Dược lý học - Bài 25: Phát hiện chất độc quân sự

Tài liệu Dược lý học - Bài 25: Phát hiện chất độc quân sự: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ - 234 - BÀI 25 PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ 1. Mục đích Phát hiện chất độc quân sự là 1 khâu đầu tiên cần được tiến hành trong công tác phòng hóa. Công tác phát hiện có tầm quan trọng lớn cả trong việc dự phòng cũng như trong việc cấp cứu điều trị. Kịp thời thông báo về tình hình môi trường bị nhiễm độc để có biện pháp đề phòng thích hợp. Xác định kết quả tiêu độc và thanh toán hậu quả khi địch sử dụng chất độc. Giúp cho việc cấp cứu điều trị người bị nhiễm độc một cách hiệu quả. 2. Yêu cầu Phản ứng thử cần rất nhạy vì độc tính chất độc quân sự rất cao. Kết quả phải trả lời rất sớm để phù hợp với yêu câu quân sự. Phải có biện pháp bảo vệ an toàn cho người và phương tiện. 3. Các bước tiến hành 3.1. Quan sát hiện trường Nghe tiếng bom đạn nổ: bom đạn hóa học nổ tiếng nhỏ trầm khói lâu tan bay là là mặt đất. Máy bay phun rải chất độc thường bay thấp có khói sương tỏa...

pdf4 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dược lý học - Bài 25: Phát hiện chất độc quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ - 234 - BÀI 25 PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ 1. Mục đích Phát hiện chất độc quân sự là 1 khâu đầu tiên cần được tiến hành trong công tác phòng hóa. Công tác phát hiện có tầm quan trọng lớn cả trong việc dự phòng cũng như trong việc cấp cứu điều trị. Kịp thời thông báo về tình hình môi trường bị nhiễm độc để có biện pháp đề phòng thích hợp. Xác định kết quả tiêu độc và thanh toán hậu quả khi địch sử dụng chất độc. Giúp cho việc cấp cứu điều trị người bị nhiễm độc một cách hiệu quả. 2. Yêu cầu Phản ứng thử cần rất nhạy vì độc tính chất độc quân sự rất cao. Kết quả phải trả lời rất sớm để phù hợp với yêu câu quân sự. Phải có biện pháp bảo vệ an toàn cho người và phương tiện. 3. Các bước tiến hành 3.1. Quan sát hiện trường Nghe tiếng bom đạn nổ: bom đạn hóa học nổ tiếng nhỏ trầm khói lâu tan bay là là mặt đất. Máy bay phun rải chất độc thường bay thấp có khói sương tỏa ra từ đuôi hoặc cánh. Cây cỏ cả 1 vùng bị héo úa, nhiều sinh vật bị chết ở 1 nơi không khí có mùi khó chịu, nhiều người bị cay mắt, cay mũi, tức ngực, khó thở. Sau khi căn cứ vào các hiện tượng khả nghi phải thông báo ngay với các cơ quan có trách nhiệm để có các biện pháp xử trí kịp thời. Để xác định chính xác chất độc quân sự cần phải tiến hành công tác phân tích. 3.2. Các phương pháp tiến hành 3.2.1. Phương pháp hóa học Là phương pháp thường dùng nhất, đạt được yêu cầu chính xác độ nhạy cao, tương đối dễ làm. Trong phương pháp này điều quan trọng là phải làm những phản ứng đặc trưng cho từng chất độc. Tuy nhiên không phải chất nào cũng xác định được phản ứng đặc trưng. Hơn nữa có khi sử dụng hỗn hợp chất độc với những hóa chất khác làm trở ngại cho phản ứng phát hiện. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ - 235 - Trong điều kiện dã ngoại thường dùng phương pháp hóa học để nhanh chóng phát hiện chất độc như dùng bột, giấy, bút chì, ống phát hiện. Dùng bột để phát hiện: Loại thứ nhất: là loại bột có trộn thêm phẩm màu, lượng phẩm màu rất ít, chỉ làm cho bột có màu nhạt, không nhận rõ. Khi gặp chất độc phẩm màu sẽ tan trong chất độc và màu sẽ đậm lên. Như vậy: sự tạo màu của loại thứ nhất này dựa vào sự hòa tan phẩm màu trong chất độc chứ không có phản ứng hóa học nào giữa chất độc và bột thử. Loại thứ hai: bột có chứa chất chỉ thị màu PH, nhiều loại chất độc làm thay đổi độ PH của môi trường, nếu có chất độc thì sẽ xuất hiện màu tương ứng với độ PH đó. Các loại bột phát hiện không có tính đặc hiệu và thường chỉ sử dụng để phát hiện phạm vi bị nhiễm độc và phạm vi không bị nhiễm độc, để tiến hành công tác tiêu độc và bộ đội đi vòng tránh khu vực nhiễm độc. Dùng bút chì để phát hiện: Bút chì phát hiện chất độc thường chế tạo bằng Bari sunfat có pha thêm các hóa chất đặc biệt rồi ép lại thành hình bút chì. Dùng bút chì này vạch lên mặt tường, mặt kim loại, mặt giấy nếu có chất độc thì vạch sẽ có màu. Đối với mỗi loại chất độc cần phải có một loại bút chì riêng để phát hiện. Tùy theo thời gian xuất hiện màu và độ đậm nhạt của màu, mà ta có thể định lượng được nồng độ chất độc. Dùng giấy để phát hiện: Trong điều kiện chiến đấu dã ngoại thì phát hiện chất độc bằng giấy là dễ làm hơn cả. Có loại giấy dùng để phát hiện giọt chất độc bám lên bề mặt. có loại giấy để phát hiện hơi độc trong không khí, chất độc trong nước. Các giấy phát hiện chất độc thường được làm bằng giấy lọc trong giấy sắc ký rồi tẩm hóa chất thích hợp cho từng loại chất độc. Muốn xác định chỉ cần áp giấy vào bề mặt của đối tượng, nếu có chất độc thì màu sẽ xuất hiện trên giấy. Căn cứ vào thời gian xuất hiện màu và độ đậm nhạt của màu, so sánh với bảng chuẩn ta có thể xác định được nồng độ chất độc. Dùng ống để phát hiện: Trong điều kiện chiến đấu thường dùng ống phát hiện chất độc. các ống này thường chứa Silicagen và 1-2 ống hóa chất. Hai đầu ống được hàn kín, khi dùng mới cắt 2 đầu chọc vỡ các ống hóa chất cho ngấm vào Silicagen rồi hút không khí qua ống. Chất độc trong không khí được hấp thụ ở Silicagen và phản BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ - 236 - ứng với hóa chất tạo ra màu ở Silicagen. So sánh màu trên Silicagen với bảng chuẩn có thể xác định được nồng độ chất độc. Cũng có loại ống sau khi hút không khí qua lớp Silicagen mới chọc vỡ ống hóa chất. Ống có vòng sơn màu đỏ: để phát hiện chất độc thần kinh. Ống có vòng sơn màu đen: để phát hiện chất độc toàn thân. Ống có vòng sơn màu vàng: để phát hiện chất độc gây loét. Ống có vòng sơn màu xanh: để phát hiện chất độc gây ngạt. Ống có vòng sơn màu trắng: để phát hiện chất độc gây kích thích. 3.2.2. Phương pháp hóa lý Nguyên tắc của phương pháp này là so sánh các hằng số về tính chất hóa lý của các mẫu nghiên cứu với các hằng số chuẩn đã có sẵn của các loại chất độc để viết ra kết luận. Mỗi chất độc đều có hồ sơ riêng về hàng loạt các tính chất hóa lý, phổ hấp thụ ở các vủng ánh sáng khác nhau. Khả năng di động trong các hỗn hợp dung môi hữu cơ. Kiểu liên kết, lực liên kết và khoảng cách phân tử. nguyên tử trong phân tử. nhiệt độ sôi, điểm nóng chảy, tỷ trọng, áp lực hơi bão hòa trong không khí. Những tính chất này được xác định trên máy móc và thiết bị hiện đại, có độ chính xác cao, đối tượng nghiên cứu là các chất độc chuẩn tinh khiết. Các phương pháp thường được sử dụng: là phương pháp quang phổ, hồng ngoại, tử ngoại, cực phổ, sắc ký trên giấy, sắc ký bản mỏng, sắc ký khí. Đó là những phương pháp có độ xác định cao chỉ cần một lượng chất độc rất nhỏ cũng đủ để phát hiện. Phương pháp sắc ký có thể nhanh chóng phân tích một hỗn hợp bao gồm nhiều chất độc. Phương pháp này tuy có độ chính xác cao nhưng lại đòi hỏi nhiều trang thiết bị và các điều kiện phức tạp, vì vậy chỉ thích hợp các đơn vị ở hậu phương. 3.2.3. Phương pháp hóa sinh. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên cơ sở chất độc ức chế men trong cơ thể. Xác định hoạt tính của men so sánh với hằng số chuẩn viết ra có bị nhiễm độc hay không. Đây là phương pháp tương đối độc lập, có độ nhạy cao, thực hiện đơn giản kết quả nhanh. Hiện nay phương pháp hoạt tính men Colonestereza để phát hiện chất độc thần kinh và các nhóm chất độc chứa lân hữu cơ là có ý nghĩa thực tiễn đang được sử dụng rộng rãi. 3.2.4. Phương pháp sinh vật Nguyên tắc của phương pháp này: là dựa vào khả năng rất nhạy cảm của một số động vật côn trùng như: ruồi, muỗi, bọ gậyđối với một số loại chất BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ - 237 - độc, sau một thời gian tiếp xúc nhất định. Căn cứ vào trọng lượng hoặc số lượng côn trùng bị chết để xác định nồng độ chất độc. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có kết quả nhanh và cũng đảm bảo độ chính xác. + Bọ gậy rất nhạy với chất độc thần kinh, trong môi trường nước bọ gậy có thể phát hiện được chất độc thần kinh ở nồng độ 1mg/lít. + Dùng mỗi Aedes Aegyty có thể xác định được các chất lân hữu cơ. Ở hàm lượng 0,1 – 0,5mg/kg vật phẩm. phương pháp này có thể xác định hàm lượng của các chất độc. Cách tiến hành theo những bước sau đây: Dùng dung môi chiết xuất chất độc từ vật phẩm: Cho côn trùng tiếp xúc với chất độc đã chiết xuất được bằng cách lắng dung môi có chứa chất độc lên thành của một bình cầu bằng thủy tinh nhỏ. Sau khi dung môi bay hơi hết, chất độc sẽ bám lên thành bình. Cho vào bình 25 con ruồi trong thời gian 24h, ở nhiệt độ 230C. Căn cứ vào số lượng ruồi chết trong bình và dựa vào bảng chuẩn đã xây dựng từ trước để xác định hàm lượng của chất độc có trong vật phẩm. Bảng chuẩn này được xây dựng trên cơ sở sử dụng nhiều lượng chất độc khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian. Mỗi lượng chất độc tương đương với một số lượng ruồi chết. * * * * *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_25_7098.pdf
Tài liệu liên quan