Đông Kinh nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX

Tài liệu Đông Kinh nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0103 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 75-81 This paper is available online at ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - TRƯỜNG HỌC VỀ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX Phan Thị Lệ Dung Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đông Kinh nghĩa thục là một trường học giáo dục lòng yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Hoạt động của trường học rất đa dạng: dạy học, diễn thuyết, bình văn, biên soạn, đến xuất bản tài liệu; nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tự lực, tự cường cho nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị thực dân Pháp. Từ hoạt động ở một trường học, đã phát triển thành một phong trào yêu nước rộng khắp. Những bài học của Đông Kinh nghĩa thục còn vang vọng cho đến ngày nay, đặc biệt là giáo dục về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Từ khóa: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục, giáo d...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đông Kinh nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0103 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 75-81 This paper is available online at ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - TRƯỜNG HỌC VỀ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX Phan Thị Lệ Dung Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đông Kinh nghĩa thục là một trường học giáo dục lòng yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Hoạt động của trường học rất đa dạng: dạy học, diễn thuyết, bình văn, biên soạn, đến xuất bản tài liệu; nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tự lực, tự cường cho nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị thực dân Pháp. Từ hoạt động ở một trường học, đã phát triển thành một phong trào yêu nước rộng khắp. Những bài học của Đông Kinh nghĩa thục còn vang vọng cho đến ngày nay, đặc biệt là giáo dục về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Từ khóa: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục, giáo dục, lòng yêu nước. 1. Mở đầu Những tư liệu, tài liệu ghi chép về Đông Kinh nghĩa thục có thể thấy từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn tiếng Việt (bằng chữ Quốc ngữ), nguồn Hán Nôm, và tiếng Pháp. Những nghiên cứu trong suốt hơn 100 năm qua về Đông Kinh nghĩa thục cho thấy, chủ yếu tiếp cận được bằng tài liệu tiếng Việt, một phần bằng chữ Hán. Đặc biệt có giá trị là Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỉ Phụ biên, chép nối lịch sử nước ta từ năm 1889-1916, là một trong những tư liệu gốc đặc biệt đáng tin cậy và mới được dịch và xuất bản, hay những tài liệu đặc biệt có giá trị như Châu bản triều Nguyễn. . . Ngoài những, những tư liệu Hán Nôm kể trên, phải kể tới nguồn tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp Phông Toàn quyền Đông Dương lưu tại Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Aix-en-Provence ở Pháp. Hơn 100 năm qua, việc nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục được phản ánh trên các báo chí xuất bản ở nửa đầu thế kỉ XX, nhất là những tờ báo tiến bộ, có tính cách mạng, hoặc qua các hồi ức, hồi kí của các tác giả đã từng tham gia, chứng kiến. . . Một số cuốn chuyên khảo trước 1954 có thể kể tới như: năm 1937 tác giả Đào Trinh Nhất cho ra mắt cuốn Đông Kinh nghĩa thục do nhà in Mai Lĩnh xuất bản, dù có những hạn chế, nhưng đây là công trình sớm nhất giới thiệu về Đông Kinh nghĩa thục. Năm 1950, Nhà in Tân Việt cho xuất bản bộ Việt Nam chí sĩ, giới thiệu tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp, và thơ văn của một số nhà yêu nước tiêu biểu như Phan Đình Phùng (tác giả Đào Trinh Nhất), Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng (cùng tác giả Thế Nguyên). . . Sau năm 1954, một loạt các bài được đăng trên các Tập san Văn Sử Địa, sau đó là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, của các tác giả như: Trần Huy Liệu [8], Văn Tâm [20], Nguyễn BìnhMinh [10]. Tới một loạt những bài viết trong dịp Kỉ niệm 90 năm, 100 năm Phong trào Đông Kinh nghĩa thục Ngày nhận bài: 10/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/8/2016. Liên hệ: Phan Thị Lệ Dung, e-mail: phanthiledung@gmail.com 75 Phan Thị Lệ Dung của các tác giả Chương Thâu, Hồ Song, Nguyễn Văn Kiệm... Nhìn chung, những bài viết đó thống nhất xác định: cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, trong đó có Đông Kinh nghĩa thục mang tính chất tư sản (dân tộc dân chủ) nhưng chưa triệt để. Các sách giáo khoa, giáo trình đại học và trung học, các sách chuyên khảo, các chuyên đề nghiên cứu về sử học, văn học, triết học đã đề cập ở những mức độ khác nhau nhiều vấn đề hết sức đa dạng xung quanh Đông Kinh nghĩa thục. Loạt bài viết nhân kỉ niệm 90 năm Đông Kinh nghĩa thục đã bắt đầu những hướng mới trong nghiên cứu Đông Kinh nghĩa thục. Những nghiên cứu gần đây chú ý nhiều đến sự giao thoa giữa các xu hướng chính trị, các hình thức vận động yêu nước đầu thế kỉ XX. Đi theo hướng này có thể kể đến một số bài viết như Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Đông du của Nguyễn Ngọc Cơ, Phong trào Đông du - sự phối hợp giữa bên trong và bên ngoài của Phạm Xanh [4]. Qua đó, mối quan hệ giữa Đông Kinh nghĩa thục và các cuộc vận động yêu nước khác được làm rõ thêm. Trong bài viết này, bằng chính sử triều Nguyễn, những tư liệu mới tiếp cận được chúng tôi tiếp tục làm sáng tỏ về Đông Kinh nghĩa thục dưới góc độ là một trường học giáo dục lòng yêu nước. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự ra đời trường Đông Kinh nghĩa thục Vào đầu thế kỉ XX, những tác động của tình hình thế giới, cùng với những luồng tư tưởng Tân thư, Tân văn từ bên ngoài được bí mật truyền vào trong nước ta, có tác động như một luồng gió mới tới phong trào yêu nước của các sĩ phu nho học thức thời: “Tân thư, Tân văn quả thật đã tác động như một hồi chuông “tỉnh mộng” đối với sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ” [11, tr107]. Đông Kinh nghĩa thục ra đời từ tháng 3-1907, và bị nhà cầm quyền Pháp bắt đóng cửa vào tháng 12-1907, trước sau chỉ tồn tại được 9 tháng. Đông Kinh nghĩa thục không những là trường học theo lối mới, mà là một cuộc vận động văn hóa, tư tưởng, chính trị quan trọng, là cả một phong trào rộng lớn trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX [5, tr.8]. Tháng 3-1907, do sáng kiến của một số sĩ phu yêu nước, như Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Tăng Bí. . . Đông Kinh nghĩa thục được thành lập tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Lương Văn Can là sáng lập viên, Nguyễn Quyền là Hiệu trưởng [6,142-143]. 2.2. Đông Kinh nghĩa thục là trường học giáo dục về lòng yêu nước Ra đời trong hoàn cảnh các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đều chưa thành công. Đông Kinh nghĩa thục được thành lập thí điểm ở Hà Nội, như ông Nguyễn Quyền Giám đốc của nhà trường nói: “Chúng tôi lập Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là cốt thử nghiệm. Nếu thấy thành hiệu thì trong ít lâu, ở mỗi kì: Trung, Nam, Bắc sẽ có một Đại học. . . rồi lần lần về sau, ở mỗi tỉnh, mỗi phủ, mỗi huyện cũng có một Đông Kinh nghĩa thục” [15, tr12]. Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đều nhằm mục đích tuyên truyền, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân ta. Điều này thể hiện thông qua mục đích, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động, nội dung giáo dục của nhà trường. 2.2.1. Mục đích Lực lượng đứng đầu của Đông Kinh nghĩa thục là nhóm các danh sĩ Bắc Kì có nền tảng văn hóa Nho học nhưng đầu óc canh tân. Họ muốn kết hợp tinh hoa Nho học với thành tựu tiến bộ tư tưởng phương Tây, nhằm giáo dục, quảng bá, thúc đẩy các tư tưởng khai sáng về giáo dục, văn hóa, văn minh, đào tạo con người mới theo gương các nước phát triển và thúc đẩy ý thức yêu nước, tự lập, tự cường, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị thực dân. 76 Đông kinh Nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX Ngay trong đơn đăng kí gửi chính quyền thực dân, mục tiêu hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục chính là nhằm: “. . . mở rộng các lợi ích về thương mại, công nghiệp và khoa học thực tế; mở rộng và phổ cập hóa việc sử dụng chữ Quốc ngữ như một phương tiện chính thức trong trao đổi văn bản; tăng cường niềm tự hào vể lịch sử Việt Nam” [2, tr 57]. Như vậy, các sĩ phu yêu nước muốn bằng con đường giáo dục có thể tác động tới quần chúng, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng; truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và nếp sống văn minh, tiến bộ; phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân đang phát triển trong nước, “Đông Kinh nghĩa thục nhằm truyền bá tư tưởng mới, đề cao tinh thần yêu nước gây phong trào trong nhân dân” [3, tr 152]. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức Đông Kinh nghĩa thục được tổ chức thành 4 ban: Ban Giáo dục, Ban Cổ động, Ban Tu thư và Ban Tài chính. Các ban hoạt động không phải tách rời nhau mà phối hợp với nhau: Ban Giáo dục có nhiệm vụ tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập, tuyển sinh. Tham gia giảng dạy tại Đông Kinh nghĩa thục, phần đông là trí thức Nho học và trí thức Tây học; Ban Cổ động có chức năng chính là tuyên truyền, khuếch trương ảnh hưởng của trường ra bên ngoài nhằm thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng thông qua các hình thức hoạt động chính là tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, tranh luận và thậm chí cả trình diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống để truyền tải những nội dung mới; Ban Tu thư (Ban Trước tác) có hai nhiệm vụ chính là biên soạn, dịch thuật các ấn phẩm được tổ chức thực hiện dùng làm tài liệu học tập chính thức của nhà trường, hoặc dùng để phân phát trong quần chúng, như một hình thức tuyên truyền hữu hiệu; Ban Tài chính chuyên trách mọi hoạt động chi thu của trường, mà chịu trách nhiệm trực tiếp là Lương Văn Can và Nguyễn Quyền. Với tiêu chí là trường “Nghĩa thục” kiểu mẫu, nên Đông Kinh nghĩa thục không thu học phí hay các khoản đóng góp của học sinh mà phần lớn dựa vào sự trợ giúp của những người tổ chức nhà trường và sự quyên góp, giúp đỡ tự nguyện từ gia đình học sinh và những người có cảm tình với ngôi trường. 2.3. Hình thức hoạt động 2.3.1. Biên soạn, xuất bản tài liệu Đông Kinh nghĩa thục có hai loại tài liệu: Sách giáo khoa và sách tham khảo; không có tài liệu giảng dạy và tuyên truyền nào không có lòng yêu nước cho học viên và quần chúng. Nội dung lòng yêu nước, cứu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục. Thông qua các tài liệu do Đông Kinh nghĩa thục biên soạn: “Nam quốc vĩ nhân”, “Nam quốc giai sự”, “Văn minh tân học sách”, “Việt Nam quốc sử lược”. . . là những tác phẩm văn học giáo dục lòng yêu nước và cách mạng. Quyển “Luân lí giáo khoa (tân đính)”, “Quốc dân độc bản”. . . nhằm giáo dục mọi người biết góp phần cho Tổ quốc giàu mạnh. Điều cốt yếu là thể hiện lòng yêu nước ở những công việc như “phải rèn luyện tinh thần tự lập để công thủ và chiến thắng. . . ”, “phải dốc tâm thư, tài lực ra, phát huy của cải tiềm tàng ấy, không bỏ phí một tấc đất nào, một sản vật nào mới thôi. . . ” [16, tr179]. Ngoài các sách biên soạn, Đông Kinh nghĩa thục còn tìm mua các loại tân thư, tân văn của Trung Quốc, của Nhật Bản, như quyển “Trung Quốc hồn”, “Nhật Bản tam thập niên duy tân sử”. Những tài liệu biên soạn này được xuất bản, phổ biến sâu rộng trong quần chúng. 77 Phan Thị Lệ Dung 2.3.2. Tổ chức dạy học Hoạt động dạy học của Đông Kinh nghĩa thục tiến hành ngay từ tháng 3 năm 1907. Học sinh phần lớn là con em những trí thức cấp tiến hoặc những gia đình giàu có. Số lượng học sinh ngày càng tăng, lúc đông nhất tới nghìn người. Giáo viên tự biên soạn bài giảng của mình. Thông qua các bài giảng, giáo viên truyền đạt những vấn đề: đề cao truyền thống yêu nước, giữ nước, lịch sử dân tộc, kêu gọi tinh thần tự cường dân tộc. Như vậy, “Đông Kinh nghĩa thục đã thực sự trở thành ngôi trường kiểu mới đầu thế kỉ XX, điểm son của giáo dục Việt Nam” [15, tr.12]. 2.3.3. Tổ chức diễn thuyết, bình văn Để cổ động tinh thần yêu nước, nhà trường đã không giới hạn trong hoạt động giáo dục đơn thuần, mà còn vươn tới những hoạt động văn hóa với tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa rộng khắp. Đó là hình thức diễn thuyết, bình văn. Lịch sử dân tộc với những vị anh hùng có công với đất nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. . . là chủ đề phổ biến, khá gần gũi với công chúng, thu bút được đông đảo nhân dân: “Buổi diễn thuyết người đông như hội, Kì bình văn, khách đến như mưa” Những nội dung quan trọng của bài diễn thuyết, bình thơ sau đó được đăng trên cơ quan ngôn luận của trường là Đại Nam Đăng Cổ tùng báo. Ngoài diễn thuyết, bình văn, Đông Kinh nghĩa thục, còn sử dụng loại hình sân khấu truyền thống là tuồng như một hình thức sinh hoạt quần chúng, nhằm ca ngợi niềm tự hào dân tộc và gián tiếp công kích thực dân Pháp. Những ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục, đã gây sự chú ý của thực dân Pháp và cả triều đình nhà Nguyên, chính sử triều Nguyễn chép “Dân các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào nam, Bình Định trở ra bắc náo loạn. Lúc bấy giờ bọn hiếu sự ở Quảng Nam Quảng Ngãi hiểu sai Tân thư, đem những từ “dân quyền”, “đồng bào” đi khắp nơi mở trường diễn thuyết, ngầm tới hạt khác sách động dụ dỗ, bắt dân cúp tóc thay đổi quần áo, quyên góp tiền bạc, ai không theo thì ép buộc, sai cùng họp bọn lên quan ra chợ ầm ĩ. . . ” [10, tr. 499]. Như vậy, rõ ràng những tác động của Tân văn, Tân thư đúng như hồi chuông tỉnh mộng, tác động làm chuyển biến xã hội lúc bấy giờ. 2.4. Nội dung giáo dục lòng yêu nước Những cuốn sách do Đông Kinh nghĩa thục biên soạn chứa đựng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt của nhân dân ta, qua đó khơi dậy, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh: Thứ nhất, chống nền giáo dục cựu học, bỏ chữ Hán, bỏ việc học theo lối khoa cử, lên án lối sống của bọn hủ nho. Bởi vì, nền cựu học là “kẻ thù của sự tiến bộ, của nền văn minh”, nó làm cho nhân dân “dốt tệ lắm”. Thái độ tự cao, tự đại, tư duy hẹp hòi, cố chấp, bảo thủ của đám hủ nho đã “làm cho nước yếu, dân hèn”, không tiếp nhận cái mới, làm cho văn hóa dân tộc ngày một suy đồi. Với việc giáo dục “lấy khoa cử làm mục đích” làm cho “nước ta sẽ không đời nào hưng thịnh được”. Như vậy, Đông Kinh nghĩa thục đã tấn công nền giáo dục phong kiến không phù hợp với bước tiến xã hội. Thực hiện mục tiêu trên, giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục đã chủ trương phải học chữ Quốc ngữ và phải học theo một phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực của người học. Quốc ngữ là hồn của nước, Phải đem ra tính trước dân ta, Sách các nước, sách Chi na 78 Đông kinh Nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX Chữ nào nghĩa ấy dịch ra cho tường. . . ” [14, tr 233]. “Đông Kinh nghĩa thục làm cho người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử chấp nhận ở dân tộc một thứ chữ rồi mới căn cứ vào mẫu tự Latinh làm văn tự quốc gia đồng thời làm chuyển ngữ cho giáo dục” [7, tr 64]. Như vậy, Đông Kinh nghĩa thục đã thực hiện thành công khi biến một thứ chữ ngoại lai thành một chữ viết của dân tộc, tạo nên tinh thần tự hào dân tộc và lòng yêu nước qua môi trường giáo dục. Hơn nữa, thông qua cách thay đổi phương pháp dạy học để giúp học sinh sớm tiếp cận với cái mới, đưa đến những chuyển biến trong văn hóa, xã hội. Thứ hai, Đông Kinh nghĩa thục chú trọng giảng dạy, tuyên truyền các kiến thức lịch sử dân tộc; đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc ươn hèn mà là một dân tộc anh hùng, không khuất phục trước bất cứ ách ngoại xâm nào, kẻ thù xâm lược nào, không chịu trói tay làm nô lệ cho ngoại bang. “Giống ta chẳng giống mọi, Dòng ta chẳng phải hèn, Bạch Đằng phá quân Nguyên, Chi Lăng đuổi tướng Minh, Cõng rắn cắn gà nhà, Người xưa rất khinh bỉ” [14, tr 161] Đồng thời, lòng yêu nước cũng được kích động bằng những bài ca vạch tội ác của thực dân Pháp, như các bài “Đề tỉnh quốc dân ca”, “Hải ngoại huyết thư”... những bài kêu gọi hồn nước, lá thư viết bằng máu từ nước ngoài, đó có vai trò thức tỉnh lòng người, thức tỉnh tinh thần dân tộc. Không bài trừ việc học tập lịch sử nước ngoài, không chỉ xem kiến thức lịch sử nước ngoài là kiến thức bổ sung, hỗ trợ mà thông qua đó “để noi gương tổ tiên mà tự cường”. Với hoạt động sôi nổi như vậy, chỉ trong 9 tháng tồn tại (từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1907), Đông Kinh nghĩa thục đã có sức ảnh hưởng và lan tỏa rộng lớn. Thông qua hoạt động giáo dục, Đông Kinh nghĩa thục đã trở thành phong trào đấu tranh chính trị chống chủ nghĩa thực dân. Chính thực dân Pháp đã lo ngại về sự phát triển của ngôi trường này: “Không còn là một câu chuyện hoang đường khi khẳng định rằng Đông Kinh nghĩa thục đã là cái lò phiến loạn ở Bắc Kì” [11, tr 377]. Vì vậy, đến tháng 11 năm 1907, chính quyền thực dân Pháp quyết định rút giấy phép hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, đồng thời đóng cửa Đại Nam Đăng Cổ tùng báo, mọi cuộc diễn thuyết bình thơ đều bị nghiêm cấm. Những người tham gia phong trào như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Lê Đại. . . đều bị bắt. Các sách vở do Đông Kinh nghĩa thục ấn hành đều bị tịch thu, tiêu hủy. Những người lưu giữ những tài liệu này đều bị xét xử. Lo sợ trước ảnh hưởng và tác động của Đông Kinh nghĩa thục tới nhân dân, sẽ dẫn đến một phong trào đấu tranh ở Bắc Kì, thực dân Pháp đã coi “Đông Kinh nghĩa thục là một cái lò phiến loạn ở Bắc Kì” [11; tr 337]. . . Bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa, trường Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, nhưng nó đã có tác động nhất định đến xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Ngày nay, tình hình thế giới và đất nước có nhiều biến động, để giữ vững độc lập, chủ quyền, để tiến kịp với thế giới, thì càng cần thắp lên ngọn lửa của lòng yêu nước cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thông qua tìm hiểu về Trường Đông kinh nghĩa thục đã giúp cho chúng ta có nhiều bài học quý báu trong việc giáo dục lòng yêu nước hiện nay. Cuộc vận động cứu nước và giải phóng dân tộc những thập niên đầu thế kỉ XX ở Việt Nam có điểm khác nhiều quốc gia trên thế giới. Các sĩ phu, văn thân phải đứng ra gánh nhiệm vụ lãnh đạo dân tộc tìm con đường cứu nước để giải phóng dân tộc. Một trong hai khuynh hướng được chọn lựa là cải cách và bạo động, với đại diện chính là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Tuy 79 Phan Thị Lệ Dung nhiên để làm cho đất nước được cường thịnh, dân trí được nâng lên, giáo dục được mở mang, đó là những tiếp thu tiến bộ bên ngoài của Tân thư, Tân văn. 3. Kết luận Chọn lựa mô hình Đông Kinh nghĩa thục mang tính cải cách dân chủ. Ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục có tác động không nhỏ tới xã hội Việt Nam, nhất là ảnh hưởng ở Bắc Kì và Trung Kì. Điển hình là phong trào quần chúng rộng lớn lên tới hàng vạn người, nổi dậy chống thuế, chống phu năm 1908 ở Trung Kì, cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội (còn được gọi là Khởi nghĩa Duy Tân). . . Như vậy, Đông Kinh nghĩa thục là một trường học tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX, giáo dục những văn minh tiến bộ của nhân loại, vận động cải cách duy tân để tiến bộ. Từ hoạt động của một trường học, Đông Kinh nghĩa thục đã phát triển thành một phong trào đấu tranh yêu nước rộng khắp cả nước, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần làm cho nhà cầm quyền phải tiến hành một số cải cách, nhượng bộ, thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân trong buổi giao thời của lịch sử. Mặc dù, tồn tại trong thời gian ngắn, những những hoạt động của nhà trường này thực sự là những bài học quý báu trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ hiện nay về lòng yêu nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thế Anh, 2008. Phong trào kháng thuế ở miền Trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân. Nxb Văn học, Hà Nội. [2] W.Duiker, 1976. The rise of nationalism in Vietnam, 1900-1941. Cornell University Press, Ithaca and London. [3] Trần Văn Giầu, Đinh Xuân Lâm, 1961. Lịch sử Cận đại Việt Nam, tập III. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Khánh, Đinh Xuân Lâm. . . , 2006. Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. [5] Nguyễn Văn Kiệm, 1997. Góp thêm vào việc đánh giá Đông Kinh nghĩa thục. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4 (293), tr.1-10. [6] Đinh Xuân Lâm, 2007. Đông Kinh nghĩa thục - ngôi trường kiểu mới đầu thế kỉ XX, điểm son của giáo dục Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 9 (377), tr.3-8. [7] Trần Huy Liệu, 1956. Lịch sử Tám mươi năm chống Pháp, Quyển I. Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản. [8] Nguyễn Hiến Lê, 2000. Đông Kinh nghĩa thục. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. [9] Hồ Song, 1997. Đông Kinh nghĩa thục trong Phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu TK XX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (295), tr. 67-72, Số 1 (296), tr. 23-32. [10] Phạm Văn Sơn, 1971. Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847-1945). Bộ Tổng Tham mưu, Sài Gòn, xuất bản. [11] Quốc Sử quán triều Nguyễn, 2011. Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỉ Phụ biên, Người dịch: Cao Tự Thanh. Nxb Văn hóa - Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. [12] Chương Thâu, 1982. Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỉ XX. Nxb Hà Nội. 80 Đông kinh Nghĩa thục - Trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX [13] Chương Thâu, 2015. Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỉ XX. Nxb Hồng Đức. [14] Chương Thâu, Hồ Song, Ngô Văn Hòa, 1999. Lịch sử Việt Nam (1897-1918). Nxb Khoa học xã hội. [15] Chương Thâu, 1997. Đông Kinh nghĩa thục và Phong trào Nghĩa thục ở các địa phương. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4 (293), tr.11-16. [16] Tạ Thị Thúy (Chủ biên), 2013. Lịch sử Việt Nam, tập 7 (từ năm 1897 đến năm 1918). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [17] Phạm Hồng Tung, 2007. Tìm hiểu thêm về triết lí giáo dục của Trường Đông Kinh nghĩa thục. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 9 (377), tr.24-33. ABSTRACT Tonkin free school – a school of patriotic education in the early 20th centery Phan Thi Le Dung Falculty of Politic Theory – Civic Education, Hanoi National University of Education Tonkin Free School was a school that taught patriotism in the early twentieth century. Activities at the school included teaching, lectures, literary comments, compilations and the publishing of documents to spread a sense of national spirit and inspire patriotism and a sense of self-reliance for the people in the cause of national liberation and escape from French colonial rule. These activities at the school inspired a widespread patriotic movement. The lessons of the Tonkin Free School could be looked at now, especially to inspired patriotism in the younger generation. Keywords: The patriotic movement in the beginning of the 20th Century, The Duy Tan Movement, Dong Kinh Nghia Thuc, fervent patriot. 81

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4363_ptldung_3703_2132385.pdf
Tài liệu liên quan