Ga trụ cầu

Tài liệu Ga trụ cầu: Nội dung:(Ga Trụ Cầu) Đặc điểm chung Thiết kế kết cấu ga tàu Các hạng mục khác của công trình Thi công ga trụ cầu A: ĐẶC ĐIỂM CHUNG QUY MÔ DỰ ÁN TUYẾN MÊTRÔ Lộ trình tuyến: Hình 1.1. Bình đồ dọc tuyến Tuyến đường sắt đô thị thí điểm đi theo lộ trình sau: điểm đầu Nhổn (theo Quốc lộ 32) - Cầu Diễn - Mai Dịch - Nút giao với đường Vành đai 3 - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám - ga Hà Nội - điểm cuối trên đường Trần Hưng Đạo (trước ga Hà Nội). Tổng chiều dài tuyến 12,5 Km + 0,2 Km đường dẫn vào Depot tại Nhổn, trong đó: đoạn đi trên cao dài 9,8 Km (gồm cả 0,2 km đường dẫn), đoạn đi ngầm dài 2,9 Km. Các ga tàu: Toàn tuyến bố trí 15 ga, bao gồm : 11 ga trên cao và 4 ga ngầm, trong đó có 4 ga kết nối trung chuyển. Bảng 1.1: Vị trí các ga tàu trên tuyến Ga Lý trình Vị trí S1 Km0+415 Quốc lộ 32, cổng trường ĐH công nghiệp Hà Nội, huyện Từ Liêm S2 Km1+550 Quốc lộ 32, cạnh cổng vào xí nghiệp kinh doanh thép hình, huyện Từ Liêm S3 Km2+5...

doc52 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ga trụ cầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung:(Ga Trụ Cầu) Đặc điểm chung Thiết kế kết cấu ga tàu Các hạng mục khác của công trình Thi công ga trụ cầu A: ĐẶC ĐIỂM CHUNG QUY MÔ DỰ ÁN TUYẾN MÊTRÔ Lộ trình tuyến: Hình 1.1. Bình đồ dọc tuyến Tuyến đường sắt đô thị thí điểm đi theo lộ trình sau: điểm đầu Nhổn (theo Quốc lộ 32) - Cầu Diễn - Mai Dịch - Nút giao với đường Vành đai 3 - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám - ga Hà Nội - điểm cuối trên đường Trần Hưng Đạo (trước ga Hà Nội). Tổng chiều dài tuyến 12,5 Km + 0,2 Km đường dẫn vào Depot tại Nhổn, trong đó: đoạn đi trên cao dài 9,8 Km (gồm cả 0,2 km đường dẫn), đoạn đi ngầm dài 2,9 Km. Các ga tàu: Toàn tuyến bố trí 15 ga, bao gồm : 11 ga trên cao và 4 ga ngầm, trong đó có 4 ga kết nối trung chuyển. Bảng 1.1: Vị trí các ga tàu trên tuyến Ga Lý trình Vị trí S1 Km0+415 Quốc lộ 32, cổng trường ĐH công nghiệp Hà Nội, huyện Từ Liêm S2 Km1+550 Quốc lộ 32, cạnh cổng vào xí nghiệp kinh doanh thép hình, huyện Từ Liêm S3 Km2+560 Quốc lộ 32, cạnh Tổng kho 101 Quân đội, huyện Từ Liêm S4 Km3+330 Quốc lộ 32, trước cổng chợ Cầu Diễn, huyện Từ Liêm S5 Km4+280 Quốc lộ 32, trước nghĩa trang Mai Dịch, quận Cầu Giấy S6 Km5+050 Đường Hồ Tùng Mậu, cạnh trường đại học Thương Mại, quận Cầu Giấy. S7 Km5+725 Đường Xuân Thủy, trước trường đại học Sư Phạm, quận Cầu Giấy S8 Km6+715 Đường Cầu Giấy, cạnh cây xăng số 9, quận Cầu Giấy S9 Km7+465 Đường Cầu Giấy, Bưu cục Cầu Giấy, quận Cầu Giấy S10 Km8+110 Đối diện trường đại học Giao thông vận tải, quận Ba Đình S11 Km8+975 Đường Kim Mã, gần khách sạn Daewoo, quận Ba Đình. S12 Km9+875 Đường Kim Mã, trước cửa khu Ngoại giao đoàn,quận Ba Đình. S13 Km10+705 Đường Giảng Võ, trước cổng Bộ Y Tế, quận Đống Đa. S14 Km11+520 Ngã tư đường Tôn Đức Thắng và Cát Linh, quận Đống Đa. S15 Km12+500 Đường Trần Hưng Đạo, trước cửa ga Hà Nội, quận Hoàn Kiếm. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG MÊTRÔ Khổ đường: Đường sắt khổ 1435 Tốc độ: Tốc độ tối đa là 80km/h Vận tốc thương mại đạt: 33,8 km/h. Bán kính đường cong Bán kính đường cong bằng tối thiểu: Tuyến chính: R = 150m - Trong ga: R = 800m Tuyến nhánh: R = 150m - Trong đềpô: R = 100m Bán kính đường cong đứng tối thiểu: R = 1500m (Trường hợp khó khăn R = 1300m) Độ dốc dọc: Độ dốc dọc tối đa Tuyến chính: i = 4% (Trường hợp khó khăn i =5%) Đoạn đặt ghi : i = 5% (Trường hợp khó khăn i = 10%) Đường trong ga : i = 0,2% (Trường hợp khó khăn i = 0,3%) Depot (bãi chứa xe): : i =0,15%. Điện áp: 2x600V – DC, 1500V – DC. Hình thức lấy điện: Đoàn tàu lấy điện theo ray thứ ba, đường tải điện dẫn theo một thanh ray treo cách điện trên các giá đỡ, chạy song song với các ray chính. Biện pháp cấp điện: Có hai hình thức cấp điện Hình thức cấp điện phân lẻ, trong đó trạm nguồn chỉnh lưu và trạm hạ thế được bố trí ở cùng một nơi - tại vị trí các ga. Hình thức cấp điện tập trung: Một số trạm chỉnh lưu bố trí trên mặt đất, dọc theo tuyến hầm và cấp dòng điện một chiều xuống đường hầm thông qua trạm lọc gió và giếng dẫn gió, còn trạm hạ thế bố trí ở các ga. Hình thức cấp điện cho ga là hình thức cấp điện phân lẻ. Khoảng thời gian giữa hai chuyến tàu: 5,4 phút. Năng lực vận chuyển: Là khả năng vận chuyển một số lượng hành khách theo một hướng tuyến trong một giờ, được tính theo công thức: Trong đó: V - Năng lực thông qua tính bằng số đôi tàu/ một giờ. M - Lượng hành khách có thể chở trên một chuyến tàu, M = số toa x sức chứa của một toa. Đối với tuyến tàu điện ngầm thí điểm ở Hà nội thì: Năng lực vận chuyển vào giờ cao điểm có thể đạt 6300 HK/giờ/hướng. Trong tương lai, có thể tăng tần suất lên 3,45 phút/chuyến. Tương ứng với năng lực vận chuyển là 9500 HK/giờ/hướng. Thậm chí, tần suất có thể đạt 3 phút/chuyến. Tương ứng với năng lực vận chuyển là 12000 HK/giờ/hướng. Năng lực thông qua: Đánh giá qua mật độ đoàn tàu trên một hướng tuyến. Đối với tuyến tàu điện ngầm thí điểm ở Hà nội thì năng lực thông qua khoảng 10 – 15 đôi tàu/ một giờ. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐOÀN TÀU MÊTRÔ: Trên tuyến mêtrô thiết kế, có ga quay đầu kiểu nhánh cụt, đoàn tàu phải lắp hai toa có cabin: Hai toa động lực ở hai đầu, một toa động lự ở giữa Hai toa không có động cơ xen giữa các toa có động cơ Như vậy, đoàn tàu có tất cả 5 toa, tỷ lệ động lực là 60% Kích thước toa tàu: Chiều cao (tính từ ray): 3700 mm Chiều rộng: 2700 mm Chiều dài cấu tạo: 18770 mm Chiều dài giữa hai đầu đấm: 19166 mm Khoảng cách giữa hai giá chuyển: 12600 mm Chiều cao từ đỉnh ray đến sàn toa: 1100 mm Tải trọng trục cho phép: 14 (tấn) Đặc điểm động học của toa tàu: Tốc độ cấu tạo : Vct = 80 Km/h. Gia tốc : Gia tốc khi khởi hành không nhỏ hơn 1.0 m/s² Gia tốc trung bình trong khoảng tốc độ từ 0 đến 40 km/h không nhỏ hơn 0,85 m/s² Gia tốc trung bình khi trong khoảng tốc độ từ 40 đến 80 km/h, không nhỏ hơn 0,48 m/s² Tăng tốc tối thiểu còn lại ở vận tốc 80 km/h không nhỏ hơn 0,3 m/s² Giảm tốc trong trường hợp hãm bình thường không nhỏ hơn 1,1 m/s² Giảm tốc trong trường hợp hãm khẩn cấp không nhỏ hơn 1,4 m/s² IV. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, THUỶ VĂN KHU VỰC GA Mô tả địa chất khu vực: Khu vực tuyến đi qua nằm trên một kiểu địa hình đồng bằng khá đồng nhất được cấu tạo từ các thành tạo trẻ có tuổi Đệ Tứ, căn cứ vào loạt tờ địa chất Hà Nội tỷ lệ 1:200.000 và bản thuyết minh đi kèm, khu vực tuyến đi qua Gồm các thành tạo địa chất sau: * Hệ tầng Lệ Chi (QIlc): Thành phần cát, cuội, sỏi, sạn xen bột cát màu xám dày 35-70m. * Hệ tầng Hà Nội (QII-IIIhn): Thành phần cuội, sỏi, sạn, dăm sạn thạch anh, xen bột sét màu vàng bề dày 2-20m. * Hệ tầng Vĩnh Phúc (QIIIvp): Cát ít sạn sỏi, sét bột màu sắc loang lổ hoặc sét bột màu xám, dày 5-20m. * Hệ tầng Hải Hưng (Q1-2IVhh): Cát, bột, sét, màu xám vàng (am), bột sét, cát hạt bụi, màu xám đen, xám tro (mb), bột cát sạn màu xám sẫm, sét màu đen và xanh, sét kaolin lẫn tàn tích thực vật, dày 2-10m. * Hệ tầng Thái Bình (Q3IVtb): Thành phần sét, bột, cát màu xám nâu (am), cát, bột, sét màu xám đen (bm), sét màu nâu xen sét màu đen chứa tàn tích thực vật, cát hạt mịn màu xám, cát hạt nhỏ dày 1-5m. * Hệ Đệ Tứ không phân chia (Q): Thành phần sỏi sạn, dăm tảng, sét bột dày 1- 5m Qua kết quả khoan, kết quả thí nghiệm xuyên SPT ngoài hiện trường, kết quả thí nghiệm các mẫu đất trong phòng, đặc điểm địa tầng tuyến đi qua có thành tạo trầm tích. Tại khu vực ga địa chất được khảo sát thông qua lỗ khoan 11, địa chất được mô tả gồm các lớp đất từ trên xuống dưới như sau: Bảng 1.2: Mô tả địa chất khu vực xây dựng ga tàu TT Tên lớp Mô tả địa chất Cao độ mặt lớp (m) Cao độ đáy lớp(m) Chiều sâu từ mặt đất (m) Bề dày (m) 1 Đất đắp Thành phần không đồng nhất, có chỗ sét pha lẫn gạch ngói vụn, có chỗ cát hạt nhỏ. +8,12 +5,02 0 3,10 2 1a Sét pha xen kẹp sét, mầu xám ghi nâu hồng, vết trắng trạng thái dẻo mền đến dẻo cứng. +5,02 +3,52 3.10 1,50 3 1b Sét xen kẹp sét pha, màu xám vàng, xám trắng, xám nâu, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. +3,52 -0.08 4.6 3,6 4 2b Sét pha xen sét kẹp, màu nâu hồng, xám đen, xám ghi, xám vàng, trạng thái chảy đến dẻo chảy. -0.08 -11,68 8.2 11,6 5 TK3 Cát pha, mầu xám nâu, xám vàng, trạng thái dẻo. -11,68 -14,28 19.8 2,60 6 3a Cát hạt mịn lẫn bụi sét xen kẹp cát hạt nhỏ, mầu xám vàng, xám nâu, xám tro, kết cấu xốp đến chặt vừa. -14,28 -22,08 22.4 7.80 7 5c Cát hạt trung, màu xám nâu, xám vàng đến xám tro, kết cấu chặt. -22,08 -26,28 30.2 4,20 8 TK6 Sét, màu xám nâu, trạng thái chảy. -26,28 -32,08 34.4 6,90 9 6 Cuội, sỏi lẫn cát sạn, màu xám vàng, bão hoà nước, kết cấu ch ặt vừa -32,08 -40,08 40.2 8,00 Bảng1. 3: Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất TT Tên chỉ tiêu Các lớp đất 1 Thành phần hạt (P%) 1a 1b 2b TK3 3a 5c TK6 6 > 10 mm 10mm-5mm 1.1 5mm-2mm 0.2 1.4 2mm-1mm 0.4 0.2 0.8 4.7 1mm-0.5mm 0.8 0.6 3.0 2.8 0.5mm-0.25mm 0.6 0.3 3.0 14.3 27.4 11.4 0.5 0.25mm-0.1mm 2.8 1.6 6.7 29.8 36.9 43.8 4.1 0.1mm-0.05mm 25.6 20.1 22.1 27.1 14.5 19.4 13.7 0.05mm-0.01mm 27.5 27.3 26.6 12.8 9.3 15.4 29.7 0.01mm-0.005mm 11.8 13 13.2 4.3 2.7 20.2 < 0.005mm 31.7 36.3 26.7 11.6 5.4 31.8 2 Độ ẩm tự nhiên: 29.4 27.9 46.8 23.1 50.3 3 Dung trọng tự nhiên: 1.91 1.92 1.71 1.97 1.65 4 Dung trọng khô: 1.48 1.5 1.16 1.6 1.10 5 Khối lượng riêng: 2.71 2.71 2.63 2.68 2.66 2.68 6 Độ bão hoà (S%) 96 94 97 92 94 7 Hộ số rỗng : n(%) 45 45 56 40 59 8 Hệ số rỗng: 0.831 0.807 1.267 0.675 1.436 9 Độ ẩm giới hạn chảy: 36 42.2 45.1 23.2 44.5 10 Độ ẩm giới hạn dẻo: 21.1 23.9 28.2 16.5 26.9 11 Chỉ số dẻo: 14.9 18.3 16.9 6.7 17.6 12 Độ sệt: 0.56 0.22 1.10 0.99 1.33 13 Lực dính kết đơn vị: 0.11 0.22 0.14 0.1 0.05 14 Góc nội ma sát: 110 59’ 60 32’ 15 Hệ số nén nún: 0.03 0.021 0.062 0.026 0.094 16 Góc nghỉ khô: 290 27’ 360 56’ 17 Góc nghỉ khi bão hoà nước 230 12’ 240 40’ 18 Ứng suất có điều kiện theo 22TCN-18-79: 1.1 2.29 <1 <1 1.50 4.50 <1 19 Số búa N30 trung bình 7.4 13.05 6.07 9.66 >50 Điều kiện thuỷ văn khu vực: Toàn bộ khu vực Hà nội là trung tâm của đồng bằng sông Hồng, trên bề mặt có mạng lưới sông, ao, hồ dày đặc, điều kiện địa chất thuỷ văn rất đặc biệt. Trữ lượng nước mặt và nước ngầm rất lớn. Trong khu vực nghiên cứu có đới chứa nước rất dày, qua công tác khảo sát địa chất tại lỗ khan số S11, đồng thời quan trắc mực nước có áp trong lỗ khoan cho thấy mực nước xuất hiện và mực nước ổn định trong lỗ khoan S11 ở cao độ là: Mực nước xuất hiện: - 14,28m Mực nước ổn định trong lỗ khoan: + 5,08m V.ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GA NGẦM 1. HÌNH THỨC BỐ TRÍ SÂN CHỜ TRÊN GA Theo hình thức bố trí sân chờ trên ga, ga tàu được chia ra làm hai loại là ga dạng đảo và ga dạng bến: Ga dạng đảo: Ga dạng đảo có sân ga nằm ở giữa còn hai hướng đường tàu nằm ở hai phía của sân ga. Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ bố trí đường lên xuống do đường lên xuống tiếp cận thuận lợi với sân ga ở cùng một cao độ. Dễ tạo dáng kiến trúc, vì sân ga rộng rãi được bố trí ở giữa ga. Không cần cầu vượt qua đường tàu chạy. Nhược điểm: Nếu trong khu gian có hai hướng chạy chung trong một đường hầm thì khi ra vào ga các đường hầm cần phải tách ra, do đó việc bố trí tuyến phức tạp hơn. Tồn tại dòng hành khách ngược chiều nhau trong giới hạn sàn. Phạm vi áp dụng: Hầm đặt sâu, thi công theo phương pháp kín. Ga dạng bến: Ga dạng bến có hai sân ga ở hai phía còn hai đường tàu bố trí ở giữa. Ưu điểm: Nếu trong khu gian có hai hướng chạy chung trong một đường hầm thì khi ra vào ga các đường hầm không cần phải tách ra, do đó việc bố trí tuyến đơn giản hơn. Không còn tồn tại dòng hành khách ngược chiều nhau trong giới hạn sàn. Nhược điểm: Phải xây dựng cầu vượt để hành khách vượt qua từ sàn này sang sàn kia. Phạm vi áp dụng: Hầm đặt nông, thi công theo phương pháp đào mở. Ga kết hợp: -Tại các ga này hành khách đến ga và đi ra khỏi tàu từ một phía của toa và đồng thời đồng thời từ phía khác hành khách lên tàu. -Hai sàn bên và một sàn đảo hoàn toàn laọi trừ khả năng giao cắt các dòng hành khách ngược nhau trong giới hạn của ga và đảm bảo phân chia chúng theo hướng chuyển động. -Sự lên và xuống tàu của hành khách sẽ giảm thời gian đổ tàu trên ga, có nghĩa là tăng vòng quay hành khách và khả năng thông thoát của nó. Trong đồ án này ta thiết kế ga dạng đảo. * Theo s¬ ®å kÕt cÊu, ga ngÇm ®­êng tµu ®iÖn ngÇm cã 3 m« h×nh: ga lo¹i trô cÇu - thi c«ng b»ng ph­¬ng ph¸p kÝn; ga lo¹i cét vµ ga mét vßm hay mét nhÞp- thi c«ng b»ng ph­¬ng ph¸p kÝn hoÆc hë. H×nh 1.6 - Ga lo¹i trô cÇu 1. §­êng ngÇm d¹ng tuyÕn; 2. Phßng ph©n phèi; 3. Lèi qua l¹i; 4. Trô cÇu. - Ga trô cÇu cã sµn lªn xuèng vµ phßng ph©n phèi ga ®­îc bè trÝ ë c¸c ®­êng ngÇm kh¸c nhau kh«ng cã sù tiÕp xóc hay giao c¾t vá hÇm gi÷a chóng. §Ó liªn th«ng gi÷a c¸c ®­êng ngÇm ga, t¹i cèt sµn ng­êi ta bè trÝ c¸c lèi qua l¹i. - Ga cét cã c¸c tuyÕn vµ sµn ga ®­îc kÕt hîp trong mét kh«ng gian thèng nhÊt víi kÕt cÊu chÞu lùc bªn trong lµ c¸c trô trung gian vµ c¸c dÇm däc. Khi thi c«ng b»ng ph­¬ng ph¸p kÝn, ga cét sÏ cã m¸i vßm; cßn thi c«ng b»ng ph­¬ng ph¸p lé thiªn th× m¸i cã thÓ lµm vßm còng câ thÓ lµm ph¼ng. H×nh 1.7 - Ga lo¹i cét m¸i vßm 1. §­êng ngÇm d¹ng tuyÕn; 2. Phßng ph©n phèi; 3. KÕt cÊu chÞu lùc bªn trong. H×nh 1.8 - Ga lo¹i cét m¸i ph¼ng 1. §­êng ngÇm d¹ng tuyÕn; 2. Phßng ph©n phèi; 3. KÕt cÊu chÞu lùc bªn trong. - Ga mét vßm hay mét nhÞp cã 1 ®­êng ngÇm tiÕt diÖn lín liªn kÕt c¸c tuyÕn víi c¸c sµn ga. H×nh 1.9 - Ga mét nhÞp a) Mét nhÞp cã m¸i vßm; b)Mét nhÞp cã m¸i ph¼ng. KÕt luËn: Sau khi ph©n tÝch c¸c lo¹i ga nªu trªn, ®«ng thêi kÕt hîp víi vÞ trÝ x©y dùng ga cã mËt ®é d©n c­ lín. ®ång thêi l­u l­îng ng­êi qua ®©y kh¸ ®«ng. Do vËy ®Ó tËn dông kh«ng gian bªn d­íi khi x©y dùng ga ta cã thÓ kÕt hîp ga víi siªu thÞ phôc vô kinh doanh, còng nh­ c¸c ho¹t ®éng gi¶i trÝ kh¸c. Trong ®å ¸n nµy chän lo¹i ga trụ cầu 2.CHIỀU SÂU ĐẶT GA SO VỚI MẶT ĐẤT Thiết kế ga ngầm, xây dựng bằng phương pháp kín nên chiều sâu tối thiểu tính từ đỉnh ray đến mặt đất là 15m, đồ án này ta thiết kế ga với chiều sâu: H = 30m. Như vậy, kết cấu ga: Có móng tựa lên lớp đất tương đối tốt là lớp 5c là lớp đất tốt (cát hạt trung, kết cấu chặt) Phần tường ga nằm chủ yếu trong lớp đất 3a lớp đất tương đối tốt (cát hạt mịn lẫn bụi sét, kết cấu chạt vừa). Phần vòm ga có thể nằm trong lớp TK3- cát pha, trạng thái dẻo. B. THIẾT KẾ KẾT CẤU GA TÀU điều kiện mặt băng khu vực ga: Khu vực ga nằm trên phố Giảng Võ, một đầu ga nằm gần ngã tư giữa các tuyến phố Giảng Võ – Giang Văn Minh – Cát Linh, đây là nút giao thông có mật độ xe cộ và người đi bộ thông qua rất lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm rất dễ xảy ách tắc giao thông. Đầu ga còn lại nằm trên đường Giảng Võ. Theo hướng tàu chạy từ Nhổn đến ga Hà nội thì tại tại khu vực ga số 11 có đặc điểm về mặt bằng như sau: Bên phải là khu dân cư phường Giảng võ chạy dài hết chiều dài ga với mật độ xây dựng dày đặc, chủ yếu là các ngôi nhà xây theo kiểu mái bằng 1 tầng, 2 tầng và 3 tầng. Vỉa hè chạy dọc tuyến phố, tuy nhiên bề rộng vỉa hè thì chỗ rộng chỗ hẹp do các ngôi nhà xây thò ra, thụt vào. Chỗ hẹp nhất của vỉa hè chỉ khoảng dưới 4m, chỗ rộng nhất (phía gần ngã tư) khoảng hơn 8m. Bên trái gồm có: Công Ty Xuất nhập khẩu Y tế và Tư liệu dân số - Đại học Y tế Cộng đồng – và khu dân cư phường Kim Mã. Khu vực này cũng chủ yếu là các ngôi nhà xây theo kiểu mái bằng 1, 2, 3 tầng. Vỉa hè tương đối rộng và đều. Chiều rộng vỉa hè khoảng hơn 6m. Vỉa hè được lát gạch. Chiều rộng phố tính từ mép vỉa hè của hai tuyến phố thì trung bình khoảng 26m. Trung tâm ga tàu nằm ở lý trình KM10 +705m trên tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn– ga Hà nội. Theo sự khảo sát thực tế, nhận thấy mật độ người đi bộ trên vỉa hè, và lưu lượng xe bus thông qua nút là tương đối lớn. Đặc biệt từ phía ngã tư, tại đó tập trung dòng người từ nhiều hướng đổ về, các khu dân cư đông đúc, đồng thời có toà nhà 17 tầng là trụ sở Công ty Viễn thông Quân đội với số lượng nhân viên lớn. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC GA TÀU Tương tự như phương án 1 ta có các kích thước cơ bản của ga tàu như sau: Chiều dài đường đỗ của đoàn tàu: 98,83m Ta lựa chọn chiều dài sân ga là: Lga = 100m Chiều dài sân ke chờ tàu: 91,83m Chiều rộng sân ke chờ tàu của mỗi hướng tàu: Giá trị tính toán: 2,995 m Giá trị tối thiểu theo quy định: Chiều rộng ke ga tối thiểu không phụ thuộc vào tính toán đối với ga trụ cầu là: 3,2m- Đối với ga trụ cầu có vỏ bằng gang 2,9m- Đối với ga trụ cầu có vỏ bằng BTCT lắp ghép Kết luận: Dựa vào hai giá trị trên đây ta lựa chọn b 3m, giá trị cụ thể còn phụ thuộc vào dạng kết cấu ga trụ cầu. Chiều dài các đoạn của ga tàu: Chiều dài phần sân khuất phía cầu thang cuốn : Giá trị tính toán theo điều kiện thông thoát hành khách: Trong đó: k’ Là hệ số xét đến mức độ xếp đầy sân ga, phụ thuộc vào chỉ tiều h. c Là chiều rộng lối thông, c3m, phương án này ta chọn: c = 3m. (giá trị này phải là bội số của bề rộng một vì tubin- cấu kiện lắp ghép vỏ hầm, tính toán và lựa chọn dưới đây sẽ cho ta chiều rộng một vì tubin là 0,75m. Chiều rộng lối thông bằng 4 lần chiều rộng tubin) t Là khoản thời gian giữa hai chuyến tàu: t = 5,4 phút. h (m2/người) 0,75 0,55 0,33 k’ 1 0,75 0,5 Theo trên ta chọn h = 0,55; nên: k’ = 0,75 Ta được: 152,868m Quy định đường cầu thang bắt đầu từ vị trí không quá 1/4 chiều dài sân ga, tức: 25m Giá trị tính toán theo điều kiện bố trí cầu thang cuốn trên mặt bằng: Phương án này thiết kế ga tàu dạng trụ cầu, các đường hầm ga tuyến (khoang bên) và đường hầm ga giữa (khoang giữa) là các đường hầm độc lập nên đường hầm cầu thang cuốn chỉ kết nối với đường hầm ga giữa. Do đó kết cấu phần chuyển hướng sẽ không phức tạp như ga dạng cột. Để cho hành khách không phải đi quá xa từ đầu mút ga đối diện đến đường cầu thang cuốn, thì bậc thang đầu tiên củakết cấu đường hầm cầu thang cuốn không nên bố trí ở đầu mút ga tàu mà nên dịch chuyển vào bên trong ga tàu. Do vậy, chiều dài phần sân khuất của phương án ga dạng trụ cầu sẽ dài hơn so với phương án ga dạng cột. Kết luận: Căn cứ vào hai điều kiện phía trên ta lựa chọn: L’ = 24m. Chiều dài gian vùng cửa thông của ga tàu: Tính toán số lượng cửa thông của ga tàu: Phương án 2 là ga 3 vòm dạng trụ cầu, có các cửa thông từ hai bên vào gian giữa. Số lượng của này được tính toán để đảm bảo lượng hành khách lên hoặc xuống tàu không bị mắc lại ở gian giữa hay ke đợi tàu. Giá trị tính toán: 0,899 (cửa) Giá trị lựa chọn: 12 (cửa) Nhận xét: Giá trị này lớn hơn giá trị tính toán nên thoả mãn điều kiện đi lại của hành khách. Chiều dài vùng cửa thông (chiều dài gian giữa) Lựa chọn kích thước trụ cầu theo phương dọc ga: Kích thước trụ cầu theo phương dọc ga tàu phải thoả mãn điều kiện: Là bội số của bề rộng một vì tubin Phù hợp với địa chất trong khu vực xây dựng ga tàu. Trong đất nửa đá: trụ hẹp, btru 1,5m Trong đất yếu: trụ rộng, Chiều sâu ga tàu tính từ mặt đất đến đỉnh ray cũng giống như PA1: H = 30m. Theo dự kiến, bán kính ngoài lớn nhất của kết cấu ga trụ cầu là 4,25m. Chiều cao của kết cấu ga trụ cầu không quá 10m nên kết cấu ga tàu nằm trọn trong hai lớp đất là lớp 3a (Cát hạt mịn, kết cấu xốp đến chặt vừa) và lớp 5c (Cát hạt trung, kết cấu chặt). Đó là hai lớp đất tương đối ổn định. Lựa chọn chiều rộng của vì tubin (theo Bảng 10-7, TR163, giáo trình Thiết kế đường hầm Mêtrô- Chu Viết Bình) ta được: btubin = 75125cm, Ta chọn: btubin = 75cm. Dựa vào các dữ kiện trên đây, ta lựa chọn chiều rộng của trụ cầu bằng 3 lần chiều rộng của một vì tubin, tức là: btru = 3*75 = 225cm = 2,25m. Kích thước này cũng thoả mãn điều kiện trụ rộng khi xây dựng kết cấu ga trụ cầu trong đất. Như vậy, theo chiều dọc ga tàu có 11 hàng trụ cầu, 12 cửa thông, chiều dài vùng của thông sẽ là: 60,75m Theo quy định thì chiều dài gian giữa phải không được nhỏ hơn 1/4 chiều dài đoàn tàu, tức là: 23,957m Nhận xét: Chiều dài gian giữa bằng 60,75m đảm bảo điều kiện nêu ra. Chiều dài sân khuất phía phòng dịch vụ (đối diện cầu thang cuốn): 15,25m Nhận xét: Chiều dài L” cũng thoả mãn hai điều kiện giống như L’ nên chiều dài các đoạn mà ta lựa chọn là hợp lý. Chiều rộng sàn đảo của ga tàu: Đối với ga tàu dạng trụ cầu thì chiều rộng sàn đảo của ga phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai đường tâm của hai đường ray hai bên. Trong phương án này ta thiết kế ga trụ cầu với khoảng cách hai đường ray là 22m. Chiều rộng sàn đảo sẽ bằng: – 2*1,45 = 19,1m. II. BỐ TRÍ CHUNG GA TÀU 1.MẶT CẮT NGANG GA TÀU Tiết diện của ga tàu phải đảm bảo các điều kiện sau: Có đường khuôn bên trong bao được khổ giới hạn tĩnh không của đoàn tàu trong ga theo cả hai hướng tuyến. Đồng thời, trong phương án này do kết cấu đường ngầm ga tuyến (khoang bên) được lắp từ các tubin nên có thể lợi dụng TBM chạy trong khu gian tiến thẳng qua ga và lắp các tubin ở thành bên của đường ngầm ga tuyến. Nên đường khuôn bên trong ga tàu chỉ cần bao được đường khuôn của đường hầm trong khu gian (trên đoạn từ khu gian đi vào ga) mà không cần phải bao toàn bộ đường kính ngoài của đường hầm trong khu gian. Mục đích là để đường tàu chạy khi vào trong ga không cần làm đoạn thu hẹp khi đi từ khu gian vào ga, gây phức tạp cho thi công, và ảnh hưởng đến khai thác chạy tàu. Tốt nhất mép ngoài cùng của đường khuôn bên trong ga tàu trùng với mép ngoài cùng của đường khuôn bên trong của đường hầm trong khu gian, trên đoạn khu gian đi vào ga. Khổ giới hạn chung của ga tàu: Dựa vào khổ giới hạn MS và bề rộng sàn thiết kế là 19,1m, ta ghép hai khổ giới hạn MS với khoảng cách 19,1m tính từ mép sàn giữa hai khổ giới hạn. Xác định các điểm giới hạn tĩnh không: Điểm cách cạnh trên của khổ giới hạn từ 670 – 770, chọn: 750mm Điểm cách góc của khổ giới hạn 150mm tính theo phương vuông góc với cạnh chéo của khổ giới hạn, có: 150mm Điểm nằm ở 2 bên tường hầm, đối với hầm đường sắt: Cao độ: cách đỉnh ray 1500mm Cách đường giới hạn: 500mm Đường khuôn hầm trong khu gian: Đường khuôn hầm trong khu gian được xây dựng từ khổ giới hạn trong đường hầm mêtrô tiếp điện theo ray thứ ba, gọi là khổ giới hạn MT. Để dự trữ sai số thì bán kính của đường khuôn hầm được cộng thêm 10mm so với bán kính khổ giới hạn MT. Ghép đường khuôn hầm với khổ giới hạn tĩnh không Xác định đường kính trong và đường kính ngoài đường hầm ga: Luận cứ để lựa chọn đường kính trong của các vỏ hầm ga: Kích thước mặt cắt đường hầm giữa được dự kiến tương ứng với lưu lượng hành khách trên ga và tiêu chuẩn về khả năng thông thoát của dòng hành khách di chuyển dọc theo ga tàu. Vì vậy nhịp đường hầm giữa có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng nhịp đường hầm tuyến. Tuy nhiên, để giảm được số lượng chủng loại cấu kiện lắp ghép trong kết cấu ga thì tốt nhất ta lựa chọn mặt cắt đường hầm giữa giống với mặt cắt đường hầm tuyến. Ta có sơ đồ xác định các thông số của ga dạng trụ cầu như dưới đây: Trong đó: b Chiều rộng ke đợi tàu, theo tính toán ở trên b3m c Khe hở bố trí kết cấu ốp trụ cầu, c0,3m d chiều rộng trụ cầu, d = 0,83m e chiều cao thông thuỷ của cửa thông, e2,5m Sơ bộ dựng đường khuôn (đường kính trong) của vỏ hầm: Theo trên thì tốt nhất đường khuôn hầm trong khu gian nên áp sát với đường khuôn hầm trong ga, do vậy đường khuôn hầm trong ga đi qua điểm A Chọn c = 0,5m, b = 3m, ta xác định được điểm C Điểm B là điểm giới hạn tĩnh không nằm ở góc trên của khổ giới hạn MT Vẽ một vòng tròn qua 3 điểm A, B, C ta được một đường khuôn hầm có bán kính R = 3714mm. Đường tròn này bao được tất cả các điểm giới hạn tĩnh không và cả đường khuôn hầm trong khu gian. Lựa chọn đường khuôn hầm ga thiết kế: Nhận thấy rằng đường khuôn hầm dựng sơ bộ ở trên đặt quá thấp so với cao độ mặt sàn ga vì tâm của nó nằm phía dưới đường trục nằm ngang của đường khuôn trong khu gian. Nhưng có thể dựa vào các yếu tố của đường tròng đó để dự kiến và chọn lựa các yếu tố của đường khuôn hầm ga thiết kế cho hợp lý. Đường khuôn thiết kế được lựa chọn có các đặc điểm sau: Bán kính: R = 3760mm = 3,76m Đi qua điểm A Có tâm nằm trên đường trục nằm ngang của đường khuôn hầm trong khu gian Tính bán kính ngoài của vỏ hầm ga: Bán kính ngoài của vỏ hầm ga được xác định sau khi tính chiều dày của tubin BTCT theo công thức sau: h = Trong đó: Dtr Là đường kính trong của đường hầm, theo trên: Dtr = 2*3,76 = 7,52m. a- Là hệ số kinh nghiệm (Bảng 10-8, TR165, Giáo trình Thiết kế đường hầm và mêtrô- Chu Viết Bình), Với: + 6,5m < Dtr = 7,52m < 8m + Kết cấu vỏ hầm ghép từ các tubin BTCT Ta được: a = 0,0575 Ta tính được: 0,4324m Ta lựa chọn: h = 0,49m Như vậy đường kính ngoài của vỏ hầm ga là: Dng = Dtr + h = 3,76 + 0,45 = 4,21m = 4250mm Xác định chủng loại và kích thước các cấu kiện vỏ hầm. Chiều rộng tubin: btubin = 75cm = 0,75m (theo trên) Chiều dày tubin: h = 0,49m (theo trên) Các cấu kiện đổ tại chỗ thì liên kết với nhau bằng cách đặt thép chờ, các tubin lắp ghép thì liên kết với nhau bằng bulông ở cả 4 mặt. Chiều dày phần vỏ của các tubin là 250mm Khối BTCT tạo thành trụ cho dầm (lanh tô) “A” Khối A được sử dụng để tạo thành trụ cho dầm trong kết cấu ga trụ cầu. Khối này được đổ tại chỗ. Kích thước khối này được xác định từ điều kiện chiều cao thông thuỷ của cửa thông, e2,5m. Chọn chiều cao cửa tính từ mặt sàn ga đến mép trên cửa thông là 2,65m. Từ đó, ta sẽ xác định được kích thước của khối A. Đồng thời, kiểm tra khoảng cách từ mép trong (phẳng) của khối A đến mép của sàn ga ta được 3,002m. Khoảng cách này chính là chiều rộng thực tế của sân ke đợi tàu, thoả mãn điều kiện b3m. Kích thước khối A như sau: Khối BTCT “B” Khối B có thành bị cắt 1/2 chiều dài và có lỗ hở ở phần bị cắt Khối B và khối A được lắp vào vòng đường ngầm ga tuyến từ một phía, còn lắp vào vòng đường ngầm ga giữa từ hai phía, tạo nên “đường xoi” phía trên và phía dưới lỗ cửa trên suốt chiều dài đoạn có cửa thông của ga. Người ta lợi dụng những đường xoi này và lỗ hở của khối B để đổ bêtông cho dầm dọc- lanh tô của kết cấu ga trụ cầu. Cấu tạo của khối B như sau: Khối khoá vòng “K” Khối khoá vòng K là cấu kiện lắp cuối cùng trong khi thi công vở hầm. Có một mặt vát vào phía trong để có thể lắp ghép từ phía trong vỏ hầm Góc chắn của mảnh khoá K là: aK = 90 Vì tubin “C” Đây là vì tubin nằm giữa khối B và khối khoá vòng “K”. Vì khối khoá vòng K có cấu tạo một mặt vát vào phía trong nên mảnh C cũng phải có một mặt vát theo mảnh khoá K. Góc chắn của mảnh tubin C là: aC = 250 Vì tubin tiêu chuẩn “D” Trên mặt cắt ngang đường hầm ga tuyến thì có tất cả 7 vì tubin tiêu chuẩn D Góc chắng của vì tubin tiêu chuẩn D là: aD = 24017’ Loại này chỉ có trong đường ngầm ga tuyến Cấu tạo của vì tubin tiêu chẩn D như sau: Vì tubin “E” và “F” Hai loại này chỉ có trong đường ngầm ga giữa Tubin E cũng giống như tubin C trong đường ngầm ga tuyến, có một mặt vát theo mặt của mảnh khoá K, góc chắn của mảnh E là 150. Mảnh F là mảnh dưới cùng của đường ngầm ga giữa, có góc chắn là 250. Chú ý: Trong quá trình thi công, lúc đầu vỏ hầm ga được lắp bằng các vì tubin và chưa có cửa thông giữa các hầm. Khi đó, tại vị trí của các khối A,B là các mảnh ghép tạm thời. Các mảnh đó được thay thế dần và đổ bêtông để tạo thành các khối A,B trong quá trình thi công cửa thông. Tại vị trí khối A có 3 mảnh ghép tạm thời A’, có góc chắn là 220. Tại vị trí khối B có hai mảnh ghép tạm thời B’, có góc chắn là 22,50. Mặt cắt ngang ga tàu: 2. MẶT CẮT DỌC GA TÀU Mặt cắt dọc kết cấu chính( I -I) Mặt cắt dọc phần trụ cầu Do kích thước phần trụ cầu theo chiều dài ga là tương đối lớn, nếu toàn bộ phần lõi trụ được đổ bằng bêtông thì sẽ rất tốn kém. Đồng thời, lớp đất đặt kết cấu trụ ga là lớp đất 5c tương đối tốt nên không cần đào bỏ toàn bộ phần đất trong lõi trụ và thay thế bằng bêtông mà chỉ cần đào đi 0,5- 0,6m từ mỗi phía và thay thế bằng bêtông. Trong trường hợp này ta đào đi 0,5m từ mỗi phía. KẾT CẤU CẦU THANG LÊN KÍCH THƯỚC CẦU THANG LÊN Tính toán chiều sâu đặt sảnh ngầm Xác định cao độ mặt đường đi trong hệ thống đường hầm vượt nút. Lấy cao độ điểm trung tâm của ngã tư làm cao độ gốc. Trên bình đồ, cao độ đó là +7,34m. Chiều sâu mặt đường đi bộ trong hệ thống đường hầm vượt nút được xác định như sau: Không sử dụng đất đắp trên bề mặt tấm mái của kết cấu đường hầm vượt bộ mà sử dụng nó làm nền đường và đặt trực tiếp kết cấu áo đường lên trên tấm mái đó. Chiều dày kết cấu áo đường là 10cm = 0,1m. Chiều dày tấm mái của kết cấu đường hầm vượt bộ là 0,5m Chiều cao thông thuỷ của đường hầm là 2,4m. Như vậy cao độ mặt đường trong hầm vượt nút là: h1 = (+7,34) - 0,1 – 0,5 – 2,4 = +4,34m. Cao độ này đồng đều cho cả hệ thống đường hầm và bằng cao độ bậc thang trên cùng của cầu thang bộ kết nối mặt sảnh ngầm với hệ thống đường hầm vượt nút. Xác định cao độ mặt sảnh ngầm: Cao độ mặt sảnh ngầm được xác định thông qua các kích thước sau: Chiều dày kết cấu áo đường : 0,1m Chiều dày đất đắp phía trên tấm mái: 0,6m Chiều dày tấm mái: 1m Chiều cao thông thuỷ của kết cấu sảnh ngầm: 4,3m Như vậy chiều sâu tính từ mặt đất đến mặt sàn sảnh ngầm là: hsảnh = 0,1 + 0,6 + 1 + 4,3 = 6m. Cao độ mặt sàn sảnh ngầm là: (+7,34) – 6 = +1,34m. Xác định chiều dài cầu thang cuốn kết nối mặt sảnh và sân ga Cao độ mặt sảnh: +1,34m. Cao độ đỉnh ray = (+ 7,34) – 30 = - 22,66m Cao độ mặt sân ga = cao độ đỉnh ray + 1,1m = -22,66 + 1,1 = -21,56m Chênh cao giữa mặt sảnh và sân ga H = (+1,34) – (-21,56) = 22,9m Góc hợp bởi trục cầu thang cuốn và phương ngang là 300. Do đó chiều dài cầu thang cuốn tính từ mặt phẳng cơ sở trên đến mặt phẳng cơ sở dưới là : L = 45,8m. Chiều dài cầu thang cuốn trên mặt bằng, tính từ mặt phẳng cơ sở trên đến mặt phẳng cơ sở dưới là: l = 39,66m Ta có sơ đồ tổ hợp băng tải như sau: (1) Khoang chuyển tiếp; (2) Cụm chuyển hướng dưới; (3) Đường hầm xiên chứa cầu thang; (4) Cụm chuyển hướng trên; (5) Buồng chứa động cơ. Xác định bán kính tối thiểu của đường ngầm băng tải Đường hầm băng tải là đường hầm nghiêng có tiết diện là dạng hình tròn. Đường kính trong tối thiểu của đường hầm đó được xác định theo công thức sau: Dmin = a (n-1) +b +2c Trong đó: n - Là số băng tải trong đường cầu thang cuốn, theo trên: n = 3. a - Là khoảng cách giữa các trục của băng tải, a = 2080mm b - Là chiều rộng của một băng tải, b = 1560mm c - Là khoảng cách từ mép băng tải biên đến chu tuyến trong của đường hầm băng tải, c = 450mm. Ta tính được: Dmin = (3-1) *2,08 + 1,56 + 2*0,45 = 6,62m Suy ra: Rmin = 3,31m CẤU TẠO CỦA CẦU THANG CUỐN Cấu tạo phần kết cấu của cầu thang cuốn : Kết cấu đoạn hầm nghiêng của đường ngầm băng tải: Chọn kết cấu vỏ hầm của đường ngầm băng tải từ tubin gang, có các kích thước được lựa chọn như sau: Bán kính trong thiết kế của đường hầm là R = 3,5m > Rmin Chiều dày của tu bin gang được xác định dựa vào công thức: 8m Ta được: ttubin = 0,25m. Để tăng kích thước mặt cắt theo phương đứng, người ta đặt tấm đệm bổ sung, tấm đệm đó cũng là tubin gang có chiều cao 600mm. Nhờ đó, kích thước theo trục đứng của vỏ đường hầm băng tải tăng lên đến 8,1m. Phần dưới của đường hầm có thể được lợi dụng để làm kênh thông gió cho đường ngầm ga. Chiều dài đốt (b) hầm phụ thuộc vào đường kính hầm và địa chất của nền, được lựa chọn theo bảng sau: Bảng 2.3: Chiều dài đốt hầm Đường kính trong đường hầm Dtr (mm) Điều kiện địa chất Chiều dài đốt hầm b (cm) Nền yếu 60- 100 Nền ổn định 75- 125 Nền yếu 50-75 Nền ổn định 75-100 Do đường hầm băng tải đi qua nhiều lớp đất, có cả lớp đất ổn định và lớp đất không ổn định, do vậy ta lựa chọn trên cơ sở đối với nền không ổn định. Ta có: b = 0,50,75m, ta chọn b = 0,7m. Xác định số lượng và kích thước các mảnh tubin trên mặt cắt ngang đường hầm: Vở hầm được cấu tạo không có mảnh đáy. Sơ đồ cấu tạo của các mảnh ghép trên mặt cắt ngang đường hầm gồm có 3 loại mảnh là: mảnh N, mảnh khoá K, và hai mảnh T và P giống nhau. Mảnh N có 10 mảnh, góc chắn mỗi mảnh là a0 = 300. Mảnh khoá K, có góc chắn aK = 80 100, ta chọn: aK = 100 Kích thước hai mảnh T và P được xác định như sau: 250. Cấu tạo của mảnh tubin đại diện (mảnh N): Cấu tạo của mảnh K và mảnh C (chung cho cả mảnh T và P) Mảnh K có dạng hình nêm, mở rộng vào phía trong được lắp từ dưới lên, và chốt lại sau cùng ở phía trên đỉnh vòm nên gọi là mảnh khoá vòm. Mảnh C cũng phải có một cạnh vát theo cạnh vát của mảnh hình nêm K Cuối cùng ta được: Tiết diện vỏ hầm đường ngầm băng tải như sau: Kết cấu buồng chuyển tiếp (khoang kéo) của cầu thang cuốn Buồng chuyển tiếp giữa ga tàu và cầu thang cuốn là phần cuối phía dưới của băng tải, được sử dụng để bố trí hệ thống bánh răng. Hệ thống bánh răng này được được liên kết cứng với một cơ cấu đảm bảo sức căng của xích kéo. Chính vì thế chúng được gọi là cơ cấu kéo, và buồn chuyển tiếp còn được gọi là khoang kéo. Khoang kéo của kết cấu ga đặt sâu được bố trí trong đường hầm ngắn chuyên dụng, có dạng mặt cắt hình elíp ở phần dưới của chúng. Đối với ga dạng cột, khoang kéo được xây dựng bên trong kết cấu của ga. Trong trường hợp đó, kết cấu đường ngầm băng tải được tựa lên tường đầu mút của ga. Buồng chứa động cơ được sử dụng để bố trí động cơ điện với các bộ giảm tốc, cơ cấu truyền động, nút điều khiển và các cơ cấu phụ. Buồng động cơ nằm ở đầu trên của cầu thang cuốn, trong thành phần tiền sảnh ngầm và ở tầng dưới của tiền sảnh ngầm. Kích thước buồng chứa động cơ phụ thuộc vào số lượng và chủng loại băng tải, chiều rộng lối đi giữa chúng và giữa các móng biên và tường. Những kích thước đó được quy định trong chỉ dẫn về lắp ráp và khai thác băng tải. Chiều cao thông thuỷ của phòng máy tối thiểu là 2,7m. Trong đồ án này, đường ngầm cầu thang cuốn gồm có 3 vệt băng tải, chiều cao của tiết diện đường hầm là 8,1m. Chiều cao thông thuỷ khoang chứa động cơ ứng với loại băng tải đó là 3,2m. Chiều dài khoang chứa động cơ là 21,5m. Vỏ lắp ghép của đường ngầm cầu thang cuốn đi tới sảnh kết thúc bằng đầu đỉnh. Đầu đỉnh được làm từ bêtông toàn khối và nối tiếp với kết cấu toàn khối của phòng máy. Vì trong kết cấu đường ngầm cầu thang cuốn có bố trí kênh thông gió, cho nên ở phần dưới của sảnh cần dự kiến đào bổ sung để đặt đường ống thông gió. Kết cấu của phòng máy được thể hiện trong bản vẽ kết cấu của sảnh ngầm. Cấu tạo phần cơ khí của cầu thang cuốn : Phần cơ khí của cầu thang cuốn gồm các bộ phận cơ bản sau đây: Khung kim loại là 2 dàn dọc liên kết với nhau bằng các liên kết ngang, trên dàn bố trí các nút chính của băng tải. Bản băng tải: được cấu tạo từ các bậc (1) và xích kéo (2) Hai cặp định hướng (3) Tay vịn chuyển động (4) Cơ cấu chuyền động (5) Cơ cấu kéo (6) Mỗi bậc băng tải tựa nên 4 con lăn, hai con lăn phía trên liên kết với xích kéo tạo thành trục lăn chính (7), hai con lăn phía dưới tạo thành trục lăn phụ (8). Các con chạy chuyển động theo những định hướn riêng, những định hướng đó nằm ở một mặt phẳng, còn lại những vị trí chuyển đổi sang đoạn nàm ngang chúng tách ra theo chiều cao. Sơ đồ cấu tạo chung của cầu thang cuốn: Cấu tạo của bậc thang: THIẾT KẾ SẢNH NGẦM 1. LUẬN CỨ ĐỂ LỰA CHỌN THIẾT KẾ SẢNH NGẦM: Sở dĩ trong phương án này không tiến hành xây dựng nhà ga nổi trên mặt đất mà xây dựng sảnh ngầm là do: Ga đặt ở độ sâu khá lớn (30m) so với mặt đất. Xây dựng sảnh ngầm sẽ giúp giảm chiều dài cầu thang cuốn. Mật độ dân cư tại khu vực xây dựng ga tàu rất đông đúc, phương án xây dựng sảnh ngầm sẽ có lợi vì không chiếm dụng mặt bằng trên mặt đất, giảm được diện tích đất cần giải toả, giảm chi phí. Đầu mút nhà ga ở gần ngã tư là đầu mối giao thông tập trung lưu lượng hành khách rất lớn- cả hành khách đi bộ và hành khách đi xe bus. Nếu xây dựng nhà ga trên một tuyến phố nào đó thì sẽ tập trung một lượng hành khách rất lớn trên tuyến phố ấy ở trên mặt đất, đặc biệt là vào giờ cao điểm, dễ gây ách tắc giao thông. Đồng thời không thuận lợi cho sự di chuyển của hành khách từ các tuyến phố trên mặt đất xuống ga. Xây dựng sảnh ngầm thì nhược điểm trên đây không còn nữa. Sự di chuyển của hành khách trên mặt đất rất thuận lợi khi đi tới các cửa của cầu thang bộ đặt trên mặt đất đi trực tiếp xuống sảnh ngầm hoặc thông qua hệ thống đường hầm vượt nút xuống sảnh ngầm. 2.BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢNH NGẦM TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG CỬA TRONG SẢNH Tính theo khả năng vận chuyển của cầu thang cuốn Số lượng cửa trong sảnh tương ứng với khả năng vận chuyển của tất cả các băng tải hoặc công suất của cầu thang bộ tới sân ga (ga đặt nông). Tính theo cách này sẽ cho số lượng cửa tối đa trong sảnh ngầm. Trong đồ án này, nối tiếp giữa sảnh ngầm và sân ga là cầu thang cuốn. Do đó, số lượng cửa trong sảnh được tính theo công thức: Trong đó: n3 Là số lượng băng tải trong cầu thang cuốn, n3 = 3. p3 Là khả năng vận chuyển của một băng tải, 8200 người/ 1giờ pn Là khả năng thông qua 1m chiều rộng cầu thang khi chuyển động hai hướng, pn = 3200 người/ m.h. c Là chiều rộng của một cửa, thông thường chọn: c = 1,7m Ta tính được: 4,52 (cửa). Tính theo yêu cầu thông thoát hành khách của ga Theo yêu cầu thông thoát hành khách thì số lượng cửa trong sảnh ngầm phải đảm bảo cho toàn bộ hành khách lên xuống ga không bị mắc lại ở sảnh hoặc ở ga. Tính theo cách này sẽ được số lượng cửa cần thiết của sảnh ngầm đảm bảo yêu cầu đi lại của hành khách trong ga. Các cửa sử dụng trong sảnh là cửa một chiều. Công thức: Trong đó: npas Là số hành khách lên và xuống của mỗi chuyến tàu, theo tính toán ở trên ta có: npas = 425 hành khách/ chuyến. k Là hệ số sử dụng không đều của các cửa, cửa 1 chiều, k = 1. 3200 Là khả năng thông qua 1m chiều rộng cửa một chiều, người/m.h. c Là chiều rộng một cửa, c = 1,7m. t Là khoảng thời gian giữa hai chuyến tàu, t = 5,4 phút . Ta tính được: 0,868 (cửa) Kết luận: Căn cứ vào hai cách tính trên ta lựa chọn: Số cửa trong sảnh ngầm là 4 cửa 2 cửa dành cho hướng đi lên, 2 cửa dành cho hướng đi xuống Mỗi cửa rộng 1,7m Đồng thời, chọn chiều rộng lan can giữa các cửa là 0,5m. TÍNH CHIỀU RỘNG ĐƯỜNG CẦU THANG BỘ (nối tiếp sảnh ngầm với hệ thống đường ngầm vượt bộ) Cầu thang bộ nối tiếp sảnh ngầm và hệ thống đường ngầm vượt bộ có một chiều lên và một chiều xuống. Chiều rộng mỗi chiều được xác định theo hai cách Tính theo khả năng vận chuyển của cầu thang cuốn Chiều rộng cầu thang bộ phải đảm bảo thông thoát được lượng hành khách mà tất cả các băng tải có thể đưa từ ga lên sảnh và đưa từ sảnh xuống ga (chính là lượng hành khách đi xuống sảnh, sau đó đi cầu thang cuốn xuống ga). Tính theo cách này sẽ cho được chiều rộng tối đa của một vệt cầu thang bộ. Công thức: Trong đó: n3, p3, pn : Là các giá trị của cầu thang cuốn như đã nói ở trên. n’ : Là số vệt cầu thang bộ, vì cầu thang bộ có một chiều lên và một chiều xuống nên có hai vệt, n’ = 2. Ta tính được: 3,84m Tính theo yêu cầu thông thoát hành khách của ga Tính theo điều kiện này sẽ được chiều rộng tối thiểu của cầu thang bộ. Công thức: Trong đó: 3200 Khả năng thông qua 1m chiều rộng cầu thang bộ di chuyển 1 hướng k Hệ số sử dụng không đồng đều các vệt cầu thang, do cầu thang di chuyển một hướng, k = 1. Ta tính được: 0,738m Kết luận: Căn cứ vào hai giá trị tính toán trên đây, ta lựa chọn: Chiều rộng mỗi vệt cầu thang theo mỗi hướng là: c’ = 3,65m Đồng thời, chọn chiều rộng lan can phân cách giữa hai hướng là 0,2m Như vậy tổng chiều rộng cầu thang bộ là: Bctb = 2c’ + 0,5 = 2*3,65 +0,2 = 7,5m TÍNH TOÁN CHIỀU DÀI CẦU THANG BỘ TRÊN MẶT BẰNG Chọn loại cầu thang bộ có kích thước bậc là 14x32cm Chênh cao giữa mặt sảnh ngầm với mặt đường trong hệ thống đường ngầm vượt bộ được xác định bằng hiệu giữa hai cao độ: H = (+4,34) – (+1,34) = 3m Số bậc thang = 3:0,14 = 21,42 (bậc) Làm thành 22 bậc và do lớn hơn 14 bậc nên làm thành hai cấp, có chiếu nghỉ rộng 1,5m tại bậc số 11. Như vậy, có 21 bậc có chiều dài 0,4m và một bậc có chiều dài 1,5m. Tổng chiều dài cầu thang bộ trên mặt bằng là: L = 21*0,32 + 1,5 = 8,22m BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢNH NGẦM Hàng cửa trong sảnh cách mép trên cùng của cầu thang cuốn là 3m Cạnh hàng cửa bố trí máy soát vé tự động ở hai bên sảnh, hành khách sau khi vào sảnh thì mua vé và tiến đến vị trí máy soát vé này, sau khi máy kiểm tra vé hành khách đi vào cửa và xuống cầu thang cuốn . Còn khi hành khách đi từ cầu thang cuốn lên qua vị trí máy soát vé tự động, nếu tài khoản trong vé của hành khách vẫn đủ thì hành khách được phép ra khỏi sảnh, nếu tài khoản trong vé không đủ thì hành khách sẽ bị giữ lại. Phía gần cửa cầu thang bộ vào sảnh bố trí phòng bán vé ở hai bên sảnh ngầm Số lượng và kích thước cửa trong sảnh, kích thước đường cầu thang bộ xuống sảnh được xác định như tính toán ở trên. THIẾT KẾ KẾT CẤU SẢNH NGẦM Lựa chọn kết cấu sảnh ngầm có các đặc điểm sau: BTCT toàn khối 3nhịp Mặt cắt có dạng hộp, tấm mái có dạng sườn Trong nhịp giữa, mái tựa lên hai dãy cột bố trí trên suốt chiều dài sảnh. Khoảng cách giữa hai hàng cột lấy lớn hơn chiều rộng cửa cầu thang bộ phía đầu sảnh ngầm và bằng 7,9m. Khoảng cách từ mép đến mép giữa hai cột liền kề trong một hàng là 6,4m. Khoảng cách từ mép tường đầu sảnh đến mép cột đầu tiên là 7,05m. Chiều dài đoạn cầu thang cuốn nằm ngang tính từ mặt phẳng cơ sở trên (phần nằm trong sảnh) dài 2,5m. Cột được sử dụng là loại ống thép tròn có tiết diện vuông, đường kính 0,7m. Để giảm chiều dài nhịp của kết cấu sàn sảnh ngầm, trong phòng máy, sử dụng các cột tiết diện vuông kích thước 0,4x0,4m. Kết cấu phần chuyển tiếp từ đường hầm cầu thang cuốn sang sảnh ngầm là một ống chuyển tiếp. Ống chuyển tiếp có dạng mặt cắt ngang hình tròn, đường kính trong bằng đường kính trong của đường hầm cầu thang cuốn, chiều dày ống là 0,43m. Phần này được đổ tại chỗ sau khi để thép chờ ở phần tường sảnh. Các kích thước cụ thể được thể hiện trong bản vẽ chi tiết sảnh ngầm. Mặt cắt dọc kết cấu sảnh ngầm như sau: Mặt cắt ngang kết cấu sảnh ngầm như sau: Kết cấu phần chuyển tiếp: C. CÁC HẠNG MỤC KHÁC CỦA CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ BỐ TRÍ MẶT BẰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ Hệ thống đường hầm vượt bộ được bố trí theo dạng hình chữ I, có trục chính trùng với trục của ga và sảnh, trục chính nằm phía dưới đường Giảng Võ. Các đường hầm vượt bộ nối lên các tuyến phố, tại đó có bố trí cầu thang bộ trên các vỉa hè để hành khách xuống đường hầm và từ đường hầm đi lên. KẾT CẤU ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ Kết cấu đường hầm vượt bộ được lựa chọn là kết cấu bêtông đúc toàn khối, mặt cắt có dạng hình chữ nhật. Đối với trục hầm chính thì bề rộng bên trong kết cấu là 5m, đối với các hầm nhánh thì chiều rộng bên trong hầm là 4m. Chiều cao thông thuỷ của đường hầm là 2,4m Chiều dày tấm mái, chiều dày bản đáy, chiều dày thành bên đều bằng 0,5m Chiều dày lớp mặt đường trong hầm là 10cm, có tạo mui luyện để thoát nước. Mặt cắt ngang kết cấu đường hầm nhánh được thể hiện như sau: KẾT CẤU NHÀ GA TRÊN MẶT ĐẤT BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ GA TRÊN MẶT ĐẤT Tuy sử dụng kết cấu sảnh ngầm là nơi tập trung hành khách xuống ga tàu, nhưng do đặc tính của ga tàu điện ngầm là một công trình lớn, cần chung chuyển một lượng hành khách rất lớn, nên phần cửa xuống hệ thống đường hầm vượt bộ không thể bố trí một cách đơn giản như kết cấu hầm vượt bộ thông thường. Cần thiết phải xây dựng nhà ga nổi trên mặt đất để thu hút hành khách đi xuống tàu điện ngầm. Hệ thống đường hầm vượt bộ có 4 hầm nhánh và đi lên vỉa hè của các tuyến phố tại 4 vị trí. Tại hai vị trí cửa lên trên vỉa hè ở ngã tư tiến hành xây dựng nhà ga trên mặt đất. Toàn bộ diện tích nhà ga nằm trên vỉa hè, để đủ mặt bằng xây dựng phải tiến hành giả toả một số ngôi nhà trên tuyến phố tại vị trí trí ngã tư. KẾT CẤU NHÀ GA TRÊN MẶT ĐẤT Vì nhà ga xây dựng trên tất cả các tuyến phố nên không cần phải xây dựng nhà ga lớn, mà chỉ cần xây dựng kết cấu dạng hộp kích thước vừa phải. Trên mặt bằng kết cấu có dạng hình chữ nhật, có kích thước là 8 x 12m. Tường nhà ga được ốp gạch trang trí, mái được uốn cong để tạo dáng kiến trúc, đồng thời có phần nhô ra để che mưa cho cửa mặt tiền. Cao độ nền nhà ga cao hơn cao độ vỉa hè là 1,54m. Mục đích để cho nền nhà ga không bị ngập nước khi tuyến phố bị ngập nước do trời mưa to. Nối tiếp giữa nền nhà ga và vỉa hè là một cấp cầu thang bộ gồm 11 bậc loại 14x32cm. Cửa sử dụng cho nhà ga là loại cửa kính . KẾT CẤU CẦU THANG BỘ NỐI TIẾP NỀN NHÀ GA VÀ MẶT ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ. Đối với mỗi tuyến phố, cao độ vỉa hè là khác nhau, do đó cao độ nền nhà ga ở mỗi tuyến phố cũng khác nhau, kết cấu cầu thang bộ nối tiếp giữa mặt đường trong hầm vượt bộ với nền nhà ga sẽ có chiều cao khác nhau. Ta thiết kế kết cấu cầu thang bộ đối với tuyến phố trên khu vực dân cư phường Kim Mã. Cao độ mặt nền đường trong hầm đi bộ là: + 4,34m Cao độ nền vỉa hè: +7,30m (Bình đồ khu vực) Chiều cao của nền nhà ga so với nền vỉa hè là 1,54m. Như vậy chênh cao giữa nền nhà ga và nền mặt đường trong hầm là: H = (+7,30) – (+4,34) + 1,54 = 4,5m. Chênh cao đó cũng chính là chiều cao cầu thang bộ mà ta cần thiết kế. Chọn loại bậc cầu thang bộ có kích thước là 14x 32cm, số bậc cầu thang là: n = 4,5: 0,14 = 32, 14 (bậc) Ta bố trí 32 bậc trong đó có hai chiếu nghỉ ở bậc số 11 và 22, riêng bậc trên cùng cao 16cm. Các bộ phận của kết cấu được thể hiện trong bản vẽ mặt cắt dọc của kết cấu gồm có: (1) Hầm vượt bộ (2) Cửa vào hành lang đi bộ ngầm (3) Nhà ga (4) Cửa vào nhà ga (5) Cầu thang nối đường đi trong hầm vượt bộ với sàn nhà ga HỆ THỐNG THÔNG GIÓ Thông gió được dùng nhằm đảm bảo các điều kiện bình thường cho con người trong đường ngầm mêtrô, thoả mãn các điều kiện vệ sinh môi trường. Các thiết bị thông gió cần đảm bảo sự trao đổi không khí cần thiết để giữ được độ sạch, độ ẩm, nhiệt độ không khí yêu cầu, cũng như đảm bảo tốc độ chuyển động của không khí theo các tiêu chuẩn đưa ra. SƠ ĐỒ CÁC HỆ THỐNG THÔNG GIÓ Tuỳ thuộc vào chiều sâu đặt ngầm người ta sử dụng các sơ đồ cơ cấu thông gió khác nhau. Trong đồ án này, kết cấu chính của tổ hợp ga gồm có sảnh ngầm và ga tàu. Trong đó, sảnh ngầm là kết cấu hầm đặt nông và ga tàu là kết cấu hầm đặt sâu. Ta sẽ đưa ra sơ đồ hệ thống thông gió cho cả hai kết cấu trên. Sơ đồ thông gió cho sảnh ngầm Sảnh ngầm là kết cấu hầm đặt nông, sát với mặt đất, chiều dài hầm không lớn (43,8m) sơ đồ thông gió hợp lý nhất là lợi dụng thông gió tự nhiên: Sử dụng một giếng đứng có không có quạt ở giữa chiều dài sảnh. Trong đó, kiốt thông gió đặt trên vỉa hè. Giếng đứng được kết nối với sảnh bằng một đoạn hầm ngang. Hệ thống này tạo thành đường dẫn gió xuống sảnh. Đoạn hầm ngang có bố trí cơ cấu lọc bụi và làm sạch không khí dẫn vào sảnh Trong sảnh, sử dụng các quạt gió bố trí ở các góc của sảnh và dọc theo hai bên sảnh. Sơ đồ thông gió cho ga ngầm Ga ngầm là kết cấu đường hầm đặt sâu nằm trên tuyến đường tàu điện ngầm. Sơ đồ thông gió cho ga là sơ đồ hút - đẩy nhân tạo. Trên đường ngầm nối ga, xây dựng giếng thông gió có quạt thông gió. Giếng đứng thông gió được xây dựng tại vị trí có dải phân cách của đường. Phía trên giếng, kiốt thu không khí nằm trên dải phân cách, Chiều rộng dải phân cách là 3m, kiốt thu không khí có dạng hình chữ nhật có kích thước 3m x 5m, trong đó cạnh dài chạy dọc theo trục dải phân cách. Phía dưới kiốt thu không khí là một giếng đứng. Kích thước của giếng đứng đó được tính toán theo tốc độ gió chạy trong nó khoảng 7- 8m/s. Để phù hợp với kết cấu của kiốt thu không khí phía trên thì kích thước giếng đứng cũng là 3x5m. Phía dưới giếng đứng là một đoạn hầm ngang dùng để bố trí thiết bị tiêu âm và lọc bụi. kích thước khoang này là 5x5m. Khoang tiêu âm được kết nối với khoang thông gió bằng một giếng đứng nữa, giếng đứng này có kích thước là 5x5m. Khoang thông gió có dạng hình hộp, kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 16 x 8 x 6m, khoang này nằm trong phạm vi giữa hai đường hầm nối ga và được kết nối với hai đường hầm nối ga bằng đoạn hầm có trục vuông góc với trục của khoang. Trong khoang thông gió có bố trí hệ thống quạt gió. ed CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ Thành phần và khối lượng không khí cần thông gió: Khối lượng không khí cần thông gió trong đường tàu điện ngầm được xác định từ độ độc hại có trong không khí đường ngầm mêtrô. Các thành phần độc hịa gồm có: Nhiệt độ, khí ẩm, điôxít các bon Thải ra từ người Thải ra từ các thiết bị đang hoạt động Từ đoàn tàu chuyển động Và các loại khí xâm nhập vào đường ngầm trong quá trình thông gió Ngoài ra, thành phần độc hại trong đường tàu điện ngầm còn phải kể đến bụi, khói lẫn dầu mỡ. Nhiệt độ được thải vào đường tàu điện ngầm có thể do: Sự chuyển động và sự phanh của đoàn tàu chạy điện Phần công suất của các thiết bị sử dụng trong đường hầm và ga bị chuyển hoá thành nhiệt năng. Từ đèn chiếu sáng và từ con người… Các thông số kĩ thuật của hệ thống thông gió Lưu lượng khí trong lành cần phải đảm bảo cho một người trong một giờ (Vào giờ “Pik - giờ cao điểm”) là: qmax = 50m3/h/người Tốc độ chuyển động tối đa của không khí trong đường hầm thông gió và giếng đứng thông gió: Vmax = 6 m/s Tốc độ chuyển động tối đa của không khí trong các kênh thông gió ( Trong trường hợp thông gió qua đường hầm cầu thang cuốn có kênh thông gió ở phía dưới đường hầm, và trường hợp thông gió ngang có các kênh thông gió dọc…) Vmax = 15 m/s Khoảng cách từ điểm thấp nhất của lưới kiốt thông gió đến mặt đất tối thiểu là 2m khi tốc độ của không khí qua lưới chắn không lớn hơn 5m/s. Nồng độ bụi trong không khí đã làm sạch không được lớn hơn 0,5mg/m3. Kích thước mặt cắt ngang của giếng đứng trong thông gió ga tàu và đường hầm đặt sâu được xác định với tốc độ chuyển động của không khí 7- 8m/s. Để thoát nước đường hầm thông gió cần được bố trí với độ dốc dọc tối thiểu là 3 0/00, và độ dốc ngang tối thiểu là 2 0/00. Để giảm sức kháng chuyển động của không khí cần bố trí bánh lái thì cần phải bố trí các bánh lái điều hướng tại các vị trí chuyển hướng của đường hầm thông gió, góc xoay của các bánh lái điều hướng là 450. Giếng đứng được bố trí cầu thang phòng cháy, cứ 6m lại bố trí một khu vực trung gian. THIẾT BỊ QUẠT THÔNG GIÓ Quạt thông gió được sử dụng gồm có hai loại là quạt li tâm và quạt đồng trục: Quạt thông gió cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: Có công suất lớn hơn 180000 – 250000 m3/h. Có khoảng thay đổi công suất cho phép rộng 70000 – 25000 m3/h. Hệ số tác động có ích cao kh chế độ làm việc tối ưu. Tính chất đảo chiều cần được thực hiện từ xa Công suất khi làm việc đảo chiều cần đạt ít nhất là 80% công suất khi làm việc xuôi chiều. Đảm bảo sự làm việc song song và ổn địn của hai quạt như nhau Truyền dẫn từ động cơ điện đến quạt cần phải tin cậy, đơn giản trong hoạt động và ít tiếng ồn. Kết cấu quạt cần ít rung, tháo lắp được dễ dàng Theo tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp của Liên Xô (cũ), hàm lượng các chất khí độc trong hầm phải có tỷ lệ theo như bảng sau : Tên chất khí Công thức Giới hạn cho phép Theo % thể tích Tính bằng mg/l Các bon nic CO2 0,5 - Sunfua Hyđro H2S 0,00066 0,01 Oxitcacbon CO 0,0016 0,02 Oxit Lưuhuỳnh SO2 0,00066 0,018 Oxit Nitơ N2O5 0,0001 0,0048 Mêtan CH4 - Ngoài cửa 1,0 0,20 - Trong hầm 0,75 0,15 Yêu cầu thông gió trong hầm: Thay đổi không khí, chống ngưng đọng hơi nước và giảm nồng độ khí độcthoát ra từ các tầng nham thạch. Thổi những khí độc do tầu thải ra : Bồ hóng, CO, CO2, H2S … Hạ nhiệt độ trong hầm. Những yêu cầu trên nhằm đảm bảo: Đảm bảo điều kiện bình thường của người đi lại, lao động trong hầm. Giảm cường độ ăn mòn vỏ hầm, giảm tốc độ phong hoá cho vách hang hầm. Đảm bảo độ ẩm cho phép để duy trì ma sát của bánh tàu với má ray, duy trì sức bám đảm bảo sức kéo của đầu máy. Tính toán lượng khí sạch cần thiết: Lưu lượng khí sạch cần cung cấp cho một người trong một giờ theo phần thiết kế sơ bộ là: qmax = 50 m3/người/h Lưu lượng người trong ga trong một giờ: Lưu lượng hành khách lên và xuống trong mỗi chuyến tàu: npas = 425 người/chuyến Khoảng thời gian giữa hai chuyến tàu: t = 5,4 phút Ta được lưu lượng người trong ga trong một giò: qngười = 4722 người/h Lượng khí sạch cần thiết cung cấp cho ga: Co = qmax. qngưoi = 50 x 4722 = 236100 m3/ h. Chọn loại quạt gió: Dựa vào Co để lựa chọn công suất của quạt HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN Những yêu cầu điện năng cơ bản trên đường tàu điện ngầm là động cơ điện kéo tàu, thiết bị truyền động băng tải, máy bơm và quạt thông gió, các thiết bị chiếu sáng… Cung cấp điện cho đường tàu điện ngầm được thực hiện từ hệ thống điện của thành phố bằng dòng 3 pha, điện áp 6 - 10KV dẫn đến trạm kéo - hạ thế ngầm, bố trí trong tổ hợp ga và trên đoạn giữa các ga. Trạm kéo - hạ áp cần được cung cấp điện từ ba nguồn độc lập của hệ thống điện thành phố. Trong đó, nguồn chính có thể là trạm điện. Dòng điện cao áp từ trạm điện đô thị theo tuyến cáp tới vùng phân phối trạm kéo và sau đó toả ra các cụm riêng biệt - biến đổi năng lượng điện cấu tạo từ các biến thế và nắn dòng. Biến đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều được tiến hành nhờ các thiết bị biến dòng tôn silic công suất lớn. Trên trạm kéo, dòng xoay chiều có điện áp 6 – 10 KV được nắn sang dòng cố định bằng cách giảm điện thế đến 825V và truyền lên ray tiếp xúc nằm phía bên trái đường ngầm theo chiều chuyển động của đoàn tàu. Dòng ngược trở lại đi qua trục của bánh xe toa tàu tới ray, sau đó quay trở lại trạm. Đối với những tải còn lại, trên trạm điện hạ thế, điện áp cao thế được giảm xuống 380V, còn để chiếu sáng thì giảm xuống 220V và 127V. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG Trong hệ thống tàu điện ngầm thì hệ thống chiếu sáng gồm các mạng chiếu sáng là: mạng chiếu sáng làm việc, mạng chiếu sáng sự cố và thoát nạn. Mạng chiếu sáng làm việc tại các phòng hành khách được thiết kế thành hai hệ chiếu sáng là hệ chung và hệ hỗn hợp. Hệ chiếu sáng chung các phòng hành khách dùng cho sự có mặt thường xuyên của con người, theo nguyên tắc được đảm bảo bằng đèn khí đốt phân cực cao áp và thấp áp. Các bóng đèn sợi đốt chỉ được sử dụng trong thông tin liên lạc khi cần thiết tạo hình nội thất cũng như theo các điều kện cung cấp của mạng. Chiếu sáng gian giữa và sân ga đường tàu điện ngầm thông thường được thực hiện nhờ bóng đèn chiếu sáng bố trí trong các hốc vòm, các lỗ trên trần cũng như trên các khu vực hở bằng cách sử dụng các chao đèn loại trừ khả năng làm chói mắt lái tàu. Cho phép sử dụng các nguồn sáng có điện áp 380V ở những vị trí tiếp cận được để phục vụ (trên độ cao không quá 5m). Trong các phòng hành khách, ở các băng tải và cầu thang bộ được bố trí các công tắc đèn tự động bật mạng chiếu sáng sự cố khi tắt mạng chiếu sáng làm việc. Trong các hòng còn lại cũng như trong đường ngầm, đường cụt, và ở các điểm kiểm tra tàu, đèn chiếu sáng được bật thủ công. THI CÔNG GA TRỤ CẦU - KÕt cÊu ga trô cÇu cho phÐp tù do ®i qua ®­êng ngÇm song song nhê c¸c lèi ®i ngang. - D¹ng ®­êng ngÇm h×nh trßn t¹o nªn c«ng tr×nh ga vµ nhÞp t­¬ng ®èi nhá ®¶m b¶o tÝnh ®ång nhÊt vµ an toµn khi më hÇm. - Vµo thêi kú ®Çu x©y dùng ®­êng tµu ®iÖn ngÇm th­êng sö dông ph­¬ng ph¸p ®µo má vµ thi c«ng tõng phÇn kÕt hîp v× chèng gç, vá hÇm ®­îc lµm b»ng bªt«ng ®æ toµn khèi víi cèp pha gç. - Giai ®o¹n tiÕp theo ng­êi ta ®· sö dông v× tubin gang, vµ ®· b¾t ®Çu chÕ t¹o khiªn më hÇm ®­êng kÝnh lín. - Ph­¬ng ph¸p x©y dùng ga trô cÇu rÊt ®a d¹ng, trong ®ã kh¸c biÖt chñ yÕu lµ tr×nh tù thi c«ng trô cÇu kÕt hîp c¸c lèi ®i vµ ®­êng hÇm ga. Theo ®Æc ®iÓm cã thÓ chia ra 3 s¬ ®å c«ng nghÖ c¬ b¶n thi c«ng ga lo¹i trô cÇu : 1. Thi c«ng trô vµ lèi ®i trùc tiÕp sau khi më ®­êng hÇm ga. - Theo s¬ ®å nµy, ga trô cÇu vá trßn ®­îc x©y dùng tõ v× tubin gang. - Trong phÇn lç cöa ga, vßng khung tõ v× tubin t¨ng c­êng vµ nªm ®­îc ®­a vµo vá hÇm. - Khi dì c¸c vßng vá t¹o lèi ®i kh«ng cÇn t¨ng c­êng bæ sung cho phÇn lç cöa. 2. Thi c«ng trô vµ lèi ®i sau khi t¨ng c­êng ®o¹n lç cöa trong ®­êng hÇm ga ®· më s¬ bé. - Theo s¬ ®å nµy, ga trô cÇu th­êng cã vá d¹ng trßn tõ c¸c cÊu kiÖn BTCT. - Trong c¸c ®­êng ngÇm ga tr­íc khi x©y dùng lèi ®i, ng­êi ta bè trÝ kÕt cÊu l¾p ghÐp hoÆc toµn khèi, cho phÐp th¸o dì vßng trong giíi h¹n lèi ®i. 3. Thi c«ng trô vµ lèi ®i trong hÇm nèi tr­íc khi më ®­êng hÇm ga. - S¬ ®å nµy th­êng dïng ®Ó thi c«ng ga tiÕt diÖn vßm. - Vá lèi ®i vµ trô ®­îc thi c«ng trong hÇm nèi tõ bªt«ng toµn khèi nh­ mét kÕt cÊu thèng nhÊt d¹ng h×nh cung, n»m däc ga trong giíi h¹n phÇn lç cöa. - Sau ®ã x©y dùng ®­êng hÇm ga, trong ®ã vá hÇm cña chóng ®­îc më ra trong giíi h¹n phÇn lç cöa ga, tùa lªn kÕt cÊu bªt«ng ®· cã s½n. Theo s¬ ®å c«ng nghÖ thø nhÊt: Ng­êi ta x©y dùng ga trô cÇu víi vá hÇm tõ v× tubin gang, n¬i c¸c lç cöa trong vßng më ®­îc l¾p kÝn b»ng lanh t« nªm (h.5.21). - Qu¸ tr×nh thi c«ng ga bao gåm viÖc më liªn tôc ba ®­êng hÇm ga, ®ång thêi thi c«ng c¸c lo¹i vá hÇm cè ®Þnh kh¸c nhau trong phÇn ®Æc vµ phÇn lç cöa. Sau ®ã tiÕn hµnh x©y dùng c¸c lèi ®i. - §Ó gi¶m sù ph¸ ho¹i c©n b»ng tù nhiªn cña khèi ®Êt tíi møc thÊp nhÊt, ®Çu tiªn ng­êi ta x©y dùng ®­êng ngÇm tuyÕn, sau ®ã lµ gian gi÷a. - Trong ®Êt yÕu Ýt dÝnh, më ®­êng hÇm tuyÕn thø 2 ®­îc tiÕn hµnh sau g­¬ng hÇm thø nhÊt Ýt nhÊt 30m, cßn gian gi÷a Ýt nhÊt 50m c¸ch g­¬ng hÇm thø 2. §«i khi tuú ®iÒu kiÖn, g­¬ng ®­êng hÇm gi÷a cã thÓ thi c«ng v­ît tr­íc. - Trong ®iÒu kiÖn ®Þa chÊt c«ng tr×nh thuËn lîi (®Êt nöa ®¸ hoÆc sÐt cøng), cho phÐp më ®­êng hÇm ga trªn toµn bé mÆt c¾t (g­¬ng hÇm liªn tôc). - C«ng t¸c më hÇm ®­îc tiÕn hµnh nhê tæ hîp c¬ giíi tõng phÇn (h.5.42). Tæ hîp ®­îc trang bÞ sµn c«ng t¸c ®ua tù ®éng 2 vµ m¸y l¾p ®Æt vá ®­êng hÇm 3. - §Êt trong g­¬ng hÇm ®­îc ®µo theo b­íc l trªn chiÒu réng mét vßng b»ng bóa va hoÆc b»ng ph­¬ng ph¸p khoan næ m×n. - G­¬ng hÇm ®­îc khoan b»ng khoan ®iÖn hoÆc khÝ nÐn, trong ®Êt cøng h¬n - b»ng m¸y ®ôc lç thñ c«ng. - §Êt ®µo ra ®­îc m¸y bèc dì 5 chuyÓn trùc tiÕp vµo c¸c toa xe goßng søc chë lín (1,5m3) hoÆc lªn b¨ng chuyÒn t¶i 6. - C¸c xe goßng ch¹y ®iÖn theo ®­êng hÇm ®· chuÈn bÞ vËn chuyÓn ®Êt ®Õn giÕng ®øng. - ë cuèi ga, bè trÝ bôc nghiªng hoÆc m¸y n©ng chuyÓn ®Ó di chuyÓn c¸c toa goßng lªn cèt tuyÕn dì t¶i. - Tõ giÕng ®øng vµo g­¬ng hÇm, ng­êi ta vËn chuyÓn v× tubin, vËt liÖu gia c­êng vµ v÷a kh« ®Ó b¬m ®ît ®Çu. - MÆt g­¬ng hÇm phô thuéc vµo ®é æn ®Þnh, ®­îc gia c­êng b»ng c¸c èng lång kim lo¹i 1 hoÆc dÇm ch÷ I kÕt hîp gi»ng. - §Ó g¾n chÆt m¸i theo thµnh vßng cña v× tubin, ng­êi ta bè trÝ c¸c mãc treo ®Ó ®Æt c¸c gi»ng v¸ch (hoÆc ®­a mét ®Çu cña chóng vµo sau vá hÇm, cßn ®Çu kia - theo chu tuyÕn g­¬ng hÇm). - Dïng b¬m v÷a 4 bè trÝ trªn m¸y l¾p r¸p vá hÇm ®Ó b¬m v÷a vµo sau vá hÇm. - L¾p ®Æt r«ng ®en d©y gai tÈm nhùa ®­êng, ®¸nh xêm mèi nèi vµ b¬m kiÓm tra ®­îc tiÕn hµnh muén h¬n g­¬ng hÇm 30m víi giµn gi¸o phô di ®éng 6, trªn ®ã bè trÝ b¬m v÷a 7. H.5.42. Më ®­êng hÇm ga trªn toµn bé tiÕt diÖn kÕt hîp l¾p ghÐp vá hÇm b»ng m¸y - Trong ®Êt kÐm æn ®Þnh kh«ng bÞ ngËp n­íc, ®­êng hÇm ga ®­îc x©y dùng theo ph­¬ng ph¸p trô - ®­êng hÇm. - Còng b»ng ph­¬ng ph¸p nµy, cã thÓ x©y dùng ®­êng ga tuyÕn, nÕu tæ hîp khiªn më hÇm nèi ga di chuyÓn tiÕp qua ga tíi ®iÓm b¾t ®Çu më ®­êng hÇm ga. - B¶n chÊt ph­¬ng ph¸p lµ ë chç, ®­êng hÇm ®­îc më tíi kÝch th­íc ®­êng hÇm c¬ b¶n trong 2 thao t¸c: + §Çu tiªn ®i qua ®­êng hÇm kÝch th­íc nhá víi vá hÇm tõ v× tubin gang hoÆc BTCT ®­êng kÝnh Do (trô - ®­êng hÇm); + Sau ®ã më hÇm tíi chu vi thiÕt kÕ ®­êng kÝnh D. §iÒu ®ã cho phÐp chia g­¬ng hÇm diÖn tÝch lín thµnh 2 hÇm ®µo mÆt c¾t nhá h¬n vµ sö dông phÇn gi÷a ®­êng hÇm nh­ trô (trô - ®­êng hÇm) ®Ó chèng ®­êng hÇm chÝnh. - Tõ trô - ®­êng hÇm cã thÓ s¬ bé lµm kh« hoÆc gia c­êng nh©n t¹o líp phñ hÇm ®µo nÕu ®Êt ®ã no n­íc, kh«ng æn ®Þnh, - C«ng t¸c më réng hÇm ®µo ®­îc tiÕn hµnh sau khi hoµn thµnh më trô - ®­êng hÇm. + §Çu tiªn më ®­êng hÇm ®­êng kÝnh 5,5m, trong ®ã l¾p ®Æt vá hÇm t¹m thêi. + Khi x©y dùng ga bªn s­ên, trôc ®øng cña trô - ®­êng hÇm th­êng ®Æt trïng víi trôc tuyÕn ga; + Khi x©y dùng ®­êng hÇm gi÷a - di chuyÓn theo chiÒu cao t©m hÇm ®µo cïng trôc cña nã mét gi¸ trÞ h. - C«ng t¸c më ®­êng ga tíi mÆt c¾t thiÕt kÕ ®­îc tiÕn hµnh t­¬ng øng víi s¬ ®å c«ng nghÖ cho trªn h×nh 5.43. + §Êt ®­îc ®µo tõ trªn xuèng d­íi b»ng bóa va hoÆc b»ng ph­¬ng ph¸p khoan næ m×n (lç khoan n«ng). + ChiÒu s©u b­íc më hÇm l ®­îc chän, sao cho cã thÓ s¾p xÕp vßng vá trô - ®­êng hÇm vµ l¾p mét - hai vßng vá ®­êng hÇm ga. + V¸ch hÇm ®µo ®­îc gia c­êng b»ng gi»ng v¸ch 9, mét ®Çu cña nã ®­a ra phÝa sau vßng vá ®­êng hÇm ga, cßn ®Çu kia vµo vØa hÇm theo chu vi hÇm ®µo. C¸c ®Çu cuèi cña gi»ng v¸ch trong g­¬ng ®­îc neo víi cung gi¸ vßm, tùa lªn cét ®øng hoÆc nghiªng. H.5.43. S¬ ®å thi c«ng ®­êng hÇm ga theo ph­¬ng ph¸p trô-®­êng hÇm vµ c¸c ph­¬ng ¸n gia c­êng mÆt g­¬ng hÇm + MÆt g­¬ng hÇm ®­îc gi÷ b»ng c¸c tÊm gç 8, tùa chóng lªn dÇm ngang hoÆc èng 10 bè trÝ theo chiÒu cao víi b­íc h1, h2, h3, v.v... hoÆc tùa lªn cét h­íng t©m 13 tùa lªn vßng vá trô - ®­êng hÇm. + DÇm vµ cét t¹i c¸c vÞ trÝ tùa cña chóng lªn vá trô - ®­êng hÇm ®­îc Ðp vµo g­¬ng hÇm b»ng c¸c thanh chèng ngang 11, tùa lªn tÊm thÐp 12. C¸c tÊm thÐp ®ã ®­îc ®Æt theo chu vi vßng g¾n víi s­ên v× tubin b»ng bul«ng. + C¸c vßng vá hÇm lµm trô - ®­êng hÇm gi¶i phãng khái ®Êt ®­îc s¾p xÕp b»ng m¸y l¾p ®Æt 1 vµ ®­îc l¾p r¸p lÇn l­ît vµo vá cè ®Þnh b»ng m¸y l¾p ®Æt 2. §Æc ®iÓm c«ng t¸c l¾p r¸p vá hÇm gang ®­êng ga lµ l¾p r¸p v× tubin vµo phÇn lç cöa ga (h×nh 5.44). - §Ó h×nh thµnh lèi ®i cho vá ®­êng hÇm 1, ng­êi ta l¾p ®Æt vßng víi v× tubin khung 2, ë phÇn trªn lç cöa v× tubin nªm 4 b»ng m¸y l¾p ®Æt, t¹o nªn lanh t« cöa. - Khi ¸p lùc ®Êt vµ n­íc lín, lanh t« nªm ®­îc bè trÝ c¶ ë phÇn d­íi lç cöa. - C¸c lç cöa trong qu¸ tr×nh l¾p ®Æt vßng vá hÇm ®­îc chÌn b»ng v× tubin b×nh th­êng t¹m thêi 3, khe hë gi÷a c¸c v× tubin vµ lanh t« nªm - c¸c tÊm ®Öm t¹m thêi 5. - C¸c cÊu kiÖn vßng khung, viÒn quanh lç cöa ga trô cÇu cÇn cã ký hiÖu vµ ®­îc l¾p ®Æt trïng chÝnh x¸c víi trôc lç cöa ®­êng hÇm gi÷a vµ bªn s­ên. - TÊt c¶ 3 ®­êng hÇm ga trô cÇu ®Òu ®­îc thi c«ng b»ng ph­¬ng ph¸p miªu t¶ trªn. H.5.44. Lèi ®i bªn s­ên ®­êng hÇm ga trô cÇu vá v× tu bin gang. 1. v× tu biin mÉu cña lanh t« nªm; 2. v× tu bin chÌn t¹m thêi; 3. v× tu bin trô t¨ng c­êng - C«ng t¸c x©y dùng lèi ®i lµ giai ®o¹n ®Æc biÖt quan träng khi thi c«ng ga lo¹i trô cÇu vµ ®­îc b¾t ®Çu sau khi ®µo xong c¶ 3 ®­êng ngÇm ga. - §Çu tiªn dïng c¸c v× tubin chÌn t¹m thêi tõ vßng kÝn cña vá, sau ®ã xö lý ®Êt gi÷a c¸c vßng ®­êng hÇm l©n cËn vµ ®æ bªt«ng vá lèi ®i. - X©y dùng kÕt cÊu cã trôc däc n»m vu«ng gãc víi trôc ®­êng hÇm chÝnh cã thÓ g©y biÕn d¹ng lín cho c¸c chi tiÕt vµ c¸c nót riªng biÖt cña nã. - V× vËy khi thi c«ng c¸c lç cöa cÇn tu©n theo tr×nh tù më lç cöa vµ x©y dùng vá lèi ®i sao cho chóng ®­îc thùc hiÖn ®ång thêi kh«ng qu¸ 2 lèi ®i trong c¸c phÝa ®èi diÖn nhau vµ lÖch qua 1-2 lç cöa. - §Êt trong giíi h¹n trô (gi÷a c¸c lç cöa l©n cËn vµ vá ®­êng hÇm gi÷a vµ bªn s­ên) ®­îc bá ®i vµ nhåi bªt«ng vµo kh«ng gian trèng ®ã. C«ng t¸c ®­îc tiÕn hµnh nhê gi¸ ®ì kim lo¹i di ®éng 3 (h.5.45) bè trÝ tr­íc lç cöa ë ®­êng hÇm gi÷a. H.5.45. S¬ ®å thi c«ng lèi ®i ga trô cÇu vá v× tu bin gang 1. v× chèng; 2. dÇm däc; 3. gi¸ ®ì di ®éng - Lç cöa réng b ®­îc b¾t ®Çu më ra b»ng c¸ch dì bá tÊm ®Öm vµ v× tubin gi÷a chÌn t¹m thêi phÝa trªn b»ng têi. - Qua khe hë t¹o nªn trong vßng theo trôc lèi ®i, ng­êi ta thi c«ng lèi ®i chiÒu cao h ®Õn v× tubin ®­êng hÇm bªn s­ên, b»ng c¸ch gia c­êng nã b»ng v× chèng nèi vØa 1. - DÇm däc 2 ®­îc bè trÝ cao h¬n vÞ trÝ bè trÝ c¸c tÊm c¸ch n­íc kim lo¹i theo chiÒu dµy vá lèi ®i vµ tùa lªn v× tubin b»ng c¸c ®Çu cuèi. - Sau ®ã më c¸c kalota trªn toµn bé chiÒu dµi lç cöa, b»ng c¸ch l¾p ®Æt c¸c cÆp dÇm däc lÇn l­ît vµ kÐo c¨ng tÊm lîp b»ng gi»ng m¸i. - Theo møc ®é më kalota, ng­êi ta dì c¸c v× tubin chÌn t¹m thêi cßn l¹i ë phÇn trªn lç cöa b¾t ®Çu tõ gi÷a, sau ®ã tõ ®­êng hÇm bªn s­ên. - Trong kalota dù phßng, ng­êi ta l¾p ®Æt vµ hµn c¸c tÊm cèp pha kim lo¹i cã thÐp neo tõ phÝa ngoµi (®Ó liªn kÕt ch¾c ch¾n víi bªt«ng) vµ ®æ bªt«ng phÇn trªn vá lç cöa. Nh÷ng tÊm thÐp ®ã chÝnh lµ líp c¸ch n­íc lç cöa. - Sau khi gi÷ bªt«ng ®ñ c­êng ®é thiÕt kÕ, tiÕn hµnh dì c¸c v× tubin chÌn t¹m thêi cßn l¹i tõ lç cöa vµ ®µo ®Êt ë lèi ®i hoÆc trªn toµn bé mÆt c¾t (hoÆc ban ®Çu ë gi÷a sau ®ã phÇn d­íi), tiÕp ®ã ®æ bªt«ng t­êng vµ vßm ng­îc. - ë giai ®o¹n kÕt thóc, ng­êi ta tiÕn hµnh b¬m kiÓm tra v÷a xim¨ng vµ x¶m mèi nèi. Khi thi c«ng lèi ®i cña ga ®Æt trong ®Êt kh«ng æn ®Þnh ngËp n­íc, theo toµn bé chiÒu dµi phÇn lç cöa ga cÇn thùc hiÖn c«ng t¸c chuÈn bÞ: kÐo c¨ng bul«ng kiÓm tra, ®Æt 3 thanh gi»ng trªn møc ®­êng kÝnh vµo trong vßng cña tõng trô, cßn trong lç cöa - 3 cÆp thanh c¨ng theo cung. - Më ®ång thêi c¸c lèi ®i ®­îc tiÕn hµnh qua 2 lç cöa trªn c¸c phÝa ®èi diÖn ®­êng hÇm. Trong mçi lèi ®i, c«ng viÖc ®­îc thùc hiÖn theo tr×nh tù c«ng nghÖ nªu trªn, nh­ng chØ dì sè l­îng tèi thiÓu v× tubin chÌn t¹m thêi tõ lç cöa. Khi xö lÝ kalota, ng­êi ta chØ th¸o ra 1 v× tubin phÝa trªn ë gi÷a lç cöa, sau ®ã c¸c v× tubin trªn vµ d­íi cña chÝnh vßng ®ã. - §µo ®Êt, gia c­êng hÇm ®µo vµ ®æ bªt«ng vá lç cöa ®­îc thùc hiÖn qua khe ®øng hÑp khi 1 vßng vá hÇm ®­îc th¸o ra (vßng vá hÇm bÞ biÕn d¹ng Ýt nhÊt). - - C¸c v× tubin chÌn t¹m thêi lç cöa cßn l¹i ®­îc dì ra sau khi thi c«ng ®­îc 75% khèi l­îng cöa cña ga. Theo s¬ ®å c«ng nghÖ thø 2: - Ga trô cÇu ®­îc x©y dùng tõ vá hÇm tõ BTCT l¾p ghÐp . C¸c lèi ®i gi÷a c¸c ®­êng ngÇm ga ®­îc x©y dùng sau khi dì kÕt cÊu trªn ®o¹n lç cöa cña ga. - Tr×nh tù thi c«ng ®­êng hÇm ga ®­îc gi÷ nguyªn nh­ khi lµm vá hÇm tõ v× tubin gang: ®Çu tiªn b»ng g­¬ng hÇm liªn tôc hoÆc b»ng ph­¬ng ph¸p trô - ®­êng hÇm, ng­êi ta tiÕn hµnh më 2 ®­êng hÇm bªn víi g­¬ng hÇm v­ît tr­íc kho¶ng 20 - 30 m, sau ®ã sang ®­êng hÇm gi÷a. - Khi më ®o¹n lç cöa ga, trong c¶ 3 ®­êng hÇm, c¸c vßng khÐp kÝn t¹m thêi sö dông c¸c khèi BTCT (1-2 vßng) t¹o nªn c¸c trô ga. ë giai ®o¹n tiÕp theo, cÇn t¨ng c­êng c¸c ®o¹n lç cöa tr­íc khi x©y dùng lèi ®i, s¬ ®å kÕt cÊu thay ®æi nªn thµnh phÇn c«ng t¸c x©y l¾p còng ®­îc thay ®æi. - §Ó t¨ng c­êng phÇn lç cöa ga cÇn x©y dùng lanh t« dÇm lç cöa trong c¸c khe däc do c¸c v× tubin d¹ng trô t¹o nªn (Lanh t« nh­ vËy cho phÐp më «ng lèi ®i d­íi chóng). Lanh t« dÇm tõ BTCT l¾p ghÐp ( thi c«ng nhê têi vµ thiÕt bÞ l¾p ®Æt vá hÇm). Lanh t« dÇm tõ BTCT toµn khèi (nhê c«p pha cè ®Þnh hoÆc di ®éng). - §Çu tiªn ng­êi ta ®µo th«ng vµ t¨ng c­êng ®­êng hÇm bªn s­ên ga vµ sau khi bªt«ng chÌn dÇm l¾p ghÐp hoÆc bªt«ng dÇm toµn khèi ®¹t c­êng ®é thiÕt kÕ míi tiÕn hµnh më ®­êng hÇm gi÷a ga. - Sau khi bªt«ng chÌn lanh t« dÇm l¾p ghÐp (hoÆc bªt«ng lanh t« ®æ toµn khèi) ë ®­êng hÇm gi÷a ga ®¹t c­êng ®é thiÕt kÕ míi b¾t ®Çu më lç cöa. - Khi më lç cöa, më ®­êng hÇm vµ thi c«ng vá lèi ®i cÇn tu©n thñ tr×nh tù nhÊt ®Þnh vµ tÝnh cÈn träng trong thùc hiÖn c«ng viÖc. - Trô hÑp (®Æc tr­ng cho kÕt cÊu ga nµy), ®­îc ®æ bªt«ng ®ång thêi víi x©y dùng lç cöa trªn c¸c ®o¹n lÆp l¹i vµ tiÕp gi¸p nhau theo chiÒu dµi ga (h.5.46). (ChiÒu dµi ®o¹n L bao gåm vßng lç cöa chiÒu réng B vµ 1 trô chiÒu réng b). - C«ng viÖc ®­îc thùc hiÖn trong 3 giai ®o¹n. + §Çu tiªn, ®µo ®Êt ë phÇn trªn H. 5.46. Tr×nh tù x©y dùng trô vµ lèi ®i bªn ph¶i 1 lèi ®i vµ ®æ bªt«ng ga trô cÇu vá BTCT l¾p ghÐp vßm phÇn trªn trô 1. 1, 2, 3. c¸c giai ®o¹n më hÇm + Sau khi bªt«ng ®¹t ®­îc 75% I, II, III. c¸c giai ®o¹n dæ bª t«ng vá hÇm c­êng ®é thiÕt kÕ, ®µo ®Êt ë phÇn d­íi bªn ph¶i 2 lèi ®i, ®æ bªt«ng trô vµ phÇn vßm ng­îc II. + C«ng viÖc giai ®o¹n 3 chØ b¾t ®Çu sau khi bªt«ng ®· ®æ ®¹t 100% c­êng ®é thiÕt kÕ. ë giai ®o¹n 3, ®µo ®Êt tõ trªn xuèng d­íi phÇn bªn tr¸i 3 cña lèi ®i trªn toµn bé chiÒu cao vµ ®æ bªt«ng phÇn cßn l¹i cña vßm ng­îc vµ phÝa trªn III (Kh«ng ®­îc phÐp thi c«ng lèi ®i tõ ®­êng hÇm gi÷a tíi ®­êng hÇm bªn trong mét mÆt c¾t ga) S¬ ®å c«ng nghÖ thø 3 hîp lý khi thi c«ng ga trô cÇu trong ®Êt nöa ®¸ víi møc ®é nøt nÎ kh¸c nhau (2 £ f £ 5), vÝ dô ga cã d¹ng vßm (h.5.18 vµ 5.19). - Tr×nh tù thùc hiÖn truyÒn thèng cho ga trô cÇu ë ®©y cã thay ®æi v× tr­íc khi më ®­êng hÇm ga, trong hÇm nèi s¬ bé cÇn thi c«ng 1 phÇn hoÆc toµn bé trô vµ lèi ®i. - NÕu vá hÇm ga cÊu t¹o tõ v× tubin gang víi c¸c lanh t« cöa d¹ng nªm (h.5.18), x©y dùng ga ®­îc b¾t ®Çu tõ viÖc më 4 hÇm nèi däc trôc cña nã (h. 5.47a). + Trong hÇm nèi gi÷a 3 ®i qua toµn bé chiÒu dµi phÇn lç cöa ga, ng­êi ta x©y dùng nÒn trô vµ lç cöa trong d¹ng ®µi bªt«ng 4; + Trong hÇm nèi bªn s­ên 1 - trô cho vßm ®­êng hÇm tuyÕn 2, bªt«ng ®­îc ®æ “lªn b¶n th©n” sau khi hoµn thµnh më hÇm nèi. + Sau ®ã chuyÓn sang ®­êng hÇm ga tuyÕn b»ng c¸ch ®µo ®Êt tíi ®iÓm phÝa trªn cña ®µi. + Vá vßm ®­êng hÇm ®ã ®­îc l¾p r¸p tõ cung v× tubin gang 5 tùa lªn ®µi bªt«ng (Cung ®­îc l¾p ®Æt nhê m¸y l¾p ®Æt v× tubin b»ng c¸ch bè trÝ c¸c v× tubin khung vµ c¸c lanh t« nªm ®iÓn h×nh tõ phÝa trôc ga). H. 5.47. Tr×nh tù thi c«ng ga trô cÇu kÕt hîp x©y dùng lèi ®i vµ trô t­íc khi më hÇm ga: a. vá tõ v× tu bin; s. vá tõ khèi kim lo¹i + Sau khi thi c«ng ®­êng hÇm tuyÕn, tiÕn hµnh më ®­êng hÇm gi÷a, vá 6 cña nã l¾p vµo khung lç cöa tõ 2 phÝa. + Sau ®ã ®Êt trong c¶ 3 ®­êng hÇm ®­îc ®µo ®Õn cèt ®¸y ®µi vµ ®æ bªt«ng b¶n ®¸y cña kÕt cÊu 7. + ë giai ®o¹n kÕt thóc, ng­êi ta më lç cöa vµ ®æ bªt«ng vá lèi ®i 8. (C¸c c«ng viÖc ®ã ®­îc thùc hiÖn theo tr×nh tù t­¬ng øng víi ph­¬ng ph¸p vßm tùa). - NÕu vá hÇm ga ®­îc lµm tõ bªt«ng hoÆc BTCT toµn khèi, c«ng viÖc ®­îc b¾t ®Çu tõ viÖc më 2 hÇm nèi däc trôc ga (h.5.47.s). + ChiÒu cao hÇm nèi 1 ®­îc dù tÝnh, sao cho trong ®ã bè trÝ ®­îc c¸c cung BTCT 2 phÇn lç cöa cña ga. + Sau khi më ®­êng nèi vµ l¾p ®Æt cung, b¾t ®Çu më ®­êng hÇm ga. + ViÖc më tÊt c¶ 3 ®­êng hÇm ®­îc tiÕn hµnh b»ng ph­¬ng ph¸p bËc. ChiÒu cao bËc ®­îc x¸c ®Þnh trªn møc ch©n vßm ®­êng hÇm tuyÕn. + §Çu tiªn, tiÕn hµnh më ®­êng hÇm tuyÕn vµ ®æ bªt«ng vá vßm 3: tùa 1 phÝa lªn cung ®· thi c«ng, cßn phÝa kia - lªn ®Êt. + Sau khi ®i qua phÇn kalota ®­êng hÇm gi÷a, tùa vá vßm 4 lªn cung. + Sau khi hoµn thµnh c«ng t¸c trong phÇn kalota (®Çu tiªn ë hÇm bªn s­ên, sau ®ã ë hÇm gi÷a) kÕt thóc ®µo ®Êt tÇng d­íi vµ ®æ bªt«ng phÇn d­íi kÕt cÊu 5. - C¸c s¬ ®å tæ chøc c«ng nghÖ thi c«ng ga trô cÇu nªu trªn trong ®Êt nöa ®¸ vµ ®¸ mÒm, cho phÐp sö dông m¸y ®µo hÇm liªn hîp (víi c¸c bé phËn thõa hµnh kiÓu cÇn) vµ c¸c lo¹i v× chèng gi¶m nhÑ tõ bªt«ng phun, neo vµ cung. L­u ý r»ng do chiÒu cao kalota lín, nªn sö dông m¸y liªn hîp cho phÐp tiÕn hµnh më hÇm 4,5 vµ 5,4m, vÝ dô m¸y liªn hîp lo¹i 4PP - 2 hoÆc 4PP- 5 ®¶m b¶o ®µo ®Êt víi n¨ng suÊt ®Õn 20m3/ giê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN THIET KE GA.DOC