Động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành

Tài liệu Động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 165 ĐỘNG LỰC CAI THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH Lê Thị Nhung*, Jane Champion**, Trần Thiện Trung*** TÓM TẮT Mở đầu: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch vành. Việc cai thuốc lá ở người bệnh động mạch vành sau đặt stent là bắt buộc để tránh nguy cơ tắc nghẽn dẫn đến tái hẹp. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành và các yếu tố liên quan để có những cơ sở tư vấn giáo dục sức khỏe phù hợp giúp người bệnh cai thuốc lá thành công. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 người bệnh có chẩn đoán bệnh động mạch vành và có hút thuốc lá đang theo dõi tái khám tại phòng khám Tim mạch can thiệp của bệnh viện Nhân dân Gia Định từ thời gian tháng 01/2018 đến tháng 05/2018. Kết quả: Trong số 384 người bệnh động mạch vành được nghiên cứu có 100% là nam giới với độ tuổi trung bình l...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 165 ĐỘNG LỰC CAI THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH Lê Thị Nhung*, Jane Champion**, Trần Thiện Trung*** TÓM TẮT Mở đầu: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch vành. Việc cai thuốc lá ở người bệnh động mạch vành sau đặt stent là bắt buộc để tránh nguy cơ tắc nghẽn dẫn đến tái hẹp. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành và các yếu tố liên quan để có những cơ sở tư vấn giáo dục sức khỏe phù hợp giúp người bệnh cai thuốc lá thành công. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 người bệnh có chẩn đoán bệnh động mạch vành và có hút thuốc lá đang theo dõi tái khám tại phòng khám Tim mạch can thiệp của bệnh viện Nhân dân Gia Định từ thời gian tháng 01/2018 đến tháng 05/2018. Kết quả: Trong số 384 người bệnh động mạch vành được nghiên cứu có 100% là nam giới với độ tuổi trung bình là 58,9 + 9,5. Tỷ lệ người bệnh có động lực cai thuốc lá là 83,3% (320/384). Những yếu tố liên quan đến động lực cai thuốc lá của người bệnh có ý nghĩa thống kê là tình trạng hôn nhân, số điếu hút hàng ngày và mức độ lo lắng về bệnh. Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được tình hình cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành và các yếu tố liên quan, điều này có ý nghĩa trong công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế nhằm giúp cho người bệnh cai thuốc lá được thành công hơn. Từ khóa: Bệnh động mạch vành, hút thuốc lá, động lực, cai thuốc lá. ABSTRACT MOTIVATION FOR SMOKING CESSATION AMONG PATIENTS WITH CORONARY HEART DISEASE Le Thi Nhung, Jane Champion, Tran Thien Trung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 165-172 Objectives: Cigarette smoking is a risk factor for coronary heart disease. Smoking cessation in patients with coronary artery disease after stent placement is mandatory to avoid the risk of blockage. The study aimed to investigate the motivation of patients and related factors to have suitable health education counseling to help them with successful smoking cessation. Methods: A cross – sectional study was conducted on 384 patients with coronary artery disease who were undergoing follow – up visits at the intervention cardiology clinic of the Gia Dinh People’s Hopital from January to May in 2018. Results: A total of 384 patients with coronary artery disease were studied. 100% were men with an average age of 58.9 + 9.5. The rate of patients had motivation to quit smoking is 83.3% (320/384). Factors related with the motivation to quit smoking of coronary artery patients were statistically significant that marital status, number of cigarettes smoked daily and anxiety levels about disease. Conclusions: The study described the smoking cessation status of patients with coronary artery disease and related factors, which is significant in counseling the health education of health care workers to help the patients quit smoking will be more successful. *Phòng Điều Dưỡng – bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM. *Trường Đại học Bắc Colorado – Hoa Kỳ, ***Trường Đại học Y dược TPHCM. Tác giả liên lạc: CN Lê Thị Nhung, ĐT: 0908 153551, Email: lenhungq2@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 166 Keywords: Coronary heart disease, smoking, cessation, motivation. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, theo Tổ chức y tế thế giới mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người chết do bệnh tim mạch và các biến chứng của nó chiếm khoảng 31% các trường hợp tử vong(4). Có nhiều yếu tố nguy cơ thúc đẩy tiến triển của bệnh lý tim mạch, trong đó thuốc lá là một yếu tố nguy cơ có mối liên quan mạnh đến bệnh lý tắc nghẽn mạch vành(2). Các nghiên cứu về động lực cai thuốc lá trong và ngoài nước cho thấy phần lớn người bệnh ý thức được tác hại của thuốc lá và có dự định cho việc cai thuốc lá, tuy nhiên tỉ lệ cai thuốc thất bại vẫn rất cao. Đối với những người bệnh động mạch vành sau đặt stent việc cai thuốc lá là chỉ định bắt buộc nhằm hạn chế nguy cơ tái hẹp(10). Nghiên cứu nhằm tìm ra các đặc điểm hút thuốc lá của người bệnh và các yếu tố liên quan đến động lực cai thuốc lá để giúp nhân viên y tế có thêm cơ sở đưa ra những nội dung tư vấn cai nghiệnthuốc lá phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả các đặc điểm hút thuốc lá của người bệnh động mạch vành. Xác định tỉ lệ người bệnh động mạch vành có động lực cai thuốc lá. Xác định các yếu tố liên quan đến động lực cai thuốc lá của người bệnh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh động mạch vành tái khám tại phòng khám Tim mạch can thiệp bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 01/2018 - 05/2018. Cỡ mẫu: N= 384. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh động mạch vành sau đặt stentcó mã ICD là I.25. Đang sử dụng thuốc lá. Tiêu chí loại ra Nguy cơ xảy ra đột quỵ tại thời điểm trước thực hiện cuộc khảo sát (xác định bằng cách lấy dấu sinh hiệu và nhận định tình trạng của người bệnh tại phòng khám). Tri giác không tỉnh táo, không đủ nhận thức để thực hiện bộ câu hỏi. Định nghĩa biến số Trong nghiên cứu của chúng tôi biến số kết cục (biến phụ thuộc) là động lực cai thuốc lá (biến nhị giá) được xác định dựa vào câu hỏi: "Ông/Bà đang nghĩ gì về việc cai thuốc lá?" Với 4 mức độ trả lời: 1. Tôi không nghĩ đến việc cai thuốc lá. 2. Tôi nghĩ nên cai thuốc lá nhưng tôi chưa hoàn toàn sẵn sàng. 3. Tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc sẽ thực hiện cai thuốc lá. 4. Tôi đang chuẩn bị cho việc cai thuốc lá của mình. Để xác định người bệnh có động lực cai thuốc lá đánh giá vào việc người bệnh chọn câu trả lời (3) hoặc (4), nếu chọn câu (1) hoặc (2) xem như người bệnh không có động lực để cai thuốc lá. Vì động lực là xuất phát từ bên trong và có động cơ thúc đẩy dẫn đến hành động, do đó khi xác định một người đang có động lực là dựa vào việc họ đang có dự định hành động để thay đổi hành vi hoặc để đạt được mục tiêu nào đó(11). Thu thập dữ liệu Đối tượng đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nhóm nghiên cứu và được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi tự điền gồm 50 câu với Cronbach’s alpha là 0,78. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22. Kết quả nghiên cứu được trình bày theo tần số, tỷ lệ phần trăm (biến định tính), giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (biến định lượng). Đánh giá mối liên quan giữa động lực cai thuốc lá (biến nhị giá) với các yếu tố liên quan sử dụng kiểm định Chi bình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 167 phương. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 tại khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2018 đến 05/2018 tại phòng khám Tim mạch can thiệp bệnh viện Nhân dân Gia Định có 384 người bệnh tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu 100% là nam giới, trong đó có 96,6% (371/384) người bệnh ở thành thị. Tuổi trung bình là 58,9 + 9,5, tuổi thấp nhất là 33 tuổi và cao nhất là 88 tuổi. Trình độ học vấn chủ yếu là cấp 3 chiếm 36,5% (140/384) và trung cấp nghề chiếm 28,9% (111/384). Đa số đối tượng đã kết hôn và đang sống chung với vợ với tỷ lệ 95,6% (367/384). Trong số đối tượng tham gia nghiên cứu có 22,4% (86/384) là cán bộ hưu trí và làm nghề tự do chiếm 55,5% (213/384). Tỷ lệ không có thu nhập hàng tháng chiếm 54,2% (208/384), trong đó 97,4% (374/384) gia đình không phải hộ nghèo và đa số đều có BHYT chiếm 94,8% (364/384). Đặc điểm về hút thuốc lá Bảng 1. Đặc điểm hút thuốc lá Đặc điểm Trung bình Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất Chỉ số gói-năm 21 15,7 94 1,4 Tuổi hút thuốc lá 18,3 3,4 35 13 Số năm hút thuốc lá 49,5 10,3 72 8 Nhận xét: Trong 384 người bệnh tham gia nghiên cứu, số gói thuốc lá hút trung bình là 21 + 15,7 gói/năm, người hút ít nhất là 1,4 gói/năm và cao nhất là 94 gói/năm. Tuổi hút thuốc lá trung bình là 18,36 + 3,4 trong đó số tuổi hút sớm nhất là 13 tuổi lớn nhất là 35 tuổi. Số năm hút thuốc lá trung bình là 49,5 + 10,3 trong đó thấp nhất là 8 năm và cao nhất là 72 năm. Bảng 2. Phân loại mức độ nghiện theo thang điểm Fagerstrom thu gọn Mức độ nghiện Tần suất Tỷ lệ Mức độ nhẹ 179 46,6 Mức độ trung bình 187 48,6 Mức độ nặng 18 4,6 Tổng cộng 384 100 Nhận xét: Trong 384 người bệnh tham gia nghiên cứu có 4,6% (18/384) người bệnh nghiện thuốc lá ở mức độ nặng, còn lại chủ yếu nghiện ở mức độ nhẹ và vừa. Kiến thức về tác hại của thuốc lá Bảng 3. Kiến thức về tác hại của thuốc lá Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Khói thuốc lá có ảnh hưởng đến sức khoẻ Có 374 97,4 Không 5 1,3 Không biết 5 1,3 Hút thuốc lá thụ động có hại cho sức khoẻ Có 345 89,8 Không 31 8,1 Không biết 8 2,1 Hút thuốc lá có lợi cho sức khoẻ không Có 100 26 Không 284 74 Thuốc lá có đầu lọc an toàn hơn không Có 154 40,1 Không 230 59,9 Nhận xét: Trong 384 người bệnh tham gia nghiên cứu có 97,4% (374/384) có biết khói thuốc lá có hại cho sức khoẻ, tuy nhiên có 8,1% người bệnh cho rằng hút thuốc lá thụ động không có hại và 2,1% trả lời không biết. 26% (100/384) người bệnh cho rằng hút thuốc lá cũng có lợi cho sức khoẻ và 40,1% (154/384) cho rằng thuốc lá đầu lọc an toàn hơn loại không có đầu lọc. Công tác tư vấn giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế Bảng 4. Công tác tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Được NVYT cung cấp thông tin đầy đủ về bệnh Có 381 99,2 Không 3 0,8 Được NVYT khuyên CTL Có 380 99 Không 4 1 Nhận lời khuyên CTL từ NVYT Bác sĩ 377 98,4 ĐD 323 84,3 Kỹ thuật viên 21 5,5 Hộ lý 27 7,0 Các nguồn thông tin về tác hại của thuốc lá Phương tiện truyền thông 361 94 Tạp chí, áp phích trong bệnh viện 205 53,4 Nhân viên y tế 242 63 Gia đình 120 31,3 Bạn bè, đồng nghiệp 73 19 Có biết đường dây nóng tư vấn cai nghiện miễn phí Có 163 42,4 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 168 Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Không 221 57,6 Có biết BV Nhân Dân Gia Định có phòng khám tư vấn cai nghiện thuốc lá Có 262 68,2 Không 122 31,8 Nhận xét: 99,2% (381/384) người bệnh được cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh và 99% (380/384) được nhân viên y tế khuyên cai thuốc lá trong đó chủ yếu là từ bác sĩ chiếm 98,4% (377/384) và điều dưỡng là 84,3% (232/384). Có 94% (361/384) người bệnh biết đến tác hại của thuốc lá chủ yếu từ các nguồn phương tiện truyền thông, 63% (242/384) biết từ nhân viên y tế. 57,6% (221/394) người bệnh chưa biết có đường dây nóng tư vấn cai nghiện miễn phí và 31,8% (122/384) người bệnh chưa biết tại bệnh viện Nhân dân Gia Định có phòng khám tư vấn cai nghiện thuốc lá. Các vấn đề liên quan đến việc cai thuốc lá của người bệnh Bảng 5. Các vấn đề liên quan đến việc cai thuốc lá Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Bệnh lựa chọn cho động lực để cai thuốc lá Cơn đau tim (bệnh động mạch vành) 207 53,9 Đột quỵ (tai biến mạch máu não) 34 8,9 Ung thư phổi 139 36,2 Các bệnh về phổi khác 3 0,8 Các ung thư khác 1 0,3 Chọn phương pháp hiệu quả nhất để cai thuốc lá Dùng các chất thay thế Nicotin 4 1 Điều trị theo bác sĩ 41 10,7 Nhờ sự tư vấn của NVYT 16 4,2 Nhờ vào sự quyết tâm của bản thân 286 74,5 Không có biện pháp nào hiệu quả 37 9,6 Lựa chọn các biện pháp cai thuốc lá Hỗ trợ từ nhân viên y tế 262 68,2 Hỗ trợ từ người thân 286 74,5 Hỗ trợ từ bạn bè 148 38,5 Dùng các dược phẩm tha thế nicotin 86 22,4 Dùng thuốc nam hoặc thuốc bắc 31 8,1 Châm cứu 8 2,1 Tự Cai 170 44,3 Yếu tố cản trở đến việc cai thuốc lá Cảm giác mệt mỏi, bức rứt 326 85,1 Mất tập trung trong công việc 252 65,8 Mất ngủ 137 35,8 Trầm cảm 67 17,5 Tăng cân 53 13,8 Nhận xét: Bệnh lý liên quan đến hút thuốc lá mà người bệnh chọn làm động lực để cai thuốc lá đó là bệnh động mạch vành chiếm 53,9% (207/384) và ung thư phổi là 36,2% (139/384). Có 74,5% (286/384) cho rằng phương pháp hiệu quả nhất để cai thuốc lá là nhờ vào sự quyết tâm của bản thân, 10,7% (41/384) chọn điều trị theo bác sĩ và 9,6% (37/384) người bệnh cho rằng không có biện pháp nào hiệu quả. Bên cạnh đó có 68,2% (262/384) người bệnh chọn sự hỗ trợ từ nhân viên y tế để cai thuốc lá và 74,5% (286/384) chọn sự hỗ trợ từ người thân, 44,3% (170/384) chọn biện pháp tự cai. Các yếu tố cản trở cho việc cai thuốc lá của người bệnh đó là cảm giác mệt mỏi, bức rứt chiếm 85,1% (326/384), mất tập trung là 65,8% (252/384) và mất ngủ 35,8% (137/384). Các yếu tố liên quan đến động lực cai thuốc lá của người bệnh Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến động lực cai thuốc lá Đặc điểm Có động lực Không có động lực Tổng P n % n % n % Tổng 320 83,3 64 16,7 384 100 Tình trạng hôn nhân Độc thân 3 0,8 0 0 3 0,8 <0,01 Đã kết hôn/sống với vợ 310 80,7 57 14,8 367 95,5 Sống thử/không kết hôn 0 0 3 0,8 3 0,8 Ly dị 2 0,5 2 0,5 4 1 Goá (vợ mất) 5 1,3 2 0,5 7 1,8 Số điếu thuốc hút/ngày <10 168 43,7 25 6,5 193 50,3 0,04 10 – 20 83 21,6 19 4,9 102 26,6 21- 30 61 15,8 18 4,6 79 20,6 >30 8 2 2 0,5 10 2,5 Mức độ lo lắng về bệnh Hoàn toàn không lo lắng 20 5,2 7 1,8 27 7 <0,01 Không lo lắng 85 22,1 19 4,9 104 27 Hơi lo lắng 189 49,2 24 6,2 213 55,6 Rất lo lắng 26 6,7 14 3,6 40 10 Nhận xét: Trong 384 đối tượng tham gia nghiên cứu có 83,3% (320/384) có động lực cai thuốc lá, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 169 ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa động lực cai thuốc lá với các yếu tố như tình trạng hôn nhân, số điếu thuốc lá hút hàng ngày và mức độ lo lắng về bệnh. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng tham gia nghiên cứu 100% là nam, độ tuổi trung bình là 58,9 + 9,5. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Rifai M(14) (2017) về mối liên quan giữa thuốc lá và tổn thương mạch vành là 58 tuổi và lớn hơn so với nghiên cứu của Trần Xuân Bách(15) là 36,5. Trong nghiên cứu này nhóm tuổi trung niên chiếm đa số (58,6%), đây là nhóm lao động chủ lực nhưng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất do đó ít nhiều sẽ ảnh đến kinh tế gia đình. Ngoài ra, 54,2% người bệnh không có thu nhập, nghề nghiệp chủ yếu là nghề tự do, trình độ đa số là cấp 3 và trung cấp nghề, những yếu tố này cho thấy sẽ tạo gánh nặng cho gia đình khi có người thân mắc bệnh. Bên cạnh đó hàng tháng người bệnh còn tốn thêm chi phí cho tiền hút thuốc lá, mặc dù nghiên cứu này chưa tìm hiểu được khoản chi từ việc hút thuốc lá của người bệnh sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số chi tiêu của gia đình nhưng theo thống kê của Trung tâm điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành thì tỷ lệ này chiếm từ 5 - 10% tổng số chi tiêu của hộ gia đình, do đó người bệnh có hút thuốc lá là nhóm đối tượng cần được quan tâm giúp đỡ để giảm được bệnh tật và bỏ được thuốc lá để cân bằng nguồn chi cho gia đình và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc điểm nơi sinh sống, có 96,6% người bệnh ở thành thị, đây cũng là điều kiện thuận lợi để người bệnh đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế có quy mô lớn, đặc biệt đối với bệnh lý mạch vành có can thiệp cần phải được tái khám định kỳ và theo dõi chặt chẽ. Đa số người bệnh động mạch vành tái khám tại bệnh viện Nhân dân Gia Định có tham gia bảo hiểm y tế tỷ lệ là 94,8%, vì vậy sẽ giảm được chi phí khám chữa bệnh, đồng thời cho thấy bảo hiểm y tế ngày càng có giá trị phúc lợi xã hội, đặc biệt là với đối tượng mắc bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận nhỏ đối tượng không có bảo hiểm y tế (5,2%) và có 2,6% là hộ nghèo. Do đó cần thiết phải có chính sách để hỗ trợ những đối tượng này tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế nhằm thực hiện theo chủ trương của nhà nước là mọi người dân được thụ hưởng công bằng các dịch vụ y tế. Đặc điểm về hút thuốc lá của người bệnh trong bảng 1 cho thấy tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá là 18,3 + 3,4 năm, kết quả tương đồng với nghiên cứu của Trần Xuân Bách (17,2 + 3,5), tuy nhiên thời gian hút thuốc lá ở nghiên cứu này là 49,5 + 10,3 năm, cao hơn rất nhiều so với Trần Xuân Bách (14,1 +8,5). Điều này có thể lý giải do độ tuổi người bệnh tim mạch lớn hơn so với đối tượng nghiện ma tuý. Trung bình đối tượng nghiên cứu hút 21 + 15,7 gói thuốc lá trong 1 năm, người hút ít nhất lá 1,4 gói/năm và cao nhất là 94 gói/năm,kết quả này thấp hơn so với nghiên của của Lê Khắc Bảo(12) thực hiện trên đối tượng người bệnhviêm phổi tắc nghẽn mạn tính với 37,5 gói/năm. Kết quả cho thấy người bệnh động mạch vành có thời gian hút thuốc lá dài hơn nhưng tần suất hút lại thấp hơn so với đối tượng nghiện ma tuý và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngoài ra chúng tôi cũng tính toán được điểm Fagerstrom thu gọn ở đối tượng bệnh động mạch vành là 2,6 điểm, kết quả này thấp hơn so với Lê Khắc Bảo(12) ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,7. Chúng tôi ghi nhận được mức độ nghiện thuốc lá của người bệnh ở bảng 2, trong đó có 46,6% người bệnh nghiện ở mức độ nhẹ, 48,6% nghiện mức độ trung bình và chỉ có 4,6% nghiện nặng. Như vậy, cho thấy ở đối tượng người bệnh động mạch vành tỷ lệ nghiện chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình, do đó việc tác động để người bệnh cai được thuốc lá thành công là hoàn toàn có thể. Kiến thức về tác hại của thuốc lá được chúng tôi ghi nhận kết quả ở bảng 3. Qua đó cho thấy không ít người bệnh có kiến thức sai lầm về tác hại của thuốc lá, cụ thể có 8,1% người bệnh cho rằng hút thuốc lá thụ động không có hại và 40,1% cho rằng hút thuốc lá Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 170 đầu lọc an toàn hơn. Theo tài liệu của Bộ Y tế về Cẩm nang cai nghiện thuốc lá thì không có loại thuốc lá nào gọi là an toàn, kể cả thuốc có đầu lọc hay thuốc lá loại nhẹ dành cho nữ. Do đó trong công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá cần bổ sung nội dung này rõ ràng để người dân có kiến thức đúng về tác hại của thuốc lá. Công tác tư vấn giáo dục sức khoẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên y tế, về vai trò điều dưỡng nhiệm vụ này được quy định cụ thể trong Thông tư 07/2011/TT- BYT(5) về việc “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 có 99,2% người bệnh được cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh, 99,9% được nhận viên y tế khuyên cai thuốc lá và nhận lời khuyên từ bác sĩ (98,4%), điều dưỡng (84,3%). Qua kết quả này cho thấy công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế bệnh viện đã thực rất rốt, cụ thể là ở khoa Tim mạch can thiệp. Đặc biệt trong nghiên cứu này cho thấy vai trò của điều dưỡng đã được người bệnh ghi nhận gần như ngang với bác sĩ, tuy nhiên điều dưỡng cần phát huy tốt hơn vai trò của mình để kết quả đạt tối ưu hơn. Nguồn phương tiện truyền thông đã giúp cho người bệnh biết được thông tin về tác hại của thuốc lá (94%) điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Nhưng lại có 57% người bệnh chưa biết có đường dây nóng tư vấn cai nghiện miễn phí của Bộ Y tế và 31,8% người bệnh chưa biết tại bệnh viện Nhân dân Gia Định có phòng khám tư vấn cai nghiện thuốc lá. Tuy nhiên chất lượng kiến thức từ phương tiện truyền thông đặc biệt là internet không hoàn toàn đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, vì vậy đối với người bệnh đã và đang điều trị tại các cơ sở y tế cần thiết phải được nhân viên y tế tư vấn và chia sẻ kiến thức phù hợp. Ngoài ra, Bộ Y tế đã triển khai đường dây nóng tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí ở các khu vực trên toàn quốc, cụ thể ở phía bắc có bệnh viện Bạch Mai (năm 2015), bệnh viện Phổi Trung Ương, bệnh viện Ung Bướu hà Nội, Miền Trung có bệnh viện Trung Ương Huế và miền Nam có bệnh viện Nhân Dân Gia Định (2016) nhưng thực tế hoạt động của đường dây nóng cai nghiện thuốc lá chưa thật sự phổ cập đến toàn dân. Do đó cần triển khai thêm những chương trình tuyên truyền trong cộng đồng về hoạt động này để người dân được cập nhật và có điều kiện tham gia tư vấn và điều trị cai nghiện thuốc lá. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận một số vấn đề liên quan đến việc cai thuốc lá của người bệnh ở bảng 5. Bệnh lý liên quan đến hút thuốc lá mà người bệnh chọn làm động lực để cai thuốc lá chủ yếu lá bệnh động mạch vành (53,9%) và ung thư phổi (36,2%), kết quả này không khác nhiều so với tác giả Handa(9) nghiên cứu tại Singapore năm 2011. Mặc dù hút thuốc lá và ung thư phổi đã được khoa học chứng minh từ rất lâu và trong nhận thức của người dân thì ung thư phổi luôn gắn liền với hình ảnh điếu thuốc lá. Tuy nhiên trong nghiên cứu này người bệnh chọn bệnh mạch vành làm động lực để cai thuốc lá, điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh động mạch vành nguy hiểm hơn so với ung thư phổi, có lẽ vì tính chất cấp tính của bệnh. Khi người bệnh bị đau ngực trong nhồi máu cơ tim cấp, cảm giác đến gần với cái chết là hoàn toàn có thật do đó tâm lý người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau tim thật sự rất nguy hiểm. 74,5% người bệnh cho rằng phương pháp hiệu quả nhất để cai thuốc lá đó là nhờ vào sự quyết tâm của bản thân nhưng chỉ có 44% người bệnh chọn biện pháp cai thuốc lá là tự cai, điều này cho thấy sự không tự tin vào bản thân để cai nghiện thành công trong khi đó 74,5% người bệnh đặt niềm tin vào sự hỗ trợ của người thân. Các tài liệu nghiên cứu đã chứng minh ý chí của người nghiện chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy việc cai nghiện thành công và sự ảnh hưởng của gia đình sẽ giúp cho người nghiện có thêm động lực để cai nghiện(16). Điều đáng lưu ý là có 9,6% người bệnh cho rằng không có biện pháp nào hiệu quả, chứng tỏ đối với họ không có bất kỳ một phương pháp cai nghiện nào thật sự cần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 171 thiết và tối ưu, điều này có khả năng làm cho người bệnh không quan tâm đến việc cai thuốc lá do đó nhóm đối tượng này cần được quan tâm để tư vấn những nguy cơ xảy ra nếu tiếp tục sử dụng thuốc lá. Về các yếu tố cản trở cho việc cai thuốc lá của người bệnh, 85,1% cho rằng yếu tố sẽ làm cản trở cho việc cai thuốc lá là cảm giác mệt mỏi, bứt rứt, 65,8% cho là mất tập trung và 35,8%lo lắng về mất ngủ. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu khác và theo tài liệu y văn những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi cai thuốc lá đó là sự mệt mỏi, mất tập trung, mất ngủ và trầm cảm. Với người sử dụng thuốc lá thường cho rằng hút thuốc lá sẽ có một số lợi ích, chủ yếu là giúp tinh thần sảng khoái và tập trung hơn trong công việc, do đó các vấn đề nói trên thật sự là rào cản khi người bệnh thực hiện cai nghiện. Nhân viên y tế cần biết rõ những vấn đề này và khuyến khích các giải pháp để giúp người bệnh vượt qua những lo lắng để cai nghiện thành công. Đề cập đến động lực cai thuốc lá của người bệnh, trong 384 đối tượng bệnh động mạch vành tham gia nghiên cứu có 83,3% có động lực cai thuốc lá. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Xuân Bách(15) 48,9% và tương đương với nghiên cứu của Lê Khắc Bảo(13) là 87%. Việc xác định được tỷ lệ người bệnh động mạch vành có động lực cai thuốc lá là bước đầu để những nhà tư vấn cai nghiện thuốc lá hiểu được sự mong muốn được cai thuốc lá và quyết tâm bản thân để thực hiện. Bên cạnh đó xác định được các yếu tố liên quan sẽ có thêm cơ sở để tác động đến đối tượng nhằm thay đổi hành vi. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tìm thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với động lực động lực cai thuốc lá của người bệnh như tình trạng hôn nhân, cụ thể tỷ lệ những người đã kết hôn có động lực cai thuốc lá cao hơn, nhóm người hút ít hơn 10 điếu/ngày có tỷ lệ động lực cai thuốc lá cao hơn. Nhóm người bệnh có lo lắng về bệnh có tỷ lệ muốn cai thuốc lá cao hơn các nhóm khác và trong số những người có động lực cai thuốc lá tỷ lệ nhóm người có sử dụng cà phê cao hơn. Trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi và động lực cai thuốc lá. Hạn chế của đề tài Nghiên cứu chọn lọc đối tượng khu trú bệnh động mạch vành nên chưa đủ cơ sở để khái quát chung cho tất cả các đối tượng có hút thuốc lá. Nhóm nghiên cứu thiếu sự linh hoạt trong xác định đối tượng nên có sự chủ quan khi tiếp cận nên đã bỏ sót đối tượng nữ, tuy nhiên thực tế số lượng người bệnh nữ trong phạm vi nghiên cứu là rất ít nên khó kiểm soát. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đãmô tả được tình hình cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành và các yếu tố liên quan, điều này có ý nghĩa trong công tác tư vấn giáo dục sức khỏe và tư vấn cai nghiện thuốc lá cho người bệnh. Tỷ lệ người bệnh động mạch vành có động lực cai thuốc lá cao là yếu tố thuận lợi để các nhà tư vấn cai nghiện thuốc lá có kế hoạch can thiệp để giúp họ thực hiện được việc cai thuốc lá thành công góp phần làm giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành sau can thiệp. Chiến lược Phòng chống tác hại của thuốc lá thông qua số tổng đài tư vấn cai nghiện miễn phí cần được phát huy hiệu quả hơn để người dân dễ tiếp cận thông tin.Đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền tác hại thuốc lá tại địa phương để người dân có kiến thức đúng về tác hại của thuốc lá. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AHA (2016) Heart Disease and Stroke Statistics – 2016. Update e31 -e38. 2. Ali SF, Smith EE, Reeves MJ, Zhao X et al (2015). "Smoking Paradox in Patients Hospitalized with Coronary Artery Disease or Acute Ischemic Stroke: Findings from Get With The Guidelines". Circ Cardiovasc Qual Outcomes, 8 (6 Suppl 3), S73-80. 3. Alvarez LR, Balibrea JM, Surinach J et al (2013). "Smoking cessation and outcome in stable outpatients with coronary, cerebrovascular, or peripheral artery disease". Eur J Prev Cardiol, 20 (3), 486-95. 4. Barengo NC, Yvonne T, Vladislav M et al (2017) "Coronary heart disease incidence and mortality, and all-cause mortality among diabetic and non-diabetic people according to their smoking behavior in Finland ". Tobacco Induced Diseases, doi: 10.1186 / s12971-017-0113-3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 172 5. Bộ Y tế (2011). “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện’’. Thông tư số 07/2011/TT-BYT, ngày 26 tháng 01 năm 2011 6. Bodner ME, Rhodes RE, Miller WC (2012). "Smoking cessation and counseling: practices of Canadian physical therapists". Am J Prev Med, 43 (1), 67-71. 7. Boudreaux ED, Sullivan A, Abar B, Bernstein L, Ginde AA, Camargo CA (2012). "Motivation rulers for smoking cessation: a prospective observational examination of construct and predictive validity". Addict Sci Clin Pract, 7, 8. 8. Chen J, Chen Y, Chen P, Liu Z (2014). "Effectiveness of individual counseling for smoking cessation in smokers with chronic obstructive pulmonary disease and asymptomatic smokers". Exp Ther Med, 7 (3), 716-720. 9. Handa S, Woo JH, Wagle AM, Htoon HM, Au Eong KG (2011). "Awareness of blindness and other smoking-related diseases and its impact on motivation for smoking cessation in eye patients". Eye (Lond), 25 (9), 1170-6. 10. Hoàng Quốc Hòa (2011) Bệnh động mạch vành - chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản y học TPHCM, tr 20-28. 11. Kohlrieser G (2016) Life skills-fire skills and motivation, First New, 34-40. 12. Lê Khắc Bảo (2006) "Đặc điểm hút thuốc lá của NB COPD đến khám tại đơn vị hố hấp bệnh viện Đại học Y Dược". Y học TPHCM, tập 10 (Số 1), 116. 13. Lê Khắc Bảo (2006) "Đặc điểm hút thuốc lá của người đến tư vấn cai thuốc lá tại đơn vị chăm sóc hô hấp bệnh viện Đại Học Y Dược". Tạp chí y học, 10(1): 35-41. 14. Rifai AM (2017). "The relationship between smoking intensity and subclinical cardiovascular injury: The Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA)". Atherosclerosis, 258, 119-130. 15. Tran BX, Nguyen LH, Do HP et al (2015). "Motivation for smoking cessation among drug-using smokers under methadone maintenance treatment in Vietnam". Harm Reduct J, 12, 50. 16. Vina Cosh (2015). Hỏi và đáp về Phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam, Nhà xuất bản Hà nội, 40-44. 17. World Health Organization (2016) Cardiovascular disease, accessed on 15 May 2017. 18. World Health Organization (2016) Statistics of smoking accessed on 20 May 2017. 19. World Heart Federation (WHF) (2017). Cardiovascular disease risk factors, federation.org/cardiovascular-health/heart-disease/. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdong_luc_cai_thuoc_la_cua_nguoi_benh_dong_mach_vanh.pdf
Tài liệu liên quan