Tài liệu Đường hướng hành động trong giảng dạy ngoại ngữ hiện nay - Nguyễn Thị Huệ: 45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tại các nước
phát triển đã xuất hiện một đường hướng dạy
học ngoại ngữ mới và được áp dụng phổ biến
trong các cơ sở giáo dục, đó là đường hướng
hành động. Đường hướng dạy học này lấy
tương tác là hoạt động chính của quá trình
dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói
riêng. Vậy đường hướng hành động là gì ? Vì
sao nó làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy,
học cũng như thu hút được sự quan tâm, chú ý
của đông đảo các nhà sư phạm trên thế giới?
2. NỘI DUNG
Lịch sử phát triển của các phương pháp giảng
dạy qua đã trải qua các giai đoạn khác nhau
mà mỗi giai đoạn đều tồn tại các phương pháp
giảng dạy chủ đạo như phương pháp truyền
ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG
TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI
NGỮ HIỆN NAY
NGUYỄN THỊ HUỆ
Học viện Cảnh sát Nhân dân
TÓM TẮT
Đường hướng hành động là phương pháp giảng dạy ngoại ngữ mới nhất hiện nay và đang được áp
dụng rộng rã...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đường hướng hành động trong giảng dạy ngoại ngữ hiện nay - Nguyễn Thị Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tại các nước
phát triển đã xuất hiện một đường hướng dạy
học ngoại ngữ mới và được áp dụng phổ biến
trong các cơ sở giáo dục, đó là đường hướng
hành động. Đường hướng dạy học này lấy
tương tác là hoạt động chính của quá trình
dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói
riêng. Vậy đường hướng hành động là gì ? Vì
sao nó làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy,
học cũng như thu hút được sự quan tâm, chú ý
của đông đảo các nhà sư phạm trên thế giới?
2. NỘI DUNG
Lịch sử phát triển của các phương pháp giảng
dạy qua đã trải qua các giai đoạn khác nhau
mà mỗi giai đoạn đều tồn tại các phương pháp
giảng dạy chủ đạo như phương pháp truyền
ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG
TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI
NGỮ HIỆN NAY
NGUYỄN THỊ HUỆ
Học viện Cảnh sát Nhân dân
TÓM TẮT
Đường hướng hành động là phương pháp giảng dạy ngoại ngữ mới nhất hiện nay và đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Quan điểm giáo dục của đường hướng hành động là giao tiếp-
hợp tác-hành động. Đường hướng này đã làm thay đổi cơ bản việc dạy, học ngoại ngữ so với các phương
pháp giảng dạy ngoại ngữ trước đây.
Từ khóa: đường hướng hành động, giao tiếp, nhiệm vụ, tương tác
thống, phương pháp nghe-nhìn, đường hướng
giao tiếp, và gần nhất là đường hướng hành
động. Đường hướng hành động hiện đang
được sử dụng rộng rãi không chỉ trong giảng
dạy ngoại ngữ mà còn trong giáo dục trên
phạm vi toàn thế giới.
Từ phương pháp truyền thống cho đến đường
hướng hành động là một bước tiến dài trong
phướng pháp giảng dạy ngoại ngữ trên thế
giới và ở Việt Nam. Bài viết chỉ tập trung vào
giới thiệu đường hướng hành động trong
giảng dạy ngoại ngữ hiện nay.
Đường hướng hành động hoặc đường hướng
giao tiếp hành động hoặc đường hướng giao
tiếp thế hệ thứ hai là một trong 4 cải cách quan
trọng của Khung tham chiếu Châu Âu trong
giảng dạy ngoại ngữ bên cạnh việc xác định
6 cấp độ ngôn ngữ (A1, A2, B1, B2, C1, C2), 5
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, nói tương tác,
đọc, viết) và 3 thành tố của kỹ năng giao tiếp
(thành tố ngôn ngữ; thành tố ngôn ngữ xã hội
và thành tố dụng học).
Khung quy chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ
coi giao tiếp là mục đích chính cần đạt được
trong lớp học ngoại ngữ. Theo đó, giảng viên
dạy ngoại ngữ không nên coi ngôn ngữ dạy
(tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc...) là đối
tượng chính, mà đó chỉ là công cụ học tập tri
thức mới và diễn đạt tư duy của người học.
Người học từ bỏ thái độ thụ động, làm chủ
lớp học và quá trình học của mình. Quan niệm
của đường hướng này về dạy học là quá trình
chủ động, tích cực, sáng tạo trang bị tri thức và
phát triển kỹ năng hoạt động khi tham gia vào
cuộc sống xã hội, vào các tình huống giao tiếp
thông qua các hành động cụ thể của người
học. Muốn đạt được mục tiêu đó cần có các
chiến lược học tập phù hợp.
Các chiến lược học tập
Chiến lược học tập là một thao tác nhận thức
can thiệp vào các thông tin hay dữ liệu nhằm
điều chỉnh và xử lý chúng. Một số chiến lược
được hình thành, phát triển đồng thời, một
số khác chỉ xuất hiện khi chúng được dạy và
rèn luyện trong quá trình học tập. Chiến lược
học tập nhấn mạnh việc đặt người học vào
các hoạt động. Điều đó đòi hỏi giảng viên
phải hiểu biết về các quá trình nhận thức để
tổ chức cho người học tham gia vào các hoạt
động giao tiếp. Khi người học đọc, nghe thì sẽ
vận dụng nhiều chiến lược để hiểu thông điệp
được truyền tải trong văn bản.
Có ba loại chiến lược học tập chủ yếu là chiến
lược nhận thức (stratégies cognitives), chiến
lược siêu nhận thức (stratégies métacognitives)
và chiến lược xã hội-tình cảm (stratégies
sociales et sentimentales). Ở đây, chúng tôi chỉ
đề cập đến hai chiến lược đầu tiên, có tác động
quan trọng hàng đầu đến kết quả quá trình
học tập của người học.
Nhờ vào các chiến lược nhận thức, người học
hiểu được tài liệu. Sự suy diễn, tìm tòi, so sánh,
lựa chọn, xếp loại, sơ đồ hoá, dịch là những
quá trình nhận thức hình thành nên các chiến
lược học gọi là “nhận thức”. Để kích thích các
quá trình này, người giảng viên cần luyện cho
người học biết cách phát hiện và biết nhấn
mạnh các từ khoá hay các câu quan trọng của
văn bản, biết qui nạp và diễn giải nghĩa của các
từ bằng cách so sánh chúng với các từ khác,
biết chia tài liệu ra thành các phần, biết phác
hoạ các sơ đồ, bảng biểu để hiểu tốt hơn, biết
ghi chép, hay dịch một từ, một câu, một đoạn
của tài liệu. Các hoạt động hiểu cũng cho phép
nhận biết rõ từ vựng, cấu trúc quan trọng phải
sử dụng và ghi nhớ của tài liệu.
Người học diễn đạt, nhắc lại, tự chữa lỗi, mô
phỏng bằng các điệu bộ, động tác nhằm giúp
cho cho người khác hiểu được thông điệp mà
mình muốn truyền tải. Người học thông qua
các hoạt động nhận thức này mà hình thành
các chiến lược giao tiếp. Để các chiến lược giao
tiếp này được hiệu quả thì phải đi kèm với các
chiến lược siêu nhận thức. Đó là khả năng tổ
chức nhiệm vụ, tập trung chú ý vào nhiệm vụ,
tự quản lý thời gian và xây dựng kế hoạch, tự
chữa lỗi, tự đánh giá, nhận biết vấn đề (hiểu
mục đích của nhiệm vụ, bài tập) là những chiến
lược siêu nhận thức hỗ trợ hiệu quả việc ghi
nhớ, lĩnh hội kiến thức và quá trình học tập nói
chung. Trong lớp học ngoại ngữ, giảng viên
phải dạy, rèn luyện cho họ biết cách tiếp cận
tài liệu học tập từ các hoạt động học và hỗ trợ
quá trình nhận thức của họ.
Tương tác là một chiến lược dạy học
Trong giảng dạy, các hoạt động học là rất quan
trọng vì chúng cho phép người học tiếp cận
tài liệu, khám phá và làm chủ ngôn ngữ để sử
dụng lại trong các giao tiếp trên lớp hay ngoài
xã hội. Tương tác trong dạy học là một trong
những cách tốt nhất để người học phải thực
hiện nhiệm vụ trong tình huống giao tiếp, phát
huy tính tích cực của người học. Con người
luôn chịu tác động của môi trường, xã hội và
buộc phải thích nghi với chúng. Các nghiên
cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng để đạt được
tiến bộ trong nhận thức thì các tương tác xã
hội phải tạo ra các xung đột về nhận thức xã
47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
hội. Đứng trước một tình huống có vấn đề, các
đối tác tham gia tương tác một mặt cần nhận
biết các khác biệt về nhận thức (quan điểm,
phương pháp, câu trả lời), mặt khác hợp tác
tìm ra câu trả lời chung cho vấn đề đặt ra.
Trong dạy học ngoại ngữ, tương tác có thể
được thực hiện bằng nhiều cách như cho
người học đọc hai lần (đọc diễn cảm, đọc
thầm) hay nghe hai lần một văn bản (văn bản
viết, văn bản âm thanh), giảng viên mời cả lớp
phát biểu đưa ra nhận định về tài liệu trên. Sau
khi người học thực hiện yêu cầu đó, giảng viên
yêu cầu người học chứng minh những nhận
định/giả thuyết đưa ra bằng cách trích dẫn các
thông tin của văn bản đã đọc hoặc nghe. Khi
giải thích từ mới theo yêu cầu của người học,
giảng viên cần dựa vào ngữ cảnh cụ thể đề
giải thích cho xác đáng hoặc thông qua các từ
đồng nghĩa sử dụng trong văn bản. Tương tác
trong lớp học có thể xuất phát từ nhiều tình
huống sư phạm như do hiểu nhầm của người
học đối với thông tin trong văn bản, sự không
thống nhất về đáp án giữa các nhóm, thậm chí
có thể do chính văn bản gây lên. Trong các tình
huống đó, giảng viên khuyến khích sự tương
tác giữa người học với nhau, giữa người học
với giảng viên nhằm giúp cho người học hiểu
được sai lầm, giải đáp nghi ngờ, phát triển kỹ
năng tương tác và hiểu đúng văn bản.
Để tương tác trong lớp học ngoại ngữ được
thành công thì giảng viên không nên chủ động
đặt câu hỏi cho người học về thông tin của văn
bản. Chính người học phải biết đặt câu hỏi cho
bạn học khác hoặc cho giảng viên, điều này sẽ
giúp cho người học dần chiếm lĩnh, làm chủ
quá trình học tập, phát triển các kỹ năng lắng
nghe, suy nghĩ, diễn đạt vì buộc phải tự điều
chỉnh quá trình học của bản thân.
Giảng viên cần điều chỉnh phương pháp dạy
bằng cách giải quyết các tình huống có vấn
đề, làm cho người học phải tương tác với nhau,
dạy họ các chiến lược học tập theo các giai
đoạn trước tương tác (chuẩn bị phát biểu)
trong tương tác (khơi gợi các vấn đề, chủ đề
thảo luận), hay sau tương tác (giao nhiệm vụ,
bài tập).
Nhiệm vụ mang tính hành động: đặt người
học vào tình huống
Quan niệm dạy học của đường hướng hành
động coi người sử dụng ngôn ngữ như là chủ
thể xã hội sẽ hành động trong các lĩnh vực của
cuộc sống (nhân sự, giáo dục, nghề nghiệp,
công chúng). Trong mỗi lĩnh vực, người sử
dụng ngôn ngữ phải thực hiện các nhiệm vụ
mang tính hành động trong các hoàn cảnh
khác nhau. Chính vì vậy, khái niệm nhiệm vụ
chiếm vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị bài
dạy. Nhiệm vụ được định nghĩa như là «mục
đích hành động mà tác nhân đại diện để đạt
kết quả theo vấn đề cần giải quyết, một nghĩa
vụ phải hoàn thành, một mục đích đã xác định”
[1, tr.16]. Nhiệm vụ đặt người học trong tình
huống học tập, tình huống giao tiếp. Nhiệm vụ
học được xác định là tạo ra tình huống ngôn
ngữ bắt nguồn từ thực tế, nhằm kích thích
và phát triển các quá trình nhận thức để tiếp
nhận thông điệp. Ví dụ, trong cuộc sống nghề
nghiệp và trong các mối quan hệ thì có thể
tham gia dự một đám cưới, xin đi thực tập
Mỗi lĩnh vực này sẽ xác định một số tình huống
mà người học phải hành động để giải quyết. Ví
dụ, tham dự đám cưới thì tiền giả định là trả
lời thiệp mời (đối với người châu Âu khi tham
dự được hoặc không, đều phải trả lời cho gia
chủ biết), chuẩn bị quà, chuẩn bị trang phục,
chuẩn bị để nói chúc mừng cô dâu, chú rể
Trong tình huống này, có rất nhiều nhiệm vụ
mà người học phải thực hiện như hoặc viết
thiệp hoặc gọi điện thoại để khẳng định hoặc
từ chối tham gia đám cưới. Các nhiệm vụ này
được cụ thể hóa bằng cách sử dụng ngôn ngữ
(chúc mừng cô dâu chú rể) hoặc phi ngôn ngữ
(xác định chỗ ngồi trong bàn tiệc: đối với các
nước châu Âu nói chung khi khách mời tham
dự thì thường có tên đặt trên bàn tiệc và gia
đình có sơ đồ để khách tìm xem vị trí ngồi của
mình là ở bàn nào). Như vậy, người học phải
sử dụng đến:
- Kiến thức: kiến thức về phong tục tập quán
của đám cưới, về môi trường xã hội mà người
ta sẽ thực hiện.
- Kỹ năng: biết cách nói để chúc mừng cô dâu, chú rể.
48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Ứng xử: có những đám cưới mà tất cả mọi
người đều ôm hôn nhau, hoặc có những đám
chỉ ôm hôn những người quen biết, hoặc có
những đám mà hai gia đình tổ chức chung
nhưng phân chia thành hai khu vực riêng hoặc
không có sự phân chia khu vực dành cho khách
mời của gia đình cô dâu/chú rể.
- Khả năng thích ứng: khả năng xử trí với các
tình huống khác nhau (gia đình cô dâu, chú rể
mời lên phát biểu hoặc hát tặng hội hôn một
bài)
Có thể thấy rằng, đường hướng giao tiếp hành
động đã khắc phục được những nhược điểm
của đường hướng giao tiếp mà trước hết là đã
thay đổi vị trí từ người giao tiếp thành người
hành động. Giao tiếp chỉ là một khía cạnh của
hành động mặc dù giao tiếp là quan trọng
nhất. Kiến thức, ứng xử, biết cách thích ứng với
hoàn cảnh là một phần quan trọng của người
sử dụng - chủ thể xã hội. Ví dụ, một người
muốn được phục vụ nhanh trong một quán
cà phê ở Pháp hoặc ở nước ngoài, điều quan
trọng không phải là biết được nhiều cách nói
khác nhau để đưa ra lời yêu cầu, mà còn phải
biết cách thu hút sự chú ý của người phục vụ
bằng một nụ cười, một hành động hay hoặc
một câu nói hài hước để người phục vụ thấy
người đó đang rất sốt sắng được thưởng thức
cà phê ở quán của ông ta.
Bên cạnh đó, sự tương tác giữa người sử dụng
và môi trường diễn ra hoạt động được nhìn nhận
dưới góc độ hoàn thành nhiệm vụ. Các hành
động lời nói sử dụng từ vựng và ngữ pháp chỉ
đứng ở vị trí thứ hai so với việc hoàn thành
nhiệm vụ. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ có giá trị
khi nó sử dụng đúng trong tình huống giao
tiếp. Điều đó mở ra một tương lai về phương
pháp và tiến trình. Trong một thời gian dài,
yếu tố tiến trình bị sao nhãng: ví dụ khi một
hành động lời nói đã được giảng dạy (hoạt
động chào hỏi trong bài học đầu tiên) thì các
nhà soạn sách có thường nghĩ rằng chào hỏi
đã được dạy và không đưa vào trong các bài
học kế tiếp, trong khi đó, việc làm chủ lời chào
cần phải được tiếp tục xuất hiện trong chương
trình theo hướng nâng cao và thể hiện dưới
nhiều góc độ khác nhau. Với tiến trình được
nhìn nhận là các nhiệm vụ thì các hành động
lời nói cần thiết phải được xuất hiện nhiều lần
trong suốt chiều dài của tiến trình giảng dạy.
Mặt khác, đường hướng hành động có giá trị
đồng thời với người sử dụng và với người học.
Người học đơn giản là người sử dụng khi đã
hoàn thành các nhiệm vụ trong tình huống
giao tiếp của lớp học. Nói cách khác, lớp học
chỉ là một môi trường chuẩn bị để đương đầu
với các tình huống trong tương lai, hoặc học
những điều sẽ sử dụng sau này, đó cũng chính
là không gian xã hội mà ngôn ngữ được thực
hiện theo đúng chức năng vốn có (chia sẻ kiến
thức, thể hiện quan điểm, thực hiện dự định)
và học được nhờ vào cách sử dụng này.
Cuối cùng, đường hướng hành động đòi hỏi
giảng viên thay đổi phương pháp dạy học
chuyển từ độc thoại sang đối thoại, thay đổi
vai trò và vị thế trên lớp học, chuyển từ người
độc quyền về tri thức, về lời nói trên lớp sang
vai trò người cố vấn, điều khiển, trao đổi, giúp
đỡ khuyến khích sinh viên chủ động tham gia
vào các hoạt động ngôn ngữ trong lớp. Hình
thức kích thích hành động theo đường hướng
này chính là cho học viên trình bày một vấn đề
cụ thể và sau đó thảo luận chung theo nhóm
và cả lớp. Trong khi được giao nhiệm vụ thuyết
trình về một chủ đề, học viên nắm rõ mục đích
của nhiệm vụ và bắt tay vào các hoạt động tìm
tòi, xây dựng kiến thức, huy động khả năng của
mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Các học viên khác ngoài việc nghe trình bày
cũng phải chủ động tham gia thảo luận, chất
vấn, bổ sung các nội dung liên quan đến chủ
đề. Hoạt động trao đổi trên lớp có nhiều lợi thế
và đây là cách thể hiện tốt nhất đường hướng
hành động thông qua sự tham gia tích cực của
mọi thành viên trong lớp.
Hiện nay, đường hướng hành động đang rất
thịnh hành không chỉ trong các nhà trường
phổ thông mà còn ở các trường đại học của
các nước đang phát triển. Sự giao lưu toàn
cầu cũng đã mang đến những điểm mới trong
dạy học ngoại ngữ ở Viêt Nam nói chung
49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
và ở Học viện Cảnh sát nói riêng. Đó là các
giáo trình giảng dạy tiếng Anh «Unlimited»,
«English file», «New hearway» tiếng Pháp
«Le Nouveau Taxi», «Alter Ego», «Champion»,
tiếng Nga «Con đường đến với nước Nga»,
tiếng Trung «Giáo trình Bác Nhã» đã được biên
soạn theo đường hướng hành động, bởi nó
cho phép người học chủ động và chịu trách
nhiệm về quá trình học của mình thông qua
các hoạt động khác nhau để hoàn thành các
nhiệm vụ được giao. Các hoạt động giảng dạy
đều được giảng viên thiết kế đa dạng, phong
phú (thuyết trình, trò chơi, đóng vai, hát, kể
chuyện) từ khâu giao nhiệm vụ chuẩn bị bài
trước khi học, trong quá trình học và sau bài
học. Các hoạt động dạy học được hỗ trợ thêm
công nghệ thông tin cũng giúp cho giảng
viên và học viên hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn,
hứng khởi hơn trong mỗi bài học và người học
chủ động hơn trong việc tự học, tự kiểm tra
đánh giá thông qua các trang web do giảng
viên hoặc do chính họ cung cấp cho nhau.
3. KẾT LUẬN
Đường hướng hành động giúp cho người học
phát huy mọi năng lực của mình, vận dụng các
chiến lược học phù hợp để thành công trong
học tập, trong dạy và học ngoại ngữ, đường
hướng này thực sự có hiệu quả khi giảng viên
và học viên nhận thức rõ vai trò hành động của
các hoạt động đưa ra nhằm đạt được mục tiêu
cuối cùng của quá trình dạy học ngoại ngữ là
nắm vững và sử dụng thành thạo ngoại ngữ
được học như là công cụ giao tiếp để hiểu
người và làm cho người ta hiểu mình, để tiếp
cận với tri thức của nhân loại./.
Tài liệu tham khảo:
1. Conseil de l’Europe (2005), Cadre européen
commun de référence pour les langues, Didier.
2. Groupe Français d’Education Nouvelle
(2002), « (Se) construire un vocabulaire en
langues,», Chronique Sociale, Lyon.
3. Jean-Noël Foulin, Serge Mouchon (1999),
Psychologie de l’éducation, Nathan Université.
4. Paul Cyr (2002), Les stratégies d’apprentissage,
CLE international, CECR: Conseil d’Europe,
Didier.
5. Trần Thị Lan (2012), Tổng quan về phương
pháp giảng dạy ngoại ngữ và sơ lược tình hình
giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam, ĐHNN-
ĐHQG Hà Nội.
THE ACTION APPROACH IN FOREIGN
LANGUAGES TEACHING
Abstract: Action approach is the newest foreign
languages teaching in Vietnam and in the word.
The teaching point of view is communication-
collaboration-action. This approach has
basically changed the teaching and learning of
foreign languages in comparison with previous
teaching methods.
Keywords: action approach, communication,
interaction, collaboration
Ngày nhận: 11/7/2016
Ngày phản biện: 15/7/2016
Ngày duyệt đăng: 28/7/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_332_2137186.pdf