Tài liệu Dược lý học - Bài 3: Tổ chức cứu chữa vận chuyển thương binh, bệnh binh: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
10
BÀI 3
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG:
- Nắm chắc nguyên tắc tổ chức cứu chữa, vận chuyển Thương – Bệnh binh trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu và nắm vững các thể loại và cứu chữa thương – bệnh binh.
- Nắm vững công tác phân loại thương – bệnh binh và công tác trong thời chiến.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA:
- Dựa vào giáo trình bài giảng, giáo án, đề cương giảng bài, truyền đạt giảng giải
cho sinh viên nắm chắc mục đích, yêu cầu nội dung giảng bài.
- Sinh viên tự học, thảo luận simena nội dung chuyên bài, truyền đạt giảng ở
nhóm, tổ, lớp
- Thi viết hoặc thi vấn đáp
THỜI GIAN: 06 tiết
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH –
BỆNH BINH (TBBB)
1. Công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB là 1 trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng của quân y thời chiến. Nhiệm vụ này bao gồm các biện pháp tổng hợ...
9 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dược lý học - Bài 3: Tổ chức cứu chữa vận chuyển thương binh, bệnh binh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
10
BÀI 3
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG:
- Nắm chắc nguyên tắc tổ chức cứu chữa, vận chuyển Thương – Bệnh binh trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu và nắm vững các thể loại và cứu chữa thương – bệnh binh.
- Nắm vững công tác phân loại thương – bệnh binh và công tác trong thời chiến.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA:
- Dựa vào giáo trình bài giảng, giáo án, đề cương giảng bài, truyền đạt giảng giải
cho sinh viên nắm chắc mục đích, yêu cầu nội dung giảng bài.
- Sinh viên tự học, thảo luận simena nội dung chuyên bài, truyền đạt giảng ở
nhóm, tổ, lớp
- Thi viết hoặc thi vấn đáp
THỜI GIAN: 06 tiết
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH –
BỆNH BINH (TBBB)
1. Công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB là 1 trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng của quân y thời chiến. Nhiệm vụ này bao gồm các biện pháp tổng hợp về cấp
cứu, điều trị, vận chuyển, TBBB từ khi bị thương, bị bệnh cho đến khi điều trị
khỏi.
2. Trong chiến tranh, số lượng TBBB thường rất lớn, quy mô chiến tranh càng
lớn, mức độ càng hiện đại, càng ác liệt, thì số lượng TBBB càng nhiều.
3. Công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB chiếm một khối lượng công tác rất lớn
trong toàn bộ các mặt công tác bảo đảm quân y.
4. Nhiệm vụ này không những phụ thuộc vào trình độ của nền Y học Quân sự, khả
năng của nền quốc phòng toàn dân, của ngành Quân y, mà còn phụ thuộc rất nhiều
vào những điều kiện cụ thể của chiến tranh và các tình huống chiến đấu.
5. Vì vậy phải xác định các hình thức (nguyên tắc) tổ chức cứu chữa, vận chuyển
TBBB cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng cuộc chiến tranh, thậm chí
từng giai đoạn của cuộc chiến tranh.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỨU CHỮA TBBB TRONG THỜI CHIẾN VỪA
QUA Ở VIỆT NAM.
TỔ CHỨC CỨU CHỮA
VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
11
1. Thời kỳ chống Pháp: Cứu chữa tại chỗ và cứu chữa theo tuyến, vận chuyển
về sau.
1.1- Giai đoạn từ 1945 – 1950: Cứu chữa tại chỗ, tại từng khu vực. Do ta đánh
địch bằng những phân đội phân tán, đánh tại chỗ, số lượng TBBB không nhiều, chiến
trường nhiều nơi bị chia cắt, việc vận chuyển TBBB dựa vào sức người là chính.
1.2- Giai đoạn từ 1951 – 1954: tổ chức cứu chữa theo tuyến, một mặt ta vẫn
thực hiện hình thức tổ chức cứu chữa tại chỗ đối với bộ đội địa phương, dân quân du
kích, một mặt ta tổ chức việc cứu chữa theo tuyến, vận chuyển về hậu phương
những TBBB nặng, đồng thời tổ chức điều trị tại chỗ những TBBB nhẹ ngay trong
khu vực hậu phương chiến dịch.
2. Thời kỳ chống Mỹ:
2.1- Chiến trường miền Nam: Hình thức tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB là
tổ chức cứu chữa theo tuyến, theo khu vực và kết hợp Quân – Dân y.
2.2- Chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc: Hình thức cứu chữa,
vận chuyển TBBB là: cứu chữa tại chỗ theo khu vực và kết hợp Quân – Dân y.
- Chúng ta luôn luôn lấy chất lượng phục vụ TBBB là tiêu chuẩn cơ bản để đánh
giá hiệu quả tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB.
III. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN TBBB TRONG
CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (BVTQ)
1. Nguyên tắc chung: Tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB theo tuyến trên
từng hướng hoặc từng khu vực, kết hợp việc cứu chữa theo tuyến vận chuyển, với
theo chỉ định về hậu phương với việc điều trị tại chỗ ở từng khu vực, kết hợp chặt
chẽ Quân y - Dân y.
2. Phân tích nguyên tắc:
2.1- Tổ chức cứu chữa vận chuyển TBBB theo tuyến: là chia việc cứu chữa
TBBB thành nhiều tuyến. Mỗi tuyến có nhiệm vụ cứu chữa nhất định. Các tuyến phải
tiến hành cứu chữa TBBB kịp thời, thống nhất và kế tiếp nhau.
2.2- Tổ chức cứu chữa, TBBB theo hướng: là trên từng hướng chiến dịch hoặc
trên từng hướng chiến dịch – chiến lược. Các tuyến Quân Y bố trí một cách hợp lý,
hoàn chỉnh, có tính tương đối độc lập để tạo ra một hệ thống cứu chữa TBBB liên
hoàn cho từng hướng. Ở từng hướng phải dựa trên các trục đường dọc đồng thời tận
dụng các trục đường ngang để tạo ra một thế bố trí tuyến Quân y liên hoàn ở từng
hướng và giữa các hướng.
2.3- Tổ chức vận chuyển TBBB theo khu vực: là căn cứ vào đặc điểm và địa
hình, sự hình thành các căn cứ chiến đấu và các căn cứ hậu phương mà bố trí các
tuyến Quân y trong địa phương của các binh đoàn chủ lực (nếu có), kết hợp các lực
lượng Y tế của nhân dân, nhằm tạo ra các hệ thống cứu chữa, vận chuyển TBBB trong
từng khu vực.
2.4- Kết hợp việc cứu chữa TBB theo tuyến vận chuyển theo chỉ định về hậu
phương với việc điều trị tại chỗ ở từng khu vực: là hai phương pháp tổ chức cứu chữa
vận chuyển cơ bản trong chiến tranh BVTQ.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
12
- Đối với binh đoàn chủ lực cơ động và các binh đoàn phòng thủ trên các hướng
chủ yếu, thường tập trung đánh lớn, đánh liên tục với sức cơ động cao, do đó số
thương binh hàng ngày thường có nhiều, có liên tục. Vì vậy không thể chỉ tổ chức cứu
chữa tại chỗ ở từng khu vực mà phải liên tục chuyển một phần TBBB (chủ yếu là
những TBBB nặng và vừa ) theo chỉ định về các tuyến cứu chữa chuyên khoa
phía sau. Những TBBB nhẹ cần được giữ lại ở hậu phương các binh đoàn để điều trị
và bổ sung về các đơn vị chiến đấu. Chỉ trong những trường hợp cần thiết mới chuyển
một ohần TBBB nhẹ về tuyến sau. (xem sơ đồ 2)
- Đối với LLVT ND địa phương có thể tiến hành cứu chữa tại chỗ ở từng khu
vực, có điều kiện cũng có thể gửi về tuyến sau khi vượt quá khả năng cứu chữa.
2.5- Kết hợp chặt chẽ Quân y và Dân y trong công tác cứu chữa, vận chuyển
TBBB: đây là truyền thống tốt đẹp có từ thời kỳ chống Pháp đến nay, trong việc
kết hợp cứu chữa TBBB và nhân dân bị thương, ở vùng sâu, vùng xa nơi biên giới,
hải đảo, thềm lục địa những vùng miền mà dân y chưa có cơ sở y tế thì quân y phải
đảm nhiệm cứu chữa cho bộ đội và nhân dân và ngược lại những nơi chưa có cơ sở
quân y thì dân y phải đảm nhiệm cứu chữa.
IV. CÁC THỂ LOẠI CỨU CHỮA:
- Trong chiến tranh do các tình huống chiến đấu, không thể đưa ngay tất cả
TBBB từ mặt trận về các bệnh viện chuyên khoa ở hậu phương trong một thời gian
ngắn theo yêu cầu cứu chữa do đó phải tổ chức cứu chữa theo tuyến.
- Bản chất việc cứu chữa theo tuyến là phân chia việc cấp cứu và điều trị thành
từng phân đoạn kế tiếp nhau.
- Thông thường mỗi phân đoạn là một thể loại cứu chữa và do một tuyến đảm
nhiệm.
1. Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ngành Quân y Việt Nam đã phân
chia các thể loại cứu chữa như sau:
Cấp cứu đầu tiên : thường do y tế đại hội làm.
Cứu chữa tối khẩn cấp: thường do y sỹ tiểu đoàn làm.
Cứu chữa khẩn cấp: thường do tuyến trung đoàn làm
Cứu chữa cơ bản : thường do tuyến sư đoàn và đội điều trị làm.
2. Thể loại cứu chữa trong chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc (tương lai): gồm có 05
thể loại:
2.1- Cấp cứu đầu tiên:
- Là biện pháp cứu chữa đơn giản ban đầu, ngay sau khi bị thương, tại nơi bị
thương tự mình cấp cứu, do đồng đội, do cứu thương, do y tá đại đội tiến hành nhằm
tránh đe dọa đến tính mạng, tránh bị thương lần 2, tạo điều kiện chuyển về tuyến sau
để cứu chữa tốt, kịp thời.
- Nội dung cấp cứu đầu tiên :
2.1.1- Lấy thương binh khỏi nơi bị vùi lấp, sập hầm, trong xe tank – thiết giáp và
các loại xe chiến đấu khác.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
13
2.1.2- Dập tắt lửa đang cháy trên thương binh
2.1.3- Băng bó các vết thương và vết bỏng.
2.1.4- Cầm máu tạm thời.
2.1.5- Cố định tạm thời các vết thương gãy xương.
2.1.6- Chống ngạt thở, hô hấp nhân tạo nếu thương binh ngừng thở.
2.1.7- Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh
2.1.8- Chuyển thương binh ra khỏi nơi nguy hiểm
2.1.9- Đeo mặt nạ chống độc, thuốc giải độc
2.2- Bổ sung cấp cứu: mục đích bổ sung cấp cứu là kiểm tra và tiến hành các biện
pháp kỹ thuật để bổ sung cấp cứu đầu tiên nhằm bảo đảm an toàn cho việc chuyển vận
thương binh về tuyến sau, do y sỹ tiểu đoàn làm.
- Nội dung chủ yếu bổ sung cấp cứu:
2.2.1- Kiểm tra và bổ sung những biện pháp cấp cứu đầu tiên cho tuyến dưới(tuyến
trước ở đại đội) chuyển về.
2.2.2- Cho các thuốc giảm đau
2.2.3- Uống các loại rượu cấp cứu (đông y).
2.2.4- Truyền các loại dịch, ủ ấm
2.2.5- Cho thuốc trợ tim
2.2.6- Chống nôn
2.2.7- Kháng sinh
2.2.8- Xử lý vệ sinh bộ phận
2.3- Cứu chữa bước đầu (hay cứu chữa tối khẩn cấp)- tuyến có biên chế Bác sỹ.
- Là nhằm khắc phục những triệu chứng đe doạ đến tính mạng của TBBB như
sốc, ngạt thở, chảy máu ngoài, co giật v.v dự phòng những biến chứng nguy hiểm
và chuẩn bị cho TBBB để vận chuyển về tuyến sau.
- Thường cứu chữa bước đầu về ngoại khoa và nội khoa chia làm hai loại:
LOẠI I (TỐI KHẨN CẤP): là các biện pháp kỹ thuật nếu không thực hiện
(can thiệp) thì tính mạng TBBB sẽ bị đe doạ như:
2.3.1- Chống ngạt thở: Mở khí quản, khâu vết thương ngực hở, chọc hút vết
thương ngực van, cố định lưỡi
2.3.2- Các biện pháp cầm máu: thắt mạch máu, băng ép, băng chèn (kiểm tra garô
và đặt garô khi có chỉ định)
2.3.3- Phòng chống sốc
2.3.4- Cắt những phần chi đã gần đứt
2.3.5- Thông, chọc bàng quang TBBB bí tiểu tiện.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
14
2.3.6- Thuốc giải độc, chống co giật, chống nôn, giản phế quản
2.3.7- Rửa dạ dày khi chất độc Quân sự vào dạ dày.
2.3.8- Cho thuốc kháng sinh và tiêm truyền dịch chống vũ khí sinh học
LOẠI II (CỨU CHỮA BAN ĐẦU): Là những biện pháp kỹ thuật có thể trì
hoãn như:
2.3.9- Bổ sung các trường hợp cố định gãy xương không tốt, nhưng có nguy cơ
dẫn đến sốc.
2.3.10- Phong bế NOVOCAINE và cho thuốc giảm đau để phòng choáng.
Lưu ý:
+ Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa bước đầu là tiến hành làm cả loại I và loại II.
+ Thu hẹp phạm vi cứu chữa bước đầu chỉ làm loại I.
2.4- Cứu chữa cơ bản (hay còn gọi là cứu chữa có chất lượng, cứu chữa khẩn
cấp và cơ bản)
- Mục đích cứu chữa cơ bản là khắc phục một cách cơ bản nguyên nhân và biến
chứng vết thương đe doạ đến tính mạng TBBB (như cầm máu triệt để các vết thương
chảy máu ngoài, chảy máu ở các tạng, chống sốt triệt để, chống ngạt thở, co giật, truỵ
tim mạch, phù phổi, tiểu năng thận cấp
- Cấp cứu cơ bản được làm tại trạm quân y sư đoàn, đội điều trị bệnh viện, làm
trong vòng 12-18 giờ kể từ lúc bị thương, riêng vết thương thấu bụng phải xử lý trong
vòng 6-10 giờ từ lúc bị thương.
2.4.1- Cứu chữa cơ bản loại I:
- Là những biện pháp kỹ thuật nếu không được can thiệp ngay thì tính mạng của
TBBB bị đe doạ hoặc gây ra những biến chứng năng như : chống ngạt thở triệt để, vết
thương thấu bụng có chảy máu trong hoặc tổn thương nội tạng, các vết thương sọ não
bị chèn ép, dẫn lưu hoặc khâu bàng quang, xử lý các vết thương bị hoại thư, sình hơi
và uốn ván, các vết thương ngực hở.
- Xử lý phẩu thuật các vết thương gãy xương lớn, vết thương phần mềm có
nhiễm chất phóng xạ và các chất độc Quân sự, cho thuốc giải độc, điều trị thiểu năng
tim mạch cấp, phù phổi nhiễm độc, chống thiểu năng thận cấp dùng các biện pháp cắt
cơn co giật, nôn mửa, không cầm được
2.4.2- Cứu chữa cơ bản loại II:
- Là những biện pháp nếu không xử lý ngay ở tuyến này thì cũng không gây ra
những biến chứng nguy hiểm và có thể dùng các biện pháp khác để trì hoàn thời gian
xử trí thời kỳ đầu như các vết thương phần mềm, các vết bỏng, điều trị, những TBBB
bị bệnh phóng xạ thể nhẹ.
Lưu ý:
+ Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa cơ bản : làm cả loại I và loại II.
+ Thu hẹp phạm vi cứu chữa cơ bản : Làm cứu chữa cơ bản loại I.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
15
2.5- Cứu chữa chuyên khoa:
- Là hình thức cứu chữa cao nhất do các Bác sỹ chuyên khoa tiến hành ở
những cơ sở qui định và có trang bị kỹ thuật chuyên khoa cần thiết.
- Mục đích cứu chữa chuyên khoa là khắc phục một cách triệt để những nguyên
nhân và biến chứng đe doạ đến tính mạng của TBBB, dự phòng điều trị các di chứng,
phục hồi hoặc tái tạo giải phẩu chức năng của bộ phận hoặc cơ quan bị tổn thương,
phục hồi sức khoẻ, khả năng lao động sinh hoạt và thẩm mỹ thương binh.
- Cứu chữa chuyên khoa chia làm 2 loại:
2.5.1- Cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu: là những biện pháp kỹ thuật khắc phục một
cách triệt để những nguyên nhân và biến chứng đe doạ đến tính mạng TBBB
tạo điều kiện cần thiết cho bước điều trị phục hồi hoặc tái tạo.
2.5.2- Cứu chữa chuyên khoa kỳ sau: là những biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết
triệt để các biến chứng dự phòng hoặc điều trị các di chứng đã xuất hiện, điều
trị phục hồi hoặc tái tạo, khôi phục sức khoẻ, khả năng sinh hoạt, lao động,
thẩm mỹ của TBBB.
- Việc cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu thường trong vòng 3 – 7 ngày sau khi bị
thương.
V. PHẠM VI CỨU CHỮA.
1. Khái niệm: Phạm vi cứu chữa của mỗi tuyến là tổng hợp những biện pháp kỹ
thuật, mà tuyến đó phải thực hiện trong các tình huống chiến đấu nhất định theo chỉ
định y học.
2. Quy định phạm vi cứu chữa mỗi tuyến:
2.1- Quân y đại hội: cấp cứu đầu tiên
2.2- Quân y tiểu đoàn: bổ sung cấp cứu
2.3- Quân y trung đoàn : cứu chữa bước đầu
2.4- Quân y sư đoàn: cứu chữa cơ bản
2.5- Quân y quân khu: cứu chữa chuyên khoa
3. Xác định phạm vi cứu chữa
3.1- Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa: là tiến hành đầy đủ các biện pháp cứu chữa
quy định.
3.2- Thu hẹp phạm vi cứu chữa: là tiến hành những biện pháp cứu chữa khẩn cấp
nhất đã quy định cho tuyến mình thuộc loại 1 và trong trường hợp đó, phải
tìm mọi cách để vận chuyển TBBB về tuyến sau nhanh nhất.
3.3- Mở rộng phạm vi cứu chữa: là tiến hành những biện pháp cứu chữa quy
định cho tuyến sau (thường do điều kiện không thể vận chuyển TBBB về
tuyến sau được) và được cấp trên tăng cường lực lượng và phương tiện kỹ
thuật y tế.
VI. CÔNG TÁC PHÂN LOẠI TBBB
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
16
1. Khái niệm:
- Công tác phân loại TBBB là phân chia TBBB thành từng nhóm có yêu cầu
giống nhau về mặt cứu chữa và vận chuyển, phù hợp với chỉ định của Y học và phạm
vi cứu chữa đã quy định.
- Mục đích chủ yếu của công tác phân loại TBBB là nhanh chóng xác định được,
chẩn đoán và thứ tự ưu tiên cấp cứu để bảo đảm việc cứu chữa được kịp thời.
2. Cách phân loại: Căn cứ vào từng tình huống cụ thể và phạm vi cứu chữa đã
quy định để phân loại như sau:
2.1- TBBB nguy hiểm đối với người xung quanh: bị nhiễm các chất phóng xạ,
các chất độc quân sự, vũ khí sinh học, những người mắc bệnh truyền nhiễm, bị bệnh
tâm thần
2.2- TBBB cần xữ trí tại tuyến mình, sau khi xữ trí xong cần phải xác định:
2.2.1- Giữ lại tuyến mình để điều trị
2.2.2- Hoặc tạm thời giữ lại do phải chỉ định vận chuyển.
2.2.3- Chuyển về tuyến sau.
2.3- TBBB không xử lý ở tuyến mình, số TBBB này cần xác định ở nơi chuyển
đến, thứ tự ưu tiên vận chuyển, phương tiện và tư thế vận chuyển.
2.4- TBBB nhẹ cần giữ lại để điều trị khỏi
2.5- TBBB hấp hối cần quan tâm chăm sóc và thực hiện đầy đủ các chính sách quy
định đối với thương binh hấp hối.
- Như vậy phân loại TBBB nhằm cứu chữa điều trị và để vận chuyển về tuyến
sau.
- Để thực hiện tốt công tác phân loại TBBB cần có bãi, nhà phân loại, cán bộ
chuyên môn có kinh nghiệm, kiến thức tốt, có dấu hiệu phân loại.
VII. CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN TBBB:
1. Khái niệm: Là việc vận chuyển TBBB từ nơi bị thương, bị bệnh về các cơ sở
để điều trị kịp thời, an toàn và theo đúng chỉ định.
2. Việc chuyển thương được phân chia:
2.1- Chuyển thương hỏa tuyến: Từ trận địa về trạm quân y trung đoàn.
2.2- Chuyển thương ở các tuyến sau: chuyển thương từ trạm quân y trung đoàn
về tuyến sau, đến cơ sở điều trị cuối cùng (xem sơ đồ 2).
3. Thời gian chuyển thương:
3.1- Từ khi bị thương về tuyến cứu chữa bước đầu: 4 - 6 giờ
3.2- Từ khi bị thương về tuyến cứu chữa cơ bản: 12 – 18 giờ
3.3- Từ khi bị thương về tuyến cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu: 3 – 7 ngày
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
17
4. Phương thức chuyển thương:
4.1- Ở hoả tuyến: tuyến sau lên tuyến trước lấy thương binh, kết hợp với việc
tuyến trước tranh thủ đưa thương binh về tuyến sau.
4.2- Từ khu vực hậu phương chiến thuật (trung, sư đoàn) về sau: tuyến trước
đưa thương binh về tuyến sau.
5. Lực lượng chuyển thương: Lực lượng vận tải, tải thương, bộ đội, dân công,
thanh niên xung phong.
6. Hình thức chuyển thương: Kết hợp hình thức chuyển thương theo trạm về,
chuyển thương theo đoàn.
7. Phương tiện vận chuyển: Kết hợp phương tiện thô sơ và hiện đại như cáng bộ,
xe đạp, xe ngựa, thuyền, tàu thuỷ, xe lửa, ô tô, máy bay
- Trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc do bộ đội chiến đấu liên tục, số lượng TBBB
rất lớn, yêu cầu cứu chữa phức tạp hơn, nên cần phải xác định phương thức tổ chức
chuyển thương cho phù hợp; cũng như phải đảm bảo tốt lực lượng, phương tiện
chuyển thương tốt, nhanh chóng thực hiện cứu chữa TBBB kịp thời, đạt chất lượng
cao nhất.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG
TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
18
Sơ đồ 2. Các tuyến cứu chữa và vận chuyển thương binh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_3_0891.pdf