubation. Neurology 1997 May; 48(5):
1253 – 1260.
50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gay_me_hoi_suc_trong_phau_thuat_cat_u_tuyen_uc_tren_benh_nha.pdf