Tài liệu FDI tại Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung Việt Nam: Mối quan hệ hai chiều với GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành, và ảnh hưởng của luật pháp: 47
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
FDI TẠI BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM:
MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU VỚI GDP, SỰ CẠNH TRANH
GIỮA CÁC TỈNH THÀNH, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT PHÁP
Nguyễn Đình Chiến1, Hồ Tú Linh2, Zhang Ke Zhong1
1Trường Đại học Quản lý, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, Trung Quốc
2Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến FDI tại vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam giai đoạn 2001-2010, bao gồm mối
quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong việc
thu hút FDI, và các ảnh hưởng của luật pháp. Kết quả cho thấy (1) FDI và GDP tại
vùng nghiên cứu có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Cả hai đều góp phần quan
trọng và tích cực trong việc giải thích lẫn nhau tại các tỉnh thành có điều kiện kinh
tế xã hội đặc biệt khó khăn; (2) Không có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 14 tỉnh
thành trong vùng nghiên cứu vì tỉnh thành có PCI c...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu FDI tại Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung Việt Nam: Mối quan hệ hai chiều với GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành, và ảnh hưởng của luật pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
FDI TẠI BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM:
MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU VỚI GDP, SỰ CẠNH TRANH
GIỮA CÁC TỈNH THÀNH, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT PHÁP
Nguyễn Đình Chiến1, Hồ Tú Linh2, Zhang Ke Zhong1
1Trường Đại học Quản lý, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, Trung Quốc
2Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến FDI tại vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam giai đoạn 2001-2010, bao gồm mối
quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong việc
thu hút FDI, và các ảnh hưởng của luật pháp. Kết quả cho thấy (1) FDI và GDP tại
vùng nghiên cứu có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Cả hai đều góp phần quan
trọng và tích cực trong việc giải thích lẫn nhau tại các tỉnh thành có điều kiện kinh
tế xã hội đặc biệt khó khăn; (2) Không có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 14 tỉnh
thành trong vùng nghiên cứu vì tỉnh thành có PCI càng cao thì càng thu hút được ít
FDI; (3) Khả năng tiếp cận thông tin và chất lượng cơ sở hạ tầng ảnh hưởng mạnh
đến khả năng thu hút FDI của 14 tỉnh thành; (4) Sau khi Luật Đầu tư chung và Luật
Doanh nghiệp thống nhất ra đời năm 2005 và sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm
2007, lượng vốn đăng ký FDI đã tăng nhanh tại vùng nghiên cứu.
1. Đặt vấn đề
Kể từ năm 1988, Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, sự phân bố nguồn vốn này
trên các vùng miền ở Việt Nam là rất khác biệt. Theo Niên giám Thống kê Việt Nam, số
lượng các dự án FDI tại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (7%) ít hơn các vùng
khác như Đồng bằng Sông Hồng (26%), Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
(58%). Do đó, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thu hút và sử dụng FDI tại Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam là rất cần thiết.
Bảng 1. Câu hỏi, giả thiết và mô hình nghiên cứu
Câu
hỏi
Giả thiết Mô hình
1. Liệu có mối quan hệ chặt chẽ giữa FDI và GDP tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trung Việt Nam hay không?
1.1. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa
GDPit = α0 + α1FDIit + eit
48
FDI và GDP tại vùng Bắc Trung bộ
và Duyên hải miền Trung Việt Nam.
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + ui(t-1)
1.2. FDI góp phần quan trọng và tích
cực trong việc giải thích GDP tại các
tỉnh thành được xếp hạng nhất.
GDPit = α0 + α1FDIit + δ1PRit + eit
GDPit = α0 + α1FDIit + δ1PRit +
δ2FDIPRit + eit
1.3. GDP góp phần quan trọng và
tích cực trong việc giải thích FDI tại
các tỉnh thành được xếp hạng nhất.
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + φ1PRit + ui(t-1)
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + φ1PRit +
φ2GDPPRi(t-1) + ui(t-1)
2. Liệu có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 14 tỉnh thành của khu vực này trong việc thu
hút FDI hay không?
2.1. Tỉnh thành có sự quản lý kinh tế
tốt hơn thì thu hút FDI nhiều hơn.
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +
φ1PRit + φ2GDPPRi(t-1) + ui(t-1)
3. Nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến khả năng thu hút FDI của tỉnh thành trong khu
vực nghiên cứu?
3.1. Khả năng truy cập thông tin mà
được cung cấp bởi các tỉnh thành
ảnh hưởng tích cực và quan trọng
đến lượng vốn đăng ký FDI.
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +
β3WEBi(t-1) + φ1PRit + φ2GDPPRi(t-1) +
ui(t-1)
3.2. Tỉnh thành có cơ sở hạ tầng tốt
hơn thì thu hút nhiều FDI hơn.
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +
β3WEBi(t-1) + β4COMi(t-1) + β5PORTi(t-1)
+ β6FTZi(t-1)+ φ1PRit + φ2GDPPRi(t-1) +
ui(t-1)
4. Những quy định về luật pháp có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI ở 14 tỉnh thành
nghiên cứu hay không?
4.1. Sau khi Luật Đầu tư và Luật
Doanh nghiệp ra đời năm 2005, có
một sự tăng trưởng mạnh mẽ về
nguồn vốn FDI tại khu vực nghiên
cứu, đặc biệt là tại các tỉnh thành
được xếp hạng nhất.
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +
β3WEBi(t-1) + β4COMi(t-1) + β5PORTi(t-1)
+ β6FTZi(t-1)+ φ1PRit + ω1LAWit + ui(t-1)
4.2. Sau khi gia nhập WTO, có một
sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn
vốn FDI tại khu vực nghiên cứu, đặc
biệt là tại các tỉnh thành được xếp
hạng nhất.
FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +
β3WEBi(t-1) + β4COMi(t-1) + β5PORTi(t-1)
+ β6FTZi(t-1)+ φ1PRit + ω1LAWit +
ω2WTOit + ui(t-1)
Bên cạnh đó, Srinivasan, P. et al (2010) đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều trong
49
dài hạn giữa tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Products) và FDI ở Việt
Nam. Vũ Long (2007) thì kết luận rằng các tỉnh thành áp dụng các chính sách khuyến
khích đầu tư càng nhiều thì có lượng vốn FDI bình quân đầu người càng giảm. Ảnh
hưởng của luật pháp và các hiệp định lên việc thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam cũng
là một vấn đề nóng hổi khi Việt Nam đang trong quá trình thực hiện các cam kết của Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization). Luật Doanh nghiệp thống
nhất (2005) và Luật Đầu tư chung (2005) chỉ là điểm dừng đầu tiên trong việc gìn giữ
các cam kết trên vào luật pháp quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu này đã nỗ lực giải quyết 4
câu hỏi liên quan đến FDI tại vùng duyên hải miền Trung Việt Nam (xem Bảng 1).
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích mô tả và phân tích thực nghiệm đều được sử dụng trong
nghiên cứu này. Để giải quyết các câu hỏi đặt ra, các giả thiết cũng như các mô hình hồi
quy được xây dựng dựa vào những nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước. Sau đó, tiến
hành thu thập số liệu thứ cấp, phân tích mô tả, và kiểm định giả thiết bằng việc áp dụng
phần mềm phân tích thống kê kinh tế Eviews6. Tập hợp số liệu bảng (panel data) gồm
154 mẫu được cho 14 tỉnh thành tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt
Nam từ các niên giám thống kê giai đoạn 2000 - 2010. Để tiến hành nghiên cứu, các
biến phụ thuộc và các biến độc lập đều được thu thập tương ứng với 154 mẫu. Trong mô
hình hồi quy, i biểu diễn tỉnh thành và t biểu diễn năm nghiên cứu (Bảng 1). Định nghĩa
biến được thể hiện trong Bảng 2.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Mối quan hệ giữa FDI và GDP tại vùng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp Panel Least Squares kiểm định giả thiết 1.1, kết quả cho
thấy, FDI và GDP tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam có quan
hệ hai chiều chặt chẽ. Khi không kể đến ảnh hưởng các các yếu tố thời kỳ (Periods), mô
hình (1) ở Bảng 3 chỉ ra rằng FDI tỉ lệ thuận với GDP ở mức ý nghĩa 1%, và mô hình
(2) ở Bảng 4 cho thấy GDP tỉ lệ thuận với FDI ở mức ý nghĩa 5%.
Đối với giả thiết 1.2, kết luận rút ra là FDI góp phần quan trọng và tích cực
trong việc giải thích GDP tại các tỉnh thành được xếp hạng nhất. Tuy nhiên điều này đặc
biệt đúng ở địa phương có điều kiện tốt hơn (được xếp hạng thứ hai) như thành phố Đà
Nẵng.
Bảng 2. Định nghĩa biến
Biến Định nghĩa Nguồn
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) GSO*
FDI Vốn đăng ký FDI (Foreign Direct Investment) GSO
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization), nếu -
50
vốn FDI phát sinh trước 2007, WTO = 0, nếu không 1
LAW Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất, if nếu
vốn FDI phát sinh trước 2005, LAW = 0, nếu không 1
-
PR
Xếp hạng tỉnh thành (Province Ranking): tỉnh thành có vùng có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được xếp loại 1, PR
= 2; tỉnh thành có vùng có điệu kiện kinh tế xã hội khó khăn,
PR = 1; nếu không, PR = 0.
Nghị định
Chính phủ
108/2006/
ND-CP
PORT
Nếu tỉnh thành có sân bay quốc tế, PORT = 4; nếu có cả sân
bay và cảng biển, PORT=3; nếu chỉ có sân bay, PORT=2; nếu
chỉ có cảng biển, PORT = 1; nếu không, PORT = 0.
GSO
FTZ Nếu tỉnh thành có khu phi thương mại (Free Trade Zones), FTZ
= 1; nếu không, FTZ = 0.
GSO
COM Số thuê bao điện thoại trên 1.000 người (Communication ) GSO
WEB
Khả năng tiếp cận thông tin được xác định bằng chất lượng
trang điện tử của tỉnh thành thông qua: i) số lượng ngôn ngữ
được sử dụng; ii) văn bản pháp luật; iii) văn bản hướng dẫn thủ
tục; iv) hướng dẫn đăng ký kinh doanh; v) hướng dẫn trực
tuyến. Nếu có 5 nhân tố WEB=5, có 4 WEB=4, có 3 WEB=3;
có 2 WEB=2; có 1 WEB=1; nếu không WEB=0.
Trang điện
tử của các
tỉnh thành
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assitance) GSO
DI Đầu tư trong nước (Domestic Investment) GSO
GE Chi tiêu chính phủ (Government Expense) GSO
PCI Khả năng quản lý được đánh giá bởi chỉ số năng lực cạnh tranh
của tỉnh thành PCI (Provincial Competiveness Index)
GSO
(Tổng cục Thống kê Việt Nam).
Theo Bảng 2 thì 14 tỉnh thành Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung sẽ không
có tỉnh thành nào được xếp hạng 0, chỉ có một thành phố được xếp hạng 1 là Đà Nẵng.
Do đó, nếu PR=2 đặt Dummypr=1; nếu PR=1 đặt Dummypr=0 (giá trị Dummypr càng
lớn thì điều kiện của tỉnh thành càng khó khăn). Kết quả thu được khá khác nhau về hệ
số trục tung α0 và hệ số độ dốc α1 của mô hình (Bảng 3) khi so sánh mô hình (3│PR=2)
và (3│PR=1). Vì α0 giảm khi Dummypr=0 hay PR=1, nên có sự phân biệt giữa hai tính
chất của biến định tính và sự phân biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Vì α1 tăng
khi Dummypr=0 nên có sự phân biệt giữa hai tính chất trong biến định lượng và sự
phân biệt này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, đối với tỉnh thành có
điều kiện khó khăn, FDI góp phần quan trọng và tích cực hơn trong việc giải thích GDP.
Bảng 3. Ảnh hưởng của FDI đối với GDP tại vùng nghiên cứu
51
Giá trị hệ số
hồi quy
Mô hình (1) Mô hình
(3│PR=2)
Mô hình
(3│PR=1)
Mô hình (4)
α0 10187,34*** 10210,42*** 5483,35*** 5483,35
α1(FDIit) 0,10*** 0,08** 0,41*** 0,41***
δ1(Dummyprit) - - 4727,07
δ2(FDIPRit) - 0,33**
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thống kê Panel Least Squares trên Eviews6.
Mức ý nghĩa thống kê: * với α = 0,1; ** với α = 0,05 và *** với α = 0,01).
Biến FDIPR (FDI*Dummypr) được thêm vào mô hình (3) để kiểm định chênh
lệch độ dốc giữa 2 mô hình trên. Hệ số δ2 được gọi là chênh lệch độ dốc vì nó là chênh
lệch giữa các độ dốc của hai mô hồi quy đối với hai mẫu phụ. Dễ dàng kiểm định ý
nghĩa thống kê của chênh lệch này bằng cách đánh giá mức độ ý nghĩa của giá trị thống
kê tính cho ước lượng của δ2. Vì p-value của FDIPR có ý nghĩa thống kê ở mức 5% nên
có thể kết luận rằng có sự khác biệt lớn trong việc giải thích GDP thông qua FDI ở các
tỉnh thành được xếp hạng khác nhau (xem mô hình (4), Bảng 3). Nếu Dummypr = 0,
FDI có hệ số tương quan với GDP là 0,41 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Nếu
Dummypr = 1, hệ số tương quan giữa FDI và GDP là 0,41- 0,33=0,07. Như vậy, ở địa
phương có điều kiện khó khăn (Đà Nẵng) thì FDI giải thích GDP mạnh hơn và tích cực
hơn tại địa phương có điều kiện cực kỳ khó khăn.
Bảng 4. Ảnh hưởng của GDP đối với FDI tại vùng nghiên cứu
Giá trị hệ số hồi
quy
Mô hình (2) Mô hình (5) Mô hình
(5│PR=2)
Mô hình
(5│PR=1)
β0 2237,13 14477,62* 2854,51 -13641,82***
β1(GDPi(t-1)) 0,59** 0,55** 0,43 2,90***
φ1(Dummyprit) - 12776,58* - -
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thống kê Panel Least Squares trên Eviews6.
Mức ý nghĩa thống kê: * với α = 0,1; ** với α = 0,05, và *** với α = 0,01).
Bằng cách tương tự như trên, giả thiết 1.3 được kiểm định thông qua các mô
hình trong Bảng 4 và Bảng 5. Kết quả là GDP góp phần quan trọng và tích cực hơn
trong việc giải thích FDI tại các tỉnh thành có điều kiện cực kỳ khó khăn (xếp hạng
nhất) so với các tỉnh thành có điều kiện khó khăn (Đà Nẵng).
Mặc dù biến Dummypr chỉ ra rằng những tỉnh thành thuộc diện đặc biệt khó
khăn thu hút FDI ít hơn (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%) khi kể đến hay không kể đến
52
ảnh hưởng của Periods (Period Fixed-P, Period Weight-PW), qua việc so sánh hệ số β0
và β1 của mô hình (5) khi Dummypr=0 (PR=1) ta lại thu được kết quả ngược lại (Xem
Mô hình (5│PR=2), (5│PR=1) ở Bảng 4 và Mô hình (5│P-PW), (5│P-PW-PR=2) ở
Bảng 5).
Bảng 5. Ảnh hưởng của GDP đối với FDI tại vùng nghiên cứu trong phân tích Panel Least
Squares có tính đến ảnh hưởng của Fixed Periods
Giá trị hệ số hồi
quy
Mô hình
(5│P)
Mô hình
(5│P-PW)
Mô hình
(5│P-PW-
PR=2)
Mô hình
(6)
β0 21494,99***
12950,27
***
5808,52*** -724,92
β1(GDPi(t-1)) -0,03 0,11 0,12* 1,75***
φ1(Dummyprit) -14292,41***
-
6539,30***
- 6610,80***
[PERIODS=Fixed] -*** -*** - -**
φ2(GDPPRi(t-1)) - 1,63***
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thống kê trên Eviews6.
Mức ý nghĩa thống kê: * với α = 0,1; ** với α = 0,05 và *** với α = 0,01).
Để rút ra kết luận, biến GDPPR (GDP*Dummypr) được thêm vào mô hình
(5│P-PW). Hệ số φ2 là chênh lệch độ dốc. Vì p-value của GDPPR có ý nghĩa thống kê ở
mức 1% (mô hình (6), Bảng 5) nên có thể nói rằng có sự khác biệt lớn trong việc giải
thích FDI thông qua GDP ở các tỉnh thành được xếp hạng khác nhau. Nếu Dummypr =0,
GDP có hệ số tương quan với FDI là 1,75 và hệ số này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Nếu Dummypr = 1, hệ số tương quan giữa GDP và FDI là 1,75 + 6610,80 = 6612,55.
Như vậy, ở địa phương có điều kiện cực kỳ khó khăn thì GDP giải thích FDI mạnh hơn
và tích cực hơn tại địa phương có điều kiện khó khăn.
3.2. Cạnh tranh giữa các tỉnh thành và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
thu hút FDI tại vùng nghiên cứu
Mô hình (7) được sử dụng để kiểm định giả thiết “Tỉnh thành có sự quản lý kinh
tế tốt hơn thì thu hút FDI nhiều hơn”. Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI thể hiện khả năng
quản lý kinh tế của tỉnh thành nghiên cứu. Sử dụng phương pháp Panel Least Squares
(Period Fixed, Period Weight, White Diagonal) để kiểm định học thuyết trên, kết quả
không như dự đoán vì PCI tỉ lệ nghịch với FDI. Như vậy tỉnh thành có PCI càng cao thì
càng thu hút được ít FDI trong giai đoạn 2001-2010, bên cạnh đó hệ số của PCI không
có ý nghĩa thống kê khi giải thích FDI (Bảng 6).
53
Tương tự, giả thiết 3.1 được kiểm định thông qua mô hình (8), kết quả không
như dự đoán vì khả năng truy cập thông tin mà được cung cấp bởi các tỉnh thành (WEB)
tỉ lệ nghịch với lượng vốn đăng ký FDI (WEB có p-value=0,0012<0,05 nên rất có ý
nghĩa trong việc giải thích FDI).
Bảng 6. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI tại vùng nghiên cứu
Giá trị hệ số hồi quy Mô hình (7) Mô hình (8) Mô hình (9)
β0 –2357,7 822,5 -3869,8
β1(GDPi(t-1)) 2,9*** 1,7*** 1,9***
β2(PCIi(t-1)) – 63,3
β2(WEBi(t-1)) -259,9*** - 313,1***
β3(COMi(t-1)) 6,0
β4(PORTi(t-1)) 476,5***
β5(FTZi(t-1)) 679,8**
φ1(Dummyprit) 18347,0** 5854,2** 8868,5***
φ2(GDPPRi(t-1)) –2,9*** -1,6*** - 1,9***
R-Squared 0,4462 0,4955 0,5348
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thống kê Panel Least Squares trên Eviews6
Mức ý nghĩa thống kê: * với α = 0,1; ** với α = 0,05, và *** với α = 0,01).
Khả năng tiếp cận thông tin của tỉnh thành càng cao thì lượng vốn FDI thu hút
được của tỉnh thành đó càng thấp. Tương tự, kiểm định giả thiết 3.2 thu được kết quả là
tỉnh thành có chất lượng cơ sở hạ tầng cao hơn (nhiều cảng hàng không, cảng biển
PORT và nhiều khu công nghiệp FTZ hơn) thì lượng vốn đăng ký FDI cao hơn. Nhân tố
viễn thông COM cũng ảnh hưởng tích cực đến FDI nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Mô hình (9) chỉ ra rằng cả 3 biến COM, PORT, và FTZ đều ảnh hưởng tích cực đến FDI
như mong đợi. Hai biến PORT và FTZ đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5% tương
ứng trong việc giải thích giá trị FDI.
3.3. Ảnh hưởng của luật pháp trong việc thu hút FDI ở khu vực nghiên cứu
Mô hình (10) được sử dụng để kiểm định giả thiết 4.1 (Bảng 7). Kết quả cho
thấy sau khi Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005, lượng vốn đăng
ký FDI tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam,
nhưng không có bằng chứng chỉ ra rằng sự ảnh hưởng này mạnh hơn tại các tỉnh thành
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
So sánh mô hình (10) và (10│PR=2), khi Dummypr=1, hệ số trục tung β0 giảm
54
nên có sự phân biệt giữa hai tính chất của biến định tính nhưng sự phân biệt này không
có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, hệ số độ dốc ω1 giảm nên có sự phân biệt giữa hai tính
chất trong biến định lượng và sự phân biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy,
Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp ra đời có ảnh hưởng rất tích cực đến FDI. Tuy
nhiên, đối với các tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì ảnh hưởng
của nó giảm từ 9610,0 xuống 9225,3 nhưng vẫn có ý nghĩa ở mức 5% (Bảng 7).
Bảng 7. Ảnh hưởng của luật pháp trong việc thu hút FDI tại vùng nghiên cứu
Giá trị hệ số hồi
quy
MH (10)
MH (10│
PR=2)
MH (11)
MH (11│
Dummylaw=1)
MH (11│
Dummypr=1)
MH (11│
Dummywto)
β0 15796,4 2108,7 19975,0* 32454,1* 4068,4 7888,1
β1(GDPi(t-1)) 0,3 0,2 -0,1 -0,2 - 0,2 - 0,2
β2(WEBi(t-1)) 242,6 89,0 -343,3 -347,8 - 444,1 - 451,2
β4(PORTi(t-1)) -1444,7 -1316,3 -954,8 -1995,0 - 870,5 - 1913,2
β5(FTZi(t-1)) 964,7 769,9 221,6 287,3 93,7 176,7
φ1(Dummyprit) -14953,0* - -17016,2** - 25813,96* - -
ω1(Dummylawit) 9610,0** 9225,3** 1701,0 - 1462,9 -
ω2(Dummywtoit) 16441,5*** 16597,22** 15723,3*** 15778,2**
Periods included 10 10 10 6 10 6
R-Squared 0,1013 0,1260 0,1613 0,1161 0,1146 0,0695
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thống kê Panel Least Squares trên Eviews6.
Mức ý nghĩa thống kê: * với α = 0,1, ** với α = 0,05, và *** với α = 0,01).
Mô hình (11) được sử dụng để kiểm định giả thiết 4.2 (Bảng 7). Kết quả cho
thấy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng vốn đăng ký FDI tăng trưởng mạnh mẽ tại
các tỉnh thành trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, tuy nhiên không có
bằng chứng chỉ ra rằng tại các tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
thì ảnh hưởng của việc gia nhập WTO lên FDI mạnh mẽ hơn so với các tỉnh thành có
điều kiện tốt hơn.
Biến Dummywto có ảnh hưởng tích cực đến FDI như mong đợi trong cả 3 mô
hình (11│Dummylaw=1), (11│Dummypr=1), (11│Dummywto), bên cạnh đó tất cả các
hệ số đều rất có ý nghĩa thống kê. Như vậy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng vốn
đăng ký FDI tăng trưởng mạnh tại các tỉnh thành nghiên cứu. Khi Dummypr=1, ảnh
hưởng của việc gia nhập WTO lên FDI giảm xuống nhưng có ý nghĩa thống kê ở mức
1%. Khi Dummypr=1 trong giai đoạn 2005-2010 (Luật Đầu tư chung và Luật Doanh
nghiệp ra đời Dummylaw=1), ảnh hưởng của việc gia nhập WTO (2007-2010) đến việc
55
thu hút FDI tăng lên so với giai đoạn 2005-2006, hệ số tương ứng là 15778,2 > 15723,3
và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Bảng 7).
4. Kết luận
Bằng phương pháp Panel Least Squares, các học thuyết lần lượt được kiểm định
thông qua các mô hình thống kê. Từ các kết quả phân tích, các kết luận được rút ra là:
(1) FDI và GDP ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam có quan hệ
chặt chẽ với nhau. FDI và GDP đều góp phần quan trọng và tích cực trong việc giải
thích lẫn nhau tại các tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tuy nhiên
FDI giải thích GDP mạnh hơn ở địa phương có điều kiện tốt hơn như Đà Nẵng và GDP
giải thích FDI mạnh hơn tại địa phương có điều kiện kém hơn; (2) Không có sự cạnh
tranh mạnh mẽ giữa 14 tỉnh thành tại vùng nghiên cứu vì tỉnh thành có PCI càng cao thì
càng thu hút được ít FDI trong giai đoạn 2001 - 2010; (3) Khả năng tiếp cận thông tin
và chất lượng cơ sở hạ tầng ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thu hút FDI của 14 tỉnh
thành nghiên cứu; (4) Sau khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005 và
sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, lượng vốn đăng ký FDI tăng trưởng mạnh
tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hanh, Pham Thi Hong, Does WTO Accession Matter for the Dynamics of Foreign
Direct Investment and Trade?. Economics of Transition, Vol. 19, No. 2, (2011), 255-
285, Available at SSRN:
2. Muhammad Shahzad Iqbal, Causality Relationship between Foreign Direct Investment,
Trade and Economic Growth in Pakistan, Vol. 6, No. 9; September 2010.
3. Srinivasan, P., Kalaivani, M. and Ibrahim, P., FDI and Economic Growth in the ASEAN
Countries: Evidence from Cointegration Approach and Causality Test (January 13,
2010). The IUP Journal of Management Research, Vol. 9, No. 1, (2010), 38-63,
January . Available at SSRN:
4. Vu Long, Foreigners poised to celebrate tax parity, Vietnam Investment Review,
December 2:1, 2007.
56
FDI IN THE NORTH CENTRAL AND SOUTH CENTRAL COAST AREAS OF
VIETNAM: A BIDIRECTIONAL RELATIONSHIP WITH GDP, A
COMPETITION AMONG PROVINCES, AND EFFECTS OF LAWS
Nguyen Dinh Chien1, Ho Tu Linh2, Zhang Ke Zhong1
1School of Management, Huazhong University of Science and Technology, China
2College of Economics, Hue University, Vietnam
Abstract. The study focused on problems related to FDI in the North Central and
South Central Coast areas of Vietnam from 2001 to 2010. These problems included
a bidirectional relationship between FDI and GDP, a competition among provinces
or cities in attracting FDI, and the effects of laws. Results found are (1) there was a
strong bidirectional link between FDI and GDP in 14 provinces or cities of the area.
Both FDI and GDP significantly and positively accounted for each other in the
extremely difficult socio-economic provinces or cities; (2) the provinces or cities
having better governance in economics were not strongly associated with registered
FDI; (3) the ability of accessing information and quality of infrastructure offered
by the provinces or cities significantly positively affected registered FDI; (4) the
rule of laws such as new laws of investment and enterprise 2005 as well as Vietnam
joining WTO positively contributed to attracting FDI in the 14 provinces and cities
of Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63_0165_3468_2117826.pdf