Tài liệu Dược lý học - Bài 14: Đảm bảo vệ sinh cho bộ đội khi sinh hoạt và chiến đấu ở công sự: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
BẢO ĐẢM VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ
89
BÀI 14
Mục đích yêu cầu bài giảng :
Nhằm đảm bảo vệ sinh cho bộ đội khi sinh hoạt, chiến đấu ở trong công sự HỞ
và công sự KÍN.
Phương pháp giảng dạy và kiểm tra :
- Dựa vào giáo trình truyền đạt, giảng dạy cho sinh viên Y Dược trên giảng
đường .
- Sinh viên tự học, nghiên cứu bài giảng ở nhà.
- Kiểm tra: thi viết, vấn đáp và thi trắc nghiệm.
Thời gian lên lớp : 2 tiết
Nội dung bài giảng : bảo đảm vệ sinh cho bộ đội khi sinh hoạt chiến đấu ở
công sự .
I . KHÁI NIỆM CÔNG SỰ
- Công sự là các công trình xây dựng phục vụ cho chiến tranh như: hầm, hào, lô
cốt, chiến luỹ... để phòng thủ. Đó là những công sự rất cần thiết trong chiến đấu. Các
công sự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội bảo vệ trận địa, bảo tồn được lực lượng,
đồng thời tạo điều kiện tiến công kẻ thù và gây cho chúng những tổn thất lớn.
- Trong chiến tranh h...
5 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dược lý học - Bài 14: Đảm bảo vệ sinh cho bộ đội khi sinh hoạt và chiến đấu ở công sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
BẢO ĐẢM VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ
89
BÀI 14
Mục đích yêu cầu bài giảng :
Nhằm đảm bảo vệ sinh cho bộ đội khi sinh hoạt, chiến đấu ở trong công sự HỞ
và công sự KÍN.
Phương pháp giảng dạy và kiểm tra :
- Dựa vào giáo trình truyền đạt, giảng dạy cho sinh viên Y Dược trên giảng
đường .
- Sinh viên tự học, nghiên cứu bài giảng ở nhà.
- Kiểm tra: thi viết, vấn đáp và thi trắc nghiệm.
Thời gian lên lớp : 2 tiết
Nội dung bài giảng : bảo đảm vệ sinh cho bộ đội khi sinh hoạt chiến đấu ở
công sự .
I . KHÁI NIỆM CÔNG SỰ
- Công sự là các công trình xây dựng phục vụ cho chiến tranh như: hầm, hào, lô
cốt, chiến luỹ... để phòng thủ. Đó là những công sự rất cần thiết trong chiến đấu. Các
công sự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội bảo vệ trận địa, bảo tồn được lực lượng,
đồng thời tạo điều kiện tiến công kẻ thù và gây cho chúng những tổn thất lớn.
- Trong chiến tranh hiện đại, khi kẻ địch sử dụng vũ khí huỷ diệt lớn, công sự có
khả năng bảo vệ bộ đội, chống lại các chất phóng xạ, chất độc chiến tranh và vi sinh
vật.
Công sự gồm :
1. Công sự hở : Chiến hào, hầm hào, giao thông . . . thường cấu trúc bằng vật liệu
tại chỗ như tre, nứa, gỗ, đất cát hoặc bê tông đúc sẵn hay lợi dụng những hang động tự
nhiên có thể cải tạo ít nhiều để sử dụng.
2. Công sự kín: được ngăn cách ở tất cả các phíavà kín ở trên.
+ Công sự kín dùng làm ổ chiến đấu, làm hầm nghỉ sinh hoạt, làm kho chứa
lương thực, đạn dược, . . . triển khai nơi làm việc cho các bộ phận, các phân đội
chuyên môn : cơ quan chỉ huy, thông, tin quân y ... loại này nếu được xây dựng với
quy mô lớn còn được gọi là công trình quốc phòng.
+ Trong chiến tranh chống Pháp - Mỹ xâm lược quân dân ta, đào những hầm
sâu dưới lòng đất gọi là địa đạo (Củ Chi, Vĩnh Linh, Phú Thọ Hòa, Chiến Khu D ... )
để đảm bảo cho chiến đáu và chiến thắng quân thù.
ĐẢM BẢO VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI
SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
BẢO ĐẢM VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ
90
II. BẢO ĐẢM VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI (NGƯỜI DÂN ) Ở TRONG CÔNG SỰ
HỞ
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ khi sinh hoạt, chiến đấu trong công sự hở:
- Nhiệt độ và độ ẩm trong hầm
- Thể tích chật chội của hầm
- Điều kiện khó khăn về giải quyết phân, nước, rác.
- Điều kiện khó khăn về thông khí và chiếu sáng, tiếng ồn.
- Điều kiện tiếp xúc thường xuyên với đất cát, bùn lầy bụi ... dễ mắc các bệnh về
mắt, ngoài da, hô hấp, TMH ...
1. Nhiệt độ và độ ẩm trong hầm :
1.1- Nhiệt độ: Trong hầm nhiệt độ tương đối ổn định hơn ở ngoài trời; Buổi sáng
thường ấm hơn, trong hầm nhiệt độ cao hơn không khí ngoài trời. Buổi trưa thường
mát hơn nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí ngoài trời. Mùa đông thì nhiệt độ của
tường đất, đá sẽ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ không khí. Vì vậy tạo nên cảm giác
lạnh.
+ Vì mất nhiệt qua bức xạ.
Bảng chênh lệch nhiệt độ trong hầm và ngoài :
(Số liệu lấy Khoa Vệ Sinh Quân Đội – Học viện Quân Y Hà Nội )
Thời gian
Địa điểm
Sáng
(0
0
)C
Trưa
(0
0
)
Chiều
(0
0
)
Ngoài trời 15 24,5 20,0
Trong hầm 18,5 21,5 20,3
+ Có sự chênh lệch nhiệt độ ở bảng trên là do hầm và hang đá không nhận trực
tiếp bức xạ ngoài trời.
+ Mặt khác nhiệt độ của vỏ trái đất tương đối hằng định. Nếu ta đào sâu 5 -7m
thì nhiệt độ trong hầm chỉ thay đổi 40C 50C trong năm. Còn ta đào sâu xuống 15 –
30m thì nhiệt độ trong năm của hầm tương đối ổn định .
1.2- Độ ẩm :
+ Đặc biệt đáng lưu ý là độ ẩm trong hầm thường xuyên cao hơn nhiệt độ ngoải
trời, do hơi nước bay hơi từ tường, nền hầm và lan tỏa vào trong không khí.
+ Tốc độ chuyển động của không khí trong hầm cũng thấp hơn ( bảng dưới:
điều kiện vi khí hậu, trong và ngoài công sự đào xuyên núi):
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
BẢO ĐẢM VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ
91
Các chỉ tiêu vi khí hậu Số lần đo Trị số trung bình Chênh lệch
- Nhiệ độ không khí O0 20 24 31,1 - 9,1
- Độ ẩm không khí % 20 97 79 18,00
- Tốc độ gió (m/s) 20 0,3 2,0 - 1,7
- Các bệnh thường mắc do ở chiến đấu trong công sự: Bệnh chân chiến hào (do
đứng lâu ở chiến hào, tuần hoàn bị trở ngại, dẫn đến thiếu ôxy ở tế bào và tổ chức ... ở
2 chi dưới là do thiếu máu, phù nề, tê bì, hoại tử). Các bệnh này chỉ có ở Châu Âu (Đại
chiến 1), nước ta chưa thấy.
- Đề phòng những bệnh này: cần chống ẩm ướt, lầy lội chống cóng lạnh trong
công sự, giảm đứng lâu tại chỗ, cần vận động đi lại xoa bóp 2 chân
- Ở nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa đông phía Bắc rất lạnh,
phía Nam mùa hè nắng nóng, không khí oi bức, nên chú ý phòng chống rét, chống
nóng (bảo đảm thông khí tốt).
- Khắc phục tình trạng ẩm ướt, lầy lội ở công sự
- Đào hầm nơi khô ráo nếu được, có rãnh thoát nước, hầm chứa nước , nên có
sàn cao cách đáy hầm 20cm – 40cm.
2. Bảo đảm thông khí và chiếu sáng :
- Hầm có 2 cửa, theo hai hướng khác nhau, thông gió tốt
- Chú ý có ống thông hơi, đề phòng khi bom nổ các cửa bị lấp ...
- Cần giữ vệ sinh cá nhân và tập thể dục tốt trong hầm.
3 . Giải quyết phân rác, chất thải
- Hố tiêu làm ở ngách cuối giao thông hào.
- Dùng thùng vệ sinh có nắp đậy kín, đến đêm mang lên mặt đất để chôn ...
- Tất cả các chất thải bỏ, bông băng phải thu gom, được chôn kỹ, không vứt bừa
bãi quanh hầm .
4. Tạo các phương tiện chứa nước (thùng chứa, túi nilon...): để vệ sinh tắm rửa,
đánh răng hàng ngày, cũng có thể đào giếng tại chỗ nếu địa hình cho phép.
III . BẢO ĐẢM VỆ SINH KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU TRONG
CÔNG SỰ KÍN
1. Không khí trong hầm kín
- Công sự kín là những công sự giúp cho bộ đội tránh được những tác hại của các
vũ khí huỷ diệt lớn, hoặc bám trụ chiến đấu trong thời gian dài, nên cần chú ý hệ
thống thông khí (đối lưu ) khi đào hầm có hệ thống lọc (không phải đeo mặt nạ phòng
độc).
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
BẢO ĐẢM VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ
92
- Chú ý nồng độ CO2, nếu tăng sẽ làm tăng không khí phổi và làm thay đổi tần số
hô hấp :
+ 2,5% CO2 có trong hầm , thường chưa có ảnh hưởng gì
+ 4% CO2 tăng cường hô hấp, tăng hoạt động tim, tăng chuyển hoá, mệt mỏi,
hoa mắt, ù tai.
+ 6% CO2 thở gấp, mệt mỏi mắt đỏ, mạch chậm tim đập không đều, hồi hộp
nhức đầu hoa mắt ...
+ 7% CO2 không kiểm soát được việc mình làm
+ 10% CO2 – 15% CO2 xuất hiện run cơ
2. Những biện pháp vệ sinh trong hầm kín :
- Kiểm tra sự thông khí : Ống thông khí của hầm
- Tái tạo không khí: Có thể dùng các hoá chất như BIOXYNATRY, KALI,
HYDRXYTNATRI, CANXI để hút nước và khí các khí CACBONIC ở trong hầm
Ví dụ: 2Na2O2 + CO2 2Na2CO3 + O2
2Na2O2 + H2O 2NaOH + O2
3. Những biện pháp vệ sinh trong hầm kín :
- Thường dùng các loại đèn dầu, nến sẽ sinh ra một lượng CO2 ảnh hưởng đến
sức khoẻ – nên cần chú ý ...
- Dùng ánh sáng thiên nhiên qua cửa kính nóc hầm gặp nhiều khó khăn (kính
không chịu được áp suất của sóng xung kích khi bom nổ); kính còn hay phản chiếu
ánh sáng dễ bị địch phát hiện.
- Tốt nhất dùng ánh sáng điện (đèn pin, ắc quy, máy phát điện nếu được).
4. Chống tiếng ồn trong hầm :
- Chống tiếng ồn do máy móc vận hành (kê nệm, giảm âm ... )
- Tránh đi lại nói chuyện ồn ào không cần thiết .
- Nút tai bịt tai khi bắn pháo.
5. Giải quyết chất thải: Phân nước thải và rác theo quy định chặt chẽ.
6. Phải dự trữ nước: để ăn uống, sinh hoạt tối thiểu.
Ngoài ra còn cần lưu ý một số chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe như : CO, các
Ôxit Nitơ, CO2, SO2. Khói thuốc súng có nồng độ tính theo CO. giới hạn cho phép của
CO là 0,020mg/l, khi nồng độ CO từ 0,60 – 0,70mg/l chỉ chịu đựng được 5 6 phút.
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
BẢO ĐẢM VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ
93
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_14_153.pdf