Dược lý học - Bài 24: Đại cương vũ khí hóa học

Tài liệu Dược lý học - Bài 24: Đại cương vũ khí hóa học: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 210 BÀI 24 ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ VŨ KHÍ HÓA HỌC Chất độc đã được sử dụng từ lâu trong chiến tranh, nhưng lần đầu tiên khái niệm vũ khí hóa học là vũ khí hủy diệt lớn đã được sử dụng quy mô lớn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918. Ở mặt trận phía Tây nước Đức, liên quân Anh – Pháp bị tập kích bởi 180 tấn khí Clo đã có 15.000 người bị nhiễm độc, trong đó có 5.000 người chết tại trận. Vũ khí hóa học tuy không sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai nhưng khi chiến tranh kết thúc quân đội Liên Xô đã khám phá ra hàng vạn tấn chất độc thần kinh trong các kho bí mật của quân đội phát xít Đức. Trước những tác hại lớn của vũ khí hóa học các nước đua nhau nghiên cứu và tiếp tục đưa vào sản xuất và sử dụng các loại nhiễm độc tính mạnh hơn như Phốt gien, Yperit, Lovizit có những chương trình nghiên cứu được chi hàng tỷ đô la. Đặc biệt là Mỹ r...

pdf21 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dược lý học - Bài 24: Đại cương vũ khí hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 210 BÀI 24 ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ VŨ KHÍ HÓA HỌC Chất độc đã được sử dụng từ lâu trong chiến tranh, nhưng lần đầu tiên khái niệm vũ khí hóa học là vũ khí hủy diệt lớn đã được sử dụng quy mô lớn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918. Ở mặt trận phía Tây nước Đức, liên quân Anh – Pháp bị tập kích bởi 180 tấn khí Clo đã có 15.000 người bị nhiễm độc, trong đó có 5.000 người chết tại trận. Vũ khí hóa học tuy không sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai nhưng khi chiến tranh kết thúc quân đội Liên Xô đã khám phá ra hàng vạn tấn chất độc thần kinh trong các kho bí mật của quân đội phát xít Đức. Trước những tác hại lớn của vũ khí hóa học các nước đua nhau nghiên cứu và tiếp tục đưa vào sản xuất và sử dụng các loại nhiễm độc tính mạnh hơn như Phốt gien, Yperit, Lovizit có những chương trình nghiên cứu được chi hàng tỷ đô la. Đặc biệt là Mỹ rất tích cực tham gia, ngân sách chi cho việc nghiên cứu vũ khí hóa học: năm 1946 đến 1957 là 19 triệu USD; 1958 đến 1962 là 50 triệu USD; 1963 đến 1968 là 300 triệu USD; 1969 là 400 triệu USD; 1970 đến 1973 là 450 – 500 triệu USD. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học với quy mô lớn, thời gian kéo dài. Khoảng 15.000 tấn chất độc CS gây chảy nước mắt và kích thích đường hô hấp trên hàng chục vạn tấn chất độc diệt cỏ, chất độc làm rụi lá cây (gọi tên chung là chất độc màu da cam – Dioxin) gây nhiều thiệt hại cho nhân dân và thiên nhiên Việt Nam, đến nay vẫn còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. 1.1. Định nghĩa BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 211 Vũ khí hóa học là một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn, hoặc làm mất sức chiến đấu tạm thời hoặc gây trở ngại cho hành động tác chiến của đối phương. Vũ khí hóa học gồm có chất độc hóa học và phương tiện sử dụng chất độc đó. Chất độc hóa học là thành phần chủ yếu gây sát thương. 1.2. Đặc điểm của chất độc hóa học chiến tranh (Quân sự) Chất độc hóa học là một trong những đặc điểm khác với các chất độc hóa học khác dùng trong công nghiệp, nông nghiệp. Chất độc hóa học chiến tranh có độc tính rất cao, chỉ một liều lượng nhỏ cũng gây nhiễm độc cho người. Chất độc hóa học chiến tranh có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường như qua đường hô hấp, qua da, qua đường tiêu hóa và qua đường nào cũng có thể gây nguy hiểm chết người. Khi dùng vào mục đích chiến tranh, các chất độc gây nhiễm độc hàng loạt, có thể hàng ngàn, hàng chục ngàn người bị nhiễm độc cùng một lúc, rất khó khăn cho việc tổ chức cứu chữa nếu không được huấn luyện trước cho bộ đội và nhân dân tự cứu và cứu lẫn nhau. Chất độc dùng trong chiến tranh với số lượng lớn nên phải dễ sản xuất, rẻ tiền và phải sử dụng dưới dạng vũ khí, khi bom đạn nỗ, chất độc không bị phân hủy. Các đặc điểm và yêu cầu đó hạn chế khả năng sản xuất nhiều loại chất độc hóa học chiến tranh. Tính năng chiến đấu của một số loại vũ khí hóa học của Mỹ. Tên gọi, ký hiệu K/lượng Chất độc Bán kính sát thương Tầm bắn Ghi chú Lựu đạn M25 A2 40g CS 4 – 5m Sát thương =chất độc Lựu đạn hình trụ M7 - A2 115g CS 30m Mảnh Đạn M79 cỡ 40mm 53g CS 40m 400m Tạo khói độc Máy phóng E8 (64 viên CS) 23g/ viên 30x150m 250m Tạo khói độc BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 212 Bom 8 ngăn nhựa E158 (264 v.CS) 2000÷3000m2 Tạo khói độc Bom BLU-52 102kgCS 3000 m2 Tạo khói độc Đạn pháo 105mm-M360 0,74kgGB 27m 11km Tạo khói độc Đạn pháo 155mm-M110 2,95kgHD 49m 14km Nổ tạo sol- khí Đạn pháo 175mm-M103 6,6kg VX 76m 31km Tạo khói độc Tên lửa Little-John E20 (chứa 49 quả bom nhỏ) 30kgVX hoặc GB 18km Tạo khói độc Tên lửa Honest-John E19 (chứa 364 quả bom nhỏ) 215kgVX hoặc GB 34km Tạo khói độc Mìn M2 6,2kg VX 25-30m Mìn M1 4,5kgHD 25-30m 1.3. Phương tiện sử dụng chất độc trong chiến tranh. Có rất nhiều các phương tiện sử dụng chất độc trong chiến tranh và các phương tiện này luôn luôn được cải tiến. các phương tiện cổ điển bao gồm lựu đạn, đạn cối, đạn pháo, bom, thùng phun lắp vào máy bay. 1.4. Dấu hiệu địch sử dụng vũ khí hóa học Khi địch sử dụng vũ khí hóa học có để lại một số dấu hiệu đặc trưng mà dựa vào đó ta có thể phán đoán tình huống và có biện pháp phòng tránh để hạn chế thiệt hại do vũ khí hóa học gây nên. Bom đạn hóa học nổ trầm (hoặc không nổ mà xì khói dày đặc) xung quanh hố bom đan có chất lỏng, chất bột lạ, mảnh vỏ bom đạn có ký hiệu của vũ khí hóa học. Máy bay thấp phun ra những dải mây, khói xẫm màu. Hiện tượng chất lỏng, chất bột lạ trên mặt đất mái nhà, lá cây; cây cối héo rũ. Màn khói khả nghi từ phía địch lan sang trận địa ta. Hiện tượng nước có váng bột, váng dầu, sủi bọt khả nghi. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 213 Hiện tượng ngửi mùi lạ, khó chịu và có dấu hiệu bị trúng độc (ho, khó thở, chảy nước mắt, co giật, ngất, chạy toán loạn) Hiện tượng động vật (chim, súc vật, chuột, cá, côn trùng) chết hàng loạt hay chạy lung tung. Mọi người khi phát hiện các dấu hiệu khả nghi cần phải thông báo, báo động kịp thời và phải thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay. II. PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐỘC HÓA HỌC CHIẾN TRANH Hiện nay, trên thế giới cách phân loại chất độc hóa học chiến tranh chưa thống nhất, mỗi nơi một khác. Để tiện cho việc nghiên cứu các chất độc chiến tranh người ta sắp xếp phân loại chúng nhu sau: Phân loại theo tính chất chiến thuật. Các chất độc không bền vững. Loại này gồm có: hơi Sarin (GB), HCN, Clorma Xyanogien, các chất gây ngạt. Các chất độc bền vững. Loại này gồm các chất VX, Yperit, Yperitnito, Lovizit. Các chất độc bán bền vững. Là loại trung gian giữa hai loại trên gồm những chất độc nguy hiểm vừa gây tác hại nhanh trên người vừa làm nhiễm độc địa hình tương đối lâu dài, loại này gồm có Soman ở thể hơi. Phân loại theo độ độc. Có hai nhóm chất độc quân sự sau: Chất độc gây chết: bao gồm các chất độc có độ độc rất cao gây chết nhanh như chất độc thần kinh, chất độc toàn thân và các chất độc trúng độc nặng rồi chết sau vài ba ngày như chất độc loét da, chất độc ngạt thở. Chất độc gây mất sức chiến đấu: có chất độc kích thích và chất độc tâm thần. Chú ý: cách phân chia chỉ là tương đối vì nó còn phụ thuộc vào liều lượng trúng độc. Phân loại theo tác dụng sinh lý. Các chất độc tác hại với người được chia ra như sau:  Chất độc gây kích thích  Chất độc tâm thần;  Chất độc gây ngạt;  Chất độc gây loét nát; BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 214  Chất độc thần kinh;  Chất độc toàn thân;  Chất độc diệt cây và phá hoại mùa màng;  Chất độc dùng để đầu độc gây rối và phá hoại hậu phương đối phương;  Các Chất độc nguồn gốc động vật. 2.1. Chất độc gây kích thích: Chất độc gây kích thích bao gồm những hợp chất hóa học có tác dụng chọn lọc lên ngọn của những dây thần kinh cảm giác ở niêm mạc đường hô hấp trên, mắt hoặc da, gây những phản xạ tại chỗ và được sử dụng nhằm mục đích làm mất tạm thời khả năng chiến đấu của đối phương. Nhóm chất độc Tên gọi khoa học Ký hiệu của quân đội Mỹ Ý nghĩa quân sự Gây chảy nước mắt Brombenzylxyanit Chloaxetophenon CA CN Chất độc dự trữ Gây hắt hơi, rát mũi họng Diphenyl clorasin Diphenyl xyanszin Diphenylaminclorasin (Adasmsit) DA DC DM Chất độc dự trữ Trang bị chính thức Gây chảy nước mắt, hắt hơi và rát da Octoclorobenzyliden malononitrin Dibensyl 1,4 ocsazerin CS CR Trang bị chính thức Có rất nhiều hợp chất đã được phát hiện có tác dung gây kích thích. Có thể phân loại chất này theo tác dụng sinh lý hoặc cấu trúc hóa học. Theo tác dụng sinh lý, chất độc gây kích thích được chia thành 3 nhóm chính:  Nhóm kích thích niêm mạc mũi, đường hô hấp trên.  Nhóm gây chảy nước mắt.  Nhóm vừa gây kích thích đường hô hấp, vừa kích thích niêm mạc, giác mạc, da. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 215 Dưới đây là một số điểm đáng chú ý về các chất độc gây kích thích được trang bị chính thức trong quân đội Mỹ. 2.1.1. Chất độc CS: Là một chất ở dạng tinh thể, màu trắng, mùi cay và tan ít trong nước; nhiệt độ nóng chảy là 900C; nhiệt độ sôi là 3150C, điều đó quyết định tính chất bền vững ở ngoại cảnh của CS. CS ở dạng mịn có kích thước rất nhỏ nên khuyếch tán mạnh trong không khí. Ngoài CS thường, Mỹ còn sản xuất CS – 1 và CS – 2. CS – 1 gồm 95% CS và 5% Silicagen. Bao bọc CS bằng Silion không hút ẩm, không tích điện. CS – 2 lơ lửng trong không khí lâu hơn và bền vững hơn CS thường. CS được sử dụng ở dạng bột mịn hoặc dạng khí (gây cháy). Độc tính:  Nồng độ tối thiểu gây kích thích: 0,1 – 0,3 mg/m3 không khí  Nồng độ trung bình trong chiến đấu: 0,5 mg/m3 không khí  Nồng độ không thể chịu đựng được: 1 – 5 mg/m3 không khí  Nồng độ khó cứu chữa: 20 mg/m3 không khí  Nồng độ gây chết người: 11 - 25 mg/m3 không khí 2.1.2. Adamsit có ký hiệu DM. Là một chất ở dạng tinh thể màu vàng nâu, không mùi và được sử dụng ở dạng hạt tinh thể có màu xanh đen, ở dạng khói ở dạng aeresol. Gây kích thích tai, mũi, họng làm hắt hơi, ho, rát họng sau một thời kỳ tiềm khoảng 5-10 phút và kéo dài 20-30 phút sau khi ngừng tiếp xúc với chất độc. Ngoài ra, DM có thể gây nhiễm độc toàn thân Asen trong thành phần phân tử. Độc tính của Adamsit:  ICt50: 20mg/phút/m3 (liều lượng tích lũy gây mất sức chiến đấu 50%).  LCt50: 15000mg/phút/m3 (liều lượng tích lũy gây chết 50%). 2.1.3. Chất Dibensyl 1,4 ocsazerin (CR). Dibensyl 1,4 ocsazerin là một chất ở dạng bột vàng, tan nhiều trong nước và rất bền vững. gây kích thích mắt, mũi, họng và cả da rất mạnh và ngay lập tức sau khi tiếp xúc với chất độc. triệu chứng nhiễm độc (giống như CS). Cảm giác rát trên da có thể bị tái phát khi tiếp xúc với nước hoặc bị cọ xát. Tác dụng kích thích da mạnh hơn CS khoảng 20 lần và là chất trung gian giữa chất độc gây kích thích và chất độc gây đau da. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 216 Độc tính của CR thấp hơn CS rất nhiều.  LD50 của CR qua đường tiêu hóa trên các loại động vật khác nhau là: 0,5 – 7g/kg trọng lượng.  LD50 của CR qua đường tiêu hóa trên chuột cống là: 7,2 ± 2,5g/kg trọng lượng. trong đó CS là 0,175 – 0,360 g/kg trọng lượng. Độc tính của CR phụ thuộc vào từng loại dung môi. 2.1.4. Cơ chế gây nhiễm độc của chất độc gây kích thích. Với nồng độ thường được sử dụng trong chiến đấu, CS chỉ có tác dụng đối với niêm mạc đường hô hấp trên và chỉ với nồng độ cao mới có tác dụng với phế nang, gây phù phổi cấp. Chất độc gây kích thích đã được xác định là những chất có khả năng phản ứng với nhóm –SH hoặc các nhóm chức năng quan trọng nhất của các đại phân tử khi chúng tiếp xúc với niệm mạc và làm biến đổi một phần hoặc toàn bộ cấu trúc của các phân tử này và do đó gây nên phản ứng kích thích. Cảm giác bỏng da, nhất là vùng quanh miệng và những vùng da ẩm ướt. triệu chứng rát da xuất hiện chậm hơn so với hắt hơi và chảy nước mắt nhưng lại tồn tại lâu hơn. 2.1.5. Xử lý cấp cứu (xem phần nội dã chiến) trong chương nhiễm độc chất độc hóa học chiến tranh. 2.2. Chất độc tâm thần 2.2.1. Đại cương Trong những năm chín mươi, ở Mỹ bắt đầu nghiên cứu phát triển một chất độc quân sự mới có tác dụng loại khỏi vòng chiến đấu tạm thời, bằng cách gây những rối loại tâm thần hoặc thể lực. Nhóm chất độc mới này được gọi tắt là chất độc tâm thần. Là những chất độc quân sự, với liều rất nhỏ đã gây ra rối loạn tâm thần, thần kinh thực vật hoặc rối loạn vận động, làm giảm hay mất khả năng chiến đấu và lao động trong thời gian nhất định. Theo các chuyên gia quân sự nước ngoài, việc Mỹ sử dụng chất độc tâm thần trong chiến tranh có những “thế lợi” sau: Trốn tránh được sự ràng buộc và phản đối của dư luận và các hiệp ước quốc tế. Không gây chết người (với liều vẫn được sử dụng trong chiến đấu) nên có thể bắt sống được tù binh. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 217 Có thể tiến công vào hậu phương, nơi có nhiều dân thường không có trang bị phòng hóa đầy đủ. Về mặt chiến thuật nhằm đạt mục đích sau: Tiến công vào địa điểm “cài răng lược” hoặc hậu phương. Làm tê liệt hoạt động của các trung tâm thông tin, sở chỉ huy, đầu mối giao thông Gây rối loạn những đơn vị đã ở trong tình trạng hốt hoảng hoặc kiệt quệ về mặt thể lực. Chuẩn bị cho những đợt tiến công bằng vũ khí thông thường hoặc các loại vũ khí hủy diệt lớn khác. 2.2.2. Phân loại Số lượng các hợp chất có tác dụng gây rối loạn tâm thần rất nhiều nhưng chỉ có một số rất ít có thể sử dụng vào mục đích chiến tranh. Có thể phân các chất này thành 2 nhóm chính: Nhóm chất độc Nguồn gốc điều chế Tên chất độc Ý nghĩa quân sự Chất gây bất lực Tổng hợp hóa học hoặc thiên nhiên - Các thuốc: ức chế hạch dãn cơ, giảm đau, trấn tĩnh. - Các chất gây mất điều hòa vận động: + Tremorin (1,4-Dypiro-lidin-2butin). + IDPN (Imino-dipropioni-tril). -Chưa xác định -Chưa xác định Chất gây rối loạn tâm thần Nguồn gốc thiên nhiên Tổng hợp hóa học - Dẫn xuất của axit liser-gic (LSD). - Meskalin. Psilozibin, Harmalin Lannebinol - DMT (N.N.Dimetyltryp-tamin) DOM, MDA (Ampheta-tamin) - Dẫn xuất của piperidyl: + Benzilat (BZ) + Glycalat -Chất dự trữ -Chưa xác định -Chưa xác định - Trang bị chính thức Các chất gây bất lực là những chất gây mất sức lao động bằng cách gây liệt cơ, gây ngủ, rối loạn điều hòa vận động, gây giảm lực hoặc mù BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 218 Các chất gây rối loạn tâm thần, gây nên triệu chứng lâm sàng giống bệnh tâm thần. một số chất đặc biệt BZ đã được quân đội các nước đế quốc trang bị làm vũ khí hóa học. Chất độc BZ: Là chất gây rối loạn tâm thần mạnh nhất hiện nay. BZ được nạp vào một số loại bom đạn, trong các loại vũ khí này BZ được trộn với hỗn hợp gây cháy và khi nổ sẽ giải phóng BZ dưới dạng aerosol. Đám mây chất độc BZ được tạo ra có màu trắng, tương đối dễ phân biệt. Ở dạng bụi sương nhỏ li ti, BZ có thể dính bám rất lâu bộ phận lọc độc của mặt nạ. Ngoài ra BZ còn dùng làm chất đầu độc nguồn nước hoặc thực phẩm cũng như phối hợp với các loại vũ khí gây thủng mặt nạ để gây nhiễm độc có hiệu quả hơn. BZ ở dạng tinh thể, màu trắng, không mùi, vị đắng nhẹ không tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy (3220C). Độ bền vững với nhiệt độ là yếu tố cần thiết để sử dụng với hỗn hợp gây cháy, BZ rất bền vững ở ngoại cảnh, thời gian tác dụng từ 3 – 4 tuần. BZ có áp lực hơi thấp và khả năng bốc hơi rất nhỏ (0,5mg/m3 ở 700C). Tốc độ thủy phân rất chậm, ở nhiệt độ 250C và PH7, thời gian thủy phân một nửa là 3 – 4 tuần và tạo ra axit benzilic và quinuclidinol. Cũng như các dẫn xuất khác của piperidylbenzilat và glycolat, BZ có thể phản ứng với axit hữu cơ và vô cơ tạo thành các muối tương ứng, các muối này dễ dàng tan trong nước, dùng đầu độc nguồn nước và thực phẩm. Liều gây rối loạn tâm thần của BZ vào khoảng: 0,5 – 3mg/ người. Triệu chứng lâm sàng, cấp cứu điều trị (xem phần nội khoa dã chiến – bài 24). 2.3. Chất độc gây ngạt (gây phù phổi cấp) Gồm có chất phốt gien ký hiệu CG, diphotgien ký hiệu DP. Chất gây nhiễm độc toàn thân có đặc điểm là gây chết rất nhanh qua đường hô hấp như axit xianhhydirc ký hiệu AC và oxyt cacbon. 2.4. Chất độc gây loét nát da 2.4.1. Đại cương Chất độc loét nát là một trong những chất độc được sử dụng trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất là chất Diclodietyl sunfua. Là loại chất độc gây loét nát da và niêm mạc, đồng thời thấm hút vào cơ thể gây nhiễm độc toàn thân. Trong các loại BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 219 vũ khí gây chết người, chất độc loét được xếp vào thứ hai sau chất độc thần kinh. Nhóm chất độc này có một số đặc điểm sau: Có tác dụng chậm, gây tử vong muộn. Bền vững ở môi trường, ít bốc hơi, tương đối ổn định. Xâm nhập vào cơ thể bằng cả ba con đường có thể dùng hình thức vũ khí hóa học hoặc dùng đầu độc nguồn nước, lương thực, thực phẩm. Có khả năng ngấm qua các vật liệu dùng làm phương tiện bảo vệ, đóng gói, bảo quản. Như cao su, da, nilon, vải nhất là trong điều kiện độ ẩm cao. Vừa gây nhiễm độc toàn thân, vừa gây tổn thương tại chỗ nên công tác đề phòng, cấp cứu và điều trị rất khó khăn thời gian điều trị kéo dài. Đại diện cho nhóm chất độc này là các chất: Yperit (Diclodietyl sulfua), Yperit nito (Triclotrietylamin) và Lovizit (Clovinyl dicloasin). Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất các nhà hóa học quân sự tìm những hóa chất gây tổn thương da. Họ chú ý đến tính chất rộp phồng loét nát của chất độc này. Sau khi nghiên cứu họ đưa vào sản xuất, ở Đức chất độc có tên là LOST là tên đầu của hai nhà bác học Đức Lô mi và Stêincôp (Hai nhà bác học đã đưa ra phương pháp sản xuất Yperit trong công nghiệp). Ngày 13/07/1917 quân Đức đã sử dụng lần đầu tiên đánh vào quân Pháp ở thành phố Ypress ở Bỉ và đã gây thiệt hại lớn. Từ đó người Pháp đặt tên cho chất độc này là Yperit. Xuất phát từ mùi đặc biệt của chất độc này người Anh gọi là khí mù tạc, ở Đức gọi là chữ thập vàng (vì trên bom có chứa chất độc này có ký hiệu chữ thập màu vàng). Quân đội Mỹ ký hiệu chất độc này bằng chữ HD, HS, H. Hiện nay, các nước NATO ngoài chất độc Yperit còn có chất oxy – Yperit, các chất này bền vững hơn độc tính cao hơn Yperit 2 – 3 lần. 2.4.2. Tính chất Tính chất lý học: Yperit tinh khiết là một chất lỏng, sánh, không có màu, ít bay hơi. Loại thông thường dùng trong chiến tranh có màu nâu đen và mùi tỏi. mũi có thể ngửi thấy mùi này với nồng độ Yperit từ 0,001 – 0,002 mg trong 1 lít không khí. Yperit sôi ở 2170C, như vậy Yperit khó hòa tan trong nước (ở 150C chỉ hòa tan được 0,07), dể hòa tan trong dung môi hữu cơ với nhiều chất độc khác. nồng độ tối đa của Yperit trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao nồng độ trong không khí càng lớn. Ví dụ: Nhiệt độ 50C nồng độ là 0,278 mg/l. Nhiệt độ 300C nồng độ là 2,135 mg/l. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 220 Yperit đông đặc ở - 1480C, vì vậy ở chiến trường xứ lạnh Yperit thường được trộn lẫn với một chất làm hạ nhiệt độ đông đặc của Yperit. Đáng chú ý là hỗn hợp Yperit và Lovizit có nhiệt độ đông đặc thấp nên người ta hay sử dụng hỗn hợp này. Tỷ trọng của Yperit tinh khiết ở 150 là 1,279. Tỷ trọng của hơi Yperit là 5,5 (hơi Yperit nặng gấp 5,5 lần không khí). Độ ngấm của Yperit qua các vật như sau:  Ngũ cốc để thành đống: 5cm sau 1 giờ.  Ngũ cốc để trong bao: 2cm sau 1 giờ.  Thịt: 5cm sau 1 giờ.  Mặt đất xốt: 10cm sau 1 giờ.  Gỗ sơn: 2 – 3mm dưới lớp sơn sau 1 giờ.  Gỗ không sơn: 4cm nếu dọc thớ sau 1 giờ.  Kim loại sơn: chỉ thấm qua lớp sơn. Ký hiệu quân sự: HD, H. thường sử dụng ở dạng giọt lỏng. trong chiến tranh được dùng chủ yếu trong chiến đấu phòng ngự. Tính chất hóa học: Khi tác dụng với nước, Yperit bị thủy phân. Quá trình thủy phân tạo ra Thiodiglycol không độc. Yperit phản ứng với chất oxy hóa sẽ tạo thành Diclodietyl. Sunfoxit ít độc, không gây loét nát da và niêm mạc. Nếu phản ứng với chất oxy hóa sẽ tạo thành Diclodietyl. Sunfua rất độc và gây loét nát da, niêm mạc. Yperit phản ứng với Monocloramin tạo thành Sunfin benzo Sunfimin không độc, áp dụng để tiêu độc da. Yperit phản ứng với Dieloramin tạo thành Dielodietylsunfoxyt không độc, áp dụng để tiêu độc dụng cụ nhỏ. Phản ứng thủy phân có thể sử dụng để tiêu độc Yperit. Dung dịch Na2S trong cồn, nhất là khi đun nóng, phản ứng nhanh với Yperit tạo thành một chất không độc là dithian. Yperit phản ứng với chất Clo hóa mạnh như Hexaelmomelamin trong Dieloetan sẽ tạo ra Tettaclodietyl sunfua không độc. Phản ứng xảy ra bằng cách thay thế hết các nguyên tử H trong phân tử Yperit bằng nguyên tử Clo. 2.4.3. Độc tính Độc tính của Yperit: Độc tính của hơi Yperit trên da Trình độ Nồng độ (mg/lít) Chú thích BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 221 tổn thương Tiếp xúc trong 5’ 15 phút 60 phút 180 phút Da đỏ lên 0,025 0,02 0,006 0,002 Những quần áo vải mỏng (nhất là quần áo mặc mùa hè) không bảo vệ được da đối với hơi Yperit. Những nốt phồng nhỏ 1 0,4 0,3 0,1 – 0,15 Những nốt phồng to 2 0,8 0,75 0,3 Độc tính của Yperit thể lỏng (giọt) rơi trên da Trình độ tổn thương Liều lượng (mg/cm2) Da Qua quần áo loại kaki dày Qua quần áo len, dạ dày Sau 5ph Sau 15ph Sau 1 giờ Sau 3 giờ Da đỏ lên 0,01 0,05 – 0,1 0,05 – 0,1 10 – 20 3 – 5 Những nốt phồng nhỏ 0,15 0,5 – 0,7 0,3 35 25 Những nốt phồng to 0,2 0,8 0,5 40 30 Độc tính của Yperit qua đường hô hấp Trình độ tổn thương Nồng độ (mg/lít) Hỗn hợp hơi và sương Sau 5ph Sau 15ph Sau 1 giờ Sau 3 giờ Không chết 0,05 0,1 0,015 0,01 0,001-0,002 Chết 0,8 – 1,0 0,35 0,2 0,1 0,02 Liều chết tuyệt đối (LC-100) của Yperit là: Thể hơi Yperit trong 5 phút: 0,35 mg/l. Giọt Yperit rơi trên da trong vòng 60 phút 100mg/kg. Độc tính của Lovizit: Tác dụng của Lovizit ở thể hơi như sau (qua đường hô hấp) Trình độ tổn thương Nồng độ (mg/lít) Tiếp xúc 2 phút Tiếp xúc 5 phút Tiếp xúc 15 phút Tiếp xúc 60 phút BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 222 Không chết 0,25 0,1-0,15 Khoảng 0,07 0,04 Chết 0,9 0,4 0,25 0,08-0,1 Nếu da tiếp xúc với Lovizit ở thể hơi, liều gây loét da là 0,334mg/l Nếu Lovizit ở thể lỏng: liều thấp nhất gây loét da là 0,05 – 0,1 mg/cm2. 2.4.4. Cơ chế gây nhiễm độc Cơ chế gây nhiễm độc của Yperit và Yperit nito chưa được giải thích rõ ràng, các thuyết giải thích về cơ chế gây nhiễm độc của chúng có thể trình bày như sau: 2.4.4.1. Tác dụng alkyl hóa Cơ chế tác dụng của Yperit và Yperit nitơ rất giống nhau. Tác dụng của chúng ở trong cơ thể là nhờ nhóm ClO – ALKYL. (CL -- CH2 CH2S – hoặc CL -- CH2 CH2N=). Vì thế nhóm Clo – alkyl được coi là tác nhân ALKYL hóa, chúng kết hợp với các nhóm -- CH2, -- SA, -- OH của protein, enzym nucleotit và các chất khác. alkyl hóa là phản ứng thế, trong đó có sự nối gốc alkyl CnH2 n-1 của chất A với một bộ phận tác nhân của chất B. Khi rơi trên da, Yperit alkyl hóa tất cả protein của tế bào ở tại chỗ làm biến đổi hoàn toàn cấu trúc của protein và làm chết tế bào. Biểu hiện của nó là quá trình viêm nhiễm hoại tử. Khi thấm vào máu Yperit alkyl hóa bazo nito của axit nucleit Yperit kết hợp dễ dàng với nguyên tử nito của guanin và adenin, alkyl hóa chúng, dẫn đến sự xuất hiện nito hóa trị 4 không bền vững, làm khung đường – photpho – nito của AND bị phá vỡ dẫn đến sự giải trùng hợp của axit nucleit. Cấu trúc của AND bị đảo lộn, làm thương tổn đến thể nhiễm sắc, gây ra rối loạn về di truyền. đó là tác dụng gây đột biến của Yperit. Mặt khác, chức năng của AND bị rối loạn sẽ dẫn đến sự rối loạn tổng hợp protein, gây ức chế quá trình tái tạo tổ chức, làm giảm rất mạnh quá trình phát triển tế bào. Nơi nào tổ chức tế bào sinh sản mạnh, nơi đó nhạy cảm với Yperit hóa như: tủy xương, lách, niêm mạc ruột, hệ thống võng mạc nội mô. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 223 Do tác dụng làm giảm mạnh quá trình phát triển tế bào nên một số sản phẩm của Yperit nito (như enbixin, sacolisin) được dùng để chữa bêïnh máu ác tính: leucose và lympho hạt. 2.4.4.2. Tác dụng giống bức xạ ion hóa Yperit và đặc biệt là Yperit nitơ gây ra biến đổi trong cơ thể, tương tự như trong sinh bệnh học tổn thương của bức xạ ion hóa. Vì vậy người ta gọi chúng là “chất độc giống phóng xạ”. Các thuốc bảo vệ phóng xạ như Cystamin, AET (aminoetyliothioure) cũng làm giảm nhẹ tổn thương của Yperit và Yperit nitơ. Người ta đã xác định được rằng, trong thời gian rất ngắn lúc bắt đầu Yperit bị thủy phân ở trong cơ thể, có hình thành ra các hợp chất oxy vòng như là có sự xếp sắp lại lớp điện tử ở bên trong: ion sunfony (I) và ion etylenimony (II). Các cathion này có khả năng phản ứng rất mạnh, gây ra tính alkyl hóa và ngay lúc đó, chúng có thể ion hóa nước tạo thành các gốc tự do H, OH, OH2 gây độc cho cơ thể tổn thương bởi bức xạ ion hóa. Tuy nhiên tổn thương do Yperit và bức xạ ion hóa có khác nhau: Nhân tế bào nhạy cảm với Yperit hơn bức xạ ion hóa. Bức xạ ion hóa làm sai lệch cả thể nhiễm sắc và nhiễm sắc tử, còn Yperit chỉ làm sai lệch nhiễm sắc tử. Sau 8 giờ, tác dụng làm chậm sự phát triển tế bào của Yperit mới rõ, còn với bức xạ ion hóa thì xảy ra tức khắc. Oxy không làm nặng thêm tổn thương của Yperit, với bức xạ ion hóa lại làm tăng số sai lệch. 2.4.4.3. Tác động lên hệ thống enzym Yperit làm giảm hoạt tính của một số enzym như: Hexokinaza, Colinesteraza, oxydaza, dehydrogenaza. Từ đó gây rối loạn quá trình oxy hóa khử ở tổ chức, rối loạn quá trình chuyển hóa Cacbon – photpho, các chất điện giải 2.4.4.4. Phóng bế thu cảm thể α adreno Yperit phóng bế có chọn lọc tới các thụ cảm thể anpha – adreno, làm giãn đoạn các xung động thần kinh qua đó. Hậu quả là cơ thắt của tiền mao mạch bị suy yếu, gây ứ đọng máu làm giảm lưu lượng máu trong tuần hoàn. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 224 Tác động lên hệ thần kinh: các tổ chức tổn thương do Yperit là nguồn xung động bệnh lý tới các neuron thần kinh, gây ra hậu quả tiếp theo. Các rối loạn toàn thân như hạ huyết áp, thiếu oxy phát sinh ở mức độ nào đó là do sự rối loạn mối tương quan bình thường của quá trình cơ bản trong hệ thống thần kinh trung ương. Cơ chế bệnh sinh của các nốt phồng trên da: Tiếp xúc với Yperit Chất độc tiếp xúc với da Xâm nhập vào lớp biểu bì Phản ứng alkyl hóa Tăng tính thấm màng tế bào Giải phóng các enzym phân hủy protein Và các chất làm tổn thương thành mạch Hoại tử biểu bì Nốt phồng Rối loạn vi tuần hoàn Tăng tính thấm tiết dịch BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 225 Bảng so sánh đặc điểm tổn thương da của Yperit và Lovizit Tổn thương da bởi Yperit Tổn thương da bởi Lovizit - Khi chất độc rơi vào da không có cảm giác đau. -Ngấm hoàn toàn qua da sau 20-30 phút. - Thời kỳ tiềm: 2-12 giờ. - Ban đỏ ít đau, ít phù tấy kèm theo ngứa. - Hình thành nốt rộp phồng sau: 12-24 giờ. - Thoạt đầu là những nốt rộp phồng nhỏ, xuất hiện ở ngoại vi xung quanh vết ban, sau to ra và nhập vào nhau thành nốt rột phồng lớn hơn. - Quá trình viêm đạt đến mức tối đa sau 10-14 ngày. Giai đoạn tái tạo bắt đầu sau 2-4 tuần. - Thời gian liền sẹo rất chậm sau 1-4 tháng. - Sau khi liền sẹo để lại những sắc tố xung quanh. - Thường dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Khi chất độc rơi vào da có cảm giác đau và rát bỏng. -Ngấm hoàn toàn qua da sau 5-10 phút. - Thời kỳ tiềm: 10-20 phút. - Ban đỏ rực, đau nhiều, phù tấy mạnh nhô lên khỏi da lành. - Hình thành nốt rộp phồng sau: 2-3 giờ. - Hình thành ngay nốt rộp phồng lớn. Nhiều khi xung quanh có theo nốt xuất huyết nhỏ. - Quá trình viêm đạt đến mức tối đa sau 2-3 ngày. Giai đoạn tái tạo bắt đầu sau 1 tuần. - Thời gian liền sẹo nhanh hơn sau 2-4 tuần. - Sau khi liền sẹo không để lại những sắc tố xung quanh. - Ít bị nhiễm trùng thứ phát. 2.4.5. Triệu chứng lâm sàng, dự phòng và cấp cứu điều trị (Xem phần nội khoa dã chiến – Bài 24) 2.5. Chất độc thần kinh 2.5.1. Đại cương Chất độc thần kinh còn gọi là chất độc phốt pho hữu cơ, có cấu trúc chung như sau: P R1 R2 X O BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 226 Trong đó: R1, R2 là nhóm alkyl, alkoxyl; X là gốc axit F - , CN - Hoặc cholin, Thiocholin, v.v Các hợp chất lân hữu cơ có độc tính cao, được dùng làm chất độc quân sự như: sarin, VX còn các hợp chất có độc tính thấp được dùng làm thuốc trừ sâu, sử dụng rất rộng rãi trong nông nghiệp, gây tai nạn tử vong như: vofatox (metye paration) paration, D.D.V.P, thiophos, chlorophos Chất độc thần kinh được chia làm hai loại chính: Loại G có các chất Tabun GA, sarin GB và Somab GD. Loại V có các chất VX, edemo, VR55 là loại bền vững ngoài trời và độc tính qua da rất cao. Chất độc loại G: Tabun tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc có màu hơi vàng, không mùi, tỷ trọng hơi so với không khí là 5,6. Nhiệt độ sôi của Tabun là 2370, vì vậy Tabun cũng làm nhiễm độc lâu dài. Nhiệt độ đông đặc là - 480C. Loại Tabun dùng trong chiến tranh có màu vàng nhạt, có mùi hạnh nhân. Tabun tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như cồn, aceton, dicloetan. Ở nhiệt độ 200 nồng độ hơi cực đại của Tabun là 0,6mg trong 1 lít không khí, ở 250 là 0,65 mg trong 1 lít không khí. Sarin là chất độc thần kinh có độc tính cao hơn Tabun. Trong chiến tranh hóa học Sarin có nhiều khả năng được sử dụng hơn Tabun. Hình thức sử dụng là bom, đạn đại bác, mìn có chứa Sarin. Sarin là một chất lỏng không màu, nhiệt độ sôi ở áp suất chuẩn của Sarin là 1470C, nhiệt độ đông đặc là – 540C. Sarin dễ tan trong các dung môi hữu cơ và cả trong nước. Soman là chất độc mạnh nhất so với Tabun, Sarin. Soman là một chất lỏng không có màu. Chất dùng trong chiến tranh hơi có mùi long não. Soman sôi ở nhiệt độ 1850 – 1870 và ở nhiệt độ này cũng bị phân hủy. nhiệt độ đông đặc của Soman là – 700, tỷ trọng ở 200 là 1,03. Khí Soman nặng gấp 6,33 lần so với không khí. Độ bay hơi tối đa của Soman ở 200 là 2mg/l, ở 250 là 3,9 mg/l, ở 300 là 5,8 mg/l. Soman được sử dụng trong chiến tranh dưới hình P (CH3)2N C2H5O O CN P (CH3)2CHO CH3 O F P CH3 (CH3)2CCHO O F BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 227 thức chất lỏng để phun hoặc hình thức bom hoặc đạn đại bác nhồi Soman để làm nhiễm độc khu vực. Chất độc loại V: Chất độc loại V hay các hợp chất Tamelin (Do Tamelin người Thụy Điển công bố đầu tiên vào năm 1958) là các Phosphorrylthiocholin. Chất độc loại V có 3 đặc điểm quan trọng:  Độc tính rất mạnh, mạnh hơn chất độc thần kinh loại G hàng trăm đến hàng nghìn lần.  Rất bền vững.  Có tính thấm qua da rất lớn. 2.5.2. Đặc điểm và chiến thuật sử dụng: Đặc điểm: Chất độc thần kinh vừa tương đối bền vững, vừa gây chết người nhanh, hiện nay vẫn được coi là những chất độc nguy hiểm nhất trong chiến tranh hóa học. Có độc tính rất mạnh, có khả năng gây sát thương nhanh, vì vậy được sử dụng trong tiến công là chủ yếu. Chất độc thần kinh bốc hơi nhanh, để tạo thành dạng sol khí, nên có khả năng tạo nồng độ chiến đấu rất cao. Các chất độc thần kinh đều không màu, không mùi, không vị, nên rất khó phát hiện bằng cảm giác. Có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau: qua đường hô hấp, qua da (ngay cả dạng hơi), qua đường tiêu hóa và vết thương. Tan trong nước và dung môi hữu cơ, thủy phân tương đối chậm, có thể gây nhiễm độc nguồn nước, lương thực và thực phẩm. Tính thấm lớn, đặc biệt là chất độc V. Dự phòng bằng mặt nạ phòng độc có hiệu quả tốt, có thuốc điều trị đặc hiệu. Chiến thuật sử dụng: Chất độc thần kinh được sử dụng bằng bom, mìn, đạn pháo và đạn cối, tên lửa, phun từ máy bay dưới dạng giọt lỏng hoặc sol khí (aerosol). Thường sử dụng tập trung, bất ngờ, để tạo nồng độ chiến đấu cao. Chất độc thần kinh cũng có thể được sử dụng trong phòng ngự (chất độc V), đánh chặn rút lui. 2.5.3. Đặc tính của chất độc thần kinh: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 228 Tabun (GA) Sarin (GB) Soman (GD) VX Thời gian tồn tại ở ngoại cảnh: 10 – 12 giờ 15ph–3 giờ 10 – 20 giờ 3–21 ngày LC50 (mg/l/ph) đối với người (dự tính): 250mg/m3/ph 100 70 10 – 30 LD50 (mg/kg) qua da với người: 10 – 25 20 – 25 8 – 15 0,1 – 0,3 Thời gian tiềm: qua đường hô hấp 30 giây–10ph 30 giây-15ph 2 – 5 phút 3 – 30 phút Qua da 2 – 4 phút 2 – 30 phút 2 – 5 phút 5 – 80 phút Dạng sử dụng Lỏng Lỏng, khói Lỏng Son khí 2.5.4. Cơ chế nhiễm độc của chất độc thần kinh: Cơ chế nhiễm độc của chất độc thần kinh rất phức tạp, tuy chúng ta đã hiểu biết khá nhiều, nhưng chưa thực đầy đủ. Hiện nay có hai cơ chế nhiễm độc cấp chủ yếu được giải thích tóm tắt như sau: Ức chế enzym Cholinesteraza (ChE). Chất độc thần kinh có tác dụng ức chế không hồi phục enzym, ChE, làm cho Axetylcholin (Ach) ứ đọng lại trong các khâu dẫn truyền của hệ thần kinh Cholinergic, lúc đầu gây hưng phấn của cơ quan do hệ thần kinh này chi phối, sau đó gây ức chế và tê liệt. Sự thủy phân Ach. Bình thường enzym ChE thủy phân Ach thông qua trung tâm hoạt động của enzym. Trung tâm hoạt động của enzym ChE có hai bộ phận chính: Bộ phận âm cực (mang điện tích âm) và bộ phận phân giải este (esterazic). Sự ức chế enzym ChE của chất độc thần kinh. Trong phân tử chất độc thần kinh có nguyên tử photpho hóa trị năm, có khả năng bị phân cực giống nguyên tử cacbon trong nhóm cacboxyl của Ach. Tức là nguyên tử oxy có lực hấp dẫn điện tử mạnh hơn, kéo lệch đám mây điện tử về phía nó và làm cho nguyên tử photpho mang điện tích dương (denta dương: +6). BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 229 Tác dụng trực tiếp của chất độc thần kinh lên Receptor (ChR). Các receptor cholinergic (AchR) là nơi tiếp nhận sự tương tác của Ach, được phân bố rộng rãi trên các màng Sinap thần kinh, tiếp điểm thần kinh cơ, tấm vận động cơ vân Các AchR cũng được chia ra làm hai loại: Mreceptor (M.AchR) và Nreceptor (N.AchR). các trung tâm thần kinh có cả hai loại receptor này. Về mặt cấu trúc, các receptor có cấu trúc, tương tự trung tâm hoạt động của ChE. Về chức năng, các receptor có khác ChE ở chỗ: sau khi tương tác với Ach, gây hiện tượng khử cực ở màng và đưa đến các đáp ứng sinh học. Chính vì vậy, khi chất độc tương tác lên receptor sẽ đưa đến một loạt các biến đổi chức năng sinh lý quan trọng. tuy chưa được nghiên cứu tường tận, nhưng cơ chế này có vai trò quan trọng trong nhiễm độc chất độc thần kinh. 2.5.5. Triệu chứng cơ bản nhiễm độc chất độc thần kinh: Triệu chứng nhiễm độc cấp tính chất độc thần kinh rất phức tạp, nhưng có thể đưa ra làm ba nhóm chính: Triệu chứng trên hệ M cholinergic. Co đồng tử: do cơ vòng mống mắt bị co thắt. nồng độ chất độc thần kinh 2mg/l trong không khí đã gây co được đồng tử, có thể đồng tử hai bên co không đều nhau. Hậu quả là: Mờ mắt, cảnh vật trở nên tối sẫm, gây tác động tâm lý rất mạnh. Co đồng tử là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán nhanh trong điều kiện dã ngoại. Khó thở nặng: chủ yếu là khó thở ra (khó thở kiểu hen) do co thắt cơ vòng khi tế quản. Cao huyết áp tạm thời do co mạch ngoại vi, sau đó huyết áp hạ do tim đập quá chậm. Tiêu hóa: do co thắt mạch cơ trơn dạ dày, ruột, gây ra đau bụng, nôn, ỉa chảy. Khi mổ tử thi, ruột co thắt thành từng khúc, giống chuỗi tràng hạt. Tăng tiết các tuyến: tăng tiết mồ hôi, nước bọt và đờm rãi. Các triệu chứng trên hệ M cholinergic là biểu hiện của hiện tượng cường phó giao cảm, được khống chế bởi Atropin và các chất cùng loại. Triệu chứng trên hệ N cholinergic Các sợi cơ vân hưng phấn gây rung cơ (fibric lation), lúc đầu rung cơ cục bộ, sau đó rung cơ toàn thân, cuối cùng là liệt cơ. Triệu chứng này không rầm rộ nhưng nguy hiểm vì gây liệt cơ hô hấp. Tăng tiết catecholamin ở tủy thượng thận, gây co mạch ngoại vi và tăng huyết áp ở giai đoạn đầu. Dấu hiệu này chỉ quan sát được trong thực nghiệm, trên bệnh nhân thường qua đi rất nhanh nên khó phát hiện. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 230 Triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương: Các cơ ở mặt, ở cổ và đùi co giật trước, sau đó co giật toàn thân kiểu động kinh. Co giật chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân nặng. rối loạn phối hợp vận động (Ataxia). Rối loạn về tâm thần. các trung khu hô hấp và tuần hoàn bị ức chế gây loạn nhịp thở, ngừng thở và trụy tim mạch. Mất dần các phản xạ, hôn mê ngày càng sâu. 2.5.6. Nguyên nhân gây tử vong Liệt trung khu hô hấp và tuần hoàn là nguyên nhân chủ yếu đưa đến tử vong. Gián đoạn dẫn truyền xung động thần kinh – cơ, đưa đến liệt cơ hô hấp là nguyên nhân quan trọng. Tim đập chậm, lưu lượng tuần hoàn giảm, huyết áp hạ, ngừng tim là nguyên nhân cuối cùng đưa đến tử vong. Co thắt khí phế quản, đờm rãi tiết nhiều làm tắc đường hô hấp, là nguyên nhân hỗ trợ làm tăng quá trình thiếu oxy. 2.5.7. Triệu chứng lâm sàng, cấp cứu điều trị (xem phần nội dã chiến). 2.6. Các chất diệt cỏ và làm rụng lá cây Các chất này dùng vào mục đích chiến tranh mà đại diện chính là các dẫn xuất của 2,4D (2,4 diclorphenoxy axetic axit); 2, 4, 5T (2, 4, 5 triclorophenoxyaxetic axit), dẫn xuất của axit cacodylic. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng các chất da cam (hỗn hợp các butyl este của 2,4D và 2, 4, 5T) chất xanh (dẫn xuất của axit caco-dylic) và nhiều loại chất khác để phá hoại mùa màng, lương thực, làm trụi lá rừng đồng thời gây nhiễm độc phá hoại cấu trúc và làm biến đổi gen di truyền, gây biến dị, quái thai cho người và gia súc ở Việt Nam. 2.7. Các chất độc dùng để gây rối và phá hoại hậu phương đối phương Các chất thường dùng vào mục đích này là các muối của Asen, các alcaloit độc, các dẫn xuất của floaxetic axit. 2.8. Các chất độc nguồn gốc động vật. Các chất độc này có độc tính rất cao hiện cũng đang được quân đội các nước đế quốc quan tâm nghiên cứu như độc tố batrashotoxin lấy từ một loài nhái ở rừng nam Mỹ, độc tố saxitoxin lấy từ loài hến. *********

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_24_4434.pdf