Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên miền Trung (SMNR-CV)

Tài liệu Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên miền Trung (SMNR-CV): Phần 1 Các nguyên tắc cơ bản trong tập huấn, tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân Mục tiêu của tập huấn, tư vấn và chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân. Mục tiêu quan trọng nhất của chuyển giao kiến thức và kỹ thuật cho nông dân là: Nông dân chấp nhận kiến thức, kỹ thuật mới và áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất (Hay còn gọi là thay đổi hành vi sản xuất, kinh doanh) Kiến thức, Kỹ thuật mới được duy trì và nhân rộng trong cộng đồng (Nhân rộng và duy trì lâu dài) Chìa khoá Vàng trong tư vấn và tập huấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân Người dân chỉ thay đổi hành vi sản xuất, chấp nhận kỹ thuật mới khi họ có đủ 4 yếu tố cơ bản sau: Thay đổi hành vi sản xuất = kiến thức + thái độ + niềm tin + thực hành Hành vi sản xuất hiện có Có những hành vi có lợi Có những hành vi gây hại Có những hành vi không có lợi, không có hại hoặc không rõ rệt Kiến thức : Kiến thức Sống Kiến thức Chết Thái độ : Tích cực, ủng hộ cái mới Thái độ tiêu cực: Khô...

doc46 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên miền Trung (SMNR-CV), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 Các nguyên tắc cơ bản trong tập huấn, tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân Mục tiêu của tập huấn, tư vấn và chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân. Mục tiêu quan trọng nhất của chuyển giao kiến thức và kỹ thuật cho nông dân là: Nông dân chấp nhận kiến thức, kỹ thuật mới và áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất (Hay còn gọi là thay đổi hành vi sản xuất, kinh doanh) Kiến thức, Kỹ thuật mới được duy trì và nhân rộng trong cộng đồng (Nhân rộng và duy trì lâu dài) Chìa khoá Vàng trong tư vấn và tập huấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân Người dân chỉ thay đổi hành vi sản xuất, chấp nhận kỹ thuật mới khi họ có đủ 4 yếu tố cơ bản sau: Thay đổi hành vi sản xuất = kiến thức + thái độ + niềm tin + thực hành Hành vi sản xuất hiện có Có những hành vi có lợi Có những hành vi gây hại Có những hành vi không có lợi, không có hại hoặc không rõ rệt Kiến thức : Kiến thức Sống Kiến thức Chết Thái độ : Tích cực, ủng hộ cái mới Thái độ tiêu cực: Không ủng hộ, quay lưng lại với cái mới Dửng dưng với cái mới. Niềm tin: Tin vào cái mới, kỹ thuật mới Nghi ngờ Không tin Thực hành: Điều kiện để áp dụng kỹ thuật mới (Nhân lực, vật lực, tài chính...) Kỹ năng để thực hành Kiến thức "Sống" và kiến thức "Chết" Kiến thức "Sống" là kiến thức mà người dân có thể hiểu được, hiểu đúng và áp vận dụng đúng được kiến thức ấy trong thực tế sản xuất của họ. Kiến thức " Chết" là các kiến thức không có giá trị với người dân, hoặc người dân không thể hiểu đúng và không thể áp dụng, làm đúng được. (Thuật ngữ Kiến thức "Sống" và Kiến thức "Chết" do tác giả đặt chỉ để nhằm nhấn mạnh ý, mà không phải là thuật ngữ giáo khoa) Đây chính là chìa khoá Vàng trong truyền thông, tư vấn, tập huấn chuyển giao kiến thức và kỹ thuật cho Nông dân! áp dụng Chìa khoá Vàng trong tập huấn, tư vấn và chuyển giao kiến thức, kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật có hiệu qủa. Tập huấn viên cần phải: Cán bộ truyền thông cần phải: Cách làm cụ thể Giúp nông dân có kiến thức về kỹ thuật mới. Thuyết trình, giảng bài có giáo cụ trực quan Lấy ví dụ để áp dụng kiến thức đó trong sản xuất ( Kiến thức sống )... Tạo niềm tin của người dân vào kỹ thuật mới. Lấy ví dụ thực tế để dẫn chứng Thăm quan mô hình, hội thảo đầu bờ Nêu gương người tốt, việc tốt. Tạo cơ hội cho người đã biết, đã làm trao đổi kinh nghiệm thực tế (Nông dân với nông dân)... Giúp nông dân có thái độ tích cực với kỹ thuật mới. Tao cơ hội để người dân tỏ rõ thái độ của họ. Cùng họ thảo luận để tạo dựng thái độ tích cực... Cùng người dân tìm giải pháp để tạo đủ các điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật mới. Tạo cơ hội cho người dân trao đổi để xem những khó khăn mà người dân đang gặp phải. Giúp nông dân có giải pháp đáp ứng các điều kiện để áp dụng kỹ thuật mới... Giúp nông dân có kỹ năng thực hành (Biết cách để tự tay làm ) Hướng dẫn thực hành, làm thử. Đề nghị nông dân làm thử, thao tác thử... Chìa khoá Bạc trong tập huấn, tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân Câu hỏi cần trả lời là: Người dân học tốt nhất khi nào, và người dân học tốt nhất bằng cách nào? 4.1. Người dân học tốt nhất khi nào Người dân học tốt khi Tập huấn viên cần phải Nội dung học tập liên quan đến những vấn đề họ đã gặp phải hoặc là mục tiêu họ muốn đạt được. Xác định nhu cầu trước khi Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật để chuẩn bị nội dung phù hợp. Kết hợp với tác tổ chức địa phương để chọn đúng đối tượng. Khi bước vào tập huấn. Bạn viết các chủ đề dự định lên bảng và hỏi học viên xem những ai quan tâm đến từng vấn đề. Họ thấy là những gì họ đang học có thể áp dụng trong sản xuất của bản thân họ. Mỗi kỹ thuật mới nêu ra Bạn đều hướng dẫn cặn kẽ cách sử dụng kiến thức ấy trong sản xuất. Để làm việc này Bạn cần chuẩn bị giáo cụ trực quan, dụng cụ thật để hướng dẫn thực hành; lấy ví dụ cụ thể (Xem thêm phần kỹ năng làm cho kiến thức Sống) Trao đổi với người dân xem họ gặp trở ngại gì trong việc áp dụng, cùng với người dân thảo luận để giải quyết các trở ngại ấy. Bản thân họ và những kinh nghiệm của họ được tôn trọng Luôn đặt câu hỏi và luôn đề nghị mọi người cùng trao đổi. (Xem thêm kỹ năng hỏi và trả lời câu hỏi) Tạo mối quan hệ hoà đồng với mọi người. Họ có thể mắc sai lầm mà không bị phán xét Không phán xét quá mức các sai lầm của người dân. Khen ngợi những gì mà người dân đã làm đúng. Nơi học tiện nghi, đầy đủ Chuẩn bị chu đáo phòng Tập huấn, các dụng cụ, trang thiết bị, hậu cần... đầy đủ. Luôn tạo không khí thoải mái, giải lao hợp lý. 4.2. Người dân học tốt nhất bằng cách nào? Học tốt ở đây có nghĩa rằng người dân hiểu được, nhớ được và có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất. Người dân học tốt nhất bằng các cách sau: Học bằng nghe giảng có các giáo cụ trực quan Học bằng cách có trao đổi, thảo luận Học bằng cách thực hành Hỏi người khác. Thăm quan mô hình Tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu, sách hướng dẫn Người dân sẽ học "kém" nhất bằng cách ngồi nghe, ghi chép một vài điều cần thiết. Kết luận quan trọng Người dân học tốt nhất khi các giác quan như Mắt, Tay, Tai, Miệng... đều tham gia vào việc học tập. Để Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, Kỹ thuật có hiệu quả, Bạn cần thay đổi trước hết phương pháp "Lên lớp" của Bạn. Học có giáo cụ trực quan, học bằng thực hành, học bằng cách trao đổi và thảo luận là cách học tốt nhất trong các khoá Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật. Đây chính là chìa khoá Bạc! Chìa khoá Đồng trong tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân Người dân khi tham dự thường Vì thế, để Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật có hiệu quả, Bạn cần Hay mệt mỏi Bố trí giờ nghỉ giải lao thường xuyên, Ghế ngồi thoải mái, và tạo cơ hội để họ vận động cơ thể (trò chơi) Có tính hay tự ái Không nên có ý buộc họ tuân lời, mà tôn trọng tính độc lập và khuyến khích họ tự vạch cho mình các giải pháp. Khen ngợi những việc làm đúng Có những điều sợ mất mát Tạo một môi trường an toàn và không khí cởi mở để họ tự nhiên đóng góp ý kiến và nêu thắc mắc. Có nhiều kinh nghiệm sống Vận dụng kinh nghiệm của người dân để làm nguồn trợ giúp cho việc học tập những kiến thức, quan niệm, kỹ năng mới. (Lấy Nông dân trao đổi và hướng dẫn lại cho Nông dân) Có thể lướt qua những kiến thức cơ bản Đừng mất nhiều thì giờ đề cập đến những lý thuyết cơ bản, mà giúp họ giải quyết những vấn đề hiện tại. Tiếp thu thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau Sử dụng những phương tiện giảng dạy có hiệu quả khác nhau để vận dụng các giác quan nghe, nhìn, sờ. Bận bịu với nhiều công việc khác ngoài khuôn khổ học tập Thông cảm với những đòi hỏi bên ngoài của người dân; bắt đầu và kết thúc đúng giờ; và cân bằng giữa thuyết trình và thực hành. Có những tình cảm, quan điểm, thái độ, triết lý sống vững chắc. Đừng bắt buộc sự thay đổi quá nhanh, bày tỏ sự tôn trọng những ý kiến khác nhau, và tạo điều kiện thuận lợi để họ bộc lộ tâm tư, tình cảm của họ Bạn chú ý đến đặc điểm 4 là: Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Do vậy bạn cần chia nhóm và tạo điều kiện để người dân Hướng dẫn lại cho người dân. Phương pháp này được gọi là phương pháp Nông dân với Nông dân Bản chất của phương pháp này là: Vận dụng kinh nghiệm của người dân để làm nguồn trợ giúp cho việc học tập những kiến thức, quan niệm, kỹ năng mới. (Lấy Nông dân trao đổi và hướng dẫn lại cho Nông dân) Đây chính là chìa khoá Đồng trong tập huấn, tư vấn chuyển giao kiến thức và kỹ thuật cho Nông dân! Phương pháp tập huấn có sự tham gia Khái niệm chung Là phương pháp tập huấn tích cực lấy người học làm trung tâm, và nâng cao kiến thức người học dựa trên kinh nghiệm họ sẵn có; cuốn hút người học tích cực tham gia khám phá những ý tưởng và những kiến thức mới; Tập huấn viên không đóng vai trò của một giảng viên cung cấp kiến thức đơn thuần, mà đóng vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để học viên cùng trao đổi kiến thức họ có và cùng thảo luận những kiến thức mới; Người học là người sẽ quyết định những kiến thức nào bổ ích nhất và cách tốt nhất để áp dụng kiến thức đó vào thực tế sản xuất. Tập huấn viên cần giúp người học nhận ra rằng họ có khả năng đem lại những thay đổi tích cực và lâu dài. Các nguyên tắc học tập của người lớn – Chu trình học qua trải nghiệm Cơ sở của phương pháp tập huấn có sự tham gia tích cực của người học: Người học là “Người lớn” và phương pháp tập huấn dựa trên các nguyên tắc học tập của người lớn như sau: Cái gần nhất Người lớn nhớ những điều được học gần đây nhất. Động lực Người lớn học khi họ có động lực - Người lớn học khi họ muốn học, sẵn sàng học và có một lý do nào đó để học. Sự phù hợp Mọi nội dung, thông tin tập huấn, ví dụ và tài liệu tập huấn phải phù hợp với nhu cầu của người học. Cái đầu tiên Người lớn học và tiếp thu tốt nhất những điều họ học đầu tiên. Vì vậy ấn tượng ban đầu hay những thông tin đầu tiên mà người học tiếp nhận từ tập huấn viên là quan trọng. Giao tiếp hai chiều Quá trình tập huấn là sự giao tiếp hai chiều giữa người học và tập huấn viên, do vậy phải thường xuyên tạo điều kiện để sự giao tiếp này diễn ra bằng cách hỏi và trả lời, yêu cầu và phản hồi những gì được yêu cầu. Người học cần ở tập huấn viên nhũng thông tin họ thiếu và muốn học. Tập huấn viên cần biết được rằng học viên đã có những kinh nghiệm gì trước khi bổ sung hoặc đưa thêm thông tin cho người học. Chủ động/tích cực Người lớn học được nhiều hơn khi họ tích cực tham gia vào quá trình học. “Chúng ta học bằng cách làm”. Sử dụng giác quan Người lớn học có hiệu quả nếu sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc như nghe, nói, nhìn, sờ thấy, làm thử... Luyện tập Người lớn học tốt nhất khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thông qua luyện tập. Học đi đôi với hành. Phần 2 Phương pháp cơ bản trong tập huấn, tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân. giảng bài có giáo cụ trực quan Khái niệm Dùng để giới thiệu nội dung bài giảng hoặc giới thiệu một nội dung mới cho học viên. Những yếu tố tạo hiệu quả cho một bài thuyết trình Nội dung Nội dung đáp ứng nhu cầu người nghe Nội dung phù hợp với mục đích của bài trình bày. Nội dung phải rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng. Nội dung phải được sắp xếp logic. Các ví dụ minh hoạ cụ thể, dễ hiểu. Cấu trúc bài thuyết trình Có 4 phần: Giới thiệu chủ đề của bài trình bày và các nội dung chính sẽ trình bày. Phần chính: cần bố trí theo trình tự đã giới thịêu. Kết thúc phần trước và bắt đầu phần tiếp theo phải có chuyển tiếp. Tóm tắt và kết luận: phải ngắn gọn, rõ ràng. Người nghe đặt câu hỏi và thuyết trình viên trả lời. Phương pháp thuyết trình Tốc độ nói và giọng nói: vừa phải, chậm rãi, tự tin, thái độ nhiệt tình nhưng không quá, có thể dùng ngữ điệu để nhấn mạnh nội dung chính. Ngôn ngữ cử chỉ: thân thiện, lôi cuốn và đúng mực Mắt nhìn bao quát, trao đổi ánh mắt với người nghe như nhau, không đặc biệt dành cho một vài người. Chọn vị trí đứng phù hợp để nhìn rõ mọi người nhất, tuy nhiên không quá cách biệt Sử dụng trang thiết bị và giáo cụ trực quan hỗ trợ bài nói. Ví dụ sử dụng bảng viết chữ to, rõ ràng; hoặc dùng bảng lật, dùng các tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, có thể dùng ngay mô hình mẫu...để minh hoạ. Khi học viên đạt câu hỏi cần cố gắng lắng nghe, ghi chép (nếu cần) và trả lời các câu hỏi được hỏi. Thái độ nhã nhặn và khiêm tốn. Nếu câu hỏi quá khó có thể mời người khác trả lời giúp hoặc yêu cầu trả lời vào dịp khác để tìm thêm tài liệu. Không đứng yên một chỗ cũng như không đi lại quá nhiều khi trình bày. Không quay lưng lại người nghe Không dùng từ ngữ thô tục Lưu ý khi sử dụng phương pháp thuyết trình Phương pháp này không nên áp dụng nhiều, tránh giảng lý thuyết suông. Ví dụ: tránh diễn thuyết quá 10 phút mỗi lần. Nên áp dụng kết hợp với các phương pháp khác như động não, thảo luận nhóm... Nên áp dụng khi giới thiệu một nội dung hoàn toàn mới Khi áp dụng phương pháp này phải chuẩn bị kỹ nội dung, tránh thuyết trình dài, vận dụng các kỹ năng để tạo được hiệu quả cao. Cần chuẩn bị phần khung/ nội dung cơ bản trên các bảng lật để tạo điều kiện cho học viên dễ bám sát bài hoặc phát cho người nghe; bên cạnh đó, chuẩn bị tài liệu chi tiết để học viên đọc hoặc nghiên cứu kỹ về sau. Luôn luôn có giáo cụ trực quan hỗ trợ bài nói. Thảo luận nhóm nhỏ Đặc tính: Là một hoạt động nhóm nhỏ để học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến, hay giải quyết một vấn đề nào đó Có thể dùng để: Tạo điều kiện cho học viên trình bày ý kiến của mình trong nhóm nhỏ Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề Giúp học viên có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau Giúp học viên có một tinh thần trách nhiệm lớn hơn trong quá trình học tập của mình Khuyến khích tinh thần hợp tác trong nhóm Ưu điểm: Học viên được phát huy sự chủ động trong việc học tập của mình Khuyến khích sự than gia tích cực của học viên, nhất là những người ít nói, nhút nhát Học viên ít phụ thuộc vào giảng viên hơn Tạo điều kiện để củng cố bài học hay làm sáng tỏ những điều còn thắc mắc Huy động trí tuệ, kinh nghiệm, tài năng của mọi người trong nhóm để cùng đạt mục tiêu chung Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: Công việc hay nhiệm vụ của nhóm phải được nêu ra rõ ràng, cụ thể Cần đặt giới hạn thời gian làm việc rõ ràng Làm thế nào để mọi người trong nhóm phải tôn trọng ý kiến và lắng nghe nhau cho dù họ không đồng ý kiến với ý kiến của người khác Không nên để một hoặc hai người trong nhóm lấn át những người khác Cần có người hướng dẫn kinh nghiệm để khuyến khích sự tham gia của mọi tKỹ thuậtên trong nhóm và giữ cho cuộc thảo luận không đi lạc đề Nhóm làm việc có hiệu quả nhất thường có từ 6 đến 9 người Nên có câu hỏi để hướng dẫn cuộc thảo luận Cách thực hiện Chia học viên thành nhóm nhỏ Nêu rõ công việc nhóm cần phải làm và đề tài cần thảo luận Mỗi nhóm cần phân công ai là người hướng dẫn cuộc thảo luận, ai ghi chép và ai đại diện cho nhóm lên báo cáo cho cả lớp Tìm hiểu xem mỗi nhóm đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay không Để nhóm tự thảo luận, trừ khi nhóm có thắc mắc gì, giảng viên không nên tham gia Một đại diện trong nhóm trình bày tóm tắt kết quả cuộc thảo luận của nhóm mình (đây có thể là một giải pháp cho một vấn đề, trả lời cho một câu hỏi, tóm tắt những ý kiến đã được nêu ra trong nhóm,v.v...) Nêu lên những ý chung của các nhóm Hỏi học viên họ đã rút ra được bài học gì từ bài tập này 9. Hỏi học viên họ sẽ áp dụng những điều mới học này như thế nào Các hoạt động chia nhóm 1. Chia nhóm theo số tự nhiên 1,2,3,… 2. Chia nhóm theo vùng, địa phương: bắc, trung nam. 3. Chia nhóm theo màu sắc: xanh, vàng, hồng,… 4. Chia nhóm theo mùa: xuân, hạ, thu , đông 5. Chia nhóm theo năm công tác: 3 năm , 5 năm… 6. Chia nhóm theo việc ghép các bức tranh có chủ đích 7. chia nhóm theo chẵn lẻ 8. Chia nhóm theo hoa quả: Cam, quýt, mít… 9. Chia nhóm theo đầu đề của đầu bài cần đưa vào (thảo luận nhóm, trình diễn,…) 10. Chia nhóm theo lúa, ngô, khoai… 11. Chia nhóm theo ngành nghề: bác sỹ, kỹ sư… 12. Chia nhóm theo món ăn ưa thích: gà quay, vịt tiềm,…. Động não Đặc tính: Là phương pháp thu thập ý kiến, gợi ý một cách nhanh chóng Có thể dùng để: Thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt để tìm nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề Ưu điểm: Kích thích óc sáng tạo của học viên Là một cách tốt nhất để tìm ra các giải pháp cho một vấn đề Có thể thực hiện với một nhóm tương đối đông Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: Nên tôn trọng tất cả mọi ý kiến - không nên đánh giá hay bác bỏ ý kiến nào Chỉ dùng với đề tài quen thuộc đối với mọi người Sau khi đã liệt kê hết các ý kiến, cùng với cả lớp làm sáng tỏ điều chưa được rõ ràng, phân loại, và thảo luận sâu từng mục Cách thực hiện Nói cho nhóm biết ý định của mình - yêu cầu mọi người đóng góp ý kiến không nên sợ đúng hay sai Viết vắn tắt tất cả ý kiến phát biểu lên bảng hay giấy to Khi hết ý kiến hay quyết định đã có đủ ý kiến rồi, làm sáng tỏ những điều chưa được giải thích rõ ràng, phân loại và thảo luận sâu từng mục Hỏi xem học viên có thắc mắc gì không Hỏi học viên họ đã rút được kinh nghiệm gì trong bài tập này Hỏi học viên họ áp dụng kinh nghiệm ấy trong công tác hàng ngày bằng cách nào Tổng kết bài học Làm mẫu, hướng dẫn thực hành Đặc tính: Là phương pháp trình bày cách thực hiện một việc gì Có thể dùng để: Hướng dẫn cách thực hiện một thao tác hay kỹ năng cụ thể Làm mẫu từng bước một Ưu điểm: Dễ gây sự chú ý của học viên Dẫn chứng sự áp dụng trong thực tế một phương pháp gì Học viên có thể trực tiếp thực hiện thao tác Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: Cần có sự thực hành của chính học viên dưới sự giám sát của giảng viên Cần có đủ dụng cụ để mọi người đều có thể làm thử Không thuận lợi cho lớp đông người Có thể cần thêm người phụ tá cho giảng viên để giám sát việc thực hành của học viên Cần có sự góp ý của giảng viên cho học viên khi họ thực hành Cách thực hiện Giới thiệu bài thực hành - mục tiêu để làm gì? Phô bày và liệt kê các dụng cụ cần thiết Làm mẫu Làm lại một lần nữa, giải thích cặn kẽ từng bước Hỏi xem học viên có thắc mắc gì không Để học viên tự làm Hỏi học viên họ thấy làm dễ hay khó Hỏi học viên họ sẽ có sử dụng thao tác ấy trong công việc hàng ngày không Tổng kết bài học Ví dụ 1: làm mẫu trong phối trộn thức ăn gia súc Ví dụ 2: làm mẫu trong chọn giống gà thả vườn quan sát mô hình Đặc tính: Quan sát là một hoạt động trí tuệ diễn ra theo một quá trình Đòi hỏi sự tập trung Có thể dùng để: Thu thập thông tin Học hỏi từ những gì quan sát được Ưu điểm: Dễ tổ chức, phù hợp với lớp đông hay ít người Có thể áp dụng trước khi giới thiệu một bài tập thực hành Cách thực hiện Đặt mục tiêu cụ thể trước khi tiến hành Lập kế hoạch thực hiện, hậu cần cho buổi quan sát một cách chi tiết Quan sát tổng thể trước, quan sát chi tiết sau Kết hợp quan sát và lắng nghe Không định kiến, phán xét theo quan niệm, kinh nghiệm Ghi chép kết quả quan sát Ví dụ 1: Quan sát mô hình chuồng nuôi lợn đúng quy cách trước bài học kỹ thuật chuồng trại ví dụ 2: Quan sát đáy ao cá mẫu trước khi thực hiện bài học xử lý ao trước vụ nuôi Tư vấn cá nhân và nhóm Tư vấn là gì? Là quá trình giúp người cần tư vấn tự đưa ra quyết định Quá trình tư vấn: Quá trình tư vấn đã được tóm tắt bằng một từ gồm những chữ đầu theo tiếng Anh: G – A – T – H – E – R . Đây là sáu chữ đầu của các từ nói lên 6 yếu tố của quá trình tư vấn: Greet - Ask - Talk - Help - Explain - Return. G - Greet. Chào hỏi Người dân một cách nhiệt tình và lịch sự. A - Ask. Hỏi Người dân về nhu cầu của họ, vấn đề học đang gặp phải. Kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát và giao tiếp là những kỹ năng quan trọng của người làm tư vấn. Với phương thức tư vấn hiện trường thì người làm tư vấn cần thăm, quan sát và hỏi kỹ ngay tại hiện trường. T - Tell. Hãy nói cho Người dân biết về những biện pháp có lợi. Phân tích cả những điểm lợi và bất lợi của từng biện pháp. H - Help. Giúp Người dân lựa chọn lấy một biện pháp thích hợp. Tuỳ theo sự hiểu biết và nhu cầu của từng đối tượng, có thể hỏi những điều sau: Dự định của đối tượng ra sao, mong muốn điều gì. Đối tượng muốn dùng biện pháp, giải pháp nào Vì sao họ lựa chọn biện pháp, giải pháp đó Có khó khăn nào, bất lợi nào có thể xảy ra E - Explain. Giải thích cho đối tượng sử dụng đúng biện pháp đã lựa chọn. Cần chỉ dẫn rõ ràng, đặc biệt là những dấu hiệu báo trước những tác dụng tiêu cực. Nên đề nghị đối tượng nhắc lại xem đối tượng có hiểu thật không. Nếu có tài liệu in (như tờ rời, sách nhỏ...) để cấp cho Người dân thì tốt. R - Returm. Cần hẹn trở lại hoặc phải hồi lại thông tin. Tuy nhiên, không phải bất cứ cuộc tư vấn nào cũng máy móc tiến hành đủ cả 6 bước trên. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu của đối tượng mà sẽ nhấn mạnh đến yếu tố nào nhiều hơn. Điều này phụ thuộc ở khả năng và sự nhạy bén của người làm công tác tư vấn. Phương pháp Nông dân trao đổi với nông dân Thái độ cần có Mạnh dạn bỏ dần phương pháp học mà giáo viên là người biết tất cả còn học viên - Nông dân không biết gì. Chuyển sang hình thức Nông dân hướng dẫn Nông dân. Vai trò của giáo viên là thúc đẩy, hỗ trợ chứ không phải là người giảng giải. Kỹ năng cần có: Kỹ năng gợi mở để Nông dân trao đổi với Nông dân (Động não hoặc thảo luận nhóm, chia nhóm thưc hành) Kỹ năng động viên thúc đẩy Kỹ năng tóm tắt và kết luận vấn đề. Phần 3 Kỹ năng cơ bản trong tập huấn, tư vấn của khuyến nông viên trong chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân. Kỹ năng 1: Chuẩn bị cho tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Để chuẩn bị cho Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Bạn cần làm các công việc sau: Liên hệ với đơn vị tổ chức Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Có thông tin về đối tượng Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Có thông tin về chủ đề Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Có thông tin về lịch Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Chuẩn bị nội dung Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật (Giáo án) Có thông tin về địa điểm Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Có thông tin về hậu cần, trang thiết bị cần thiết Chuẩn bị các giáo cụ trực quan Chuẩn bị văn phòng phẩm Các đồ dùng phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên Kỹ năng 2: Chuẩn bị nơi tập huấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật Bàn và ghế ngồi Bố trí chỗ ngồi Văn phòng phẩm cho học viên Đồ dùng để thực hành, hiện trường để thực hành ánh sáng Thông khí Nước uống, các đồ ăn nhẹ giữa giờ (Nếu có thể) Những điều bạn cần làm: Cần kiểm tra và bố trí đủ chỗ ngồi cho học viên. Nên bố trí chỗ ngồi sao cho mọi người có thể giao tiếp với nhau (Nhìn được người khác) càng nhiều càng tốt. Bạn nên cố gắng mời và để phụ nữ, người nghèo ngồi ở những vị trí tốt nhất, thuận lợi nhất có thể. Kỹ năng 3: Sử dụng văn phòng phẩm Cán bộ Khuyến nông thường phải sử dụng một số văn phòng phẩm. Việc Bạn thành thạo sử dụng các loại văn phòng phẩm sẽ giúp Bạn tự tin rất nhiều, và chính điều này cũng tạo ra sự tin tưởng của người dân với Bạn. Bạn đừng coi đây là chuyện nhỏ! Bảng Bảng viết phấn: Thường là bảng gỗ, nếu không có bảng bạn có thể sử dụng cánh cửa, tâm gỗ, bàn để làm bảng. Bảng viết bút: Thường là bảng trắng bằng Fóc mê ca Trường hợp không có bảng, bạn có thể làm như sau: Nếu có tấm kính to, bạn có thể dán giấy trắng sau tấm kính và dùng bút viết bảng để viết nên bề mặt của tấm kính. Bạn có thể làm bảng di động bằng cách: Chuẩn bị một miếng nilon trong (Ví dụ nilon thường dùng để tránh rét cho mạ) và một tờ giấy trắng to. Bạn dán tờ giấy to này lên và dán phủ bên ngoài tấm Nilon trong-thế là bạn có 1 cái bảng trắng và có thể dùng bút viết bảng để viết vào tấm nilon đó. Xong việc bạn có thể gấp tấm nilon và tờ giấy lại, cho vào cặp và sử dụng nhiều lần sau. Đây là kiểu bảng di động rất tiện lợi và có hiệu quả. Bút viết bảng Bút này thường có 1 đầu viết Khi viết lên bảng trắng, tấm nilon có thể xoá đi dễ dàng. Khi mua bút có thể mua thêm vài lọ mực dùng cho bút viết bảng. Khi bút hết mực, có thể tháo đáy bút, cho mực vào ống bông bên trong Bút viết giấy Bút này thường có 2 đầu viết, thường dùng để viết trên giấy. Khi viết lên bảng trắng, tấm nilon khó có thể xoá đi. Muốn xoá, cần dùng cồn, hoặc xăng, thậm trí bằng dầu gió tẩm ướt vào giẻ để xoá. Bạn cũng có thể dùng bút viết bảng viết kỹ vào các nét muốn xoá, sau đó dùng giẻ không lau sạch. Khi mua bút có thể mua thêm vài lọ mực dùng cho bút viết giấy. Khi bút hết mực, bạn có thể tháo đầu to của bút, rút ống bông đựng mực và cho mực vào ống bông ấy rồi nắp lại Băng dính Băng dính giấy: băng dính 1 mặt, khi dùng có thể xé rất dễ. Băng dính nilon Băng dình 2 mặt Dao, Kéo, Hồ dán, Phấn, giấy khổ to... Giấy mầu: Giấy mầu, bìa màu có thể dùng để cắt hình, làm các tấm thẻ, làm các giáo cụ trực quan Những điều Bạn nên làm: Tập để sử dụng thành thạo văn phòng phẩm Chuẩn bị đủ văn phòng phẩm cho Tập huấn và tư vấn chuyển giao kỹ thuật Kỹ năng 4: đứng trước đám đông Bạn cần nhớ rằng khi Bạn đứng trên bảng, Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật hay nói chuyện với người dân, Bạn đang đứng trước đám đông, mọi cử chỉ của Bạn đều được mọi người chú ý đến. Một số điều dưới đây có thể là các gợi ý tốt cho Bạn: 1. Hai chân: Nhớ 4 điểm tựa giữ thăng bằng là ở 2 gót chân và hai đầu gan bàn chân. Với nam, hai gót cách nhau khoảng 30 - 40 cm, với nữ bằng khoảng 1/2 của nam. 2. Tư thế thoải mái: Chủ yếu do vùng khớp hông chi phối, chứ không phải do cột sống, ngực hay vai. 3. Vận động hai bàn tay: Mở rộng hai bàn tay và các ngón tay khi bắt đầu nói để tỏ ra mình tự tin và tôn trọng người nghe. Để ngửa lòng bàn tay và khép các ngón tay khi làm các động tác và nói, đừng chắp tay như thể cầu xin người nghe mình. Thả lỏng hai vai và hai cánh tay, đừng khép chặt vào thân, để tạo ra các cử chỉ lịch thiệp và tự tin. Có hai loại thao tác cơ bản của bàn tay: Phác hoạ ra 1 hình ảnh tượng trưng để minh hoạ khi nói. Tạo nhịp điệu đồng thời với nhịp điệu của lời nói. Luôn luôn thay đổi, đừng lặp đi lặp lại nhiều lần một kiểu thao tác. Tránh chỉ tay như ra lệnh, chỉ trích người nghe, gây mất cảm tình. Luôn kiểm soát được các động tác tay, đừng vung vẩy hai cánh tay như quả lắc đồng hồ, đồng thời cố tránh "không biết để tay vào đâu". Đừng vỗ tay để nhấn mạnh điều gì cần nói, đừng đập tay vào thân mình trừ khi cố ý để biểu thị điều gì đó cần thiết. Đừng vuốt tóc, gãi đầu, vuốt mặt, lau kính, sửa lại quần áo, trừ khi thật cần thiết. 4. Đi lại: Phải có mục đích, tránh đi hết chỗ này đến chỗ khác như "cọp bị nhột trong chuồng", làm phân tán chú ý của người nghe. Lúc đầu có thể đứng cách xa khán giả, rồi tiến dần đến với từng người để lắng nghe và trả lời, để tỏ ra quan tâm đến họ. Chỉ dừng lại mỗi chỗ vài giây rồi chuyển sang chỗ khác để tạo không khí sinh động. Tránh vừa đi lại vừa nói, nhất là đi giật lùi hay quay lưng lại với người nghe mà tiếp tục nói. Nếu thấy có ai lơ đãng, hãy tiến đến gần người đó/ nhóm đó để khiến họ tập trung chú ý trở lại. 5. Cách nhìn (tiếp xúc bằng mắt): Với nhóm nhỏ phải để mắt lần lượt đến từng người một. Với nhóm lớn, phải để mắt lần lượt đến từng nhóm nhỏ một. Chỉ nhìn vào mỗi người trong 2-4 giây: Nếu nhìn chằm chằm quá lâu là bất lịch sự hoặc có tính chất khiêu khích. Nếu chỉ để mắt quá ngắn chứng tỏ bạn bực mình hoặc mất tự tin. Chọn lúc thích hợp để rời mắt khỏi đối tượng và nhìn vào vùng miệng hơn là vùng trán của người đó thì tỏ ra thân mật hơn. 6. Nét mặt: Thay đổi cho thích hợp đối với từng lời nói, cử chỉ và từng loại đối tượng khác nhau. Luôn tươi cười trong mọi tình huống là quy luật quan trọng nhất cần ghi nhớ. Kết thúc một câu trả lời/ giải thích/ phần giảng bằng một nụ cười tươi rồi hãy rời khỏi người nghe và trở về bục giảng. Hết sức tránh mọi nét cau có, đăm chiêu, lạnh nhạt gây khó chịu. 7. Cầm tài liệu trong tay: Tuỳ hình thức, tầm quan trọng của bài nói, nên có một bản tóm tắt ngắn gọn trong tay để tăng thêm sự tự tin và tỏ ra tôn trọng người nghe, nhất là để tránh những phút lúng túng đột xuất có thể xảy ra. Đừng cầm cả một tờ giấy, một tập giấy hay phiếu ghi, có thể gây ra tiếng sột soạt khó chịu, hãy gấp đôi một tờ giấy để có được 4 mặt ghi tóm tắt các trọng điểm. Đừng cầm tài liệu bằng cả hai tay, chỉ cần cầm bằng một tay, dành một tay để làm động tác cần thiết, như thể tỏ ra tự chủ hơn. Đừng chuyển tài liệu từ tay này sang tay kia trong khi nói, khiến người nghe mất tập trung chú ý. Đừng cuộn tài liệu thành cái ống rồi vung vẩy nó khi nói, khiến người nghe nhìn thấy mà bực mình. Thỉnh thoảng nhìn vào từng phần của tài liệu trước khi nói, dù bạn tự thấy không cần thiết, để tỏ ra tôn trọng người nghe và để không bỏ sót trọng điểm nào. 8. Cách ăn mặc: Quần áo chỉnh tề, mầu sắc hài hoà, đơn giản không làm phân tán sự chú ý của người nghe, phù hợp với đối tượng và phong tục tập quán của địa phương. Những điều Bạn nên làm: Luyện tập thường xuyên để có phong cách và cử chỉ hợp lý khi đứng trước đám đông. Luôn nhờ đồng nghiệp góp ý để sủa chữa những động tác chưa chuẩn mực. Kỹ năng 5: Kỹ năng truyền đạt 1. Các yếu tố của ngôn ngữ nói Ngôn từ: Bạn cần chọn các từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu, tránh dùng từ chuyên môn sâu và từ địa phương Câu cú: Cần nói các câu ngắn; rõ ý Tốc độ: Tốc độ nói vừa phải, đừng quá nhanh để người nghe không theo dõi kịp, không quá chậm để tạo ra cảm giác ê a. Âm lượng: Phải đảm bảo rằng mọi người nghe rõ những gì bạn nói, nếu có thể bạn nên sử dụng loa để đảm bảo âm lượng. Nhịp điệu, biểu cảm: Nhịp điệu đều đều sẽ làm cho mọi người buồn ngủ. Bạn nên ngừng, nghỉ, giọng điệu cần thay đổi phù hợp với nội dung. 2. Kỹ năng truyền đạt Lập dàn bài cho bài giảng của mình Nói to, rõ ràng, có sức thuyết phục Mắt nhìn học viên Nói ngắn gọn; Tập trung vào chủ đề Luôn kiểm tra kinh nghiệm sẵn có của học viên Sử dụng các giáo cụ trực quan Lấy ý kiến phản hồi của học viên Kỹ năng 6: Kỹ năng Kỹ năng sử dụng câu hỏi và truyền thông 2 chiều Đây là kỹ năng mới và quan trọng vì: Hỏi mới ra được vấn đề Thay vì cách giảng dạy 1 chiều truớc đây, phương pháp tập huấn mới là phương pháp trao đổi, thông tin nhiều chiều từ cán bộ KN đến với người dân, từ người dân đến cán bộ KN và giữa người dân với nhau. Do vậy, cán bộ KN cần có kỹ năng đặt câu hỏi, sử dụng câu hỏi trong tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn. Các loại câu hỏi Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có/ không; Đúng /sai... Anh có khỏe không? Chị ăn cơm chưa? Những câu hỏi ở dạng này dễ cho người trả lời nhưng không thu được nhiều thông tin, do đó chỉ nên sử dụng để khẳng định 1 điều gì đó. Câu hỏi mở: là loại câu hỏi có các từ để hỏi: Ai; Cái gì; ở đâu; Ra sao; Tại sao; Khi nào; Cho ai... Ví dụ: Tại sao phải sử dụng nước sạch trong sinh hoạt? Câu hỏi lựa chọn: là loại câu hỏi mà người trả lời phải so sánh để chọn Bác là người dân tộc nào? Câu hỏi tình huống (nếu / thì) Ví dụ: Nếu nhà bác nuôi lợn thịt thì chuồng nuôi cần có những tiêu chuẩn gì? Mục đích đặt câu hỏi Hướng sự chú ý vào một điểm, một ý, một sự kiện, một vấn đề hay một tình huống. Ví dụ: ý kiến của bác thế nào về việc muốn nuôi cá tốt cần bón vôi cho ao? Đánh giá các quan điểm. Ví dụ: ai đồng tình với ý kiến của bác Bình? Phát hiện các lý do và sự việc. Ví dụ: Những nguyên nhân nào làm cho cá chậm lớn? Hướng sự chú ý vào một mặt khác của vấn đề hoặc cuộc thảo luận. Ví dụ: Ngoài việc nước ao bị chua, theo các bác còn lý do nào làm cá bị nổi đầu? Gợi ý hành động, ý kiến hoặc quyết định Ví dụ: Theo chị Hoa, chị co dồng ý với ý kiến là gà nhốt chuồng cần được sưởi ấm bằng đèn không? Kỹ thuật ứng xử khi đặt câu hỏi Trong tập huấn, bạn có 2 cách đặt câu hỏi: Câu hỏi trực tiếp là câu hỏi hỏi cho 1 người nào đó-: Ví dụ: Mời anh Bình cho biết cách chăm sóc giống ngô lai? - Anh Bình là người được hỏi. Câu hỏi tổng thể là câu hỏi để hỏi nhiều người: Ví dụ: Bác nào đã biết cách chăm sóc giống ngô lai? - Hỏi nhiều người Trong tập huấn, nếu bạn đặt câu hỏi trực tiếp quá nhiều, mọi người sẽ cảm thấy không khí nặng nề, nhiều khi trở thành chất vấn không cần thiết. Nếu bạn đặt câu hỏi tổng thể nhiều quá thì sự quan tâm của mọi người sẽ lắng xuống, học viên quay ra nói chuyện riêng. Kỹ năng cơ bản là bạn sử dụng hài hoà 2 cách đặt câu hỏi trên, ví dụ khi bạn hỏi một câu hỏi trực tiếp cho anh Bình, nhưng thấy anh Bình lúng túng, không muốn trả lời, thì bạn nhanh chóng chuyển hường sang câu hỏi tổng thể (Vậy Bác nào đã biết cách chăm sóc giống ngô lai?). Ngược lại, khi bạn đặt câu hỏi tổng thể, mọi người không ai muốn trả lời thì bạn có thể chuyển sang câu hỏi trực tiếp: Sau khi đặt câu hỏi, bạn chú ý thực hiện các bước sau: Mời người được hỏi trả lời Đánh giá câu trả lời Khen ngợi những câu trả lời chính xác Những câu trả lời chính xác một phần cần phải được khen ngợi phần chính xác Nhắc lại và nhấn mạnh những câu trả lời đúng để tăng cường mức độ tiếp thu của những người khác, tăng sự tự tin. Lặp lại một phần hoặc cả câu hỏi nếu cần Cần tránh Không tự trả lời câu hỏi của mình Tránh thói quen lặp đi lặp lại một câu hỏi Tránh việc trả lời đồng thanh Kỹ năng ứng xử khi bạn bị hỏi: Với phương pháp tập huấn có sự tham gia, bạn là hướng dẫn viên và bạn sẽ bị hỏi rất nhiều. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng: Bạn mời từng người có ý kiến hoặc câu hỏi Bạn cố chú ý lắng nghe. Nếu bạn chưa rõ hoặc chưa hiểu đúng thì bạn nên hỏi lại. Bạn nên ghi tóm tắt câu hỏi lên bảng, hoặc ghi mỗi câu hỏi vào 1 tấm thẻ. Bạn đề nghị mọi người tiếp tục nêu ý kiến, câu hỏi. Bạn cùng mọi người phân loại câu hỏi Bạn nên đặt lại câu hỏi đó cho mọi người xem ai có thể trả lời, chia xẻ kinh nghiệm giải quyết vấn đề nêu ra. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết bạn mới là người trực tiếp trả lời câu hỏi. Bạn cấn tránh: Trả lời ngay từng câu hỏi một khi bạn bị hỏi vì như thế sẽ tạo ra kiểu chất vấn; bạn không đủ thời gian suy nghĩ và có thể trả lời sai hoặc thiếu, mặt khác bạn không huy động sự tham gia của mọi người vào việc cùng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Bạn đừng liều lĩnh mà trả lời thiếu thận trọng với các câu hỏi vượt quá khả năng và quyền hạn của bạn. Kỹ năng 7: kỹ năng sử dụng tài liệu, giáo cụ trực quan Trực quan hoá là dùng các tranh vẽ, mô hình, vật thật... để hỗ trợ cho Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật. Việc này sẽ giúp người học không phải chỉ học bằng tai mà học bằng mắt, bằng tay nhờ vậy thông tin được nghi nhớ nhanh và chắc hơn việc chỉ học bằng tai. 7.1. Cách trực quan hoá là: Bằng chữ viết trên bảng, trên giấy to Bằng các hình vẽ, tranh vẽ do Bạn tự vẽ, tự cắt hoặc thu thập: mô hình vẽ các giống gà, lợn khác nhau. Bằng các hình cắt (cắt bằng giấy mầu): mô hình bơm kim tiêm bằng giấy Bằng mô hình, Bằng các vật thật 7.2. Mẫu vật, mô hình: 7.3. Tranh ảnh: 7.4. Thách thức với Bạn: Từ bây giờ, Bạn cần chuẩn bị cho buổi Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật của mình nhiều giáo cụ trực quan và Bạn sẽ cải tiến toàn bộ cách dạy của bạn và cách học của người dân. Việc chuyển từ học bằng tai là chính sang cách học bằng mắt, bằng tay chính là cuộc cách mạng vĩ đại nhất về phương pháp. Những điều Bạn nên làm: Chuẩn bị thật đầy đủ giáo cụ trực quan cho Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật. Tự tập ở nhà trước khi Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho nông dân. Luôn học hỏi ở Bạn bè, đồng nghiệp để có kỹ năng chuyên môn tốt. Kỹ năng 8: Kỹ năng khai thác và sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của người dân địa phương Kinh nghiệm và kiến thức của người dân trong sản xuất và đời sống rất phong phú và rất có giá trị trong khuyến nông, kinh doanh. Để phát hiện kiến thức, kinh nghiệm của người dân Bạn cần: Khuyến khích người dân trao đổi kinh nghiệm, làm mẫu cách làm của họ. Hoặc Bạn thăm gia đình nông dân, quan sát và hỏi xem họ đã làm thế nào. Tìm hiểu xem tại sao họ làm như thế ( Hãy để người dân lý giải) Hỏi lại, xem lại nếu Bạn chưa hiểu, chưa rõ. Bạn hỏi xem hiểu biết đó, cách làm đó có từ bao giờ, có nhiều người ở địa phương hiểu và làm như thế không, hiệu quả ra sao. Bạn suy nghĩ và xem xét, nếu thấy hiểu biết đó, cách làm đó có thể phổ biến được thì Bạn khen ngợi họ và học kiến thức ấy, cách làm ấy để phổ biến cho người khác, nơi khác. Khiêm tốn học hỏi ở người dân là một trong những phẩm chất quan trọng mà bạn cần có. Những điều Bạn nên làm: Chịu khó học hỏi ở người dân. Bạn luôi nhớ rằng một người dân có thể là học viên của Bạn, nhưng Ba người dân sẽ là thầy của Bạn! Phát hiện các kiến thức, cách làm hay của người dân để phổ biến cho các nơi khác thích hợp. Kỹ năng 9: Kỹ năng quan sát Định nghĩa Quan sát là một hoạt động trí tuệ và diễn ra theo một quá trình, đòi hỏi chú ý và nhận thức của người quan sát, yêu cầu người quan sát phải tham gia ở mức độ nhất định. Quan sát là một hình thức khác của lắng nghe. Mục đích của quan sát Để đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng. Phân tích một quá trình. Để thu thập thông tin. Để đạt được mục tiêu nhất định. Để cung cấp thông tin phản hồi. Để học hỏi từ những gì quan sát được. Phát triển kỹ năng quan sát hiệu quả Quan sát có thể là quan sát chung, bao quát ví dụ: quan sát cả lớp, cũng có thể là quan sát chi tiết cụ thể để đánh giá lựa chọn Quan sát từ nhiều góc độ, khía cạnh. Quan sát nên kết hợp với lắng nghe và suy ngẫm. Quan sát cần khách quan, không áp đặt, thoát khỏi tâm trạng riêng tư, không ảnh hưởng của định kiến, quan niệm, kinh nghiệm Quan sát kết hợp với xử lý thông tin như liên hệ, so sánh. Nếu cần phải quan sát liên tục, ví dụ khi quan sát một nhóm học viên đang thực hành một quy trình kỹ thuật...từ đó ghi nhận những điểm cần phát huy, những điểm chưa đúng sẽ cần góp ý sửa đổi... Thái độ quan sát nên thoải mái, thân thiện, cởi mở, vui vẻ, ánh mắt trìu mến và khuyến khích. Vị trí và cách di chuyển trong khi quan sát phải hợp lý. Nếu cần thiết, cần ghi chép hoặc tóm tắt quan sát để sử dụng khi cần. Kỹ năng 10: Kỹ năng lắng nghe Định nghĩa Lắng nghe là sẵn sàng đón nhận và hiểu một thông điệp từ người khác, nghe được những cảm xúc trong giao tiếp. Lắng nghe là một khả năng và cũng là một nghệ thuật để hiểu được những gì mà người khác truyền đạt bằng lời hay ngôn phi ngữ lời nói. Lắng nghe là chú ý quan sát. Lắng nghe để người khác dẫn mình vào thế giới của họ tạo nên cơ hội giao tiếp giữa con người với nhau Lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng người nói Lắng nghe khác với nghe vì nó cần sự cố gắng và tác động của trí tuệ. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe Nội dung Nội dung phù hợp, hấp dẫn, phong phú, thiết thực, gần với nhu cầu người nghe thì sẽ hấp dẫn người nghe. Nội dung không phù hợp, tẻ nhạt, không hấp dẫn, khó hiểu, dài dòng thì người nghe không muốn nghe. Môi trường Môi trường thuận lợi như yên tĩnh, thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ như giáo cụ trực quan thì hấp dẫn người nghe Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào, thiết thiếu bị hỗ trợ thì gây khó chịu, buồn bực, mệt mỏi và chán nản. Người nói và người nghe Người nói Kỹ năng của người nói tốt như diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, logic, tôn trọng, có chuẩn bị tốt,... thì thu hút được người nghe. Kỹ năng của người nói kém như ấp úng, rụt rè, thô tục, không thân thịên, ... sẽ gây ức chế. Người nghe Không thiện chí, thiếu tôn trọng, gây mất trật tự, nói chuyện riêng, cắt đứt bài trình bày... gây ức chế người nói và ảnh hưởng đến không khí học tập cung quanh. Người nghe lắng nghe một cách tin cậy, nhiệt tình, đặt câu hỏi để hỏi thêm thông tin, đáp ứng khi được hỏi, xung phong trả lời câu hỏi... tạo thêm sự nhiệt tình cho người nói Cả người nói và người nghe Thái độ, tâm trạng, tình trạng sức khoẻ, trình độ, nhận thức, quan niệm về các vấn đề khác nhau trong xã hội như tuổi tác, giơí tính, chính trị, xã hội, tôn giáo... đều tác động đến hiệu quả lắng nghe. Kỹ năng 11: Kỹ năng góp ý và nhận góp ý Định nghĩa Phản hồi là một trong những kỹ năng giao tiếp và trao đổi thông tin có tính đáp ứng một sự trao đổi thông tin đã xảy ra trước đó. Kỹ năng này tạo điều kiện cho thông tin giao tiếp hai chiều. Trong tập huấn, phản hồi có thể hiểu là các câu hỏi hoặc câu trả lời học viên trước một vấn đề, một nội dung nào đó, cũng như phần trả lời, hướng dẫn tiếp theo của tập huấn viên khi được yêu cầu. Trong tập huấn cho tập huấn viên, nội dung xây dựng, đóng góp ý kiến lẫn nhau cũng có thể hiểu theo nghĩa phản hồi. Phản hồi chỉ liên hệ đến một số hành động cụ thể, không phải là sự đánh giá tổng quát về cả con người. Phản hồi chịu ảnh hưởng của bối cảnh, thời gian, hành động và vấn đề cụ thể. Phát triển kỹ năng cho phản hồi hiệu quả Số lượng ý kiến vừa phải (2-3 ý kiến), đề cập từng ý một, không tổng hợp một lúc. Nên đưa ý phản hồi tích cực trước, ý tiêu cực sau. Phân chia trọng tâm phản hồi. Thăm dò nhu cầu và tâm lý của người nhận phản hồi. Phản hồi cụ thể, rõ ràng: thông tin trung thực, chính xác Phản ứng kịp thời, đúng nơi, đúng lúc. Thái độ thẳng thắn, cởi mở, chân tình. Phản hồi là đóng góp xây dựng, không phải là phán xét. Sử dụng ngôn ngữ, có thái độ đúng mực. Gợi ý cho người phản hồi để họ tự đánh giá. Phát triển kỹ năng nhận phản hồi hiệu quả Cám ơn trước họăc sau khi nhận phản hồi Lắng nghe để nắm được ý kiến phản hồi chuẩn xác, không ngắt lời nếu không thật sự cần thiết. Có thể hỏi thêm ý kiến phản hồi của những người khác Chú ý nếu nhiều ý kiến phản hồi gần giống nhau để có đáp ứng phù hợp. Hỏi lại khi chưa hiểu rõ và giúp người cho phản hồi đưa ra những ý kiến phản hồi rõ ràng, đúng trọng tâm. Thái độ đúng mực, không khó chịu, giận dỗi, lãnh đạm hay tranh cãi. Xử lý thông tin, ghi nhận hoặc giải trình. Đưa tiêu chí để nhận những phản hồi rõ ràng và cụ thể. Nhận thức được “nhân vô thập toàn”, nhận thức phản hồi là thiện chí. Lưu ý khi cho phản hồi Chú trọng vào hành động - không phải cá nhân nhận phản hồi. Miêu tả sự kiện - không phải là phán xét. Chia sẻ ý kiến - không phải là ra lệnh. Có lợi cho người nhận - không phải để thoả mãn người nghe. Cụ thể và rõ ràng - không mơ hồ, trừu tượng, hoặc tổng quát. Theo yêu cầu thực tế - không có ý áp đặt. Việc cho phản hồi đúng phương pháp sẽ giúp người nhận phản hồi hiểu thêm và dễ dàng tiếp thu các ý kiến phản hồi. Kỹ năng 12: Kỹ năng tư vấn Tiêu chí đánh giá Kỹ năng tư vấn Không làm Làm chưa đạt Làm trung bình Làm tốt 1. Chào hỏi thân mật 2. Tìm xem đối tượng đã biết, tin và làm gì rồi (KT+NT+TĐ +TH) 3. Bổ sung thêm những điều đối tượng cần biết 4. Đưa ra các thông tin chủ chốt và giải thích những điểm lợi của hành vi mới 5. Tìm ra các lý do vì sao người dân không thay đổi hành vi 6. Nêu các ví dụ cụ thể 7. Dùng từ ngữ quen thuộc 8. Dùng các phương tiện trực quan 9. Khuyến khích đối tượng đặt các câu hỏi 10. Động viên và khuyến khích thực hiện và duy trì hành vi mới 11. Đi đến nhất trí với đối tượng về những gì họ sẽ làm 12. Kiểm tra lại về KT+NT+TĐ +TH của đối tượng ? Kỹ năng 13: Kỹ năng sử lý các tình huống khó khăn trong tập huấn Trong khi Bạn Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật sẽ có rất nhiều tình huống xẩy ra. Cách ứng xử của Bạn với các tình huống ấy thể hiện tính cách con người Bạn. Nếu ứng xử không khéo thì người dân sẽ giảm sự tin cậy vào Bạn. Bạn có thể tham khảo một số các ứng xử sau: Tình huống thường xảy ra Cách ứng xử của Bạn Tình trạng yên lặng kéo dài Hãy hỏi học viên tại sao họ cứ yên lặng mãi như vậy, có thể họ có lý do chính đáng. Có thể họ không hiểu Bạn đang nói gì, cũng có thể Bạn cần thay đổi phương pháp truyền đạt Có thể những điều trình bày của Bạn là vấn đề họ không quan tâm... Mọi việc diễn ra quá nhanh Đôi khi cả nhóm trở nên nhiệt tình rất nhanh. Điều đó là tốt nếu Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống đó. Bạn có thể hỏi để họ giải thích thêm, yêu cầu người khác cho ý kiến hoặc đưa ra những câu hỏi khó hơn cho cá nhân hoặc cho cả nhóm. Mọi việc tiến hành quá chậm Đó có thể là do nhóm không thấy hứng thú khi thảo luận. Bạn cần giải thích thêm và đưa ra yêu cầu cụ thể. Việc cố tình đưa ra một thông tin sai có thể dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau của nhóm. Bạn có thể cho họ một lý do để lằng nghe và rồi tham gia. Một người nói quá nhiều Trước khi Bạn trực tiếp can thiệp, hãy sử dụng những học viên khác giúp họ bình tĩnh lại. Bạn có thể cắt ngang lời người nói và tóm tắt những gì họ đã nói rồi sau đó thì chuyển tiếp ngay sang phần khác. Bạn có thể nói chuyện với họ ngay trong giờ nghỉ, cảm ơn những ý kiến đóng góp của họ, nhưng đề nghị họ giữ yên lặng hơn một chút để dành phần cho người khác có thể tham gia. Người luôn im lặng Có thể người đó đến chỉ để nghe mà thôi Nếu Bạn muốn họ tham gia, Bạn có thể phải hỏi họ vài câu trực tiếp. Nên bắt đầu bằng những câu hỏi dễ, đơn giản. Một người tỏ ra biết tất cả Một người như thế luôn tỏ ra biết hết tất cả mọi điều, luôn sửa sai, phản đối, hỏi vặn Bạn. Bạn có thể cử người này ghi chép ý kiến thảo luận. Để người này ngồi một chỗ mà Bạn ít chú ý đến- đó được gọi là cách "làm ngơ một cách lịch sự ". Thảo luận đi lạc đề Đôi khi một cuộc thảo luận bắt đầu thì đúng hướng nhưng sau đó lại đi sai hướng. Bạn phải lái nó lại đúng chủ đề. Có thể hỏi xem điều đó liên quan gì đến chủ đề hay không Bạn cần nói là chúng ta chỉ có đủ thời gian để tập trung vào những nội dung đã đề ra mà thôi. Những vấn đề vượt quá khả năng, quyền hạn Đôi khi việc thảo luận vượt quá khả năng, quyền hạn giải quyết của Bạn. Ví dụ như các chính sách, quy định của nhà nước. Nếu đi quá sâu vào các vấn đề đó sẽ tốn thời gian, đôi khi không giải quyết được. Bạn hãy nói với mọi người hãy dừng vấn đề này lại, khi khác chúng ta bàn tới và chuyển trọng tâm cuộc thảo luận sang các vấn đề thực tế hơn. Với các vấn đề vượt quá khả năng của Bạn, Bạn đừng liều lĩnh trả lời, hày nói với người dân rằng vấn đề này Bạn cần tìm hiểu thêm. Với các vấn đề vượt quá quyền hạn Bạn có thể ghi nhận để phản ánh với cơ quan chức năng, hoặc nói cho dân biết cơ quan nào có chức năng giải quyết vấn đề đó để họ liên lệ, phản ánh. Nói chuyện riêng Nếu Bạn thấy có người nói chuyện riêng, Bạn nên đề nghị họ phát biểu to vấn đề học đanh nói để mọi người có thể nghe thấy ý kiến của họ. Bạn sẽ thấy cách đó có thể chấm dứt việc nói chuyện riêng một cách lịch sự mà không làm họ ngượng. Những câu trả lời sai Đừng làm bất cứ ngưòi nào lúng túng bằng cách nói rằng họ đã sai. Bạn có thể nói rằng điều đó là theo quan điểm của họ và đó cũng là một cách nhìn nhận vấn đề. Bạn cũng có thể tóm tắt câu trả lời của họ, nhưng chỉ sử dụng những thông tin đúng. Một cách khác nữa là hỏi những người khác xem họ có đồng ý với ý kiến đó không ? Kết luận quan trọng và lời khuyờn thực tế Bảy phương phỏp Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, Kỹ thuật trờn là cỏc phương phỏp Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật ngắn gọn, hiệu quả và dễ ỏp dụng. Hệ thống cỏc kỹ năng trờn là rất cần thiết cho Bạn, do đú Bạn chịu khú luyện tập - Bạn sẽ trở thành cỏn bộ khuyến nụng giỏi! Cỏc phương phỏp trờn nờn được sử dụng xen kẽ, kết hợp với nhau trong Tập huấn và tư vấn chuyển giao kiến thức, chuyển giao kỹ thuật cho nụng dõn. Chỳc Bạn Thành Cụng ! Mẫu kế hoạch bài giảng Tên bài giảng: Mục tiêu bài giảng: Sau khi kết thúc chuyên đề/ bài giảng này, học viên sẽ học/hiểu/thực hành/ứng dụng... được các nội dung sau - nội dung 1 - nội dung 2 Nội dung chính của buổi tập huấn: - nội dung 1 - nội dung 2 Nội dung Phương pháp Thời gian dự tính Tài liệu Khởi động, ôn bài Sử dụng các trò chơi Câu hỏi ôn bài lần trước: Các anh chị bác có nhớ tuần trước chúng ta trao đổi về nội dung gì không? 5 phút Giới thiệu nội dung bài giảng Động não + thuyết trình Câu hỏi động não/ thuyết trình 10 phút Nội dung 1 Thực hành/ Làm mẫu/Thuyết trình 60 phút Giải lao Văn nghệ, chơi trò chơi 15 phút Nội dung 2 Thực hành/ Làm mẫu/Thuyết trình 60 phút Kiểm tra HV và tổng kết lại bài giảng (25 phút) Tập huấn viên mời học viên nhắc lại nội dung đã học. Sau khi học viên đã nhắc lại, tập huấn viên nhấn mạnh các nội dung quan trọng. Thời gian cho các câu hỏi và trả lời Đánh giá buổi học, chào hỏi (05 phút) Sơ đồ chu trình tập huấn Phân tích nhu cầu tập huấn Thiết kế tập huấn Đánh giá Tiến hành tập huấn Chuẩn bị tài liệu Tập huấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbgiangkynangGTZ.doc