Tài liệu Dược lý học - Bài 6: Vết thương chiến tranh do hỏa khí: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ
29
BÀI 6
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH
DO HỎA KHÍ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm vững thương tổn trong chiến tranh và các vết thương chiến tranh do hoả
khí gây ra.
- Trên cơ sở đó nắm chắc các nguyên tắc xử trí vết thương do hoả khí để cứu
chữa tốt người bị thương.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, KIỂM TRA:
- Dựa vào giáo trình, kinh nghiệm, thực tế lâm sàng truyền đạt nội dung bài giảng
cho sinh viên năm thứ 5, 6.
- Sinh viên phải nghe giảng ở lớp, tham khảo giáo trình, sách vở chuyên đề, tự
học, trao đổi, simena nhóm, tổ, lớp
- Thi viết, thi vấn đáp và trắc nghiệm.
THỜI GIAN : 04 TIẾT
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. THƯƠNG TỔN DO CÁC LOẠI VŨ KHÍ TRONG CHIẾN TRANH:
1. Các loại thương tổn trong chiến tranh do vũ khí sát thương thông thường
- Vũ khí lạnh : gươm, lê, giáo mác
- Loại hoả khí: đạn thẳng, bom, mìn, đạn pháo cối, tên lửa
- Thương tổn : Các loại vết thương, vết bỏng,...
5 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dược lý học - Bài 6: Vết thương chiến tranh do hỏa khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ
29
BÀI 6
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH
DO HỎA KHÍ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm vững thương tổn trong chiến tranh và các vết thương chiến tranh do hoả
khí gây ra.
- Trên cơ sở đó nắm chắc các nguyên tắc xử trí vết thương do hoả khí để cứu
chữa tốt người bị thương.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, KIỂM TRA:
- Dựa vào giáo trình, kinh nghiệm, thực tế lâm sàng truyền đạt nội dung bài giảng
cho sinh viên năm thứ 5, 6.
- Sinh viên phải nghe giảng ở lớp, tham khảo giáo trình, sách vở chuyên đề, tự
học, trao đổi, simena nhóm, tổ, lớp
- Thi viết, thi vấn đáp và trắc nghiệm.
THỜI GIAN : 04 TIẾT
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. THƯƠNG TỔN DO CÁC LOẠI VŨ KHÍ TRONG CHIẾN TRANH:
1. Các loại thương tổn trong chiến tranh do vũ khí sát thương thông thường
- Vũ khí lạnh : gươm, lê, giáo mác
- Loại hoả khí: đạn thẳng, bom, mìn, đạn pháo cối, tên lửa
- Thương tổn : Các loại vết thương, vết bỏng, chấn thương kín, tổn thương đơn
thuần hay có thể tổn thương kết hợp.
2. Vũ khí huỷ diệt lớn: vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học.
- Thương tổn do vũ khí hạt nhân: bỏng do bức xạ ánh sáng, phóng xạ, bệnh
phóng xạ, các chấn thương cơ học (chấn thương và vết thương kín) thương tổn hỗn
hợp.
- Thương tổn do vũ khí hoá học : Nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc tại chỗ.
- Thương tổn do vũ khí sinh học: các bệnh lây nguy hiểm và tối nguy hiểm.
II. PHÂN LOẠI THƯƠNG TỔN TRONG CHIẾN TRANH: Được phân loại theo
tính chất.
1. Tính chất của vũ khí gây sát thương: hỏa khí, vũ khí lạnh, vũ khí hạt nhân,
vũ khí hoá học.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ
30
2. Bộ phận cơ thể bị thương tổn: vùng đầu, mặt, cổ, ngực bụng, chi trên, chi
dưới và toàn thân.
3. Tính chất của thương tổn: Phần mềm, gẫy xương, thấu bụng, thấu ngực, não,
tiết liệu, sinh dục, bỏng da, bỏng mắt, dập nát, cụ chi tự nhiên, hội chứng sóng nổ, hội
chứng vùi lấp, đè ép chi thể kéo dài v.v
4. Số lượng thương tổn trên cơ thể : một vết thương, đa vết thương.
5. Dạng thương tổn:
5.1- Đơn thuần : Chỉ do một dạng năng lượng gây ra (như vết thương gãy xương
do lực cơ học, bỏng do nhiệt).
5.2- Kết hợp : có từ hai loại tổn thương trở lên cùng một dạng năng lượng gây
ra (như vết thương sọ não + vết thương gãy xương đùi do lực cơ học gây ra).
5.3- Thương tổn hỗn hợp : có từ 2 tổn thương trở lên do các năng lượng khác
nhau gây ra (như bỏng do bức xạ ánh sáng + bỏng phóng xạ cấp do bức xạ xuyên,
bỏng do nhiệt + vết thương do lực cơ học gây ra).
III. VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ:
1. Thương tổn giải phẫu của các vùng vết thương do hoả khí :
- Vết thương do hoả khí được chia làm 2 loại:
1.1- Vết thương do đạn thẳng: tổn thương phần mềm thành ống vùng hoại tử lớn
dần từ lổ vào đến lổ ra. Thường gây vết thương xuyên.
1.2- Vết thương do mảnh: có vận tốc lớn, phá tổ chức cơ thể lớn ngay lúc đầu do
vận tốc, động năng của mảnh cũng tiêu hao rất nhanh. Mảnh thường gây vết
thương chột hơn là xuyên.
- Đạn hoặc mảnh của vũ khí có vận tốc lớn hoặc cực lớn có sức phá hoại tổ chức
của cơ thể rất mạnh.
1.3- Động năng của mãnh hay đạn có công thức:
E =
mv2
2g
E: động năng
m: khối lượng
v : vận tốc
g : gia tốc trọng trường
Do đó, vận tốc của đạn hay mảnh đạn có ảnh hưởng lớn đến động năng của
chúng khi tác động vào cơ thể.
Các tổ chức vết thương bay tung toé ra quanh đường đi của đạn hay mảnh,
làm xương bị vỡ, những mảnh xương vụn này lại trở thành những mảnh thứ
phát gây thêm tổn thương mới.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ
31
1.4- Dọc ống vết thương đã hình thành một khoang tạm thời ngay trong tổ chức.
Kích thước của khoang này lớn hơn nhiều lần kích thước của đạn hoặc mảnh
(lớn hơn khoảng 30 lần). Thời gian tồn tại của khoang cũng vượt xa thời gian
đạn, mảnh di chuyển qua tổ chức. Trong thời gian hình thành khoang tạm
thời, tổ chức bị căng rách, mạch máu thần kinh bị kéo đứt, xương có thể bị
rạn nứt gãy bể.
Mức độ tổn thương tổ chức quanh ống vết thương, trực tiếp phụ thuộc vào
kích thước và thời gian tồn tại của khoang tạm thời.
1.5- Kích thước của khoang tạm thời tuỳ thuộc vào động năng của đạn hay mảnh,
nhưng chủ yếu phụ thuộc vào vận tốc của mảnh.
Vận tốc càng lớn động năng càng cao, khoang tạm thời càng rộng, tồn tại
càng lâu, tổn thương càng nặng.
Mức độ tổn thương còn tuỳ thuộc vào đặc điểm cấu trúc, giải phẩu của từng
loại mô tế bào. Tổ chức cơ dễ bị rách nát rộng quanh ống vết thương, xương
bị vỡ xụn. Ngược lại tổ chức phổi cân và da ít bị phá lớn do tính đàn hồi của
chúng.
Các tạng trong ổ bụng khi hình thành khoang tạm thời cũng bị dồn ép ra xa
ống vết thương, dịch và hơi các tạng rỗng đột ngột bị nén, bị giãn rộng nên
tạng có thể bị vỡ, rách tuy không bị đạn chạm trực tiếp vào.
1.6- Tác động thẳng và tác động phía bên của đạn hay mảnh khi qua tổ chức cơ
thể sẽ tạo thành một vết thương xuyên, nhìn đại thể có:
Ống vết thương: có nhiều tổ chức bị dập nát, hoại tử, máu cục, dị vật, vi khuẩn
lỗ vào nhỏ, lỗ ra bị xé rách nát, to hơn lỗ vào.
Vùng hoại tử bị chấn thương trực tiếp, nhằm sát ngay thành ống vết thương
gồm các tổ chức bị hoại tử, vùng này rộng hẹp là do tác động phía bên của đạn
hay mảnh phá vỡ lớn hay nhỏ.
1.7- Nhìn đại thể không thấy có biến đổi gì (lúc đầu) nhưng về vi thể có hiện
tượng rỉ máu, tắc mao mạch, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở tổ chức, thiếu ôxy ở
tổ chức và cuối cùng bị hoại tử thứ phát.
2. Quá trình tiến triển của vết thương do hoả khí :
2.1- Thời kỳ viêm và hoại tử:
- Viêm phù do chấn thương.
- Tiêu huỷ tổ chức (thiếu oxy, men proteaza tiết ra phân giải thành pepton,
polypeptide)
- Bạch cầu tạo thành hàng rào bao quanh vết thương, làm mủ, hoại tử: cơ: 6giờ;
da: 12 giờ: xương: 2-4 ngày
- Lâm sàng: viêm tấy (sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề, xuất tiết – pH 5,4; ionH+, K+
tăng nhiều tại vết thương).
2.2- Thời kỳ phục hồi (tái tạo tổ chức): xuất hiện tổ chức hạt, biểu mô hoá lan
phủ kín tổ chức tạo ra sẹo.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ
32
3. Các hình thái khỏi của vết thương do hoả khí:
3.1- Lành kỳ đầu: vết thương không có quá trình nhiễm khuẩn, thời gian điều trị
ngắn, thường gặp ở vết thương nông, gọn, sạch, ít tổ chức bị dập nát, hoại tử.
3.2- Lành kỳ 2: vết thương có giai đoạn nhiễm khuẩn mủ, tổ chức hạt, sẹo.
Đa số ở vết thương chiến tranh tổ chức bị dập nát, hoại tử, hình thể vết thương
nhiều ngõ ngách, hang hốc, bẩn.
IV. CÁC VẾT THƯƠNG DO MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ :
1. Vết thương do đạn thẳng xuyên nổ .
- Đầu đạn chứa chất nổ vào cơ thể nổ 2 lần gây chấn thương do:
+ Mảnh nổ nhiều, mảnh phá tại chỗ.
- Thương tổn rộng, dập nát nhiều tổ chức, xuyên thấu nhiều tạng.
2. Vết thương do mảnh phá:
- Do đạn pháo, đạn cối, bom, mìn, lựu đạn, tên lửa (roket) gây ra.
- Thương tổn rộng, giập nát nhiều tổ chức, có thể gây cụt chi tự nhiên.
- Gây ô nhiễm nhiều hơn đạn thẳng.
3. Vết thương do các mảnh nhỏ có vận tốc lớn (như viên bi, mảnh vuông)
- Chuyển động trong cơ thể theo kiểu ngoằn ngoèo, lắc lư.
- Do có vận tốc lớn (1500m/s – 4000m/s) nên động năng (E) lớn, sức đột phá
mạnh, xuyên sâu trong tổ chức, gây thương tổn nhiều tạng.
- Do có trọng lượng nhẹ nên mảnh nhỏ giảm nhanh vận tốc, khi càng xa tâm nổ.
- Do có hiệu lực sát thương trên cơ thể cũng giảm nhanh nên cuối cùng không
còn đủ động năng (E) để xuyên thấu nữa và tác nhân bị giữ lại các tạng mô - gây vết
thương chột.
- Đối với bom bi: vết thương chột chiếm 63,4% - 82,5%.
4. Vết thương do đạn và mảnh phá có vận tốc rất nhanh:
- Vận tốc trên 1500m/s, loại cực nhanh trên 3000m/s.
- Do có vận tốc rất lớn (hơn vận tốc truyền âm trong cơ thể) nên gây ra các vết
thương có kích thước rộng nhưng sức xuyên sâu thì lại bị giảm.
- Đạn và mảnh phá bị vỡ thành nhiều mảnh rất nhỏ, nằm lại trong vết thương.
V. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG DO HOẢ KHÍ:
Cần tuân thủ các nguyên tắc xử trí sau:
1. Tranh thủ xử trí bằng phẩu thuật đầu kỳ sớm, càng sớm càng tốt:
- Dùng kháng sinh chỉ có thể kéo dài thời gian chờ mổ (6 – 12 giờ)
2. Chấp hành đúng điều lệ xử trí vết thương chiến tranh:
- Cắt lọc các tổ chức hoại tử, lấy dị vật.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ
33
- Rạch rộng các ngõ ngách, cầm máu kỹ.
- Rửa rạch vất thương, dẫn lưu tốt.
- Tuyệt đối không khâu kín da kỳ đầu vết thương chiến tranh (chỉ thật thận
trọng khâu kín kỳ đầu khi vết thương chưa bị ô nhiễm ở: da đầu, mặt, bàn tay, da bìu,
dương vật, vết thương ngực hở khâu cân cơ, để hở da, vết thương khớp xương khâu
bao khớp để hở da dẫn lưu)
- Vết thương phẫu thuật kỳ đầu không tốt, có biến chứng phải mổ lại kỳ 2.
- Dùng kháng sinh liều cao liên tục, tại chỗ toàn thân, HT chống uốn ván.
- Khép miệng vết thương bằng khâu da kỳ đầu muộn và kỳ 2 ghép da.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Thể dục liệu pháp sớm hồi phục chức năng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_6_9702.pdf