Tài liệu G7 và Nescafé - Trứng và đá: G7 và Nescafé - Trứng và đá?
Thị trường Việt Nam vừa chứng kiến một sự việc khá thú vị từ
góc nhìn marketing. Đó là việc Trung Nguyên công bố "G7 -
Cafe hòa tan thứ thiệt số một Việt Nam" với số liệu được cho là
có nguồn từ Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen. Sau đó,
Trung Nguyên đã phải chỉnh sửa lại tuyên bố, theo đó G7 chỉ
đứng đầu phân khúc café hòa tan 3 trong 1. Còn lại với café hòa
tan nói chung, vị thế dẫn đầu vẫn thuộc về Nescafé của Nestlé,
đối thủ lớn nhất của Trung Nguyên.
Trên thương trường, việc một thương hiệu nhỏ tấn công và thách
thức thương hiệu "gạo cội" để giành vị thế được xem là đem
trứng chọi vào đá - trứng khó lòng còn nguyên chứ đừng nói có
thể song hàng với đá. Trên thực tế, nhiều công ty đã chọn đã con
đường này, thất bại cũng nhiều nhưng không phải không có
trường hợp thành công - "trứng" và "đá" song song tồn tại và
phát triển.
Lịch sử đã chỉ ra một số bài học đáng giá, có thể hữu dụng đối
với G7 trong cuộc chiến với Nes...
21 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu G7 và Nescafé - Trứng và đá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G7 và Nescafé - Trứng và đá?
Thị trường Việt Nam vừa chứng kiến một sự việc khá thú vị từ
góc nhìn marketing. Đó là việc Trung Nguyên công bố "G7 -
Cafe hòa tan thứ thiệt số một Việt Nam" với số liệu được cho là
có nguồn từ Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen. Sau đó,
Trung Nguyên đã phải chỉnh sửa lại tuyên bố, theo đó G7 chỉ
đứng đầu phân khúc café hòa tan 3 trong 1. Còn lại với café hòa
tan nói chung, vị thế dẫn đầu vẫn thuộc về Nescafé của Nestlé,
đối thủ lớn nhất của Trung Nguyên.
Trên thương trường, việc một thương hiệu nhỏ tấn công và thách
thức thương hiệu "gạo cội" để giành vị thế được xem là đem
trứng chọi vào đá - trứng khó lòng còn nguyên chứ đừng nói có
thể song hàng với đá. Trên thực tế, nhiều công ty đã chọn đã con
đường này, thất bại cũng nhiều nhưng không phải không có
trường hợp thành công - "trứng" và "đá" song song tồn tại và
phát triển.
Lịch sử đã chỉ ra một số bài học đáng giá, có thể hữu dụng đối
với G7 trong cuộc chiến với Nescafé…
Dunkin’ Donut tấn công Starbucks
Chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh 2008, chuỗi cửa hàng bánh và
café Dunkin’ Donut đã lên một kế hoạch kỹ càng nhắm vào đối
thủ Starbucks. Dunkin’ Donut trước đó là chuỗi cửa hàng
chuyên về các loại bánh vòng. Starbucks là chuỗi cửa hàng
chuyên về café. Cả hai chỉ trở thành đối thủ của nhau khi
Dunkin’ Donut bắt đầu cho bán café trong chuỗi cửa hàng của
mình.
Khởi điểm cuộc tấn công của Dunkin’ Donut là bán những ly
latte, cappuccino và espresso với giá chỉ 99 cent trước đó mấy
tháng. Và cuối năm đó chính là thời điểm lý tưởng để tung ra cú
đòn mạnh mẽ nhằm trực diện vào Starbucks.
Dunkin’ Donut cho lập hẳn một trang web có tên
DunkinBeatStarbucks.Com với công bố về một cuộc thử mù -
blind test. Khách hàng uống cả 2 loại café của Dunkin’ Donut và
Starbucks mà không có thương hiệu của hai nhãn trên cốc. Kết
quả là 54% số người tham gia thích hương vị của Dunkin, 39%
thích hương vị của Starbucks, số còn lại không có ý kiến cụ thể.
Với cuộc tấn công này, Dunkin’ Donut cho rằng café của mình
có vị ngon hơn Starbucks. Tuy nhiên, cuộc tấn công không xoay
chuyển được nhiều tình thế trên thị trường. Có hai lý do đơn
giản giải thích cho sự việc trên.
Thứ nhất, Starbucks lúc đó đã phát triển 11.000 cửa hàng và đã
trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường về café. Thứ hai, khi
nói đến Starbucks, người ta lập tức nghĩ đến café. Trong khi đó
nói đến Dunkin’ Donut, người ta nghĩ đến bánh rán.
Dù chiến thắng trong cuộc thử mù nhưng với một thương hiệu
yếu hơn và kém tập trung hơn, Dunkin’ Donut không thể lật đổ
vị trí thống trị của Starbucks
Miller Lite tấn công Bud Light
Khi cơn sốt về thực phẩm ít béo trở thành xu hướng trên toàn thế
giới, các nhãn hiệu hàng đầu lập tức tung ra những sản phẩm ít
chất carbohydrate (chất tinh bột tạo ngọt). Coca Cola có Coca
Diet, Pepsi có Pepsi Diet. Trong lĩnh vực beer, Budweiser cho ra
mắt Bud Light và nhãn hàng đứng vị trí số hai là Miller cũng
cho ra mắt Miller Lite.
Nhằm tấn công vào ông lớn Budweiser, Miller đã chỉ ra trong 1
chai Miller Lite chỉ số carbohydrate là 2,6 trong khi ở Bud Light
là 6,6.
Trong thực tế, những người mê bia chẳng mấy quan tâm đến
chuyện tỷ lệ carbohydrate trong một chai bia. Nhưng giới truyền
thông thì khác. Rõ ràng đây là một tin tức có giá trị đối với
người tiêu dùng. Miller Lite tấn công bằng chiến dịch quảng cáo
chỉ ra cho mọi người rằng tỷ lệ carbohydrate trong một chai Bud
Light cao hơn Miller Lite gấp gần 3 lần.
Chiến dịch của Miller sẽ không tạo nhiều hiệu ứng nếu Bud
Light không tấn công ngược lại. Budweiser giễu cợt rằng những
người uống Bud Light cần có nhiều năng lượng và khỏe mạnh
hơn những người uống ít carbohydrate (ám chỉ những người
uống Miller Lite).
Tuy nhiên Budweiser rơi vào cái bẫy của chính mình, vì bản
thân Budweiser cũng có một thương hiệu con là Michelob Ultra,
và đó cũng là một loại đồ uống ít carbohydrate. Cuộc tấn công
của Budweiser thậm chí còn khiến người ta chú ý hơn đến tầm
quan trọng của thực phẩm/đồ uống ít carbohydrate.
Lẽ ra Budweiser không nên đáp trả và chờ đợi cho cơn sốt
carbohydrate qua đi. Lẽ ra Miller nên tiếp tục "con bài"
carbohydrate và giành lấy chiến thắng của đối thủ mà chiếm lấy
vị trí số 1 dù rằng chỉ trong thị trường bia nhẹ. Tuy nhiên Miller
đã thay đổi chiến lược liên tục và Budweiser vẫn giữ nguyên vị
thế thống trị về bia của mình.
Scope tấn công Listerine
Cuộc chiến giữa hai nhãn hiệu tạo nhiều thú vị phải kể đến
Listerine và Scope. Thực ra, trong một cuộc tấn công, nếu cả hai
thương hiệu đều biết đáp trả đối thủ với một thông điệp tốt,
khách hàng sẽ ghi nhớ thông điệp và lượng khách hàng sẽ mở
rộng.
Listerine là công ty tiên phong chế tạo ra nước súc miệng. Trong
một thị trường hầu như không có đối thủ xứng tầm, Listerine
đứng ở vị thế thống trị trong một thời gian dài. Tuy nhiên, mùi
vị của Listerine không hấp dẫn. Scope đã xoáy vào điểm yếu
này. Họ tung ra loại nước súc miệng có mùi vị dễ chịu hơn
nhiều và tuyên bố rằng những người dùng nước súc miệng
Listerine có mùi bệnh viện trong miệng.
Listerine làm gì? Đơn giản là họ biến điểm yếu của mình thành
điểm mạnh. Họ tự hào với mùi vị không hấp dẫn và điều đó
phục vụ cho mục tiêu lớn nhất của nước súc miệng là diệt vi
khuẩn.
Mùi vị của Listerine không ngon bởi nó chứa nhiều chất diệt vi
khuẩn hiệu quả hơn. Điều này hoàn toàn thuyết phục khách
hàng. Listerine còn nhấn mạnh đặc điểm này với câu slogan:
“Mùi vị bạn ghét, hai lần một ngày - The taste you hate, twice a
day".
Kết quả sau cuộc chiến là thị phần nước súc miệng mở rộng. Khi
miếng bánh thị phần nở rộng, không ai là kẻ thua cuộc. Scope
giành được vị thế số 2 và có định vị là “mùi vị dễ chịu”, trong
khi đó Listerine vẫn được coi là loại nước súc miệng “khử trùng
hiệu quả”. Cả hai đều vẫn là những thương hiệu mạnh.
Pepsi tấn công Coca Cola
Vào đầu nhưng năm 1980, Pepsi tung ra chiến dịch Thế hệ Pepsi
- Pepsi Generation, thách thức vị thế của Coca Cola. Một trong
những chiêu thức Pepsi sử dụng chính là tiến hành những cuộc
thử mù và tuyên bố khách hàng thích vị của Pepsi hơn Coca.
Chiến dịch của Pepsi thành công vang dội khiến ông lớn Coca
Cola thực sự bối rối.
Và Coca Cola đã vấp phải một sai lầm tai hại. Họ bí mật thay
đổi công thức truyền thống của mình, cho ra một công thức mới
và gọi sản phẩm là New Coke nhằm đánh bại Pepsi trong các
cuộc thử mù. Coke đã làm tới 200.000 cuộc thử mù khác nhau
và kết quả mỹ mãn: người tiêu dùng thích vị của New Coke hơn
Pepsi.
Tuy nhiên, giới hạn của thử mù cũng rất rõ. Trên thực tế, chẳng
ai bịt mắt khi uống. Mọi người đều uống với đôi mắt mở với ấn
tượng của thương hiệu trong đầu. Người tiêu dùng yêu Coca
Cola, phản đối kịch liệt New Coke. Cuối cùng, Coca Cola phải
tái sử dụng công thức cũ của mình. New Coke là một sản phẩm
tốt nhưng là một sai lầm về mặt marketing.
G7 và Nescafé: Hoàn toàn có thế, nếu...
Trên thực tế, G7 đã có một cuộc tấn công bằng phương pháp thử
mù để chứng minh rằng người tiêu dùng thích café của mình
hơn. Nhưng cũng giống như trường hợp của Pepsi và New
Coke, sản phẩm tốt hơn chưa chắc đã phải là sản phẩm chiến
thắng.
Để tạo nên vị thế vững chắc cho mình, kẻ thách thức (trong
trường hợp này là G7) cần phải phân tích đâu là điểm mạnh của
mình so với đối thủ lớn nhất thị trường là Nescafé. Sau đó, điều
G7 cần làm là phải đưa ra những thông điệp hoàn toàn trái
ngược so với đối thủ. Như Pepsi tự nhận mình là “đồ uống của
thế hệ kế tiếp” so với tính “classic” của Coca Cola, như Scope
đánh vào “mùi vị ngon” so với “mùi vị bệnh viện” của Listerine.
Điểm mạnh của G7 là gì? G7 là sản phẩm của Trung Nguyên,
sản phẩm của Việt Nam. Nescafé là sản phẩm của Nestlé, sản
phẩm nước ngoài. Tinh thần dân tộc luôn là một vũ khí lợi hại.
Trong việc khơi dậy tinh thần dân tộc, thúc đẩy người Việt dùng
hàng Việt, CEO Đặng Lê Nguyên Vũ của Trung Nguyên đã làm
rất tốt. Đây là điểm cần tiếp tục được phát huy.
Điểm khác biệt giữa cách thưởng thức café của người Việt và
người nước ngoài là người Việt uống café mạnh hơn rất nhiều.
Nescafé được làm với hương vị quốc tế hóa nên khá nhạt hơn so
với khẩu vị của người Việt.
Nhưng Nestlé đã tung ra những sản phẩm được bản địa hóa như
Nescafé-Café Việt với khẩu hiệu: “Café mạnh, cho phái mạnh”.
Đây là một định vị hay. G7 phản pháo bằng “Mạnh không đủ,
phải đúng gu”. Đòn đánh trả này không trúng. Đơn giản vì nếu
đúng “gu”, không ai dùng café hòa tan. G7 phải thực hiện cách
khác. Lợi thế của G7 là xuất phát điểm từ vùng đất trung tâm
café của Việt Nam - Buôn Ma Thuột, G7 nên tập trung chiếm
lĩnh từ café Việt “thứ thiệt”.
G7 không đứng đầu ở mảng café hòa tan, nhưng cũng đã chiếm
được vị trí số 1 ở thị phần café hòa tan 3 trong 1. Thiết nghĩ, G7
trước tiên chỉ cần tập trung vào café hòa tan 3 trong 1.
Nên nhớ, FaceBook ban đầu chỉ là một trang mạng xã hội dành
cho sinh viên, còn MySpace mới là trang mạng xã hội lớn nhất.
Tuy nhiên bằng việc củng cố vững chắc vị trí trang mạng xã hội
trong thị phần hẹp, với những bước phát triển không ngoan,
FaceBook giờ đã vượt mặt MySpace.
G7 cần phải chiếm lĩnh vị trí số 1 tại thị phần café 3 trong 1 một
cách bền vững và vượt trội so với Nescafé trước khi mở rộng
cuộc tấn công sang các mặt trận khác.
Và lợi điểm lớn nhất của G7 so với Nescafé nằm ở thương hiệu
mẹ. Trung Nguyên là công ty chuyên về café. Nestlé là công ty
sản xuất café, sữa, kem và những sản phẩm khác.
Xét riêng về mặt thương hiệu, Trung Nguyên tập trung vào café
hơn. Đây là một lợi thế. Giống như một bác sĩ đa khoa và một
bác sĩ chuyên về tim. Trên thực tế bác sĩ tim có luôn luôn giỏi
hơn bác sĩ đa khoa trong lĩnh vực tim hay không? Chưa chắc!
Nhưng bệnh nhân có vấn đề về tim chắc chắn sẽ tìm đến bác sĩ
tim. Đây là điểm khác biệt mà Trung Nguyên cần nhấn mạnh, đó
là tính chuyên môn và tập trung cao trong lĩnh vực café.
Dĩ nhiên thương hiệu Trung Nguyên nói chung và G7 nói riêng
vẫn có nhiều yếu điểm yếu, nhưng điều quan trọng của thương
hiệu thách thức là tìm ra những điểm yếu của đối thủ đứng đầu
và nhấn mạnh sự đối lập.
Về mặt tâm lý, người tiêu dùng yêu thích kẻ yếu thách thức
người khổng lồ. Và chỉ cần “ông lớn” sảy chân, vị trí hàng đầu
sẽ đổi chủ. Trong trường hợp này, với những lợi thế đối lập của
mình, G7 hoàn toàn có thể thực hiện một cuộc hoán đổi ngôi vị
ngoạn mục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G7 và Nescafé - Trứng và đá.pdf