Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH MTV dệt may Gia Định

Tài liệu Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH MTV dệt may Gia Định: CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NGÀNH MAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM : SỐ 86 LŨY BÁN BÍCH, Q.TÂN PHÚ, TP.HCM TP.Hồ Chí Minh – Tháng 9 năm 2013 20122012 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NGÀNH MAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH LÊ ĐÔNG TRIỀU NGUYỄN VĂN MAI TP.Hồ Chí Minh – Tháng 6 năm 2013 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định Giấy ĐKKD số : 0300744507 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 09/9/2010 Đại diện pháp luật : Lê Đông Triều ; Chức vụ: Tổng Giám đốc Địa chỉ trụ sở : 10-12-14-16 Nam Kỳ Khở...

doc46 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH MTV dệt may Gia Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NGÀNH MAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM : SỐ 86 LŨY BÁN BÍCH, Q.TÂN PHÚ, TP.HCM TP.Hồ Chí Minh – Tháng 9 năm 2013 20122012 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NGÀNH MAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH LÊ ĐÔNG TRIỀU NGUYỄN VĂN MAI TP.Hồ Chí Minh – Tháng 6 năm 2013 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định Giấy ĐKKD số : 0300744507 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 09/9/2010 Đại diện pháp luật : Lê Đông Triều ; Chức vụ: Tổng Giám đốc Địa chỉ trụ sở : 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Ngành, nghề kinh doanh: Công nghiệp dệt, công nghiệp may. Mua bán sản phẩm ngành dệt may, máy móc, thiết bị nguyên liệu, vật tư ngành dệt may. Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng. San lấp mặt bằng. Kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, căn hộ. Cho thuê văn phòng (chỉ thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Đại lý kinh doanh xăng dầu. Dịch vụ thương mại. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không kinh doanh tại trụ sở). Trang trí nội thất. Môi giới thương mại. Đào tạo nghề. Thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp – khu dân cư. Kinh doanh bất động sản. I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định Địa điểm đầu tư : Số 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú, TP.HCM Hình thức đầu tư : Đầu tư trang thiết bị công nghệ may Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Diện tích đất : 4,540.6 m2 Diện tích sàn sử dụng : 3,793 m2 Mục tiêu đầu tư : Đầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất ngành may (tại địa chỉ 64/1 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển ngành nghề kinh doanh chính của Công ty, góp phần nâng cao vị trí Công ty trên thị trường ngành may mặc và thời trang. I.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án Văn bản pháp lý Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 và 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm; Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và số 83/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 309/QĐ-UB ngày 7/4/1977 của UBND TP.HCM về việc xử lý tồn đọng trong các XN CTHD được quản lý theo chế độ quốc doanh; Công văn số 3887/UBND-TM ngày 06/8/2012 của UBND TP.HCM về việc chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định sửa chữa cải tạo nâng cấp nhà xưởng hiện hữu tại số 86 đường Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, để tổ chức sản xuất kinh doanh hàng may mặc thời trang, phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp; Quyết định số 64/2007/QĐ-DMGĐ ngày 25/7/2007 của Công ty Dệt may Gia Định về việc điều động tài sản bất động sản nhà xưởng không giao cổ phần hóa từ công ty Dệt may Sài Gòn về Công ty Dệt may Gia Định; Nghị quyết số 35/NQ-HĐTV ngày 06/4/2012 của HĐTV Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định (tại điều 1) về việc thống nhất điều chỉnh cải tạo, sửa chữa nhà xưởng tại số 86 Lũy Bán Bích để mở rộng sản xuất kinh doanh ngành may mặc; Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình; Các tiêu chuẩn: “Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất hàng may mặc” được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD); Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng; TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng HT chữa cháy; TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong; 11TCN 19-84 : Đường dây điện; EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN). CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4.38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4.00%; quý II tăng 4.66%. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.81%, đóng góp 0.48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.81%, đóng góp 1.55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.57%, đóng góp 2.35 điểm phần trăm. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay đạt mức thấp do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp. Tuy nhiên, từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý I năm nay chỉ tăng 2.94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý II đã tăng lên 4.52%, trong đó công nghiệp tăng từ 4.03% lên 5.40%. Về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6 ước tính đạt 9.8 tỷ USD, tăng 0.6% so với tháng trước và tăng 13.6% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 53.1 tỷ USD, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 20.5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 32.6 tỷ USD, chiếm 61.5% tổng kim ngạch (cùng kỳ năm 2011 chiếm 54.7%) và tăng 37.3%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước tính đạt 52.9 tỷ USD, tăng 21,7%. Điều này cho thấy mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, yếu tố giá hầu như không đóng góp vào mức tăng chung và đây là điểm khác biệt với sáu tháng đầu năm 2011. Lượng cao su xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng 41% so với cùng kỳ năm trước; sắn và sản phẩm của sắn tăng 73.5%; hạt điều tăng 44.8%; cà phê tăng 22.3%.; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2.2 tỷ USD, tăng 24.4%. Với những hạn chế cũng như kết quả đạt được thì nhìn chung kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhà nước cần có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Giới phân tích cho rằng mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát ở tỷ lệ 1 con số và duy trì tăng trưởng kinh tế khoảng 6% trong năm đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều. (Nguồn: Cục thống kê Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012) II.2. Ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may hiện là ngành có mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới, Việt Nam đứng trong danh sách TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4.32%), Đức (5.03%), Italy (5%), Ấn Độ (3.9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3.7%). Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành Dệt may đóng góp trên 15% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm 2006-2008, Dệt may là ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô. Tuy nhiên, từ năm 2009 tính đến hết 10 tháng đầu năm 2011, Dệt may đã vươn lên vị trí hàng đầu mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-tháng 10/2011) Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam theo quý (2006-10/2011) Thời gian qua, Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan. Chín tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường này chiếm gần 89.5% tổng kim ngạch. Tuy vậy, bước vào những tháng đầu năm 2012, hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may đã gặp không ít khó khăn. Tính đến đầu tháng 2/2012, mới chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp lớn có đơn hàng đến quý III và IV. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm được những đơn hàng sản xuất lớn. Nhiều hợp đồng mới đều có hướng điều chỉnh theo hướng giảm số lượng xuống 20 - 30%. Tuy vậy, năm 2012, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, tăng từ 10-12% so với năm 2011. Về thị trường, ngành dệt may tiếp tục kỳ vọng Mỹ, EU, Nhật Bản là các thị trường chính, chiếm 80% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. II.3. Thị trường quần Jean Việt Nam Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương, xuất khẩu mặt hàng quần Jean của Việt Nam 6 tháng năm 2012 ước đạt 7.35 triệu cái, trị giá 59.2 triệu USD, tăng 10.3% về lượng và 17.7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Dự báo, xuất khẩu quần Jean của nước ta trong quý III/2012 tiếp tục tăng bởi sức tiêu thụ và nhu cầu sử dụng hàng dệt may tăng, cùng với đó là tác động của yếu tố mùa vụ.   Năm tháng năm 2012, cơ cấu thị trường xuất khẩu không có nhiều thay đổi, xuất khẩu quần Jean sang Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2011, trong khi đó xuất khẩu sang thị trường EU giảm nhẹ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chưa được cải thiện. Trong đó: Xuất khẩu quần Jean sang Mỹ tăng nhẹ cả về lượng và trị giá với mức tăng 2.8% về lượng và 9.7% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt 4.05 triệu cái, trị giá gần 28 triệu USD, chiếm 57.8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Xuất khẩu quần Jean sang Nhật Bản tăng mạnh do niềm tin tiêu dùng của người dân Nhật Bản đã được củng cố, bằng chứng là doanh số bán lẻ đang ngày càng tăng, các nhà bán lẻ hàng may mặc liên tục tung ra các chính sách để mở rộng các mặt hàng và mạng lưới các kênh mua sắm của mình. Cùng với đó, các đơn vị xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nguồn hàng với giá cả cạnh tranh. 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng này tăng 66.4% về lượng và 90,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011, đạt 541.9 ngàn cái, trị giá 6.87 triệu USD. Đáng chú ý, xuất khẩu quần Jean sang Trung Quốc, tăng mạnh tới 94.1% về lượng và 86.4% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt 162.3 ngàn cái, trị giá 2.45 triệu USD. Và xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc – thị trường mới nổi - tăng mạnh cũng là những tín hiệu đáng mừng với mức tăng mạnh 137.3% về lượng và 144.7% về trị giá so với 5 tháng năm 2011, đạt 139.2 ngàn cái, trị giá 1.51 triệu USD. Trái lại, xuất khẩu quần Jean sang thị trường EU trong 5 tháng giảm 30.5% về lượng và 0.3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011, đạt 230 ngàn cái, 1.74 triệu USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu quần Jean sang một số nước khác có mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2011 nhưng trị giá thấp như: sang Nicaragoa, Nga, Mêhicô, Nigiêria Bảng: Thị trường xuất khẩu quần Jean của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2012 Thị trường Lượng (cái) Trị giá (USD) 5T/12 5T/11 So 12/11(%) 5T/12 5T/11 So 12/11(%) Mỹ 4,059,231 3,950,222 2.8 27,996,290 25,518,790 9.7 Nhật Bản 541,952 325,684 66.4 6,879,924 3,615,087 90.3 Trung Quốc 162,360 83,638 94.1 2,456,459 1,318,054 86.4 EU 230,250 331,488 -30.5 1,748,148 1,752,903 -0.3 Anh 60,233 48,277 24.8 424,342 336,298 26.2 Hà Lan 38,186 0 * 383,000 0 * Đức 40,984 20,756 97.5 347,916 187,500 85.6 Pháp 24,382 7,106 243.1 213,677 295,644 -27.7 Tây Ban Nha 21,172 8,918 137.4 164,437 76,183 115.8 CH Séc 33,981 213,897 -84.1 137,861 707,950 -80.5 Hy Lạp 3,801 2,434 56.2 37,389 17,630 112.1 Hunggary 5,985 0 * 29,931 0 * Ba Lan 397 30,100 -98.7 4,251 131,700 -96.8 Bỉ 131 0 * 3,144 0 * Đan Mạch 1,000 0 * 2,200 0 * Hàn Quốc 139,200 58,656 137.3 1,511,801 617,735 144.7 Đài Loan 74,350 128,038 -41.9 1,081,767 1,765,215 -38.7 Malaixia 90,907 86,350 5.3 1,065,857 727,147 46.6 Ôxtrâylia 59,059 58,063 1.7 843,397 719,459 17.2 Philipine 55,117 30,889 78.4 793,750 428,902 85.1 Hồng Kông 43,989 33,404 31.7 730,910 356,953 104.8 Nicaragoa 356,314 75,661 370.9 635,401 112,083 466.9 Inđônêxia 33,205 82,166 -59.6 520,736 1,058,419 -50.8 Nga 36,521 4,351 739.4 496,097 33,782 1368.5 Singapore 34,994 26,830 30.4 475,013 358,949 32.3 Canada 51,151 68,885 -25.7 373,857 567,935 -34.2 Mêhicô 18,635 5,300 251.6 172,632 40,736 323.8 Nam Phi 12,562 7,966 57.7 166,162 122,573 35.6 Ả Rập Xê út 13,930 12,079 15.3 115,959 84,894 36.6 Các TVQ Arập Thống nhất 11,435 9,255 23.5 109,032 64,270 69.6 Thổ Nhĩ Kỳ 11,511 10,948 5.1 105,809 61,841 71.1 Ixraen 4,992 2,894 72.5 40,809 20,736 96.8 Panama 3,712 0 * 34,056 0 * Chilê 3,813 0 * 23,981 0 * Thái Lan 1,753 975 79.7 21,703 6,714 223.2 Pakixtan 1,035 480 115.6 16,178 7,543 114.5 Ukraina 839 360 133.1 9,753 3,332 192.7 Nigiêria 11,375 1,360 736.4 8,450 1,360 521.3 Urugoay 950 180 427.8 6,482 1,651 292.7 Guam 490 0 * 6,429 0 * Braxin 870 0 * 5,095 0 * Marôc 254 0 * 3,764 0 * Ấn Độ 0 30,266 -100.0 0 39,346 -100.0 Achentina 0 1,818 -100.0 0 16,671 -100.0 Ai Cập 0 2,400 -100.0 0 13,200 -100.0 Thụy Điển 0 1,102 -100.0 0 12,397 -100.0 (Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương) Giá xuất khẩu quần Jean của Việt Nam 6 tháng năm 2012 tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2011, đạt trung bình 8.05 USD/cái, FOB.   Giá xuất khẩu quần Jean sang Mỹ tháng 5/2012 tăng 11.1% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm 2011, giảm 3.2%, đạt 7.39 USD/cái, FOB. Tính chung, giá xuất khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm nay đạt 6.9 USD/cái, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm trước. Và giá xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tháng 5/2012 tăng khá 28.2% so với tháng trước và tăng 23.5% so với cùng kỳ năm 2011, lên 13.37 USD/cái, FOB. Như vậy, giá xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng tăng 14.4% so với cùng kỳ năm trước, lên 12.69 USD/cái, FOB. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu quần Jean sang Đài Loan tháng 5/2012 giảm nhẹ 5% so với tháng trước nhưng lại tăng 8.6% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 14.56 USD/cái, FOB. Tính chung, giá xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng tăng 5.5% so với cùng kỳ năm trước, lên 14.55 USD/cái, FOB.- Ngoài ra, giá xuất khẩu quần Jean sang thị trường Hàn Quốc và EU tăng từ 3.1 – 43.6% so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt lần lượt 10.86 USD/cái; 7.59 USD/cái, FOB. II.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt may Gia Định II.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh Theo báo cáo của Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt may Gia Định từ năm 2010 đến 2011 như sau: Stt Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 TH 2011 so 2010 KH TH TH/KH% KH TH TH/KH% A B C 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7=5/2 1 Sản phẩm sản xuất 1000 spqđ 942 974.4 103.44 1350 1560 115.56 160.1 2 Sản phẩm tiêu thụ `` 960 1055.3 109.93 1400 1655 118.21 156.83 3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 24 30 125 55 56 101.82 186.67 4 Tổng kim ngạch XNK Triệu USD 1.65 3.9 4.5 8.12 4.1 Kim ngạch XK `` 1 2.2 220 2.5 3.97 158.8 180.45 4.2 Kim ngạch NK `` 0.65 1.7 261.54 2 4.15 207.5 244.12 II.4.2. Phân tích SWOT Điểm mạnh - Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc. - Có đầy đủ mặt bằng nhà xưởng sản xuất tại các khu vực dễ thu hút lao động. - Có nguồn khách hàng xuất khẩu lớn, có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất với công ty. - Được Nhà nước quan tâm đầu tư với nhiều ưu đãi. Điểm yếu - Năng lực sản xuất hiện tại được lấp đầy, không đáp ứng yêu cầu mở rộng. - Quy mô sản xuất của xí nghiệp hiện hữu nhỏ - Chưa khai thác hết mặt bằng nhà xưởng. Cơ hội - Triển vọng kinh tế thế giới về dài hạn có xu hướng cải thiện làm tăng nhu cầu sản phẩm Dệt may nói chung cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm quần Jean cao cấp nói riêng. - Thị trường xuất khẩu có xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước Asean, trong đó có Việt Nam. - Việc chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm quần Jean giữa các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tăng tỷ lệ lợi nhuận. - Hiệp định TPP đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng mang lại nhiều cơ hội tiếp cận mở rộng thị trường. Thách thức - Các loại quần Jean đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế về chất lượng và giá cả - Các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại. - Chưa có nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài nên bị động trong sản xuất. - Chi phí đầu vào tăng cao trong khi chi phí đầu ra gặp nhiều hạn chế nên đòi hỏi tăng năng suất lao động. CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU DỰ ÁN III.1. Sự cần thiết đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là vùng kinh tế năng động nhất cả nước. Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định tổ chức và hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con, chuyên sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực dệt may, là một trong số các Tổng công ty, Công ty trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi thực hiện tái cấu trúc nội bộ ngành, ngoài 14 công ty thành viên là công ty con, công ty liên kết, liên doanh, Công ty hiện có hai xí nghiệp may trực thuộc là Xí nghiệp May Lê Minh Xuân và Xí nghiệp May Tân Phú. Những năm gần đây, mặc dù chịu sự tác động không thuận lợi từ nền kinh tế thế giới và trong nước, nhưng với lợi thế là một thương hiệu mạnh, đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, Công ty không những đã duy trì ổn định sản xuất kinh doanh mà còn nhận được nhiều đơn hàng từ các khách hàng của Công ty. Các khách hàng truyền thống của Công ty như Pery Ellis, JC Penney,đã có kế hoạch tăng sản lượng hàng may mặc cho Công ty nhưng do năng lực sản xuất của 02 xí nghiệp may phụ thuộc không còn đáp ứng được kế hoạch sản xuất của Công ty. Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ II 2010-2015 về định hướng phát triển Công ty, Công ty thực hiện đầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại mặt bằng có sẵn (địa chỉ số 86 Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú, TP.HCM). Với vị trí ngay mặt tiền đường Lũy Bán Bích, thuận lợi cho việc vận chuyển, giao nhận nguyên phụ liệu, hàng hóaKhi dự án được đưa vào hoạt động sẽ khai thác được ngay, giải quyết công ăn việc làm cho gần 400 công nhân tại địa phương. Với niềm tin sản phẩm được sản xuất từ dự án sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng; đồng thời, với niềm tự hào sẽ góp phần vào việc nâng cao giá trị tổng sản phẩm công nghiệp, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập và không ngừng cải thiện đời sống công nhân lao động, chúng tôi tin rằng việc đầu tư Dự án là giải pháp phát triển Công ty một cách bền vững. III.2. Mục tiêu dự án Dự án nhằm mục tiêu gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc của Công ty; góp phần vào sự phát triển kinh tế, tăng tỷ trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam và TP.HCM nói chung, nhóm ngành dệt may trong hệ thống Công ty mẹ - Công ty con Dệt may Gia Định nói riêng. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho gần 400 công nhân lao động, thiết thực góp phần vào sự thực hiện chính sách an sinh xã hội của Thành phố và của Chính phủ. CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ IV.1. Vị trí Mặt bằng số 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM có vị trí : - Hướng Tây giáp mặt tiền đường Lũy Bán Bích - Hướng Nam giáp khu dân cư hiện hữu và hẻm - Hướng Đông giáp khu dân cư hiện hữu - Hướng Bắc giáp khu dân cư hiện hữu. Hình: Vị trí xây dựng Nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích IV.2. Điều kiện tự nhiên IV.2.1. Địa hình Khu đất bằng phẳng, mặt bằng nhà xưởng có vị trí cao ráo, thoáng mát, rất thuận lợi thoát nước tự nhiên của bề mặt, không bị ngập úng trong mùa mưa bão, là điều kiện tốt để sửa chữa cải tạo nhà xưởng SXKD và quá trình sử dụng về sau. IV.2.2. Khí hậu Khu vực xây dựng dự án có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa tương tự các vùng thuộc TP.HCM. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 27,50C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 4- với 360C Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tháng 12- với 25.20C Lượng mưa: Lượng mưa nhiều nhất là tháng 9:388mm Lượng mưa ít nhất là tháng 2: 3mm Số ngày mưa bình quân trong năm: 154 ngày Trữ lượng mưa trong năm là 1,979mm Độ ẩm : - Độ ẩm trung bình 75%/ năm, tháng cao nhất là 90%, tháng thấp nhất là 60%. Gió : - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió Tây Nam- Đông Bắc - Mùa khô từ tháng 11- tháng 4, gió Đông Nam- Tây Bắc Nắng : - Tổng số giờ nắng trong năm từ 2,600-2,700 giờ/năm, trung bình 220 giờ/tháng - Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ, trung bình 10 giờ/ngày. IV.3. Hiện trạng mặt bằng IV.3.1. Hiện trạng mặt bằng: + Khối nhà A1 (150.38 m2) : Văn phòng; Bảo vệ + Khối nhà A2 (272.40 m2) : Xưởng cắt; Kho nguyên phụ liệu + Khối nhà C (1.111,5 m2) : Xưởng may 1 + Khối nhà D1 (1.107,2 m2) : Xưởng may 2 + Khối nhà D2 (97.9 m2) : Khu vệ sinh + Khối nhà G và F (580 m2) : Nhà xe & Nhà ăn tập thể. Các khối nhà có kim thu sét trên mái nhà và hệ thống dây tiếp địa bằng thép xuống đất. IV.3.2. Sơ đồ bố trí dây chuyền công nghệ (Đính kèm phụ lục) IV.4. Kết luận Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH một thành viên Dệt may Gia Định đã được quy hoạch đúng với chức năng của nhà xưởng sản xuất quần áo may mặc, đảm bảo tiêu chuẩn về sản xuất cũng như vấn đề môi trường của hoạt động sản xuất ở đây. Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như giao thông thông suốt, dễ thu hút lao động đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của nhà xưởng. CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT V.1. Hình thức đầu tư Đầu tư mới trang thiết bị may tại số 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú V.2. Quy mô đầu tư Dự án có quy mô đầu tư như sau : Quy mô đầu tư: + Số chuyền may: 8 chuyền + Tổng nhu cầu lao động cần có: Dự kiến 400 công nhân Công suất sản xuất theo kế hoạch như sau: TT Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Hiệu suất 0.5 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 2 Số chuyền hoạt động 3 8 8 8 8 8 3 Sản lượng sản xuất 1 chuyền (cái) 18,000 18,000 18,000 18,000 18,000 18,000 4 Số tháng hoạt động 1 năm 11.5 11.5 11.5 11.5 11.5 11.5 5 Sản lượng KH (cái) 310,500 1,159,200 1,242,000 1,324,800 1,407,600 1,490,400 Hàng CMPT TT Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Hiệu suất 0.5 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 2 Sản lượng KH (cái) 232,875 869,400 931,500 993,600 1,055,700 1,117,800 Hàng FOB TT Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Hiệu suất 0.5 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 2 Sản lượng KH (cái) 77,625 289,800 310,500 331,200 351,900 372,600 V.3. Thiết kế PCCC + Thiết kế 03 tủ chữa cháy cho mỗi nhà xưởng, đường ống STK D76 + Bể nước PCCC 150m3 đã có (sử dụng chung bể nước của nhà làm việc hiện có) + Bình chữa cháy để chữa cháy tức thời. + Hệ thống báo cháy cho nhà kho V.4. Phương án kỹ thuật V.4.1. Nguyên vật liệu - Vải, nút, vải lót, keo, nhãn chính, nhãn thành phần, nhãn upc, nhãn joker tag, nhãn da, rivet. - Chỉ, bao, thùng. V.4.2. Dây chuyền sản xuất sản phẩm FOB Dự án sẽ sản xuất quần Jean với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Quy trình sản xuất quần Jean của Xưởng luôn tuân theo những quy định khắt khe nhất từ khâu chọn nguyên vật liệu đầu vào đến khâu thành phẩm cuối cùng. V.4.3. Dây chuyền sản xuất sản phẩm CMPT Đây là dây chuyền chuyên gia công, chỉ thực hiện công đoạn cắt, may và đóng gói; còn kiểu mẫu và vải nhận theo đơn hàng. CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VI.1. Đánh giá tác động môi trường Trong quá trình hoạt động sản xuất các yếu tố bụi, tiếng ồn sẽ phát sinh từ nhiều nguồn. Mức độ tác động đến môi trường của dự án được phân tích đánh giá như sau : VI.1.1. Nguồn phát gây ô nhiễm không khí Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất của dự án bao gồm: Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các loại máy móc, trang thiết bị; Hoạt động của máy phát điện dự phòng cũng gây ra nguồn ồn và độ rung, tuy nhiên máy phát điện dự phòng được đặt tại khu vực riêng biệt nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không lớn; Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, phương tiện đi lại, khí thải chứa các chất ô nhiễm như: SO2, NO2, CO, v.v. Tuy nhiên lượng khí thải này phát sinh không nhiều và thời gian hoạt động của các phương tiện không liên tục nên tác động của lượng khí này không đáng kể. * Bụi và khí thải sinh ra do hoạt động của máy phát điện dự phòng Để ổn định cho hoạt động của khu vực trong trường hợp lưới điện có sự cố, Chủ đầu tư sử dụng 01 máy phát điện dự phòng công suất 1.000 KVA, nguyên liệu sử dụng là dầu Diesel (DO). Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 105 kg dầu DO/h. Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38 m3/kg. Với định mức 105 kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 3.390m3/h. Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng 3.15 Bảng 3.15. Tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm từ khí thải của máy phát điện Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm DO (kg/tấn) (1) Tải lượng ô nhiễm (g/giờ) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT; cột B; Kv = 1; Kp = 1 Bụi 0,71 74,55 22 120 SO2 20 S 10,5 3,1 300 NOx 9,62 1.010 298 510 THC 9,97 1.046,8 308,8 - CO 2,19 230 67,8 600 Nguồn: (1) WHO, Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, 1993. Ghi chú: - Hàm lượng S trong dầu DO là 0,5% - QCVN 19:2009/BTNMT; cột B; Kv = 1; Kp = 1: Quy chuẩn kỹ thật quốc gia đối với khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; cột B áp dụng đối với các cơ sở dịch vụ hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007. - Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ máy phát điện sử dụng dầu DO đều đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT; cột B; Kv = 1; Kp = 1. Mặc khác do máy phát điện dự phòng chỉ được vận hành khi xảy ra sự cố mất điện nên thời gian sử dụng máy tương đối ít, chỉ sử dụng những lúc cần thiết nên tác động đến môi trường không khí ở mức độ tương đối thấp. Tuy nhiên, chủ dự án cũng sẽ có các biện pháp quản lý nội vi thích hợp để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm này. * Bụi và khí thải sinh ra do hoạt động giao thông Tổng số lao động khi dự án đi vào hoạt động khoảng 400 người, phương tiện đi lại chủ yếu để di chuyển là xe máy và ô tô, giả sử mỗi công nhân viên sẽ sử dụng 1 xe để đi lại, trong đó có 02 xe ô tô và phần còn lại là xe gắn máy khoảng 400 xe. Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh” của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP.HCM cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0.03 lít/km, cho các ô tô chạy xăng là 0.15 lít/km. Quãng đường trung bình mỗi phương tiện chạy trong khu vực dự án ước tính khoảng 100 m. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông của dự án được trình bày ở bảng 3.16 sau: Bảng 3.16. Lượng nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông STT Loại xe Số lượt xe Lượng nhiên liệu tiêu thụ (lít/km) (1) Quãng đường (km) Tổng thể tích nhiên liệu (lít/ngày) 1 Xe gắn máy 400 0.03 0.1 1.2 2 Xe ô tô 02 0.15 0.1 0.15 Tổng cộng 400 1.35 Nguồn: (1) Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP.HCM, Bao cáo nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại TP.HCM, 2007. Dựa vào hệ số ô nhiễm của các xe chạy xăng của WHO, tính toán được tải lượng ô nhiễm của các chất gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trong bảng 3.17 sau Bảng 3.17. Tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/1000 lít xăng) (1) Tải lượng ô nhiễm, kg/ngày 1 CO 291 0,2 2 CxHy 33,2 0,027 3 NOx 11,3 0,009 4 SO2 0,9 0,007 5 Aldehyde 0,4 0,0003 Nguồn: (1) WHO, Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, 1993 Mặt khác, khi vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ sử dụng các xe chạy bằng dầu DO, dựa theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh” của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP.HCM thì lượng tiêu thụ trung bình của xe tải chạy bằng dầu DO là 0,3 lít/km. Ước tính quãng đường trung bình mỗi phương tiện chạy khoảng 200 km, theo ước tính như đã trình bày trên thì ước tính có khoảng 400 lượt xe ra vào hằng ngày. Như vậy lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông của dự án là 540 lít/ngày. Lượng khí thải này tương đối lớn, khí thải sinh ra chủ yếu vẫn là bụi, CO, SO2, NOx gây tác động đến môi trường không khí trong khu vực. Nhìn chung ô nhiễm không khí do giao thông tại khu vực dự án không đáng kể do địa bàn dự án rộng, các nguồn ô nhiễm lại phân tán. Tuy nhiên, chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. VI.1.2. Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ dư trong quá trình sản xuất *Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung Tiếng ồn và độ rung chủ yếu phát sinh từ các loại máy may, máy ép tiếng ồn phát sinh trong nhà máy nơi hoạt động của máy móc thì tương đối cao và liên tục (Khoảng 80 – 85dBA). *Ô nhiễm do nhiệt dư Nhiệt dư phát sinh từ các công đoạn ép, ủiNhiệt độ cao sẽ gây những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người như mất nhiều mồ hôi, kèm theo đó là mất một lượng muối khoáng như các ion Na, K, Fe Nhiệt độ cao cũng tác động đến cơ tim như làm tăng chức năng làm việc của tim, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Thông thường vào những ngày nắng nóng nhiệt độ từ khu vực xưởng sản xuất thường cao hơn so với môi trường bên ngoài từ 1-30C ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. VI.1.3. Tác động đến môi trường nước Căn cứ vào quy trình và công nghệ sản xuất, quá trình hoạt động sản xuất của công ty không sử dụng nước. Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. * Nước thải sinh hoạt Theo ước tính có khoảng 400 người sinh hoạt hằng ngày bao gồm nước thải sinh hoạt của nhân viên, và công nhân làm việc... * Nước mưa chảy tràn Về cơ bản, nước mưa được quy ước là nước sạch. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l Photpho : 0,004 – 0,03 mg/l COD : 10 – 20 mg/l Tổng chất rắn lơ lửng : 10 – 20 mg/l Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông được lọc rác có kích thước lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại các hố ga trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa chung của khu công nghiệp. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét. Vì vậy, tác động từ nước mưa chảy tràn trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động là không đáng kể. VI.1.4. Nguồn phát sinh chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty là chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại. * Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn thải ra chủ yếu là rác thải sinh hoạt của công nhân viên phát sinh từ các phân xưởng, khu vực văn phòng, nhà vệ sinh... với số lượng nhân viên là 400 người, ước tính lượng thải bình quân khoảng 0.5 kg/người/ngày, thì mỗi ngày có khoảng 200 kg/ngày. Rác thải sinh hoạt có thành phần: + Các hợp chất có thành phần hữu cơ: Thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa, giấy báo, thùng cartong.; + Các hợp chất có thành phần vô cơ: Bao nylon, nhựa, plastic, PVC, thủy tinh, vỏ hộp kim loại; Chất thải sinh hoạt có chứa các thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vi trùng gây bệnh, là nguồn thức ăn cho rùi muỗi, Đây là vật trung gian gây bệnh cho người và có thể phát triển thành dịch. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng sẽ bị phân hủy kị khí hay hiếu khí, sinh ra các khí như CO, CO2, CH4, H2S, NH3, gây mùi hôi. Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom và xử lý tốt thì lượng nước rò rỉ sẽ dễ dàng thấm sâu xuống tầng nước ngầm gây suy thoái tầng nước ngầm trong khu vực và lan ra vùng xung quanh. Các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống và gây mất mỹ quan nếu không được thu gom và vận chuyển đi xử lý. Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn sản xuất rất đa dạng, đặc tính của chúng phụ thuộc vào công nghệ và loại hình sản xuất: + Các nguyên liệu cám bị hư, mốc do quá trình vận chuyển và bảo quản không đúng kỹ thuật. Để hạn chế loại chất thải này, chủ đầu tư sẽ chú ý đến các công đoạn vận chuyển và bảo quản để tránh ẩm mốc, phòng chống côn trùng xâm nhập + Các loại bao bì hư hỏng như túi nilon, bìa carton, chai nhựa từ lúc chứa nguyên liệu đến công đoạn đóng gói sản phẩm. + Các loại chất thải rắn sản xuất như: Dây đai, dây buộc, thùng cartong sẽ được công ty tái sử dụng. Chất thải rắn khác từ quá trình sản xuất bao gồm: vải, chỉ, toàn bộ lượng chất thải này sẽ được thu gom và bán lại cho đơn vị có chức năng để tái chế nhằm hạn chế mức ảnh hưởng ra môi trường bên ngoài. Phần chất thải còn lại như: nhãn mác, tem, băng keo dán,... loại chất thải rắn này sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định. * Chất thải rắn nguy hại Bên cạnh chất thải rắn sản xuất, trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị cũng như các vật dụng khác sẽ tạo ra một lượng chất thải nguy hại như: Dầu nhớt thải từ quá trình bôi trơn, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in thải Lượng chất thải nguy hại phát sinh ước tính khoảng 5-10% tổng khối lượng chất thải rắn sản xuất của công ty, tức khoảng 1 – 2 kg/ngày tương đương với 30 - 60kg/tháng. Lượng chất thải này sẽ được chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý. Lượng chất thải này sẽ được chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và vận chuyển đi xử lý nhằm không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại khu vực. VI.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm * Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước Giảm thiểu ô nhiễm nước do nước thải sản xuất. Nước thải từ sản xuất được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đạt tiêu chuẩn loại A. Bố trí 2 bể có dung tích mỗi bể 10m3 để nước thải được kiểm tra trước khi thải ra hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp. Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được xử lý qua bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp. Nước thải công nghiệp sẽ được xử lý theo quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN24:2009/BTNMT. * Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Thu riêng từng loại chất thải rắn, thu gom chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom xà xử lý chất thải. Chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn phòng cháy chữa cháy. * Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung Một số các biện pháp khống chế được đề xuất áp dụng như sau: Quy định tốc độ lưu thông của các loại xe bên trong khu vực dự án; Trồng cây xanh xung quanh khu vực hàng rào công ty. Bố trí nhà xưởng thông thoáng. Đối với máy móc phát sinh tiếng ồn như: máy phát điện, máy dùng cho xưởng may...biện pháp phòng chống như sau: + Các ly các nguồn phát sinh tiếng ồn: nhà xưởng may... + Trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc trong khu vực có mức ồn cao. + Sử dụng vật liệu giảm độ rung như: lót đế cao su dưới các loại may cho xưởng may... + Đế móng đặt các thiết bị được thiết kế sâu; + Đặt máy móc nơi có nền bằng phẳng; + Thiết kế và lắp đặt hệ thống kiểm soát tự động để giảm số lượng nhân viên làm việc trực tiếp. Sử dụng vật liệu cách âm, giảm độ rung cho các loại máy móc phát sinh tiếng ồn như: máy nghiền, máy đóng gói... CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN VII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư: Căn cứ vào các văn bản pháp lý sau đây : - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 ; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình; - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; - Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ vể quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng; - Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; - Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc Quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư; - Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/04/2010 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”; - Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ; - Thông tư 130/2008/TT-BXD ngày 26/12/2008 của Bộ Xây Dựng và Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thông tư số 03/2009/TT–BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây Dựng Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; - Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; - Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20/10/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Ban hành Quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh; - Công văn số 3887/UBND-TM ngày 06/8/2012 của UBND TP.HCM về việc chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định sửa chữa cải tạo nâng cấp nhà xưởng hiện hữu tại số 86 đường Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, để tổ chức sản xuất kinh doanh hàng may mặc thời trang, phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp; - Quyết định số 64/2007/QĐ-DMGĐ ngày 25/7/2007 của Công ty Dệt may Gia Định về việc điều động tài sản bất động sản nhà xưởng không giao CPH từ Công ty Dệt may Sài Gòn về Công ty Dệt may Gia Định; - Nghị quyết số 35/NQ-HĐTV ngày 06/4/2012 của Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định điều 1 về việc thống nhất điều chỉnh cải tạo, sửa chữa nhà xưởng tại số 86 Lũy Bán Bích để mở rộng sản xuất kinh doanh ngành may mặc; - Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư. VII.2. Nội dung tổng mức đầu tư VII.2.1. Nội dung Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 20,625,000,000 đồng (Hai mươi tỷ sáu trăm hai mươi lăm triệu đồng). Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị, chi phí tư vấn dự án, Chi phí quản lý dự án và dự phòng phí. Chi phí máy móc thiết bị Chi phí máy móc thiết bị bao gồm các hạng mục được trình bày trong bảng sau: STT Khoản mục chi phí Thành tiền trước thuế Thành tiền sau thuế Chi phí mua sắm thiết bị Thiết bị may 16,415,038,597 18,056,542,457 Bàn ghế 743,850,000 818,235,000 Hệ thống làm mát 246,620,000 271,282,000 Phòng cháy chữa cháy 373,220,250 410,542,275 Tổng cộng 17,778,728,847 19,556,601,732 Theo quyết định số 957/QĐ-BXD công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình và TT 109/2000/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí thẩm định dự án đầu tư như sau: Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí khởi công, khánh thành; => Chi phí quản lý dự án = GTB*2.344% = 458,406,745,000 đồng GTB: Chi phí thiết bị, máy móc Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng lắp đặt Bao gồm: - Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư = 36,300,000 đồng - Chi phí lập HSMT thiết bị = GTB x 0.405% = 79,204,237 đồng - Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị = GTB x 0,829 % = 162,124,228 đồng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng lắp đặt = 277,628,45 đồng Chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên: - Lệ phí thẩm định dự án đầu tư = GTB x 0.18% = 3,607,069 đồng - Chi phí kiểm toán = GTB x 0.363 % = 65,622,690 đồng - Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán = GTB x 5.019% = 41,065,771 đồng => Chi phí khác = 110,295,531 đồng Chi phí dự phòng Để đảm bảo cho quá trình mua sắm hoạt động của nhà xưởng được an toàn trước những biến động về chi phí, lạm phát. Dự án cần thêm một khoảng dự phòng phí là 221,967,430 đồng => Chi phí dự phòng = 221,967,430 đồng VII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư STT Khoản mục chi phí Thành tiền trước thuế Thành tiền sau thuế I Chi phí mua sắm thiết bị 17,778,728,847 19,556,601,732 Thiết bị may 16,415,038,597 18,056,542,457 Bàn ghế 743,850,000 818,235,000 Hệ thống làm mát 246,620,000 271,282,000 Phòng cháy chữa cháy 373,220,250 410,542,275 II Chi phí quản lý dự án 416,733,404 458,406,745 III Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng lắp đặt 252,389,514 277,628,465 Chi phí lập dự án đầu tư 33,000,000 36,300,000 Chi phí lập HSMT thiết bị 72,003,852 79,204,237 Giám sát thi công thiết bị 147,385,662 162,124,228 IV Chi phí khác 100,268,664 110,295,531 Lệ phí thẩm định dự án đầu tư 3,279,154 3,607,069 Chi phí kiểm toán 59,656,991 65,622,690 Thẩm tra, phê duyệt quyết toán 37,332,519 41,065,771 V Dự phòng phí 201,788,572 221,967,430 TỔNG 18,749,909,002 20,624,899,902 Tổng đầu tư (làm tròn) 20,625,000,000 VII.3. Vốn lưu động Ngoài tổng vốn cố định đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cần dùng đến vốn lưu động. Nguồn vốn lưu động sẽ được chủ đầu tư dự kiến vay ngân hàng theo kế hoạch sử dụng vốn hàng năm như sau: Hàng CMPT ĐVT: 1000 đ Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Giá vốn 5,852,172 21,263,104 23,115,938 25,033,603 27,018,477 29,073,024 Số vòng quay 4 4 4 4 4 4 Dự kiến VLĐ cần vay 1,463,043 5,315,776 5,778,985 6,258,401 6,754,619 7,268,256 Năm 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Giá vốn 31,478,917 31,094,920 31,708,646 32,338,399 32,984,637 33,647,830 Số vòng quay 4 4 4 4 4 4 Dự kiến VLĐ cần vay 7,869,729 7,773,730 7,927,161 8,084,600 8,246,159 8,411,958 Năm 2026 2027 2028 Giá vốn 34,328,463 35,027,035 35,744,057 Số vòng quay 4 4 4 Dự kiến VLĐ cần vay 8,582,116 8,756,759 8,936,014 Hàng FOB ĐVT: 1000 đ Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Giá vốn 11,185,137 40,100,653 43,295,583 46,560,532 49,897,004 53,306,539 Số vòng quay 2 2 2 2 2 2 Dự kiến VLĐ cần vay 5,592,569 20,050,327 21,647,792 23,280,266 24,948,502 26,653,269 Năm 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Giá vốn 54,528,289 53,187,378 53,820,177 54,462,601 55,114,845 55,777,109 Số vòng quay 2 2 2 2 2 2 Dự kiến VLĐ cần vay 27,264,145 26,593,689 26,910,088 27,231,300 27,557,422 27,888,555 Năm 2026 2027 2028 Giá vốn 56,449,598 57,132,523 57,826,099 Số vòng quay 2 2 2 Dự kiến VLĐ cần vay 28,224,799 28,566,262 28,913,050 CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN VIII.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư STT Khoản mục chi phí Thành tiền sau thuế I Chi phí mua sắm thiết bị 19,556,601,732 II Chi phí quản lý dự án 458,406,745 III Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng lắp đặt 277,628,465 IV Chi phí khác 110,295,531 V Dự phòng phí 221,967,430 TỔNG 20,624,899,902 Tổng đầu tư (làm tròn) 20,625,000,000 VIII.2. Tiến độ sử dụng vốn Dự kiến tiến độ thực hiện dự án được triển khai theo kế hoạch như sau: STT Hạng mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12 T.1 1 Lập Dự án đầu tư và trình phê duyệt X 2 Tổ chức đấu thầu trang thiết bị X 3 Kết quả đấu thầu và Hợp đồng nhập khẩu thiết bị và thi công một số hạng mục X 4 Thi công hệ thống làm mát, PCCC X 5 Lắp đặt thiết bị và vận hành đưa vào hoạt động sản xuất X X Tiến độ sử dụng vốn dự kiến như sau: STT Hạng mục Tháng 11/2013 Tháng 12/2013 Tháng1/2014 Tổng cộng 1 Chi phí mua sắm thiết bị Thiết bị may 9,028,271,228 4,514,135,614 4,514,135,614 18,056,542,457 Bàn ghế 818,235,000 818,235,000 Hệ thống làm mát 271,282,000 271,282,000 Phòng cháy chữa cháy 410,542,275 410,542,275 2 Chi phí quản lý dự án 229,203,372 229,203,372 458,406,745 3 Chi phí tư vấn đầu tư 277,628,465 277,628,465 4 Chi phí khác 3,607,069 53,344,231 53,344,231 110,295,531 5 Dự phòng phí 100,000,000 100,000,000 21,967,430 221,967,430 Nguồn vốn xin từ bán nhà xưởng của công ty 10,049,252,410 5,167,965,217 5,407,682,274 20,624,899,902 Nguồn vốn xin từ bán nhà xưởng của công ty (làm tròn) 20,625,000,000 VIII.3. Kế hoạch sử dụng vốn Theo dự kiến nguồn vốn đầu tư nêu trên sẽ được xin từ phần tiền đã bán mặt bằng - nhà xưởng của Công ty DMGĐ để đầu tư trang thiết bị của dự án với tổng giá trị là 20,625,000.000 đồng (Hai mươi tỷ sáu trăm hai mươi lăm triệu đồng). Vốn đầu tư sẽ được sử dụng theo tiến độ thực hiện dự án. Hạng mục Tháng 11/2013 Tháng 12/2013 Tháng 1/2014 Tổng cộng (làm tròn) Nguồn vốn xin từ bán MB-NX của Công ty DMGĐ đang được tạm giữ tại tài khoản của Sở Tài chính thành phố 10,049,252,410 5,167,965,217 5,407,682,274 20,625,000,000 CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH IX.1. Các thông số kinh tế và cơ sở tính toán Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau: - Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án trong thời gian hoạt động là 15 năm, dự án sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1/2014 - Cơ cấu vốn gồm có: + Vốn cố định: 100% vốn từ phần tiền đã bán mặt bằng - nhà xưởng của Công ty Dệt May Gia Định đang được tạm giữ tại tài khoản của Sở Tài chính thành phố. + Vốn lưu động: vay ngân hàng (theo kế hoạch sử dụng vốn hằng năm) - Doanh thu của dự án thu được từ sản xuất quần jean theo hàng CMPT và FOB - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. - Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án (tạm tính không ưu đãi): 25% - Tỷ giá (VND/USD) = 21,080 đồng (theo tỷ giá mua VND/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 16/09/2013) IX.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh IX.2.1. Kế hoạch hoạt động và năng suất sản xuất các chuyền máy Tổng số chuyền theo thiết kế: 8 chuyền. Năng suất tối đa theo thiết kế theo 1 chuyền: 18,000 sản phẩm/tháng. Dự kiến tiến độ đầu tư các dây chuyền may: STT Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Hiệu suất 0.5 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 2 Số chuyền hoạt động 3 8 8 8 8 8 3 Sản lượng 1 chuyền (cái) 18,000 18,000 18,000 18,000 18,000 18,000 4 Số tháng hoạt động 1 năm 10.5 11.5 11.5 11.5 11.5 11.5 5 Sản lượng năm (cái) 283,500 1,159,200 1,242,000 1,324,800 1,407,600 1,490,400 IX.2.2. Kế hoạch sản xuất đối với các loại đơn hàng Hàng gia công CMPT (tỷ lệ 75%) Hàng CMPT là dây chuyền chuyên gia công, chỉ thực hiện công đoạn cắt, may và đóng gói; còn kiểu mẫu và vải nhận theo đơn hàng. ĐVT: 1,000 đ TT Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Hiệu suất 0.5 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 2 Sản lượng KH (cái) 212,625 869,400 931,500 993,600 1,055,700 1,117,800 3 Đơn giá (USD) 1.65 1.67 1.68 1.70 1.72 1.73 4 Đơn giá (VNĐ) 34.78 35.13 35.48 35.84 36.19 36.56 5 Doanh thu (USD) 350,831 1,448,855 1,567,868 1,689,117 1,812,633 1,938,451 6 Doanh thu (VNĐ) 7,395,523 30,541,866 33,050,662 35,606,579 38,210,311 40,862,556 Hàng FOB (tỷ lệ 25%) Là hàng hóa do chính nhà máy sản xuất từ khâu thiết kế đến hoàn thành sản phẩm, theo quy trình sản xuất khắt khe nhất từ khâu chọn nguyên vật liệu đầu vào đến khâu thành phẩm cuối cùng. ĐVT: 1,000 đ TT Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Hiệu suất (%) 0.5 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 2 Sản lượng KH (cái) 77,625 289,800 310,500 331,200 351,900 372,600 3 Đơn giá (USD) 7.0 7.07 7.14 7.21 7.28 7.36 4 Đơn giá (VNĐ) 147.18 148.65 150.13 151.63 153.15 154.68 5 Doanh thu (USD) 543,375 2,048,886 2,217,187 2,388,650 2,563,320 2,741,244 6 Doanh thu (VNĐ) 11,424,459 43,077,828 46,616,364 50,221,363 53,893,800 57,634,664 IX.3. Tính toán chi phí của dự án IX.3.1. Chi phí thuê đất hằng năm Chi phí thuê đất hằng năm 168,480 đồng/m2, ước tính chi phí này được điều chỉnh 5 năm một lần, mức điều chỉnh này dựa vào giá đất của khu vực, dự kiến tăng khoảng 5%/chu kỳ. Trong 5 năm đầu hoạt động, dự án phải trả chi phí này cho mỗi năm là 765,000,000 đồng. IX.3.2. Chi phí khấu hao Chi phí khấu hao cho dự án bao gồm: Khấu hao nhà xưởng tham gia vào hoạt động, khấu hao thiết bị, khấu hao hệ thống làm mát cho cả 2 xưởng, khấu hao thiết bị PCCC, Tư vấn dự án và dự phòng phí Hạng mục Thời gian khấu hao - Chi phí thiết bị + Thiết bị may 7 + Bàn ghế 7 + Hệ thống làm mát 7 + Phòng cháy chữa cháy 7 - Chi phí quản lý, tư vấn dự án, dự phòng phí 7 ( Chi tiết khấu hao các hạng mục qua các năm được trình bày chi tiết trong phụ lục) IX.3.3. Chi phí nhân công Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến mỗi năm sẽ tăng theo năng suất và kế hoạch sản xuất của nhà máy, vì thế số nhân công thuê mướn sẽ thay đổi cho phù hợp, chi phí này bao gồm cả chi phí BHXH, BHYT, chi phí công đoàn, trợ cấp thất nghiệp...cho công nhân. Chi phí lương của nhân viên phụ thuộc vào số lượng và thời gian tăng ca, vì vậy khi sản lượng tăng thì chi phí cũng tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Ước tính chi phí lao động tăng 3%/năm. Bảng tổng hợp thuê mướn nhân công các năm như sau: Bảng kế hoạch thuê nhân công và tổng lương ĐVT: 1,000 đ Hạng mục 2014 2015 2016 2017 2018 Số chuyền hoạt động 3 8 8 8 8 Số nhân công cho 1 chuyền 50 50 50 50 50 Tổng số nhân công 150 400 400 400 400 1. Tiền lương trả cho 1 công nhân/ tháng 4,035 4,133 4,233 4,337 4,444 +Tiền lương cơ bản 3,000 3,090 3,183 3,278 3,377 +Phụ cấp 780 780 780 780 780 +BHXH, BHYT, công đoàn(8.5% lương CB) 255 263 271 279 287 2. Công ty trích Quỹ BHXH, BHYT, công đoàn, trợ cấp thất nghiệp của công ty/ tháng (21% lương CB) 630 649 668 688 709 Phí BHXH, BHYT, công đoàn 630 649 668 688 709 3. Tổng chi phí nhân công 3,673,688 15,396,591 16,910,508 18,492,899 20,146,673 (Chi tiết bảng kế hoạch thuê nhân công và tổng lương được trình bày trong phụ lục) Ngoài nhân công trực tiếp sản xuất, dự án còn thuê mướn thêm đội ngũ quản lí và bán hàng, chi phí này cũng thay đổi theo kế hoạch sản xuất. IX.3.4. Chi phí hoạt động Chi phí điện cho hệ thống máy móc hoạt động Chi phí điện năng tiêu thụ cho hoạt động của mỗi chuyền may với công suất hoạt động tối đa 18,000 sản phẩm, tùy theo công suất hoạt động của máy và số chuyền may mà chi phí này thay đổi. Ước tính năm đầu chi phí tiêu thụ điện năng là 42,525,000 đồng. Chi phí điện cho hệ thống làm mát Ngoài ra, nhà xưởng còn phải chịu chi phí điện cố định cho hệ thống làm mát, chi phí này ước tính cho năm đầu hoạt động là 23,000,000 đồng/năm tùy vào công suất hoạt động mỗi năm và giá điện tăng. Chi phí nguyên vật liệu Hàng FOB STT Chủng loại ĐVT Thành tiền (VNĐ) 1 Vải chính 1 sp 77,500 2 Vải lót 1 sp 4,600 3 Dây kéo pc/1sp 3,600 4 Nhãn chính pc/1sp 650 5 Nhãn phụ set/1sp 1,600 6 Nhãn da pc/1sp 3,500 7 Thẻ bài set/1sp 1,150 8 Nút pc/1sp 1,096 9 Đinh tán set/1sp 2,400 10 Thùng, bao gói, băng keo Đ/1sp 2,700 11 Chỉ SP 4,700 12 Chi phí xuất khẩu Đ/1sp 2,396 13 Wash Đ/1sp 12,000 CỘNG 117,892 Hàng CMPT STT Chủng loại ĐVT Thành tiền (VNĐ) 1 Thùng, Bao gói, băng keo VNĐ/1 sp 2,700 2 Chỉ sản phẩm M 4,700 3 Chi phí xuất khẩu ĐVT/1 sp 2,396 CỘNG 9,796 Giá của các chi phí nguyên vật liệu ước tính theo trượt giá chung, dự kiến tăng khoảng 1%/năm. BẢNG TỔNG HỢP GIÁ VỐN HÀNG BÁN ĐVT: 1,000 đ Năm 2014 2015 2028 Hạng mục 1 2 15 + Hàng CMPT Chi phí nhân công 2,755,266 11,547,443 22,964,618 Chi phí điện cho máy móc sản xuất 31,894 131,714 192,732 Chi phí thùng, bao gói, băng keo 574,088 2,370,854 3,469,182 Chi phí chỉ sản phẩm 999,338 4,127,042 6,038,947 Chi phí xuất khẩu 509,450 2,103,913 3,078,578 Chi phí khấu hao 2.396 2.42 2.75 Tổng chi phí trực tiếp 982,138 982,138 - Số lượng 5,852,172 21,263,104 35,744,057 Giá thành 212,625 869,400 1,117,800 Giá vốn 28 24 32 + Hàng FOB Chi phí nhân công 918,422 3,849,148 7,654,873 Chi phí điện 10,631 43,905 64,244 Chi phí vải chính 5,492,813 22,684,095 33,192,792 Chi phí vải lót 326,025 1,346,411 1,970,153 Chi phí dây kéo 191,363 790,285 1,156,394 Chi phí nhãn chính 46,069 190,254 278,391 Chi phí nhãn phụ 113,400 468,317 685,271 Chi phí nhãn da 248,063 1,024,443 1,499,029 Chi phí thẻ bài 81,506 336,603 492,538 Chi phí nút 77,679 320,797 469,410 Chi phí đinh tán 170,100 702,475 1,027,906 Chi phí thùng, bao gói, băng keo 191,363 790,285 1,156,394 Chi phí chỉ 333,113 1,375,681 2,012,982 Chi phí xuất nhập khẩu 169,817 701,304 1,026,193 Chi phí wash 850,500 3,512,376 5,139,529 Chi phí khấu hao 1,964,276 1,964,276 - Tổng chi phí sản xuất trực tiếp 11,185,137 40,100,653 57,826,099 Số lượng 70,875 289,800 372,600 Giá thành 158 138 155 Giá vốn 11,185,137 40,100,653 57,826,099 Chi phí quản lý và bán hàng Ngoài chi phí điện, chi phí nguyên vật liệu còn có chi phí quản lý, bán hàng. Chi phí này phụ thuộc vào công suất hoạt động của dự án. Do đó, ước tính chi phí quản lý bán hàng chiếm 5% doanh thu. Chi phí phụ tùng thay thế Ngoài các khoản chi phí trên, trong quá trình hoạt động không tránh khỏi các sự cố máy móc hư hỏng cần thay thế phụ tùng, vì thế dự án sẽ trích số tiền bằng 1% giá vốn hàng bán để dùng cho mục đích trên. IX.3.5. Vốn lưu động Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là một phần không thể thiếu, nó là huyết mạch giúp cho tiến trình hoạt động kinh doanh được thông suốt. Nhu cầu vay vốn lưu động Hàng CMPT ĐVT: 1.000 đ Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Giá vốn 5,852,172 21,263,104 23,115,938 25,033,603 27,018,477 29,073,024 Số vòng quay 4 4 4 4 4 4 Dự kiến VLĐ cần vay 1,463,043 5,315,776 5,778,985 6,258,401 6,754,619 7,268,256 Hàng FOB ĐVT: 1.000 đ Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Giá vốn 11,185,137 40,100,653 43,295,583 46,560,532 49,897,004 53,306,539 Số vòng quay 2 2 2 2 2 2 Dự kiến VLĐ cần vay 5,592,569 20,050,327 21,647,792 23,280,266 24,948,502 26,653,269 Bảng trả lãi vay vốn lưu động qua các năm ĐVT: 1,000 đ Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Lãi vay 968,455 3,804,915 4,125,288 4,430,800 4,755,468 5,088,229 968,455 IX.4. Doanh thu từ dự án Với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, doanh thu của dự án khi đi vào hoạt động được thể hiện cụ thể như sau: BẢNG TỔNG DOANH THU QUA CÁC NĂM HOẠT ĐỘNG ĐVT: 1,000 đ STT Năm 2014 2015 2027 2028 I Sản lượng SX& tiêu thụ 1 2 14 15 1 Công suất sản xuất 0.5 0.7 1 1 2 Số chuyền hoạt động 3 8 8 8 3 Sản lượng sản xuất 283,500 1,159,200 1,490,400 1,490,400 + Hàng CMPT 212,625 869,400 1,117,800 1,117,800 + Hàng FOB 70,875 289,800 372,600 372,600 4 Sản lượng tiêu thụ 283,500 1,159,200 1,490,400 1,490,400 + Hàng gia công CMPT 212,625 869,400 1,117,800 1,117,800 + Hàng FOB 70,875 289,800 372,600 372,600 II Đơn giá + Hàng CMPT 34.78 35.13 39.59 39.98 + Hàng FOB 147.56 149.04 167.94 169.62 III Doanh thu 17,853,838 73,732,382 106,821,635 107,889,852 + Hàng CMPT 7,395,523 30,541,866 44,248,292 44,690,775 + Hàng FOB 10,458,315 43,190,517 62,573,343 63,199,076 IX.5. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án Báo cáo thu nhập dự trù ĐVT: 1.000 đ Năm 2014 2015 2016 2017 Tổng doanh thu 17,853,838 73,732,382 79,788,971 85,959,318 (-) Chi phí thuê đất hằng năm 765,000 765,000 765,000 765,000 (-) Giá vốn hàng bán 17,037,309 61,363,757 66,411,522 71,594,136 (-) Chi phí quản lý và bán hàng 892,692 3,686,619 3,989,449 4,297,966 (-) Chi phí phụ tùng thay thế 170,373 613,638 664,115 715,941 (-) Tiền điện cho hệ thống làm mát 21,000 23,230 23,462 23,697 (-) Lãi vay cho vốn lưu động 968,455 3,804,915 4,125,288 4,430,800 Thu nhập ròng và lãi vay trước thuế (EBIT) (2,000,992) 3,475,223 3,810,135 4,131,778 Thu nhập ròng trước thuế (EBT) (2,000,992) 3,475,223 3,810,135 4,131,778 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) - 868,806 952,534 1,032,944 Thu nhập ròng sau thuế (EAT) (2,000,992) 2,606,417 2,857,601 3,098,833 Tổng nguồn thu: doanh thu từ các sản phẩm sản xuất. Tổng nguồn chi: Chi phí thuê đất hằng năm, chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm (giá vốn hàng bán), chi phí quản lý và bán hàng, chi phí phụ tùng thay thế cho trang thiết bị may, chi phí tiền điện cho hệ thống làm mát, chi phí trả lãi vay vốn lưu động. Giá trị nhà xưởng còn lại được thẩm định và ước tính giá theo năm 2013. Trong năm đầu, vì công suất sản xuất chưa đạt mức tối ưu dẫn đến giá thành sản phẩm cao, vì thế lợi nhuận trong năm đầu thấp không đủ bù đắp vào chi phí lãi vay cho vốn lưu động. Tuy nhiên, kế hoạch hoạt động kinh doanh khả thi, mang lợi nhuận cao cho chủ đầu tư trong các năm sau khi dự án nâng cao công suất và đi vào ổn định. Bảng báo cáo ngân lưu ĐVT: 1,000 đ Năm 2013 2014 2015 2016 NGÂN LƯU VÀO 0 1 2 3 Tổng doanh thu - 17,853,838 73,732,382 79,788,971 Giá trị thanh lý Tổng ngân lưu vào - 17,853,838 73,732,382 79,788,971 NGÂN LƯU RA Giá trị nhà xưởng 15,217,218 5,407,682 Chi phí thiết bị 11,185,137 40,100,653 43,295,583 Chi phí trang thiết bị 3,673,688 15,396,591 16,910,508 Chi phí đầu tư hệ thống làm mát cho cả 2 xưởng 765,000 765,000 765,000 Chi phí mua sắm thiết bị PCCC - 63,525 198,849 213,507 Chi phí tư vấn lập dự án - 892,692 3,686,619 3,989,449 Dự phòng phí 170,373 613,638 664,115 Chi phí nguyên vật liệu 169,817 701,304 758,912 Tiền lương công nhân và kỹ sư 968,455 3,804,915 4,125,288 Chi phí thuê đất hằng năm 15,217,218 23,296,369 65,267,570 70,722,361 Tiền điện (15,217,218) (5,442,531) 8,464,813 9,066,610 Chi phí quản lý và bán hàng - - 868,806 952,534 Chi phí phụ tùng thay thế (15,217,218) (5,442,531) 7,596,007 8,114,076 Chi phí xuất nhập khẩu (15,217,218) (20,659,749) (13,063,742) (4,949,666) Chi phí lãi vay vốn lưu động 0 1 2 3 Tổng ngân lưu ra - 17,853,838 73,732,382 79,788,971 Ngân lưu ròng trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp - 17,853,838 73,732,382 79,788,971 Ngân lưu ròng sau thuế (NCF) Ngân lưu ròng sau thuế (NCF) tích lũy 15,217,218 5,407,682 (Chi tiết báo cáo ngân lưu được thể hiện trong phụ lục của dự án) Dự án được sử dụng nguồn vốn 100% xin cấp từ bán nhà xưởng của công ty, ngoài ra còn giá trị nhà xưởng còn lại được thẩm định và ước tính giá theo năm 2012, suất chiết khấu của dự án được tính bằng sức sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư WACC = re = 10%, dự án có suất sinh lợi nội bộ IRR = 31% > 10% và ứng với suất sinh sinh lợi đó giá trị hiện tại ròng của dòng tiền NPV = 30,504,332,000 đồng. BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN TT Chỉ tiêu Giá trị 11 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 20,625,000,000 22 Giá trị hiện tại thuần NPV 30,504,332,000 33 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 31% 44 Thời gian hoàn vốn 5 năm Đánh giá Hiệu quả Trên đây là kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn với NPV = 30,504,332,000 đồng, với suất chiết khấu của dự án (chi phí sử dụng vốn) bằng với suất sinh lợi yêu cầu của công ty re=10%, thời gian hoàn vốn là 4 năm 7 tháng. Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh. IX.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - Cùng với xu hướng phát triển chung cho ngành may mặc của nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. - Dự án mang tính khả thi cao, sát với thực tế, có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội giúp cho Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển ngành may mặc của đất nước, đồng thời giải quyết được một lực lượng lớn lao động cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như cả nước nói chung. - Dự án khi đi vào hoạt động sẽ phản ánh đúng việc quản lý sử dụng khai thác tốt mặt bằng nhà xưởng, đáp ứng nhu cầu cần thiết trong sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty. - Dự án đi vào thực hiện sẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo quyết định số 36/2008/ QĐ-TTg ngày 10/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ. - Góp phần khai thác hiệu quả các mặt bằng của công ty. - Tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố và đón đầu cơ hội dòng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Asean. - Giải quyết vấn đề an sinh xã hội, tạo ra khoảng 400 việc làm cho người lao động địa phương. Đón đầu lợi ích hiệp định TPP. CHƯƠNG X: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN X.1. Nhận diện rủi ro Kết quả các chỉ tiêu thẩm định dự án (NPV, IRR,....) chịu tác động của hàng loạt các dữ liệu phân tích ban đầu như: Các thông số đầu tư, các thông số về chi phí hoạt động, các thông số về doanh thu dự kiến. Đối với dự án này, chi phí hoạt động bao gồm: chi phí lương, chi phí marketing; chi phí nguyên liệu chi phí khác. Những chi phí này nhà đầu tư có thể kiểm soát được. Riêng đối với lạm phát Chính phủ luôn kiềm giữ trong khoảng dao động từ 6% đến 10%, mặt khác lạm phát trong trường hợp này có lợi cho dự án nên cũng không đáng lo ngại. Công suất sản xuất và chỉ tiêu giá bán sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường xuất nhập khẩu. Do đó các yếu tố này nằm ngoài sự kiểm soát của nhà đầu tư. Công suất sản xuất của nhà máy và giá bán sản phẩm thật sự là các biến có khả năng rủi ro lớn nhất đối với dự án. X.2. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy một chiều được tiến hành để kiểm tra mức thay đổi của các biến kết quả dự án như NPV, IRR so với sự thay đổi của một biến rủi ro và các biến còn lại không đổi. Giá bán dao động từ (90% -155%) và công suất sản xuất tối đa thay đổi từ (85%-125%) so với công suất tối đa dự kiến thì ta có kết quả thay đổi của NPV và IRR như sau: Thay đổi giá bán ĐVT: 1,000 đồng Thay đổi giá bán NPV IRR 90% (24,738,659) - 95% 5,828,159 15.47% 100% 30,504,332 30.70% 105% 53,633,843 41.95% 110% 76,763,355 52.00% 115% 99,769,417 61.15% 120% 122,706,188 69.69% 125% 145,642,960 77.86% 100% 30,504,332 30.70% 105% 53,633,843 41.95% 110% 76,763,355 52.00% 115% 99,769,417 61.15% 120% 122,706,188 69.69% 125% 145,642,960 77.86% 130% 168,579,731 85.73% 135% 191,516,502 93.36% 140% 214,453,274 100.78% 145% 237,390,045 108.02% 150% 260,326,816 115.11% 155% 283,263,588 122.06% Nhận xét: Bảng trên cho thấy, khi giá bán sản phẩm trung bình dao động từ (90%-155%) thì giá trị NPV dao động từ (24,738,659,000) đồng đến 283,263,588,000 đồng. Nếu hằng năm giá bán thực tế không đạt được trên 90% giá bán sản phẩm theo dự kiến thì NPV sẽ âm (-) và dự án sẽ không còn hiệu quả về mặt tài chính. Vì mức giá bán dự kiến trong dự án là mức giá do chủ đầu tư cân đối thấp nhất để giả định rằng trong trường hợp rủi ro nhất dự án vẫn khả thi về mặt tài chính. Thay đổi công suất sản xuất ĐVT: 1,000 đồng Thay đổi công suất sản xuất NPV IRR 85% (4,911,726) 3.07% 90% 7,446,297 16.62% 95% 19,228,112 24.41% 100% 30,504,332 30.70% 105% 41,762,218 36.36% 110% 53,020,103 41.62% 115% 64,277,989 46.59% 120% 75,535,875 51.36% 125% 86,793,761 55.96% 130% 98,051,647 60.43% 135% 109,303,146 64.77% 140% 120,495,153 68.91% 145% 131,687,159 72.95% 150% 142,879,165 76.92% 155% 154,071,172 80.82% 105% 41,762,218 36.36% 110% 53,020,103 41.62% 115% 64,277,989 46.59% 120% 75,535,875 51.36% 125% 86,793,761 55.96% Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích độ nhạy ta thấy, khi công suất sản xuất dao động (85%-125%) thì giá trị NPV của dự án cũng dao động từ (4,911,726,000) đồng đến 86,793,761,000 đồng. Với các yếu tố khác không thay đổi, khi công suất thực tế giảm từ 85% trở xuống thì dự án không đạt hiệu quả, làm cho NPV (-). XI.3. Kết luận Các yếu tố về giá bán sản phẩm và công suất sản xuất thực tế của nhà máy là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án. Nếu giá bán sản phẩm giảm từ 90% so với giá bán dự kiến và công suất phục vụ thực tế không đạt được từ 85% trở lên so với công suất sản xuất dự kiến thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính. CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN Nhu cầu thời trang, may mặc có thể nói luôn luôn là nhu cầu bức thiết đối với tất cả mọi người vì ai cũng muốn mặc đẹp và sang trọng. Để làm ra được những bộ sản phẩm may mặc ưng ý và hợp thời trang không thể không kể đến vai trò vô cùng quan trọng của công nghệ ngành thời trang, may mặc. Những đóng góp của công nghệ thời trang may mặc không hề nhỏ cho sự phát triển của ngành thời trang trong nước nói chung và nước ngoài nói riêng. Mỗi quốc gia tùy vào sự phát triển và văn hóa có thể áp dụng những công nghệ thời trang, may mặc khác nhau để tạo ra những sản phẩm thời trang ưng ý và hợp lòng khách hàng nhất. Việc thực hiện đầu tư “Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định” tại số 86 Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú, sẽ góp phần đáng kể vào công nghệ may mặc trong nước. Ngoài ra, dự án còn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cho công ty, góp phần nâng cao vị trí Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định trên thị trường may mặc và thời trang. Bên cạnh đó, dự án còn tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương và nâng cao giá trị công nghiệp của Thành phố. Công ty TNHH một thành viên Dệt may Gia Định chúng tôi khẳng định Dự án đáp ứng được nhu cầu và lợi ích kinh tế - xã hội. Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế, tình hình thị trường trong nước. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH LÊ ĐÔNG TRIỀU NGUYỄN VĂN MAI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdu_an_dau_tu_may_moc_mo_rong_san_xuat_xuong_may_242.doc