Tài liệu Gánh nặng tử vong và kinhtế do tác động của ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 361
GÁNH NẶNG TỬ VONG VÀ KINHTẾ DO TÁC ĐỘNG
CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Ngọc Đăng*, Phan Thị Trúc Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (PM2.5) được biết đến là yếu tố
nguy cơ môi trường hàng đầu gây tử vong. Tại Việt Nam, các ảnh hưởng sức khỏe bất lợi do PM2.5 thường
được đánh giá qua việc phơi nhiễm ngắn hạn và chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ đánh giá được các tác động tích
luỹ dài hạn. Thêm vào đó, tại TP. Hồ CHÍ MINH, dữ liệu về nồng độ bụi PM2.5 thường được thu thập từ trạm
quan trắc đặt tại Quận 1, chưa đại diện được cho nồng độ PM2.5 theo không gian.
Mục tiêu: Đánh giá tác động của PM2.5 đến tỷ suất tử vong do tất cả nguyên nhân, tử vong do bệnh tim-
phổi, tử vong do bệnh ung thư phổi và gánh nặng kinh tế của người dân sống tại TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu sinh thái, đ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gánh nặng tử vong và kinhtế do tác động của ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 361
GÁNH NẶNG TỬ VONG VÀ KINHTẾ DO TÁC ĐỘNG
CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Ngọc Đăng*, Phan Thị Trúc Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (PM2.5) được biết đến là yếu tố
nguy cơ môi trường hàng đầu gây tử vong. Tại Việt Nam, các ảnh hưởng sức khỏe bất lợi do PM2.5 thường
được đánh giá qua việc phơi nhiễm ngắn hạn và chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ đánh giá được các tác động tích
luỹ dài hạn. Thêm vào đó, tại TP. Hồ CHÍ MINH, dữ liệu về nồng độ bụi PM2.5 thường được thu thập từ trạm
quan trắc đặt tại Quận 1, chưa đại diện được cho nồng độ PM2.5 theo không gian.
Mục tiêu: Đánh giá tác động của PM2.5 đến tỷ suất tử vong do tất cả nguyên nhân, tử vong do bệnh tim-
phổi, tử vong do bệnh ung thư phổi và gánh nặng kinh tế của người dân sống tại TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu sinh thái, đánh giá tác động sức khỏe của PM2.5 đối với tử vong
năm 2010-2013 của người dân sống tại TP. Hồ Chí Minh. Nồng độ PM2.5 được đo tại 72 điểm và ước tính cho
toàn bộ khu vực TP. Hồ Chí Minh bằng thuật toán nội suy IDW của Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Số ca tử
vong và gánh nặng kinh tế do tác động của PM2.5 được ước tính bởi lý thuyết BenMAP.
Kết quả: Nồng độ PM2.5 trung bình tại thời điểm quan trắc là 21,2±8,2 µg/m3. Các quận/huyện thuộc TP.
Hồ Chí Minh có nồng độ nội suy bằng thuật toán IDW đều vượt tiêu chuẩn hằng năm của WHO (10 µg/m3).
Ước tínhPM2.5 gây ra 1327 ca tử vong vào năm 2013 tại TP. Hồ Chí Minh, gánh nặng kinh tế ước tính là
47.627 tỷ VNĐ, tương ứng 1,46% GDP Việt Nam năm 2017 theo lý thuyết BenMAP.
Kết luận: Các quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh đều có nồng độ PM2.5 nội suy bằng thuật toán IDW
vượt tiêu chuẩn hằng năm của WHO (khoảng từ 11,4 đến 27,63 µg/m3). Cần có nhiều nghiên cứu hơn nhằm
đánh giá tác động của loại bụi này đến sức khỏe, cung cấp thêm các bằng chứng để thực hiện các chính sách cải
thiện chất lượng không khí đô thị.
Từ khóa: tỷ suất tử vong, thuật toán nội suy IDW, lý thuyết BenMAP
ABSTRACT
MORTALITY AND ECONOMIC BURDEN OF AIR POLLUTION IN HO CHI MINH CITY
Tran Ngọc Dang, Phan Thị Truc Thuy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 360 – 366
Background: Suspended particulate matter which hasa diameter of less than or equal 2.5 µm (PM2.5), is the
largest environmental risk factor responsible for a substantially larger number of attributable death. In Vietnam,
adverse effects on health related to PM2.5 are often evaluated through short-term exposure and there are not
many epidemiologic studies evaluating potential long-term health effects of exposure. Besides, in Ho Chi Minh
city. PM2.5 data which are usually collectedfrom the air quality monitors at District 1 arenot representative of the
PM2.5 concentration in space.
Objectives: To evaluate the impact of PM2.5 on all-cause mortality, cardiopulmonary mortality, lung
cancer mortality and economic burden on people living in Ho Chi Minh city.
Method: Ecological study and health impact assessment of PM2.5 on mortality between 2010-2013 in Ho
Chi Minh city were designed. PM2.5 concentration was collected from 72 points and then estimated by IDW
*Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Trần Ngọc Đăng ĐT: 0985137435 Email: ngocdangytcc@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 362
interpolation in GIS. Mortality and economic burden were estimated by applying the theory of BenMAP.
Results: The average concentration of PM2.5 at monitoring sites was21,2±8,2 μg/m3. All districts of Ho
Chi Minh city have estimated concentration exceeded the annual WHO guideline (10 μg/m3). There were1,327
cases of mortality related to PM2.5 in 2013, the economic burden was about 47,627 billion VNĐ,equal to1,46% of
GDP Vietnam in 2017 according to the BenMAP theory.
Conclusion: All districts of Ho Chi Minh city have estimated concentration exceeded the annual WHO
guideline (from 11,4 to 27,63μg/m3). It is warranted further study to evaluate the impact of PM2.5 on human
health, providingmore evidence to implement policies for improving urban air quality.
Keywords: mortality, IDW interpolation, BenMAP theory
ĐẶT VẤN ĐỀ
PM2.5 là các hạt bụi có đường kính động học
nhỏ hơn hoặc bằng 2,5μm, có thể thâm nhập sâu
vào phổi và hệ thống mạch máu. PM2.5 được
biết đến là yếu tố nguy cơ môi trường hàng đầu
gây tử vong, xếp thứ 6 trong nguy cơ gây tử
vong trên toàn cầu vào năm 2018. Ước tính năm
2012, có 3 triệu ca tử vong do PM2.5 và cho đến
năm 2016 con số này là 4,1 triệu(2). Tại Việt Nam,
các ảnh hưởng sức khỏe bất lợi do PM2.5 thường
được đánh giá qua tác động của việc phơi nhiễm
ngắn hạn bằng nghiên cứu chuỗi thời gian(5-8,10).
Tuy nhiên, cách này chỉ đánh giá được các bất
lợi sức khỏe trong vòng vài ngày đến vài tháng
sau phơi nhiễm. Tính đến hiện tại, Việt Nam vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ đánh giá được
các tác động tích luỹ dài hạn với ô nhiễm không
khí dạng hạt đến tử vong và thiệt hại kinh tế mà
loại bụi này gây ra.
Với mật độ dân cư đông đúc kèm theo tốc độ
phát triển quá nhanh, TP. Hồ Chí Minh đang
phải đối diện với các vấn đề mà trong đó đáng
chú ý nhất là tình trạng ô nhiễm không khí với
nồng độ PM2.5 vượt mức quy định. Cụ thể năm
2017 nồng độ PM2.5 trung bình là 29,6 μg/m3 so
với tiêu chuẩn WHO là 10 μg/m3. Tuy nhiên, dữ
liệu về nồng độ bụi PM2.5 này thường được thu
thập từ trạm quan trắc tự động liên tục đặt tại
Quận 1. Vì vậy, cần có một phương pháp đo
lường, tính toán thích hợp để dữ liệu về nồng độ
PM2.5 có thể đại diện hơn về mặt phân bố
không gian, đồng thời có thể ước lượng được
thiệt hại kinh tế do sự suy giảm chất lượng
không khí gây ra.
Nội suy khoảng cách nghịch đảo có trọng
số (IDW) là thuật toán đơn giản của Hệ thống
thông tin địa lý (GIS), được sử dụng phổ biến
để nội suy các giá trị chưa biết dựa vào các giá
trị đã biết, ứng dụng trong lĩnh vực môi
trường. Bên cạnh đó, lý thuyết BenMAP
(Chương trình Lập bản đồ và Phân tích lợi ích
môi trường), một công cụ được giới thiệu bởi
Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), cũng là
một chương trình dựa trên GIS, sử dụng hàm
tính toán ước tính gánh nặng kinh tế liên quan
đến sự thay đổi chất lượng không khí(1). Thuật
toán nội suy cùng lý thuyết BenMAP đã được
sử dụng ở các quốc gia như Trung Quốc,
Estoniađể nội suy nồng độ bụi PM2.5cho khu
vực nghiên cứu và ước tính gánh nặng tử
vong, kinh tế liên quan đến loại bụi này(9,1).
Mục tiêu
Đánh giá tác động của PM2.5 đến tỷ suất
tử vong do tất cả nguyên nhân, tử vong do
bệnh tim-phổi, tử vong do bệnh ung thư phổi
và gánh nặng kinh tế của người dân sống tại
TP. Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sinh thái: đánh giá tác động sức
khỏe (HIA).
Đối tượng nghiên cứu
Người dân tại TP. Hồ Chí Minh tử vong do 3
nguyên nhân (tử vong do tất cả nguyên nhân, tử
vong do bệnh tim-phổi, tử vong do bệnh ung
thư phổi) vào năm 2010-2013 được thu thập từ
Báo cáo nguyên nhân tử vong A6/YTCS của Sở Y
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 363
tế TP. Hồ CHÍ MINH theo các nhóm mã ICD-10
theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA).
Nồng độ PM2.5 được đo 3 điểm ở mỗi
quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh vào các giờ
cao điểm (vào buổi sáng từ 6 đến 8 giờ và buổi
chiều từ 16 giờ đến 19 giờ mỗi ngày, trừ thứ 7,
chủ nhật và ngày lễ). Dữ liệu về dân số được thu
thập từ nguồn mở từ trang web
www.pso.hochiminhcity.gov.vn/ của Cục Thống
kê TP. Hồ Chí Minh. Lớp dữ liệu bản đồ hành
chính của 24 quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí
Minh được thu thập từ cơ sở dữ liệu GIS của
Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Hồ Chí Minh. Giá
trị thống kê của cuộc sống (VSL), tổng sản phẩm
trong nước (GDP), sức mua tương đương (PPP),
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được thu thập từ
nguồn mở thông qua trang web
của Ngân hàng
Quốc tế (Bảng 1).
Bảng1. Mã ICD-10 của 3 nhóm nguyên nhân tử
vong
Nguyên nhân tử vong Mã ICD-10
Bệnh tim-phổi G45.0-G45.2, G45.4-G45.9,
G93.6, G93.8, G95.1, I10-170.9,
I72.9, M21.9, R00.1, R00.8,
R01.2, A48.1, B05.2, J00-J01.9,
J02.8-J02.9, J03.8-J64, J66.0-
J94.9, J98.0-J98.9, P28.8, R06.5,
R09.1
Ung thư phổi C33-C34.9, C39.8, C45.7
Tất cả nguyên nhân Từ A00 đến R99
Phân tích dữ kiện
Nồng độ PM2.5 từ 72 điểm quan trắc được
nội suy bằng thuật toán IDW của phần mềm
ArcMap10.3.
Số người tử vong do tất cả nguyên nhân năm
2013 được ước tính bằng lý thuyết BenMAP:
Số người tử vong = Mức độ thay đổi của chất
lượng không khí * Ước tính sự ảnh hưởng đến
sức khỏe Tỷ suất tử vong nền * Dân số phơi
nhiễm (1).
Trong đó:
Mức độ thay đổi của chất lượng không khí
là sự khác biệt giữa nồng độ PM2.5 trung bình
tại mỗi quận/huyện đã được nội suy bằng
thuật toán IDW so với mức 10 μg/m3 theo tiêu
chuẩn hằng năm của WHO. Ước tính sự ảnh
hưởng đến sức khỏe được chọn trong nghiên
cứu là số tử vong tăng 0,0062 khi nồng độ
PM2.5 tăng 1 μg/m(9).
Tỷ suất tử vong nền là tỷ suất tử vong do tất
cả nguyên nhân năm 2013 của người dân TP. Hồ
Chí Minh.
Dân số phơi nhiễm là dân số của mỗi
quận/huyện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2013.
Từ Số người tử vong được tính trong (1),
BenMAP ước tính gánh nặng kinh tế (đơn vị
Việt Nam đồng) tương ứng như sau:
Gánh nặng kinh tế = Số người tử vong * Giá
trị thống kê cuộc sống (2).
Trong đó:
Giá trị thống kê cuộc sống (VSL) là số tiền
mà một nhóm người sẵn sàng chi trả để giảm
nhẹ nguy cơ tử vong sớm trong dân số. Đây là
giá trị được chuyển đổi từ VSL của Hoa Kỳ theo
công thức chuyển đổi(10,11):
KẾT QUẢ
Nồng độ PM2.5 thường cao ở những khu
vực có các phương tiện giao thông dày đặc như
bến xe Quận 8 (50 μg/m3), khu vực đường giao
thông gần bến phà Bình Khánh (40 μg/m3) (Hình
1). Khi so sánh với mức phơi nhiễm dài hạn của
WHO là 10 μg/m3, có đến 93% số điểm đo vượt
tiêu chuẩn. Các điểm quan trắc thuộc nhiều loại
hình khác nhau, trong đó đường giao thông có
tỷ lệ cao nhất là 54%.
Nồng độ PM2.5 được nội suy cho toàn địa
bàn TP. Hồ Chí Minh từ 72 điểm quan trắc thực
tế với 9 mức nồng độ được thể hiện trên Hình 2.
Nồng độ PM2.5 nội suy trung bình của các
quận/huyện dao động từ 11,4 đến 27,63 μg/m3.
Quận 8 và Củ Chi có phần lớn diện tích khu vực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 364
với mức nồng độ PM2.5 cao (hơn 25 μg/m3).
Phần lớn Quận 2, Quận 9, một phần Quận 7 và
Nhà Bè có mức nồng độ PM2.5 thấp nhất trong
khu vực TP. Hồ Chí Minh. Riêng tại huyện Cần
Giờ, mức PM2.5 nội suy có nồng độ cao tập
trung tại khu vực bến phà, phần còn lại của
huyện có mức PM2.5 thấp.
Hình 1. Nồng độ PM2.5 tại 72 điểm quan trắc
Tỷ suất tử vong do tất cả các nguyên nhân ở
các quận/huyện là từ 1,40 đến 6,65‰. Dữ liệu
dạng điểm tròn trên bản đồ Hình 3 biểu thị tỷ
suất tử vong do tất cả nguyên nhân của từng
quận/huyện. Tương ứng với tỷ suất tử vong cao,
phần lớn nồng độ PM2.5 được nội suy cũng đạt
mức cao tại các quận như Quận 1, Quận 4, Quận
5, Quận 3. Một điều dễ nhận thấy khi quan sát là
nơi có tỷ suất tử vong và nồng độ PM2.5 cao
thường là ở các quận ở trung tâm, nơi tập trung
đông dân của TP. Hồ Chí Minh.
Theo như quan sát ở Hình 4, nhìn chung khu
vực các quận trung tâm thành phố (Quận 1,
Quận 5) vẫn là nơi có tỷ suất tử vong do bệnh
tim-phổi cao hơn các khu vực còn lại. Tuy nhiên,
Cần Giờ và Củ Chi lại là vùng ngoại thành với tỷ
suất tử vong cao đáng chú ý. Nồng độ PM2.5
nhìn chung ở mức cao tương ứng với mức tỷ
suất tử vong cao.
Hình 2. Nồng độ PM2.5 được nội suy bằng thuật
toán IDW
Hình 3: Tỷ suất tử vong do tất cả nguyên nhân và
nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 365
Tương tự như tử vong do bệnh tim-phổi, tỷ
suất cao cũng có xu hướng phân bố tại các khu
vực ngoại thành. Nhìn chung, chúng tôi quan sát
thấy có xu hướng liên quan giữa nồng độ PM2.5
và tỷ suất tử vong ở các quận/huyện trên bản đồ
khu vực nghiên cứu.
Tương tự như sự phân bố của tỷ suất tử
vong chung và tử vong do bệnh tim-phổi, ung
thư phổi cũng phân bố tập trung tại khu vực
trung tâm thành phố. Củ Chi là khu vực ngoại
thành với tỷ suất cao bất thường so với các
quận/huyện ngoại thành khác. Nhìn chung, tại
những khu vực có tỷ suất tử vong do ung thư
phổi cao thì đều có nồng độ PM2.5 ở mức cao,
ngoại trừ Quận 2 (Hình 4).
Hình 4. Tỷ suất tử vong do bệnh tim-phổi và nồng độ
PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh
Dựa trên lý thuyết BenMAP, chúng tôi ước
tính có khoảng 1327 ca tử vong liên quan đến tác
động của bụi PM2.5, tương ứng 0,017% dân số
năm 2013 của TP. Hồ Chí Minh. Quận 8 với số tử
vong liên quan đến PM2.5 cao nhất vào khoảng
183 ca, theo sau là Bình Chánh và Củ Chi lần
lượt là 117 và 100 ca tử vong (Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả tác động của PM2.5 lên tử vong và
kinh tế của người dân TP. Hồ Chí Minh (Với giá trị
thống kê cuộc sống VSL=35.896.987.250 VNĐ)
Quận/huyện
Số người tử
vong
Giá trị kinh tế (VNĐ)
Quận 1 51 1.823.415.711.164
Quận 2 4 149.388.464.134
Quận 3 41 1.471.736.816.992
Quận 4 47 1.675.071.593.126
Quận 5 47 1.670.159.747.750
Quận 6 99 3.561.894.354.967
Quận 7 19 690.725.947.126
Quận 8 183 6.574.463.639.017
Quận 9 7 246.281.883.763
Quận 10 50 1.803.488.795.393
Quận 11 28 1.019.206.228.130
Quận 12 30 1.082.876.073.317
Gò Vấp 76 2.718.047.953.734
Tân Bình 80 2.860.132.826.085
Tân Phú 48 1.724.509.505.491
Bình Thạnh 46 1.647.943.225.750
Phú Nhuận 39 1.389.337.108.036
Thủ Đức 51 1.816.644.853.009
Bình Tân 42 1.501.630.432.868
Củ Chi 100 3.591.450.196.000
Hóc Môn 83 2.993.287.121.373
Bình Chánh 117 4.210.196.515.678
Nhà Bè 25 889.349.812.516
Cần Giờ 14 515.836.761.068
Tổng 1327 47.627.075.566.487
Giá trị thống kê cuộc sống của Hoa Kỳ
năm 2013 là 8,7 triệu USD. Giá trị này được
chuyển đổi theo thu nhập Việt Nam là 36 tỷ
VNĐ, đã điều chỉnh theo GDP, PPP và CPI.
Với 1327 ca tử vong liên quan đến tác động
của PM2.5, TP. Hồ Chí Minh thiệt hại khoảng
48 nghìn tỷ VNĐ, tương ứng với 1,46% GDP
Việt Nam năm 2017. Với số ca tử vong cao
nhất trong 24 quận/huyện, Quận 8 thiệt hại lên
đến 6574 tỷ VNĐ, tiếp theo là Bình Chánh
(4210 tỷ VNĐ) và Củ Chi (3591 tỷ VNĐ).
BÀN LUẬN
Kết quả PM2.5 tại 24 quận sau khi được nội
suy bằng thuật toán nội suy không gian IDW
khoảng từ 11,4 đến 27,63 μg/m3. Tuy nhiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 366
chúng tôi chỉ đo trong khoảng thời gian ngắn
(15-20 phút) với thời gian và nhân lực hiện có.
Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Sáng tạo
Xanh (GreenID) về hiện trạng chất lượng không
khí Việt Nam, nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí
Minh trung bình năm 2017 là 29,6 μg/m3. Số liệu
báo cáo này được thu thập từ trạm quan trắc tự
động liên tục đặt tại Quận 1. Tuy số liệu đại diện
về mặt thời gian nhưng không khẳng định được
số liệu có mang tính đại diện đầy đủ về mặt
không gian cho cả TP. Hồ Chí Minh.
PM2.5 trên bản đồ nội suy thể hiện nồng độ
mức cao tại các quận/huyện có tỷ suất tử vong
cao. Một điều dễ nhận thấy khi quan sát là các vị
trí này thường là các quận tại trung tâm thành
phố, nơi tập trung đông dân củaTP. Hồ Chí
Minh. Một điều đáng chú ý đối với tỷ suất tử
vong do các bệnh tim-phổi và ung thư phổi lại
có xu hướng mức cao tại các huyện ngoại thành
như Cần Giờ, Củ Chi. Nhìn chung, chúng tôi
quan sát thấy có xu hướng liên quan giữa nồng
độ PM2.5 và tỷ suất tử vong ở các quận/huyện
trên bản đồ khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu tại
Trung Quốc cũng đã tính toán được kết quả tác
động của PM2.5 đến số ca tử vong. Giảm mức
PM2.5 trung bình năm xuống mức 35 μg/m3 có
liên quan đến giảm 89.000 (KTC 95%, 80.000-
170.000) ca tử vong do bệnh tim mạch, 47.000
(KTC 95%, 3.000-91.000) ca tử vong do bệnh
đường hô hấp và 32.000 (KTC 95%, 6.000-58.000)
ca tử vong do bệnh ung thư phổi tại Trung Quốc
mỗi năm(2) (Hình 5).
Nghiên cứu của chúng tôi ước tính khoảng
47.627 tỷ VNĐ mất đi là do tác động của ô
nhiễm bụi PM2.5, tương ứng 1,46% GDP năm
2017. Con số thiệt hại kinh tế này tương ứng với
1.327 ca tử vong tại 24 quận/huyện vào năm 2013
mà lý thuyết BenMAP đã ước tính. Nghiên cứu
tại thành phố Tallin cũng đã tính toán giá trị
kinh tế liên quan đến ảnh hưởng dài hạn và tử
vong. Khi nồng độ PM2.5 phát thải trung bình là
11,6 μg/m3 thì thành phố này thiệt hại khoảng
150 triệu euro hằng năm (khoảng 4.000 tỷ VNĐ),
tương ứng 2,9% GDP của thành phố Tallin năm
2005(9). Trước đây tại TP. Hồ Chí Minh, chưa tìm
thấy nghiên cứu tương tự cho tác động PM2.5.
Thay vào đó, nghiên cứu của tác giả Hồ Quốc
Bằng thực hiện đánh giá tác động của PM10 tại
Quận 5 TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, PM10 gây ra
5 ca tử vong mỗi năm, tương ứng 45 triệu USD.
Kết quả thiệt hại quy đổi cho dân số của toàn
thành phố là 204 ca tử vong, tương ứng 1,84 tỷ
USD (khoảng 40.000 tỷ VNĐ). Thiệt hại kinh tế
được ước tính trong nghiên cứu này là chuyển
đổi trực tiếp từ chi phí cuộc sống của Hoa Kỳ (9
triệu USD) mà không được hiệu chỉnh theo
GDP, PPP và CPI ở năm tương ứng như trong
nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện. Ngoàira,
số người tử vong và thiệt hại kinh tế của cả
thành phố là kết quả ngoại suy từ thiệt hại của
Quận 5 mà không được tính cụ thể trên từng
quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh(4).
Hình 5. Tỷ suất tử vong do bệnh ung thư phổi và
nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu của chúng tôi thu thập dữ liệu
các ca tử vong trong báo cáo tử vong thu thập tại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 367
cộng đồng, không kiểm soát được các yếu tố cá
nhân, gia đình và xã hội. Số liệu quan trắc nồng
độ PM2.5 của chúng tôi thực hiện có sự phân bố
theo không gian nhưng thời gian thực hiện chưa
đủ dài. Để ước tính phơi nhiễm dài hạn, số liệu
này cần được theo dõi theo mùa hoặc năm và
địa điểm lấy mẫu phân bố rộng khắp trên địa
bàn nghiên cứu để có bằng chứng đủ thuyết
phục hơn về tác động PM2.5 lên tỷ suất tử vong.
KẾT LUẬN
Các quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh đều
có nồng độ PM2.5 nội suy bằng thuật toán IDW
vượt tiêu chuẩn hằng năm của WHO (khoảng từ
11,4 đến 27,63 μg/m3). Cần có nhiều nghiên cứu
hơn nhằm đánh giá tác động của loại bụi này
đến sức khỏe, cung cấp thêm các bằng chứng để
thực hiện các chính sách giảm thiểu ô nhiễm
không khí đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen L, Shi M, Gao S, et al (2016). "Assessment of population
exposure to PM2.5 for mortality in China and its public health
benefit based on BenMAP". Environmental Pollution, 221:311-317.
2. Green ID (2017). Báo cáo chất lượng không khí năm 2017 Hà
Nội - Báo cáo nghiên cứu nội bộ. Green ID Vietnam, pp.10-16.
3. HIME (2018). The State of Global Air. URL:
https://www.stateofglobalair.org/sites/default/files/soga-2018-
report.pdf.
4. Ho Quoc Bang (2017). "Modeling PM10 in Ho Chi Minh City,
Vietnam and evaluation of itsimpact on human health".
Sustainable Environment Research, 27(2):95-102.
5. Luong T Mai Ly, Phung Tri Dung, Thai Phong Khanh (2017).
"The association between particulate air pollution and
respiratory admissions among young children in Hanoi,
Vietnam". Science of the Total Environment, 578:249-255.
6. Mehta S, Do Van Dzung, Cohen A, et al (2013). "Air pollution
and admissions for acute lower respiratory infections in young
children of Ho Chi Minh City". Air Quality, Atmosphere & Health,
6(1):167-179.
7. Ngo Long, Do Dung, Thach Thuan, et al (2011). "The Effects of
Short-term Exposure on Hospital Admissions for Acute Lower
Respiratory Infections in Young Children of Ho Chi Minh City,
Viet Nam". Epidemiology, 22(1):228-229.
8. Nguyen Thi Trang Nhung, Schindler C, Tran Minh Dien, et al
(2018). "Acute effects of ambient air pollution on lower
respiratory infections inHanoi children: An eight-year time
series study". Environment International, 111:139-148.
9. Orru H, Teinemaa E, Lai T, et al (2009). "Health impact
assessment of particulate pollution in Tallinn using fine spatial
resolution and modeling techniques". Environmental Health, 8:7.
10. United States Environmental Protection Agency (2008).
"BENMAP Environmental Benefits Mapping and Analysis
Program: User's Manual Appendices". EPA, pp.1-14.
11. United States Environmental Protection Agency (2019)
"BenMAP-CE International Self-Paced Training Guide-
Bangkok, Thailand". Clean Air Asia, pp.36-37.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ganh_nang_tu_vong_va_kinhte_do_tac_dong_8953_2212155.pdf