Dược lý học - Bài 10: Nội dung phân loại chọn lọc vận chuyển thương binh, bệnh binh tại các tuyến cứu chữa, phẫu thuật

Tài liệu Dược lý học - Bài 10: Nội dung phân loại chọn lọc vận chuyển thương binh, bệnh binh tại các tuyến cứu chữa, phẫu thuật: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 54 BÀI 10 NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT I. ĐẠI CƯƠNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC THƯƠNG BINH 1. CÔNG TÁC CHỌN LỌC PHÂN LOẠI THƯƠNG BINH 1.1. Nhằm mục đích: - Chọn số thương binh từng nhóm theo yêu cầu cấp cứu và điều trị. - Nhanh chóng phát hiện số thương binh cần được cấp cứu ngay tại tuyến này hay kịp thời chuyển thương binh về tuyến sau 1.2. Tiêu chuẩn phân loại: dựa vào tình trạng cụ thể của thương tổn và tình trạng toàn thân của thương binh. 1.3. Công tác phân loại, chọn lọc: tiến hành trên tất cả các tuyến. Tại từng tuyến, còn phải căn cứu cụ thể vào: - Nhiệm vụ của tuyến đó - Hoàn cảnh diễn biến của chiến sự - Số lượng thương binh nhiều hay ít 1.4. Có hai cách phân loại chính: - Phân loại thương binh theo nặng, vừa, nhẹ. - Phân loại thương ...

pdf13 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dược lý học - Bài 10: Nội dung phân loại chọn lọc vận chuyển thương binh, bệnh binh tại các tuyến cứu chữa, phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 54 BÀI 10 NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT I. ĐẠI CƯƠNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC THƯƠNG BINH 1. CÔNG TÁC CHỌN LỌC PHÂN LOẠI THƯƠNG BINH 1.1. Nhằm mục đích: - Chọn số thương binh từng nhóm theo yêu cầu cấp cứu và điều trị. - Nhanh chóng phát hiện số thương binh cần được cấp cứu ngay tại tuyến này hay kịp thời chuyển thương binh về tuyến sau 1.2. Tiêu chuẩn phân loại: dựa vào tình trạng cụ thể của thương tổn và tình trạng toàn thân của thương binh. 1.3. Công tác phân loại, chọn lọc: tiến hành trên tất cả các tuyến. Tại từng tuyến, còn phải căn cứu cụ thể vào: - Nhiệm vụ của tuyến đó - Hoàn cảnh diễn biến của chiến sự - Số lượng thương binh nhiều hay ít 1.4. Có hai cách phân loại chính: - Phân loại thương binh theo nặng, vừa, nhẹ. - Phân loại thương binh theo yêu cầu cấp cứu và chuyển vận. 2. PHÂN LOẠI THƯƠNG BINH THEO NẶNG VỪA NHẸ: Phân loại thương binh theo nặng, vừa, nhẹ về chuyên môn nói lên yêu cầu về chất lượng và khối lượng công tác cấp cứu điều trị; mặt khác giúp cho chỉ huy đánh giá mức tổn thất về lực lượng chiến đấu (số có thể chết, số có thể tàn phế, số có thể trở về chiến đấu) thường dùng trong báo cáo thống kê của đơn vị. 2.1- Loại nặng: Vết thương lớn, đe dọa nhiều đến tính mạng thương binh hoặc để lại thương tật lớn không còn khả năng trở lại chiến đấu. 2.2- Loại vừa: Vết thương trung bình, ít nguy hiểm đến tính mạng, còn đủ khả năng chiến đấu. 2.3- Loại nhẹ: Vết thương nhỏ, thời gian điều trị ngắn, thương binh còn đủ khả năng chiến đấu. Tiêu chuẩn cụ thể để xếp loại phải kết hợp toàn thân và thương tổn tại chỗ. II. NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC THƯƠNG BINH, NGƯỜI BỊ THƯƠNG: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 55 1. PHÂN LOẠI THEO THƯƠNG TỔN TẠI CHỖ CỦA CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ 1.1. SỌ NÃO 1.1.1- Nặng: - Vết thương mất xương sọ có lòi não. - Vết thương xuyên qua não, có hay không có kèm theo hôn mê, đè ép não. - Vết thương chột có kèm theo hôn mê hoặc đè ép não - Vết thương có chảy máu ra ngoài nhiều, nghi đứt mạch máu não màng não. 1.1.2- Vừa - Vết thương rách da đầu rộng, lộ xương nhưng không vỡ. - Vết thương có chảy máu nhưng không hôn mê, không có đè ép não. 1.1.3- Nhẹ - Vết thương rách da đầu nhỏ - Vết thương da đầu không có nghi thấu não. 1.2. MẶT HÀM: 1.2.1- Nặng: - Vết thương dập nát hàm dưới hoặc hàm trên. - Vết thương dập nát xương mũi, xương má. - Vết thương vỡ 1 hay 2 ổ mắt - Vết thương thấu 1 hay 2 nhãn cầu, có hoặc không có triệu chứng sọ não, 1.2.2- Vừa - Vết thương mũi, hàm trên hoặc hàm dưới có gãy xương, ít di lệch, dập nát. - Rách da mặt rộng - Da mũi, mặt bị rách rộng - Thủng rách lưỡi nhẹ - Thương tổn phần mềm có gãy nhiều (3-4) răng, gãy bờ ổ răng. 1.2.3- Nhẹ - Sây sát, rách nhỏ cả mặt, mũi, mắt. - Rách cánh mũi không mất tổ chức môi, mũi. - Vết thương lấm tấm ở mặt, không chạm xương và mắt - Gãy 1-2 răng, rách lợi nhỏ 1.3. CỔ: 1.3.1- Nặng - Vết thương vùng cổ chạm đốt sống có gây đè ép tuỷ, có triệu chứng liệt chi. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 56 - Vết thương cổ chạm tĩnh mạch hoặc động mạch, gây chảy máu hoặc ổ máu tụ. - Vết thương gây đứt hoặc rách khí quản, thực quản. 1.3.2- Vừa - Vết thương có thương tổn cơ và tĩnh mạch cổ nông - Vết thương vùng cổ nhỏ, chỉ gây rách khí quản đơn thuần. 1.3.3- Nhẹ - Vết thương rách da và cổ nhẹ - Vết thương lấm tấm không ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh và hô hấp. 1.4. NGỰC VÀ LƯNG: 1.4.1- Nặng: - Vết thương có tràn khí phế mạc mở, có mất nhiều tổ chức thành ngực - Vết thương có tràn khí phế mạc van, gây khó thở nặng. - Vết thương nghi chạm phổi hoặc mạch máu phổi hay mạch máu lớn thành ngực gây chảy máu nặng. - Vết thương nhẹ ở tim và mạch máu lớn. - Chấn thương kín gãy nhiều xương sườn (5 cái trở lên), có khó thở nặng. - Bị sức ép ho ra máu nhiều, kéo dài. - Tràn khí trung thất khó thở, da tím tái, tĩnh mạch cổ nổi căng, khí thũng dưới da trên xương ức. - Vết thương chạm xương cột sống có thương tổn hoặc đè ép tuỷ (liệt chi dưới, bí đái). 1.4.2- Vừa - Vết thương xuyên hoặc chột do đạn nhỏ chỉ gây chảy máu, khí phế mạc kín. - Vết thương chỉ gây gãy xương sườn, không chạm phổi (1-5 cái). - Vết thương phần mềm rộng vùng ngực lưng không gây phế mạc mở. - Vết thương ngực chỉ gây chảy máu phế mạc vừa hoặc nhẹ có hoặc không gãy xương sườn. - Sức ép ho ra máu nhẹ. - Vết thương gây thương tổn xương bả vai đơn thuần 1.4.3- Nhẹ - Vết thương phần mềm nhỏ rách da vùng lưng ngực - Vết thương lấm tấm nông không thấu phổi. - Chấn thương kín hoặc sức ép gây tức ngực không ho ra máu. 1.5. BỤNG CHẬU THẮT LƯNG: 1.5.1- Nặng BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 57 - Vết thương bụng có lòi ruột, lòi mạc nối hoặc phân. (Chẩn đoán rõ ràng) - Vết thương xuyên hay chột thấu bụng nghi có tổn thương phúc mạc phủ tạng rỗng hoặc đặc, hoặc nghi có chảy máu trong. - Chấn thương kín gây vỡ thận, lách, gan hoặc nghi có thương tổn phủ tạng rỗng hoặc đặc, mạch máu. - Vết thương thắt lưng có nghi tổn thương thận có đái ra máu hoặc có ổ máu tụ vùng thắt lưng hoặc nghi đứt niệu quản. - Thương tổn cột sống thắt lưng gây đè ép hoặc thương tổn tuỷ sống có bí đái, liệt chi dưới. - Vết thương bụng dưới, nghi hoặc đã rõ có vỡ, thủng bàng quang, trực tràng hoặc có thương tổn đám rối thần kinh cùng. - Chấn thương hoặc có vết thương nghi vỡ gãy xương chậu - Dập nát hoặc đứt tinh hoàn hoặc dương vật có thương tổn niệu đạo. 1.5.2- Vừa - Vết thương phần mềm rộng thành bụng hoặc vùng thắt lưng không nghi thương tổn phủ tạng. - Thương tổn dập niệu đạo - Thương tổn sứt mào chậu không thương tổn phúc mạc 1.5.3- Nhẹ - Vết thương sượt hoặc rách ở bụng lưng. - Vết thương lấm tấm vùng lưng, bụng không có hiện tượng thấu bụng hoặc thương tổn phủ tạng. 1.6. CHÂN TAY: 1.6.1- Nặng - Vết thương phần mềm rộng dập nát hoặc nhiều vết thương phần mềm có chảy máu nhiều hoặc ô nhiễm nặng. - Gãy xương lớn (xương đùi, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương chầy). - Vỡ hoặc dập nát khớp xương lớn (khớp hông, đầu gối, cổ chân, vai, khuỷu). - Vết thương có đứt mạch máu lớn ở tứ chi (đùi, khoeo, nách). - Vết thương dập nát có tổn thương mạch máu, thần kinh lớn (đùi cẳng chân, cánh tay, cẳng tay). - Vết thương gây cụt chi tự nhiên (do mảnh bom, mìn, rốc-két). - Vết thương đã có hiện tượng hoại tử do đứt mạch máu, hoặc nhiễm trùng yếm khí (trường hợp phát triển sớm hoặc thương binh đến muộn). 1.6.2- Vừa - Vết thương phần mềm rộng (một vết thương). BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 58 - Nhiều vết thương mềm nhẹ. - Gãy hở hoặc kín các xương nhỏ (xương bàn tay, xương đòn). - Gãy kín đơn thuần một xương cẳng tay (trục hoặc quay). - Gãy xương mác, xương bánh chè đơn thuần. - Vết thương bàn tay nhẹ, không phải cắt cụt. - Vết thương phần mềm nhỏ có tổn thương mạch máu nhỏ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân. - Dập nát 1 – 2 ngón ở đốt cái hay đốt trỏ. 1.6.3- Nhẹ - Vết thương phần mềm, đứt rách da nhỏ. - Vết thương có nhiều mảnh lấm tấm dưới da không thương tổn mạch máu thần kinh. - Dập gãy 1 – 2 đốt của các ngón tay 3 – 4 – 5. 1.7. BỎNG: 1.7.1- Nặng - Bỏng sâu độ 3, 4, 5 diện tích trên 5%. - Bỏng độ 2 trên 40%. - Bỏng đường hô hấp, bỏng đầu, cổ, mặt, mắt. - Bỏng có kèm theo vết thương sọ não hoặc vết thương bụng. - Bỏng có chất lân hoặc có nhiễm độc CO. 1.7.2- Vừa - Bỏng độ 3, 4 diện tích 2% – 5%. - Bỏng độ 2 diện tích 30% – 40%. - Bỏng mặt hoặc da dầu nhẹ không có bỏng mắt. 1.7.3- Nhẹ - Bỏng độ 3, 4 khoảng 1%. - Bỏng độ 2 – 5 – 20%. 1.8. BỊ VÙI LẤP 1.8.1- Nặng - Khi bị vùi lấp có thương tổn kết hợp thì xếp loại theo thương tổn nhưng tăng cấp. Nếu không có thương tổn rõ rệt, căn cứ vào triệu chứng toàn thân để phân loại. - Thương binh có hiện tượng choáng rõ rệt, khó thở nhiều hoặc có ho khạc ra máu nhiều. 1.8.2- Vừa BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 59 - Thương binh còn tỉnh táo trả lời được bình thường, có thể có ho khạc ra máu nhưng ít (cần theo dõi thương binh chặt chẽ, vì có thể trở thành nặng sau một thời gian ngắn). 1.8.3- Nhẹ - Thương binh vẫn tỉnh táo đi lại được như thường chỉ kêu mệt nhẹ. Tim mạch vẫn bình thường. - Cần theo dõi ở các tuyến sau, vì có thể tiến triển thành nặng sau một thời gian ngắn. 1.9. BỊ SỨC ÉP DO SỨC NỔ: 1.9.1- Nặng - Thương binh có hiện tượng choáng nặng, mạch yếu, nhanh hay không có mạch. - Thở khó có ho khạc ra máu nhiều - Có đau, chướng bụng nghi thương tổn nội tạng 1.9.2- Vừa - Thương binh có chảy máu tai, ù nhức tai nặng - Thương binh có chảy máu mũi nhẹ vẫn thở đều tỉnh táo. 1.9.3- Nhẹ - Thương binh có ù tai nhẹ - Có kêu tức ngực nhưng không ho khạch ra máu - Thương binh kêu choáng váng nhẹ, mạch hô hấp bình thường 2. PHÂN LOẠI CHỌN LỌC THƯƠNG BINH THEO TIÊU CHUẨN CẤP CỨU VÀ VẬN CHUYỂN: - Phân loại thương binh theo tiêu chuẩn nặng, vừa, nhẹ: có khi phù hợp với yêu cầu cấp cứu và vận chuyển nhưng có nhiều trường hợp tuy nặng nhưng chưa có chỉ định phải vận chuyển về sau ngay hoặc phải can thiệp phẫu thuật ngay. Ví dụ: Một số vết thương sọ não, phổi, gãy xương lớn, hoặc số thương binh có choáng nặng, nếu vận chuyển ngay đi xa hoặc quá vội vã lại gây tác hại. Trong chiến tranh phá hoại cũng như chiến tranh cục bộ, thương binh được cấp cứu chăm sóc điều trị lần lượt qua các tuyến, ít nhất cũng phải qua 2 tuyến, thông thường qua 3 tuyến Tại từng tuyến chọn lọc thương binh, phải đạt mục đích phát hiện nhanh chóng kịp thời nội dung cấp cứu ở tuyến này cho từng thương binh, thứ tự vận chuyển cũng như thứ tự xử trí phẩu thuật cho từng trường hợp cụ thể. Không được để sót thương binh, cần cấp cứu ngay, cũng như không để lọt thương binh nhẹ về trước trong khi còn thương binh khác nặng hơn cần chuyển gấp về sau để được can thiệp sớm. Kinh nghiệm thực tế trong chiến tranh phá hoại ở một số đơn vị chọn lọc được nhanh chóng, chính xác đã góp phần cứu sống thương binh. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 60 Cần phải có tổ chức phân trách nhiệm rõ ràng cụ thể, có người có kinh nghiệm chuyên môn, tháo vát, nhanh nhẹn. Trong những phút đầu tiên, khi thương binh vừa được đưa về, nhất là khi về đông cùng một lúc, người phụ trách đơn vị hoặc phẫu thuật viên có kinh nghiệm nhất cần trực tiếp chọn lọc thương binh ra chỉ thị cụ thể cho từng trường hợp, sau đó mới bắt tay vào mổ xẻ. 3. PHÂN LOẠI CHỌN LỌC THƯƠNG BINH CỤ THỂ TẠI CÁC TUYẾN: 3.1. Tại các tuyến cấp cứu, sơ cứu thương binh và bổ sung cấp cứu: - Tại nơi bị thương, nơi xảy ra bắn phá, oanh tạc (ở tuyến đại đội tiểu đoàn hoặc phường, xã) - Chọn lọc thương binh ở đây nhằm giải quyết vận chuyển thương binh ra khỏi vùng nguy hiểm là chính; - Chọn lọc cần đơn giản, nhanh chóng. - Chọn lọc khi đang tiến hành sơ cứu thương binh; sau khi đã được sơ cứu, cần chọn lọc, phân loại thương binh như sau: 3.1.1. Loại 1: - Loại thương binh cần được chuyển về tuyến sau ngay, để can thiệp sớm mới mong cứu sống được. Thứ tự ưu tiên vận chuyển cụ thể như sau: 3.1.1.1- Số thương binh bị đe dọa ngạt thở hay đang khó thở: - Thương binh có vết thương vùng cổ, hàm, mặt gây khó thở hay tụt lưỡi. - Thương binh sọ não thở khó. - Thương binh có vết thương ngực đã băng kín những chỗ bị thương tổn, nhưng vẫn khó thở, hoặc khó thở khi có tràn khí phế mạc van. - Thương binh bị bỏng nặng ở mặt và khí đạo trên có khó thở. Có khi trường hợp khó thở tiến triển cấp tính phải mở khí quản hay cố định lưỡi ngay tại chỗ, trước khi chuyển về sau mới có thể cứu sống thương binh được. 3.1.1.2- Số thương binh có vết thương tứ chi có chảy máu nghi có thương tổn mạch máu lớn đã đặt garô: - Số vết thương ở vùng khó cầm máu như: bị thương vào cổ, mông, nách, bẹn tuy đã được băng ép, nhưng vẫn chảy máu nhiều. 3.1.1.3- Số thương binh có vết thương, vùng bụng hay thắt lưng nghi có khả năng chảy máu trong hoặc thương tổn phủ tạng rỗng. 3.1.1.4- Thương binh có vết thương sọ não, ngực mà không có dấu hiệu khó thở hay chảy máu nhiều: - Thương binh có vết thương cột sống, gãy xương lớn (khớp lớn) chi dưới không có thương tổn mạch máu lớn. - Bỏng nặng bị sức ép nặng (không có khó thở) - Vết thương hàm mặt nặng (nhưng không có chảy máu và khó thở nặng) BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 61 * Số thương binh điểm “3.1.1.4” này, tuy nặng nhưng không nhất thiết phải đưa về sau ngay, khi còn số thương binh ở trên nguy kịch hơn (điểm 3.1.1.3  3.1.1.3). * Chọn lọc tại tuyến đầu không có điều kiện thuận lợi chỉ chọn lọc sơ bộ, chẩn đoán theo thương tổn từng bộ phận thực tế có khó khăn, có thể không phát hiện được sớm những thương tổn trong chấn thương kín như vỡ thận, vỡ bàng quang hoặc thương tổn kết hợp như đứt niệu quản trong vết thương vùng bụng, thắt lưng. Cũng như thương binh có vết thương bụng do chẩn đoán khó khăn nên có khi lúc đầu lại chuyển thương binh có chảy máu trong đi sau thương binh chỉ có thương tổn phủ tạng rỗng. * Tại tuyến đầu đối với thương binh loại 1 trên đây, số nào tình trạng còn tốt có thể vận chuyển được, nên tranh thủ đưa về trước, số nào có hiện tượng choáng nhẹ nếu có thể để nằm nghỉ một thời gian ngắn, sau toàn thân đã khá sẽ cho chuyển về bằng phương tiện đỡ xóc. * Số thương binh có vết thương nặng có choáng nặng, nếu chuyển ngay đi xa thế nào cũng có nguy hiểm, nếu giữ lại lâu sẽ mất dần thời gian và hy vọng cứu sống, cũng như có thể bị thương lần nữa. Trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại, ta chỉ nên chuyển gần cách nơi nguy hiểm không xa lắm đủ bảo đảm tương đối an toàn cho thương binh. Sau đó tạo điều kiện hồi sức rồi xử trí tại chỗ. * Kinh nghiệm thực tế vừa qua trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, có một số thương binh bị choáng nặng nếu ta vội vã chuyển ngay, đi xa bằng phương tiện quá xóc, trên đoạn đường không đầy 3 – 4 km, thương binh về đến tuyến sau đều bị hy sinh cả. Có thương binh choáng nặng chỉ cần chuyển lên cáng, lên bàn mổ cũng đã gây tụt huyết áp, không hồi phục được nữa. Vì vậy ta cần phải hết sức lưu ý, cân nhắc khi chỉ định vận chuyển thương bệnh binh về sau cho phù hợp... 3.1.2. Loại 2: Loại thương binh trung bình và nhẹ sẽ chia ra: 3.1.2.1- Số thương binh tự đi lại gồm có: - Vết thương phần mềm hoặc gãy xương chi trên (không có ga-rô không có choáng, sau khi được đăng bó cố định tốt). - Vết thương nhẹ ở đầu, mặt, hàm, lưng. - Số bỏng nhẹ ở tứ chi. Số thương binh trên đây có thể tổ chức thành nhóm tự đi ra khỏi phạm vi nguy hiểm về tuyến sau. Trong số này, số rất nhẹ có thể lành trong khoảng 5 – 7 ngày, có thể giữ lại ở đơn vị đế tiếp tục chiến đấu khi cần thiết và điều trị đến khỏi tại đơn vị. 3.1.2.2- Số thương b inh không tự đi lại được gồm có: - Vết thương rộng phần mềm hay gãy xương chi dưới. - Bỏng mặt có bỏng mắt (có thể đi nếu có người dắt đi). - Số bị sức ép khó thở không thể đi được. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 62 Số thương binh này sẽ chuyển về sau khi số thương binh loại I đã về hết tuyến sau. Trong khi chờ đợi, cần được băng bó cố định tốt, ẩn nấp bảo đảm. 3.1.3. Loại 3: Loại thương binh quá nặng đang hấp hối: - Số thương binh này không còn hy vọng cứu sống được nữa, đã có rối loạn trí giác, rối loạn hô hấp, không có mạch, người lạnh. Cụ thể gồm số thương binh có nhiều vết thương kết hợp quá nặng như: vỡ sọ có lòi não nhiều, lòi ruột, gan, dập nát nhiều chi thể, chảy máu tràn lan nhiều. Số thương binh loại này cần được tập trung vào một nơi kín đáo, băng bó chăm sóc cẩn thận, cho thuốc giảm đau. Cá biệt có trường hợp có thương binh nào thể trạng khá dần sẽ hồi sức cho tốt, chuẩn bị tích cực can thiệp tại chỗ là chính, nếu chuyển đi xa thế nào cũng gây choáng nặng đưa đến tử vong dễ dàng. 3.1.4. Cần lưu ý: 3.1.4.1- Trường hợp ở trận địa hay tại địa phương bị bắn phá kéo dài có tính chất liên tục hoặc bị uy hiếp tạm thời (như biệt kích, nhảy dù, đổ bộ): * Sau khi đã được sơ cứu, cần phân tán cất giấu, linh hoạt tạo điều kiện cho thương binh khỏi bị thương lần thứ hai. - Loại nhẹ: Có thể tổ chức cho tiếp tục tham gia chiến đấu. - Loại cần chuyển gấp về sau: Nên tranh thủ đưa ra khỏi vùng nguy hiểm ngay, kể cả số còn đang bị choáng nếu đợi hết choáng hoặc có thể hết hy vọng cứu chữa hoặc bị thương lại hoặc lọt vào tay địch. - Số hấp hối quá nặng cố gắng tập trung cất giấu vào một nơi trú ẩn kín đáo, sau đó tổ chức chuyển về sau hoặc mai táng ở khu vực an toàn nếu thương binh hy sinh. 3.1.4.2- Tại tuyến đầu, phương tiện vận chuyển bao giờ cũng có hạn, chọn thương binh nào về trước, thương binh nào về sau, nằm hay ngồi bằng phương tiện gì phải tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để chỉ định vận chuyển về tuyến sau:  Số người được di chuyển trước bao giờ cũng ảnh hưởng đến số thương binh phải đợi di chuyển sau. Đợi lâu không phải vết thương hay thương binh nào cũng có thể nằm đợi như nhau được. Đợi lâu quá sẽ mất dần hy vọng cứu sống. Khi cần thiết phải dựa vào lực lượng chuyển thương của nhân dân địa phương. Phân loại ở đây càng chính xác càng có tác dụng cấp cứu được nhiều thương binh có kết quả tốt.  Cần tổ chức trước những tổ phẫu thuật chung hay tổ phẫu thuật chuyên khoa từ phía sau lên các tuyến trên để giải quyết thương binh được sớm và có chất lượng tốt, để khi vận chuyển thương binh về sau hạn chế ách tắc do chiến sự. 3.2. Tại tuyến điều trị phẫu thuật khẩn cấp: - Thông thường tiến hành phẫu thuật khẩn cấp ở quân y viện trung đoàn, ở đội phẫu thuật lưu động hoặc ở quân y tiểu đoạn độc lập xa hậu phương - cần phải được tăng cường lực lượng phẫu thuật. - Mục đích ở đây phải tìm ra được số cần phẫu thuật và số cần chuyển về sau ngay. Phân loại ở đây có khi không mở băng. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 63 Thứ tự phân loại tại tuyến này, cụ thể như sau: 3.2.1. Loại 1: Số thương binh cần can thiệp ngay để cứu sống trước mắt (khẩn cấp loại I). Số này nếu cứ để tiếp tục chuyển về sau, có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm trên dọc đường. Cụ thể sẽ đưa vào phòng mổ những thương binh thứ tự như sau: 3.2.1.1- Số thương binh có choáng, đưa vào buồng chống choáng. - Nếu thương binh bị choáng do thở khó hay mất máu cần đưa sang phòng mổ giải quyết như trên nếu có chỉ định phải can thiệp ngay. - Thương binh bị choáng do gãy xương hoặc dập nát chi thể chưa được cố định và phong bế giảm đau tốt, số bị bỏng nặng, sức ép nặng. Số này cần được chống choáng tốt rồi mới quyết định xử lý phẫu thuật hoặc chuyển về sau. Trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại, ta có điều kiện nên điều trị choáng tốt ở ngay tuyến này. - Số choáng do vết thương phủ tạng có chảy máu trong như: vết thương bụng ngực, sọ não cần được can thiệp cầm máu, thanh toán nguyên nhân gây choáng. Nếu tại đây đông thương binh quá hoặc không có điều kiện làm, cần chống choáng tối thiểu rồi chuyển gấp về tuyến sau, để được can thiệp kịp thời, vừa chuyển vừa tiếp tục chống choáng dọc đường. 3.2.1.2- Số thương binh đang bị đe dọa ngạt thở hay khó thở nặng ở tuyến trước chưa xử trí gì: - Thương binh có vết thương vùng cổ, hầu, sọ não, ngực, bỏng mặt và khí đạo trên, vết thương mặt hàm.  Tùy từng trường hợp cụ thể, cần mở khí quản ngay khâu cố định lưỡi, khâu kín lỗ hở thành ngực Số thương binh này sau khi đã được giải quyết tốt, sẽ thở dễ dàng, để thương binh nằm nghỉ không nhất thiết phải chuyển ngay. Khi còn thương binh cần gửi về trước để can thiệp sớm ở tuyến sau như: Thương binh có vết thương bụng, mạch máu. 3.2.1.3- Số có vết thương đang chảy máu dù đã băng ép hoặc vết thương có ga-rô nghi ngờ thương tổn mạch máu lớn: - Cần can thiệp cầm máu bằng băng ép lại, hoặc thanh toán ga-rô sớm bằng cách kẹp mạch máu tại chỗ, thắt mạch máu hay thắt cả mảng tại chỗ có chảy máu, hoặc khâu kín tạm thời mép vết thương có hoặc không chèn gạc ở trong vết thương. 3.2.2. Loại 2: Gồm số thương binh có vết thương cần chuyển gấp về sau để được can thiệp sớm (về quân y sư đoàn hay đội điều trị – khẩn cấp loại 2).  Loại này cần phát hiện ra cho sớm để quyết định chuyển sớm. Trường hợp vận chuyển khó khăn hoặc phải chuyển vận quá xa cần khắc phục khó khăn để xử trí sớm số thương binh này, sẽ phân vào loại I như trên. - Tổ chức đưa các tổ phẫu thuật hay tổ phẫu thuật chuyên khoa phía sau lên xử trí. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 64 Cụ thể: thương binh có vết thương thấu bụng, thấu ngực, sọ não có chảy máu, vết thương mạch máu có ga-rô, gãy xương lớn, dập náy chi thể mà có chỉ định can thiệp sớm để cầm máu, để chống choáng. 3.2.3. Loại 3: - Gồm số thương binh trung bình hoặc nhẹ: Kiểm tra vết thương nếu cần giữ lại điều trị tại chỗ số thương binh nhẹ khỏi trong vòng 7 – 15 ngày. Số khác sẽ chuyển dần về sau: - Số bị gãy xương, chuẩn bị băng bó, cố định tốt để chuyển về sau. - Số thương binh nặng không có choáng hoặc khó thở. 3.2.4. Loại 4: - Số thương binh hấp hối: Tập trung riêng, săn sóc chu đáo, giản đơn không chuyển về sau. Cá biệt có trường hợp nào hồi phục sẽ tổ chức xử trí phẫu thuật tại chỗ không chuyển đi xa. 3.3. Tại tuyến điều trị phẫu thuật cơ bản: Thường tiến hành ở đội điều trị dã chiến, tại tiểu đoàn quân y sư đoàn hoặc ở bệnh viện dã chiến hay bệnh viện hậu phương. 3.3.1. Loại 1: Số thương binh bị choáng nặng: Số này cần đưa ngay vào phòng chống choáng, tích cực chống choáng, chỉ cần can thiệp phẫu thuật số thương binh nào có chỉ định khẩn cấp cụ thể. - Số thương binh choáng do vết thương thấu bụng có khả năng thương tổn phủ tạng hoặc chảy máu trong, chỉ chữa choáng đến mức độ tương đối rồi đưa lên phòng mổ can thiệp ngay. Nếu có dấu hiệu rõ ràng là chảy máu trong có thể đưa thẳng vào phòng mổ vừa chống choáng vừa mổ. - Số có vết thương bụng chỉ có phúc mạc viêm đơn thuần có thể chờ chống choáng tốt rồi mổ sau số thương binh có nghĩ đến chảy máu trong. - Số choáng do có ga-rô cũng cần hồi sức tốt, rồi bằng mọi cách thanh toán ga- rô sớm tại phòng mổ nếu là ga-rô mới đặt. Nếu phần chi ngoại vi đã hoại tử rõ rệt, cần đưa lên phòng mổ để cắt cụt trên ga-rô, không tháo ga-rô tại phòng chống choáng. - Số choáng do gãy dập chi thể cần được cố định, phong bế giảm đau giữ lại tại phòng chống choáng hồi sức cho tốt không vội vã can thiệp ngay. Nếu có chỉ định khẩn cấp như có vết thương mạch máu lớn vẫn chảy máu tiếp diễn nhiều lần, hoặc có hiện tượng hoại thư sinh hơi phát triển nhanh, hoặc dập nát nặng gay choáng kéo dài, cần cầm máu hay cắt cụt mới giải quyết được hết choáng. - Số có vết thương ngực bị sức ép, có bỏng đa số điều trị bảo tồn, giữ lại tại ph òng chống choáng điều trị cho hết choáng. - Số có vết thương ngực nghi có chảy máu trong, chống choáng tích cực nếu tiến triển xấu cũng đưa lên phòng mổ để xử trí số này rất ít. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 65 3.3.2. Loại 2:  Gồm số thương binh cần can thiệp phẫu thuật ngay: - Số thương binh có hiện tượng chảy máu trong ổ bụng do chấn thương kín hay vết thương bụng, hay vết thương vùng bụng có khả năng chạm thận, gan, lách, mạch máu lớn. - Số thương binh có phúc mạc viêm đã rõ, do vết thương hay chấn thương vùng bụng. - Số có ga-rô, có thương tổn thương mạch máu lớn: Cần can thiệp cầm máu hoặc kiểm tra tình hình mạch máu. - Số có vết thương sọ não hay chấn thương sọ não có hiện tượng chảy máu trong gây đè ép não rõ rệt. - Số có vết thương vùng lưng, vùng chậu, nghi ngờ đứt niệu quản hoặc vỡ bàng quang ngoài phúc mạc. 3.3.3. Loại 3:  Số thương binh cần phải can thiệp phẫu thuật nhưng không gấp lắm, có thể chờ đợi một thời gian nữa. - Thương binh có vết thương ngực, sọ não nghi ngờ có chảy máu trong nhẹ cần theo dõi, chỉ can thiệp phẫu thuật khi tiến triển xấu. - Thương binh nghi có thương tổn mạch máu đã cầm máu được bằng băng ép hay chèn trực tiếp vào mạch máu. - Thương binh có gãy xương lớn, khớp lớn, phần mềm lớn tuy không có choáng nhưng đe dọa nhiễm trùng phát triển, chèn ép thần kinh hay mạch máu lớn, có khả năng gây choáng, gây chảy máu hay hoại thư sinh hơi. - Số thương binh có vết thương mặt hàm, vết thương bộ phận khác (mắt, tai, mũi, họng), vết bỏng mà có chỉ định cần xử trí ngoại khoa.  Tất cả số thương binh loại 3 nay đều đưa về buồng bệnh. Có thể mời tổ chuyên khoa tới xử trí, hoặc nếu bệnh viện hậu ph ương ở gần, gửi số này về tuyến chuyên khoa để xử trí. Trong khi chờ đợi, cần băng bó, cố định, kháng sinh đầy đủ cho thương binh. 3.3.4. Loại 4:  Gồm có thương binh hấp hối: Tuy hy vọng cứu sống không còn, vẫn cần tập trung săn sóc chu đáo, không can thiệp phẫu thuật, cũng không chuyển xa.  Cần chú ý về đến tuyến này có thể có số ít thương binh bị hoại thư sinh hơi, khi phát hiện thấy cần cách ly và can thiệp riêng. 3.4. Tại tuyến điều trị phẫu thuật chuyên khoa:  Phân loại ở đây tương đối dễ dàng vì thương binh đến ít hơn, cơ sở tốt hơn, có tổ chức, cán bộ cũng đầy đủ hơn.  Thứ tự ưu tiên xử trí phẫu thuật ở đây cũng căn cứ vào các triệu chứng gây ngạt thở, chảy máu choáng nhiễm trùng nhằm thanh toán hẳn cho thương binh các biến chứng và nguy cơ tử vong. Thương binh sẽ điều trị ở đây cho đến khi khỏi hẳn. Thương binh gồm tất cả số thuộc loại 1, loại 3 mà tuyến trước chưa giải quyết kịp thời hoặc xử trí chưa tốt. (cũng giải quyết ở tuyến phẫu thuật này. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 66 4. Quy định về ký hiệu, giấy tờ thủ tục hành chính ở các tuyến: 4.1. Sau khi đã được phân loại, tại các tuyến, thương binh cần có ký hiệu riêng để có thể phân loại, chọn lọc dễ dàng cả ngày lẫn đêm, nhất là khi thương binh được chuyển đi xa về tuyến sau. 4.2. Tại mỗi tuyến, ký hiệu quy định thứ tự xử trí phẫu thuật, thứ tự vận chuyển cũng được phổ biến thống nhất trong toàn đơn vị, trong toàn tuyến. 4.3. Các loại thương phiếu, bệnh án, giấy tờ hành chính theo quy định phải được ghi chép đầy đủ không bỏ sót các mục, nhất là khi phải vận chuyển thương binh về tuyến sau để tiếp tục xử trí điều trị. III. KẾT LUẬN: Tại mỗi tuyến, cần tổ chức cơ sở thu dụng phân loại cho hợp lý, đủ rộng rãi, nguỵ trang tốt, có trang bị tối thiểu để chống ngạt thở, cầm máu tốt, chống choáng và hồi sức. Ở các tuyết cần có cán bộ chuyên môn kỹ thuật có kinh nghiệm thực tế lâm sàng nhất là khi có thương binh tới hàng loạt. Công tác phân loại, chọn lọc thương binh thực hiện sẽ dễ dàng khi thương binh có ít và về đến tuyến không dồn dập trong một thời gian ngắn. Các nguyên tắc, nội dung, phân loại, chọn lọc trên đây, dù thương binh ít cũng vẫn phải cần áp dụng, nhưng không máy móc. Khi có nhiều thương binh về dồn dập, việc phân loại càng cần phải chặc chẽ mới tạo điều kiện tốt cho công tác chuyên môn kỹ thuật triển khai tốt, đảm bảo cấp cứu, điều trị, vận chuyển thương bệnh binh đạt được nhiều kết quả theo đúng bậc thang điều trị qui định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_10_9611.pdf