Tài liệu Dược lý học - Bài 17: Công tác pha chế dã ngoại trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
112
BÀI 17
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI
TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG:
1. Mục đích yêu cầu : Nắm vững nội dung và biết triển khai công tác pha chế dã
ngoại trong chiến tranh.
THỜI GIAN GIẢNG BÀI: 6 tiết (2 lý thuyết, 4 thực hành)
ĐỐI TƯỢNG GIẢNG:
- Sinh viên Dược năm thứ 4 – 5 hệ dài hạn và sinh viên Dược năm thứ 3 – 4 hệ
chuyên tu, tại chức Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG :
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC.
I. VỊ TRÍ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI:
- Pha chế trong điều kiện dã ngoại là tiến hành pha chế thuốc men, dịch truyền
phục vụ thương, bệnh binh trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn rất nhiều so với điều
kiện tĩnh tại, về thời gian, cơ sở và phương tiện làm việc – so với thời bình.
- Pha chế dã ngoại được tiến hành ở trạm quân y trung đ...
12 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dược lý học - Bài 17: Công tác pha chế dã ngoại trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
112
BÀI 17
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI
TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG:
1. Mục đích yêu cầu : Nắm vững nội dung và biết triển khai công tác pha chế dã
ngoại trong chiến tranh.
THỜI GIAN GIẢNG BÀI: 6 tiết (2 lý thuyết, 4 thực hành)
ĐỐI TƯỢNG GIẢNG:
- Sinh viên Dược năm thứ 4 – 5 hệ dài hạn và sinh viên Dược năm thứ 3 – 4 hệ
chuyên tu, tại chức Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG :
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC.
I. VỊ TRÍ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI:
- Pha chế trong điều kiện dã ngoại là tiến hành pha chế thuốc men, dịch truyền
phục vụ thương, bệnh binh trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn rất nhiều so với điều
kiện tĩnh tại, về thời gian, cơ sở và phương tiện làm việc – so với thời bình.
- Pha chế dã ngoại được tiến hành ở trạm quân y trung đoàn, trạm quân y sư đoàn,
đội điều trị, đội phẫu thuật, bệnh viện dã chiến...
- Trong cuộc chiến tranh giải phóng trước kia đều phải thực hiện công tác pha chế
dã ngoại. Qua tổng kết các chiến dịch lớn trong chiến tranh giải phóng của ta trước
đây, thì lượng dịch truyền sử dụng cho chống sốc là rất lớn: cứ 2000 thương binh vào
trạm quân y sư đoàn thì cần 250 lít đến 500 lít dịch truyền, chưa kể dịch truyền để
dùng trong phẫu thuật và các trường hợp cấp cứu và điều trị nội khoa khác.
- Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía
Bắc thương binh qua trạm Quân y trung đoàn thường có tỷ lệ bị sốc là 10%; trung bình
mỗi ca sốc sử dụng hết 1,5 lít dịch truyền.
- Thương binh qua trạm quân y sư đoàn tỷ lệ sốc là 15%, trung bình mỗi ca sốc sử
dụng 2,5 lít dịch truyền.
* Những khó khăn khi pha chế dã ngoại:
- Đơn vị phải cơ động chiến đấu nhiều.
- Nhiên liệu, nguồn nước để pha chế không phải ở đâu cũng có sẵn.
- Trang bị chưa được cải tiến gọn nhẹ, thích hợp với điều kiện dã ngoại.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
113
- Pha chế ở trong hầm, hào nơi rừng núi, mưa gió, ẩm thấp là môi trường dễ bị
nhiễm khuẩn nên công tác đảm bảo vô trùng là rất khó khăn.
- Những thương binh bị sốc nhẹ, còn có thể uống được thì cho uống nhằm giảm
nhẹ tiêm truyền, các gói uống có tên là CoNak (Orazol) gồm:
+ Natri Clorua : 3,5 gam
+ Natri Bicacbonat : 2,5 gam
+ Kali Clorua : 1,5 gam
+ Glucoza : 20 gam
Dùng để pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội để điều trị sốc nhẹ, mất nước.
- Tuyến quân y sư đoàn và đội điều trị phải tự pha chế đảm bảo khoảng 75%
lượng dung dịch.
- Ở các bệnh viện dã chiến quân đoàn, bệnh viện quân khu, được cấp nguyên liệu,
để tự pha chế đảm bảo lấy nhu cầu dịch truyền cho mình.
II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI PHA CHẾ TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI:
1. Yêu cầu:
1.1- Chuẩn bị phương tiện dụng cụ pha chế:
- Phải có một bộ dụng cụ dùng thường xuyên và một bộ dự trữ gồm:
+ Dụng cụ để cải tạo địa hình và xây dựng cơ sở.
+ Dụng cụ để triển khai cơ sở pha chế.
+ Dụng cụ chuyên môn để pha chế dung dịch tiêm truyền.
1.2- Chuẩn bị hóa chất và nguyên liệu pha chế:
Nguyên liệu và hóa chất dùng để pha chế dã ngoại do cấp trên cấp (ở cơ số kiện
nguyên liệu).
Hóa chất dùng để xử lý chai, lọ, xử lý nước: axit clohyđric, phèn, thuốc tím...
1.3- Huấn luyện và xây dựng đội ngũ nhân viên pha chế dã ngoại :
+ Hình thức huấn luyện :
- Tập tổng hợp: Sau khi tập phân đoạn thành thạo thì chuyển sang tổng hợp. Tập
tổng hợp cần phải có thời gian thường được tổ chức định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc diễn
tập quân y, diễn tập hậu cần hoặc kết hợp với diễn tập quân sự để huấn luyện.
Đánh giá quá trình tập luỵên theo chất lượng và thời gian.
2. Triển khai pha chế
Các trường hợp triển khai, các hình thức triển khai :
2.1- Trường hợp trong chiến đấu tiến công: Các cơ sở pha chế được triển khai
trên mặt đất có thể bằng lều bạt hay lán trại nhỏ tự tạo, dùng tăng nilon làm mái, chung
quanh quây nilon, phía trong có màn pha chế bằng vinilon, giấy polyetylen hoặc vải
mùng...
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
114
Hình 1: Sơ đồ buồng pha chế dã ngoại
2.2- Trong chiến đấu phòng ngự trận địa: để đảm bảo an toàn chốt giữ lâu dài
các cơ sở pha chế thường được triển khai dưới hầm hoặc trong hang núi. Nếu trong
hang núi thì triển khai như ở trên mặt đất, đặc biệt chú ý nguồn nước. Nếu triển khai
dưới hầm, diện tích hầm pha chế ở tuyến trung đoàn, sư đoàn khoảng 5 – 6 m2 (dài:
2,6 – 2,8 m, rộng: 2 – 2,2 m ; sâu: 1,8 – 2 m). Hầm pha chế có hai lối ra vào rộng
0,7m. Lối vào nối với bếp cất nước và lối ra nối với hầm kho và ở hai góc chênh nhau.
Hai lối ra vào của hầm pha chế có tác dụng tạo đường đi một chiều, tăng thêm ánh
sáng cho hầm, thoáng khí, đào hầm sâu khoảng 1 – 1,2m thì chừa hai mô đất ở hai góc
hầm để làm bàn pha chế và bàn cân để thành phẩm. (Hình 2)
Hình 2:
Bàn để pha chế : Dài 1,2m, rộng 0,7m
Bàn để cân : Dài 0,8m, rộng 0,7m
Có thể dùng mô đất hoặc thùng cơ số để làm bàn. Nếu dùng hai mô đất làm bàn
thì giảm được thời gian phải đào một khối lượng lớn đất. Nếu hầm có nắp thì lớp đất
lấp dày 0,5 – 0,8m trên có phủ nilon che mưa. Hầm không làm nắp thì trên che tăng
bạt. Chung quanh có khơi rãnh thoát nước. Tiến hành pha chế ở hầm có nắp thì công
việc sẽ khó khăn phức tạp hơn vì thiếu ánh sáng, thiếu không khí, người pha chế
không thể làm việc được lâu.
Ở phía trong hầm, tường hầm, trần hầm, nền hầm và bàn pha chế, bàn cân đều
căng trải nilon, nền hầm lát ván.
Bếp cất nước và tiệt trùng thuốc thường phải xây dựng theo bếp hoàng cầm để
chống khói ban ngày và ánh sáng ban đêm. (Hình 3 và 4).
Kích thước và cấu trúc của bếp Hoàng Cầm gồm có:
ĐƯỜNG VÀO
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
115
Hình 3: Sơ đồ cấu trúc bếp Hoàng Cầm
Hình 4: Sơ đồ đứng dọc của bếp Hoàng Cầm
- Nơi ngồi đun bếp: dài 1,5m ; rộng: 1m; sâu 0,8m. Có che và có nơi chứa củi, có
rãnh thoát nước bên cạnh, ngồi đun cần có hầm cá nhân cho nhân viên cất nước, rửa
chai lọ.
- Nơi đặt nồi cất nước: dài: 1,5m; rộng: 0,6m. Có khoét lỗ bếp để nồi cất và nồi
hấp, tuỳ theo kích thước của nồi cất và nồi hấp mà khoét lỗ cho vừa khít.
- Hầm chứa khói: dài 1,5m; rộng 0,6m; sâu 1,2m. Để khói giải phóng ra từ từ
tránh ồ ạt.
- Hệ thống ống dẫn khói (hào thoát khói): dài 4m; rộng 0,2m; sâu 0,2m cùng
nhiều nhánh ống dẫn khói và chạy càng dài rộng càng tốt, kích thước nêu trên là kích
thước tối thiểu.
- Hầm chứa khói và ống dẫn khói được phủ bằng cành cây tươi và lá xanh, trên
trải một lớp đất vụn mỏng.
- Tổ dược quân y trung đoàn, sư đoàn, thường triển khai một hệ thống liên hoàn
gồm có hầm pha chế, hầm kho và bếp cất nước, nối với nhau bằng giao thông hào.
(hình 5)
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
116
Hình 5: Sơ đồ hệ thống liên hoàn hầm pha chế, hầm kho và bếp cất nước.
2.3- Triển khai các bước pha chế
2.3.1- Sản xuất nước cất:
+ Giải quyết nguồn nước để cất:
- Nước ao, hồ
- Nước khe suối, nước sông
- Nước mưa
- Nước giếng
+ Có 3 biện pháp làm trong nước:
Để tự lắng: Dùng nồi hấp chõ xôi, thùng đựng cơ số thuốc hoặc đan sọt, lót
nilon, chứa đầy nước để tự lắng. Cách làm này lâu không đảm bảo thời gian, nhất là
nước chứa nhiều cặn dạng keo.
Làm trong nước bằng phèn: Chứa nước vào các dụng cụ nói trên, cho phèn
chua và quấy tan, trung bình từ 0,1 – 0,2g phèn chua cho một lít nước cần làm trong,
rồi để lắng.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
117
Làm trong bằng phương pháp lọc:
+ Lọc bằng
thùng lọc: Dùng
thùng men có vòi hoặc
thùng gỗ lót nilon
(H.6) cho than cát sỏi
theo thứ tự. Đổ nước
cần lọc vào hứng ở vòi
ta được nước trong.
+ Lọc bằng
giếng lọc: Đào giếng
bên cạnh suối, để nước
thấm vào, hoặc đào
một giếng nhỏ gần
suối vào giếng rồi
cũng xếp lần lượt các
lớp than, cát, sỏi để
nước ngấm qua đó vào
giếng (H.7)
- Nếu có tạp chất
sắt, nước có màu đục
thì chỉ cần lọc qua một
lớp cát vàng chiều dày
từ 25cm. Với nguồn
nước có một lượng sắt
dưới 20mg/lít khi qua
bể lọc chỉ còn lại từ
0,1 – 0,15mg/lít.
- Nếu thêm một lớp than gỗ dày từ 15 – 25cm xếp xen kẽ với lớp cát vàng và sỏi
thì ngoài khả năng khử sắt, mùi vị, làm trong, nó còn có khả năng khử được mùi và
chất hữu cơ (giải quyết được 70 – 80%), một lượng amôniac nhỏ từ 0,5mg/l trở xuống.
- Với nguồn nước giếng khơi thì tuỳ theo chất lượng nước của từng giếng mà cần
làm trong hay không làm trong.
- Nước mưa có thể dùng vải nilon căng rộng để hứng, dự trữ và vẫn phải xử lý
bằng cách lọc như trên trước khi cất nước.
+ Xử lý nước để cất: như cách xử lý nước cất ở thời bình (cất nước dùng cho
pha chế).
+ Kỹ thuật cất nước: kỹ thuật cất nước như thời bình
+ Chuẩn bị chai, nút và xử lý chai nút: như thời bình
+ Vệ sinh buồng pha chế:
Hình 6: Lọc bằng thùng lọc
Hình 7: Lọc bằng giếng lọc bên suối
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
118
Dùng dung dịch cloramin 5‰ (chú ý đến chất lượng cloramin) lau tường, nền
hầm, buồng pha chế. Dùng cồn 700 lau bàn pha chế và phun vào màn pha chế. Diệt
trùng không khí và chống mốc bằng xông formol.
+ Lọc trong:
Yêu cầu của kỹ thuật lọc là đạt độ trong nhanh, môi trường dã ngoại là môi
trường ô nhiễm vì vậy cần phải chọn một phương pháp lọc nhanh hữu hiệu.
Phương pháp lọc nhanh nhất là lọc dưới áp suất giảm, phễu lọc phổ biến là hình
trụ, có thể dùng bình thanh huyết 250ml làm ống lọc, dùng lọ penicilin hoặc phễu thuỷ
tinh nhỏ để tạo phễu nấm. (Hình 8)
Hình 8: Các dạng phểu lọc.
Tuỳ theo công thức của máy hút mà ta có các lớp dù, vải hoặc bông thích hợp
để hút, lọc.
+ Tiệt trùng :
- Thường dùng nồi hấp áp lực để tiệt trùng
- Ngoài ra còn dùng các biện pháp tiệt trùng sau:
+ Luộc sôi: Dùng trong trường hợp không có nồi hấp áp lực và lượng dịch
truyền đem hấp không nhiều. Để dịch truyền ngập nước ngang với mức trong chai.
Đun sôi 1-2h. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian luộc lâu và nhiệt độ trong
chai không đạt 1000C; có thể dùng nồi hấp chõ xôi hoặc nồi chõ xôi tự tạo để luộc sôi.
(Hình 9)
Hình 9:
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
119
Nhược điểm của phương pháp này là nhiệt độ trong nồi không đồng đều, các
chai xếp phía trên, nhiệt độ ngoài chai chỉ đạt 90 – 950C và trong chai là 80 – 850C Để
có nhiệt độ đồng đều trong nồi thì khắc phục như hình vẽ sau: (Hình 10)
Hình 10:
+ Khả năng tiệt khuẩn phụ thuộc vào:
- Loại vi khuẩn và dạng cuả nó (dinh dưỡng, nha bào).
- Thời gian tiệt khuẩn (dạng nha bàolâu hơn).
- Số vi khuẩn hiện diện trước khi tiệt khuẩn.
- Nhiệt độ tiệt khuẩn.
- Môi trường của vi khuẩn (dung dịch muối, đạm hay dung dịch đường).
Ở đây chúng ta cần lưu ý đến số vi khuẩn hiện diện ở dung dịch trước khi tiệt
khuẩn. Trong một thử nghiệm về thời gian, số vi khuẩn trong quá trình tiệt khuẩn theo
đồ thị sau:
0
Đồ thị trên là một đường cong có dạng hàm số mũ, mà theo lý thuyết thì đường
cong biểu diễn số vi khuẩn giảm theo thời gian tiệt khuẩn tiến về 0; nhưng không bao
giờ bằng không. Từ đó ta rút ra :
- Số lượng vi khuẩn còn sống sót sau khi xử lý bằng nhiệt càng thấp phụ thuộc
vào số vi khuẩn càng ít. Như vậy muốn để chất lượng tiệt khuẩn tốt phải thực hiện
chống nhiễm khuẩn trong tất cả các giai đoạn của quá trình pha chế.
THỜI GIAN TIỆT KHUẨN
SỐ
VI
KHUẨN
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
120
- Về lý thuyết thì không bao giờ xác định được sự tiệt khuẩn tuyệt đối.
III. TRANG BỊ DỤNG CỤ ĐỂ TRIỂN KHAI PHA CHẾ DUNG DỊCH TIÊM
TRUYỀN TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ CHIẾN
1. Dụng cụ để xây dựng và tái tạo địa hình
TT Tên trang bị dụng cụ Đ/v tính Số lượng Ghi chú
1 Dao (dao tông ) Cái 2
2 Xẻng - 2
3 Cuốc bàn - 1
4 Cuốc chim - 1
5 Kìm cơ khí - 1
6 Búa đinh - 1
7 Cưa tay 0,8 m - 1
Cộng 7 khoảng
2. Dụng cụ để triển khai cơ số pha chế
TT Tên trang bị dụng cụ Đ/v tính Số lượng Ghi chú
1 Lều bạt nhỏ 8m2 Bộ 2
2 Tăng nilon 2,8 x 2,5m Cái 2
3 Nilon quây buồng, hầm pha chế Mét 30
4 Nilon dây trải nền - 8
5 Ghế gỗ chuyên dụng pha chế - 1
6 Bàn pha chế dã ngoại - 1
7 Kẹp sắt Cái 70
8 Dây nilon Mét 120
9 Màn pha chế bằng Polyetylen 2 x 1,5m x 2 Cái 2
Chín khoản
3. Dụng cụ chuyên môn để pha chế dung dịch tiêm truyền.
TT Tên trang bị dụng cụ Đ/v tính Số lượng Ghi chú
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
121
TT Tên trang bị dụng cụ Đ/v tính Số lượng Ghi chú
1 Nồi cất nước 20 lít/1 (Cục QY) Cái 2
2 Dây dẫn lưu Bộ 2
3 Nồi hấp áp lực 10 kg Cái 1
4 Nồi hấp chõ xôi - 1
5 Bình pha chế inox 12 lít - 2
6 Bộ lọc Knicfi Bộ 2
7 Cân đĩa 500gam - 1
8 Đũa thuỷ tinh Cái 4
9 Ca nhôm 500ml - 2
10 Khay men 30 x 40 - 2
11 Hộp hấp bông băng vừa - 2
12 Kéo cắt băng - 2
13 Kẹp Kocher - 2
14 Soong nhôm 5 lít - 1
15 Soong nhôm 2 lít - 1
16 Chai đựng dịch truyền 500ml (cả nút) Bộ 180
17 Chai đựng dịch truyền 250ml (cả nút) Bộ 50
18 Nát cao su dịch truyền Cái 100
19 Nút nhựa - 50
20 Túi nhựa PVC hay PE,5 lít đựng nước cất - 04
21 Túi nhựa 50 lít đựng nước làm lạnh - 03
22 Trao đổi ion Bộ 01
23 Bộ soi trong nguồn sáng Pin - 01
24 Chậu nhựa nhỏ Cái 02
25 Sô nhựa xách nước 15 lít - 02
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
122
TT Tên trang bị dụng cụ Đ/v tính Số lượng Ghi chú
26 Đèn bão - 02
27 Bếp dầu hoả - 01
28 Đèn pin và pin - 02
29 Áo công tác + mũ, mạng Bộ 05
30 Chổi lông rửa chai Cái 05
31 Bàn chải rửa tay Cái 02
32 Dây cao su buộc chai Kg 05
33 Polyetylen mỏng - 05
34 Khúc xạ kế cầm tay Cái 01
35 Độ đo độ dẫn điện riêng - 01
36 Sổ pha chế - 01
37 Nhãn thuốc các loại - 1000
IV. KẾT LUẬN:
Công tác pha chế dã ngoại thời chiến, ở tuyến chiến thuật, chiến dịch là sự kế
tục truyền thống hậu cần tại chỗ và rất cần thiết, có vị trí rất quan trọng của công tác
tiếp tế quân y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ Quốc.
Pha chế dung dịch tiêm truyền ở điều kiện dã ngoại là tiến hành một kỹ thuật có
ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng thương binh, bệnh binh trong điều kiện hết sức khó
khăn; do vậy chúng ta cần phải quan tâm đúng mức, chuẩn bị tốt ngay từ trong thời
bình để đáp ứng tốt cho thời chiến.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
123
[
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_17_3267.pdf