Tài liệu Đóng góp của đồng bào có đạo trong việc phát triển các lĩnh vực ở tỉnh Long An (2003 – 2016): TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
60
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BÀO CÓ ĐẠO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
CÁC LĨNH VỰC Ở TỈNH LONG AN (2003 – 2016)
The religious citizens’ contributions to development
of sectors in Long An province (2003 – 2016)
ThS. Bùi Thị Phương Hồng
Phòng Tham mưu Công an tỉnh Long An
Tóm tắt
Thời gian qua, đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh Long An đã có những đóng góp tích cực cho sự phát
triển địa phương. Đó là đóng góp trong việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - an ninh - quốc phòng ở địa phương. Đồng thời, một số
bài học kinh nghiệm cũng được đúc kết trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng bộ,
chính quyền tỉnh Long An về sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, về công tác vận động...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp của đồng bào có đạo trong việc phát triển các lĩnh vực ở tỉnh Long An (2003 – 2016), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
60
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BÀO CÓ ĐẠO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
CÁC LĨNH VỰC Ở TỈNH LONG AN (2003 – 2016)
The religious citizens’ contributions to development
of sectors in Long An province (2003 – 2016)
ThS. Bùi Thị Phương Hồng
Phòng Tham mưu Công an tỉnh Long An
Tóm tắt
Thời gian qua, đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh Long An đã có những đóng góp tích cực cho sự phát
triển địa phương. Đó là đóng góp trong việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - an ninh - quốc phòng ở địa phương. Đồng thời, một số
bài học kinh nghiệm cũng được đúc kết trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng bộ,
chính quyền tỉnh Long An về sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, về công tác vận động đồng bào có
đạo, về sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong thực hiện công tác tôn giáo, về tăng cường
xây dựng lực lượng cốt cán ở địa bàn cơ sở.
Từ khóa: công tác tôn giáo, đồng bào có đạo ở Long An, đóng góp, phát triển các lĩnh vực
Abstract
Over the past time, the religious citizens in Long An province have made positive contributions to the
local development, including contributions to building and strengthening the national unity, to the
development of social-economy, culture, security-defense in the locality. Besides, some experience
lessons are also accumulated in the process of implementing the religious policy of the Party and
Government of Long An province on the leadership of the party committees, on the mobilization of the
religious citizens, on close coordination between sectors and levels in the implementation of religious
task, and on strengthening the construction of the core force in the local areas.
Keywords: religious task, religious citizens in Long An, contribution, development of sectors
1. Mở đầu
Tỉnh Long An có vị trí chiến lược đặc
biệt về chính trị, kinh tế, văn hoá và quân
sự, là vùng đất nối liền giữa miền Tây và
miền Đông Nam bộ. Long An được tổ chức
thành 15 huyện, thị xã, thành phố với dân
số hơn 1,6 triệu người. Đây là tỉnh có nhiều
tôn giáo, đa số người dân theo Phật giáo,
Thiên chúa, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành.
Phần lớn đồng bào theo đạo đều xuất thân
từ giai cấp nông dân và người lao động, có
tinh thần yêu nước và cách mạng, sống “tốt
đời, đẹp đạo”. Số lượng tín đồ các tôn giáo
trong toàn tỉnh hiện nay khoảng 500.000
tín đồ, chiếm gần 30% dân số; có trên
5.000 chức sắc, chức việc đang hành đạo
Email: buiphuonghong1985@gmail.com
BÙI THỊ PHƯƠNG HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
61
(Báo cáo Tỉnh ủy Long An, 2015, tr.01).
Các dân tộc và tôn giáo ở Long An vốn có
truyền thống đoàn kết, yêu nước đã hình
thành từ rất sớm, được thử thách qua
những thăng trầm của lịch sử. Đại đa số tín
đồ tôn giáo là nông dân lao động, có tinh
thần yêu nước, sống hòa nhập, đoàn kết với
cộng đồng, chấp hành tốt các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong những năm đầu thực hiện công
cuộc đổi mới, các tôn giáo có sự phục hồi
và phát triển nhanh chóng đã có nhiều tác
động đến tình hình kinh tế - xã hội và an
ninh trật tự. Sớm nắm bắt vấn đề này,
Đảng ta đã kịp thời tổng kết, đánh giá tình
hình và kết quả công tác tôn giáo, trên cơ
sở đó hoàn thiện những chủ trương, chính
sách đối với tôn giáo. Đặc biệt ngày
12/3/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban
hành Nghị quyết số 25-NQ/TW “Về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân
tộc và công tác tôn giáo” và một số văn
bản liên quan khác...
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị
quyết vừa nêu, Đảng bộ tỉnh có sự chuyển
biến tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ
đạo công tác tôn giáo. Tỉnh ủy đã xây dựng
Chương trình hành động số 10 - Ctr/TU
ngày 30/6/2003 cụ thể hóa việc thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 và tổ chức Hội
nghị triển khai các Nghị quyết Trung ương
cho cán bộ chủ chốt tỉnh, huyện, thị. Chỉ
đạo các Đảng, đoàn, ban cán sự Đảng và
các huyện, thị ủy xây dựng chương trình,
kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết
Trung ương 7 và các chương trình hành
động của Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác tôn
giáo. Ngày 12/5/2004, Ủy ban Nhân dân
tỉnh Long An ban hành Kế hoạch số
1960/KH-UB về việc triển khai thực hiện
Chương trình hành động của Tỉnh ủy về
công tác tôn giáo.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của
Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban
Tôn giáo - Dân tộc tỉnh đã xây dựng các kế
hoạch tổ chức triển khai thực hiện như Kế
hoạch số 04/KH-BTGDT ngày 07/7/2006
về việc triển khai, công tác đối với một số
tôn giáo chưa được công nhận và Kế hoạch
số 06/KH-BTGDT ngày 17/11/2006 về tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg
ngày 14/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về một số công tác đối với đạo Tin Lành.
Ban Tôn giáo tỉnh cũng xây dựng các văn
bản hướng dẫn số 01/HD-BTGDT ngày
16/10/2006 về việc đăng ký hoạt động và
công nhận đối với một số họ đạo Cao Đài
riêng lẻ; Hướng dẫn số 02/HD-BTGDT
đăng ký hoạt động và công nhận hoạt động
đối với Thánh đường Hồi giáo; Hướng dẫn
số 03/HD-BTGDT ngày 16/10/2006 về
việc đăng ký hoạt động và công nhận đối
với Bửu Sơn Kỳ Hương; Chỉ thị số 15/CT-
UBND ngày 05/7/2013 về việc tăng cường
công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng,
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An.
Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể và các sở ngành
tổ chức triển khai học tập, quán triệt, tuyên
truyền sâu rộng các văn bản trên trong hệ
thống chính trị và quần chúng nhân dân,
chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo với
những nội dung thiết thực, phù hợp với
tình hình thực tiễn của địa phương nhằm cụ
thể hóa các quan điểm, chính sách về tôn
giáo của Đảng và Nhà nước. Qua đó, góp
phần đưa các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
62
chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo.
2. Nội dung
2.1. Những đóng góp của đồng bào
các tôn giáo trong các lĩnh vực
Qua triển khai, quán triệt thực hiện các
văn bản của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ
tỉnh đã nhận thức rõ yêu cầu, tầm quan
trọng của công tác tôn giáo trong tình hình
mới. Đối với nội bộ Đảng, sau khi tiếp thu
nội dung các văn bản, phần lớn có sự
chuyển biến về nhận thức, thống nhất với
quan điểm về vấn đề tôn giáo còn tồn tại
lâu dài, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù
hợp với xã hội, đoàn kết các tôn giáo sẽ tạo
nên sức mạnh để xây dựng, phát triển đất
nước, tôn trọng tự do tín ngưỡng là tôn
trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Chính từ đó, đã làm chuyển biến một bước
quan trọng trong nhận thức của cán bộ,
đảng viên, từng bước tạo được sự đồng
thuận và đi đến thống nhất không chỉ trong
hệ thống chính trị mà cả trong toàn thể
nhân dân. Đảng bộ tỉnh quan tâm nhiều
hơn vấn đề tôn giáo, chăm lo đời sống của
nhân dân và đồng bào có đạo, không phân
biệt lương giáo, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói
chung và đồng bào các tôn giáo nói riêng.
Quần chúng nhân dân, đặc biệt là các
chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các
tôn giáo tin tưởng, phấn khởi trước chủ
trương, chính sách tôn trọng tự do tín
ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước, an
tâm tu hành, đồng thời phát huy những ưu
điểm của mình, góp phần ổn định an ninh
trật tự, tích cực thực hiện các phong trào
thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh nhà, góp phần tích cực vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những đóng
góp của đồng bào các tôn giáo được thể
hiện trên các lĩnh vực như sau:
Một là, đồng bào các tôn giáo đóng
góp vào việc xây dựng, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Đồng bào tín đồ các tôn giáo chấp
hành tốt các chủ trương, chính sách pháp
luật của Đảng và Nhà nước, tích cực tham
gia vào các chương trình hành động do các
cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp phát
động. Đồng bào có đạo luôn phát huy
truyền thống yêu nước, đoàn kết cùng toàn
dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng ở địa phương; tiếp tục phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của
mình. Đoàn kết đồng bào các tôn giáo
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đại
biểu của Đảng bộ tỉnh.
Các tổ chức tôn giáo tích cực hưởng
ứng các chương trình hành động của Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,
chính quyền thông qua các cuộc vận động,
các phong trào thi đua yêu nước với những
nội dung thiết thực như: cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng
làng văn hóa, xã văn hóa, gia đình văn hóa;
các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các
hoạt động từ thiện xã hội như: “Ngày vì
người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, xây
dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, góp
quỹ khuyến học, khuyến tài, cứu trợ lũ lụt,
bếp ăn từ thiện, nhận phụng dưỡng mẹ Việt
BÙI THỊ PHƯƠNG HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
63
Nam anh hùngqua những việc làm trên
các tôn giáo trong tỉnh đã thể hiện sự luôn
gắn bó với đạo, với đời và truyền thống
yêu nước, yêu thương con người và gắn bó
với dân tộc. Các tổ chức tôn giáo tích cực
tăng cường đoàn kết trong từng tổ chức của
mình, đoàn kết các tôn giáo trong khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh.
Các phần tử phản động luôn lợi dụng
vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn
giáo, vấn đề khiếu kiện trong nhân dân để
kích động, gây ảnh hưởng xấu đến việc
thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân
tộc và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta. Nhận thức được vấn đề
trên, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ
chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh
thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận
động đồng bào có đạo nhận thức rõ âm
mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc
của các thế lực thù địch. Qua đó, huy động
được sự tham gia tích cực của các tổ chức
tôn giáo và đông đảo đồng bào tín đồ vào
việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn
giáo tiêu biểu tích cực tham gia vào các
hoạt động chính trị - xã hội, tham gia xây
dựng chính quyền các cấp, hệ thống chính
trị của tỉnh như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức đoàn thể, đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp, góp phần xây dựng
Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc
tỉnh trong sạch, vững mạnh. Tham gia công
tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2016 - 2021; kết quả có 74 đại
biểu là chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo
trúng cử; trong đó cấp tỉnh là 02 vị, cấp
huyện là 11 vị, cấp xã là 61 vị (Báo cáo Ủy
ban MTTQ tỉnh Long An, 2016, tr.06).
Nhiều tấm gương tiêu biểu của các chức
sắc và đồng bào các tôn giáo đã trở thành
những nhân tố tích cực góp phần vào việc
hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hai là, đồng bào các tôn giáo đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua đồng bào các
tôn giáo thực hiện tốt chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, phấn
khởi tích cực làm ăn sinh sống, tạo ra
những kết quả mới trong đời sống kinh tế,
đóng góp tích cực vào các chương trình,
mục tiêu phát triển ở địa phương. Đời sống
vật chất của đồng bào, tín đồ các tôn giáo
từng bước được nâng lên, đa số hộ gia đình
chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo đều có
mức sống ổn định và phát triển. Đồng bào
có đạo đã góp phần cho từng địa phương
nói riêng, cả tỉnh nói chung thực hiện đạt
chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của Đảng bộ
tỉnh đề ra: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân hàng năm đạt 11,25%; cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
tích cực. GDP bình quân đầu người đạt chỉ
tiêu Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh đề
ra (50 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ
nghèo hiện nay giảm còn dưới 2,5%” (Văn
kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm
kỳ 2015-2020, 2015, tr.22). Chức sắc, nhà
tu hành, tín đồ các tôn giáo phấn khởi;
đồng bào có đạo an tâm tu hành, nỗ lực
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, tích
cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh
tế, đóng góp tích cực vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
trị, xã hội các cấp không ngừng mở rộng,
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
các phong trào thi đua ngày càng thiết
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
64
thực, qua đó đã thu hút, tập hợp được các
giới, tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó
có các chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Đến
nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 6.500
người là lực lượng cốt cán phong trào trong
tôn giáo trên tổng số gần 70.000 chức sắc,
chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo
là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, hội
viên, đoàn viên các tổ chức chính trị, xã
hội, đảng viên là người có đạo (Báo cáo Ủy
ban MTTQ tỉnh Long An, 2016, tr.07), một
số ít là cán bộ, công chức đang công tác và
giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền,
Mặt trận, các tổ chức chính trị, xã hội cấp
huyện, xã.
Thông qua các phong trào thi đua yêu
nước do các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã
hội phát động, các chức sắc, chức việc, nhà
tu hành, đồng bào các tôn giáo tích cực
tham gia hưởng ứng và tổ chức thực hiện
có hiệu quả như cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc”, phong trào “Đền ơn đáp
nghĩa đối với người có công với nước”,
phong trào “Ngày vì nghèo”, phong trào
“Tự nguyện xã hội, giúp đỡ người nghèo
vượt qua khó khăn, bệnh tật”, thực hiện
“sống tốt đời, đẹp đạo”...Các chức sắc, tín
đồ tôn giáo đã có những việc làm cụ thể,
thiết thực đóng góp vào việc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở từng địa
phương và phong trào thi đua yêu nước của
tỉnh. Thể hiện rõ nhất là các phong trào lao
động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình,
xóa đói giảm nghèo, xây dựng cộng đồng
dân cư tự quản, chăm sóc sức khỏe nhân
dân, hoạt động nhân đạo từ thiện, tham gia
xây dựng nông thôn mới
Một số chức sắc tôn giáo trở thành lực
lượng nòng cốt tổ chức các hoạt động
chăm lo cho dân nghèo, xây dựng cầu,
đường giao thông nông thôn, xây dựng quỹ
khuyến học, khuyến tài, phát thuốc nam,
mổ mắt miễn phí, cứu trợ lũ lụt, bếp ăn từ
thiện, nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh
hùng, xây dựng phong trào quần chúng tự
quản bảo vệ an ninh trật tự. Điển hình ấp 2,
xã Thạnh Trị, huyện Mộc Hóa (một ấp có
90 % là tín đồ tôn giáo) luôn giữ vững ấp
văn hóa xuất sắc của tỉnh. Bếp ăn từ thiện
tịnh xá Ngọc Tâm, phòng thuốc từ thiện
Hưng Nhơn Tự (Thành phố Tân An), hũ
gạo tình thương (thị trấn Hiệp Hoà - Đức
Hoà). Phong trào chức sắc tôn giáo và cơ
sở thờ tự góp quỹ xây dựng nhà tình
thương (Bình Đức - Bến Lức); phong trào
xây dựng vùng giáo an toàn (Lương Bình,
Lương Hoà - huyện Bến Lức; thị trấn Hiệp
Hoà - huyện Đức Hoà; Tân Lập, Bắc Hoà -
huyện Tân Thạnh; Mỹ Lộc - huyện Cần
Giuộc). Hàng năm, các chức sắc, chức
việc, nhà tu hành, tín đồ đã tích cực tham
gia đóng góp với giá trị hàng chục tỷ đồng.
Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình, gương
điển hình tiên tiến như mô hình: Xây dựng
cơ sở thờ tự văn hóa ở thánh thất Phước
Đông, Phước Tuy, chùa Long Nghĩa, chùa
Phổ An, đỡ đầu đóng học phí hỗ trợ học
sinh nghèo của chùa Phật Quang, Giáo xứ
Vạn Phước, Hội thánh Tin Lành Việt Nam
(miền Nam) xã Long Trạch, huyện Cần
Đước, xây dựng chi hội khuyến học,
khuyến tài ở các cơ sở thờ tự tôn giáo (Báo
cáo Tỉnh ủy Long An, 2015, tr.09). Thông
qua phong trào vận động quần chúng thực
hiện chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước có bước phát triển theo
chiều sâu tạo sự đoàn kết lương - giáo ngày
càng gắn bó hơn; góp phần nâng cao ý thức
của quần chúng tín đồ các tôn giáo phát
BÙI THỊ PHƯƠNG HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
65
huy truyền thống yêu nước.
Ba là, đồng bào các tôn giáo đóng
góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị
văn hóa.
Cùng với xu thế chung của cả nước,
trong những năm gần đây, hoạt động lễ
hội của đồng bào các tôn giáo trên địa bàn
tỉnh được tổ chức long trọng, với quy mô
lớn và diễn ra khắp nơi trong tỉnh. Những
ngày lễ trọng của các tôn giáo như: lễ Phật
đản, lễ Vu lan báo hiếu, An cư Kiết hạ của
Phật giáo, lễ Chúa giáng sinh của Thiên
chúa giáo và Tin Lành, Phục sinh, lễ kỷ
niệm ngày Khai đạo của các tôn giáo và
ngày Tết cổ truyền của dân tộc các cấp
chính quyền trong tỉnh đã quan tâm giúp
đỡ, phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi góp phần làm cho các buổi lễ tôn giáo
trang trọng, an toàn, tiết kiệm và theo
đúng quy định pháp luật; qua đó đã tích
cực góp phần đưa chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về dân
tộc - tôn giáo, tín ngưỡng vào cuộc sống,
đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng
chính đáng của quần chúng tín đồ, vừa
góp phần tạo ra những sinh hoạt văn hóa,
tinh thần phong phú trong đời sống xã hội
được nhân dân và tín đồ đồng tình ủng hộ.
Qua đó, giúp quần chúng tín đồ ngày càng
nhận thức rõ hơn về chính sách tôn trọng
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước; mối quan hệ giữa các chức sắc,
giáo hội các tôn giáo với Nhà nước ngày
càng gắn bó và hiểu biết nhau hơn, tạo sự
phấn khởi và tin tưởng của các tổ chức tôn
giáo vào đường lối, chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta nói chung, sự
lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa
phương nói riêng.
Với tâm nguyện hướng thiện, nhiều
gia đình đồng bào có đạo còn tuyên
truyền giáo dục con em chấp hành tốt các
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư”, ngày càng xuất hiện nhiều
hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn
hóa, gia đình thành đạt”. Đồng bào các
tôn giáo đã cùng với nhân dân trong tỉnh
giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống kết
hợp với nếp sống văn minh tiên tiến đã
xây dựng nên những khu phố văn hóa, ấp
văn hóa tiêu biểu.
Bốn là, đồng bào các tôn giáo đóng
góp tích cực trên lĩnh vực an ninh -
quốc phòng.
Các tổ chức tôn giáo trong tỉnh đã xây
dựng đường hướng hành đạo, thực hiện
đúng đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước. Trong những
năm qua, tình hình an ninh tôn giáo trên
địa bàn tỉnh luôn được đảm bảo, các tôn
giáo đều thực hiện đúng đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nước, nhiều mô hình phong trào
“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phát
động được đông đảo quần chúng tín đồ
tham gia hưởng ứng.
Thông qua phong trào này ở vùng
đồng bào theo đạo đã góp phần trong việc
nâng cao ý thức của quần chúng tín đồ
các tôn giáo phát huy truyền thống yêu
nước, tinh thần cảnh giác chống các luận
điệu chia rẽ tôn giáo với dân tộc, đấu
tranh với những hoạt động lợi dụng tôn
giáo chống chế độ ta. Từ đó làm cho các
chức sắc và tín đồ tôn giáo hiểu rõ hơn về
chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của
Đảng và Nhà nước ta đồng thời cũng làm
cho quần chúng tín đồ thấy rõ âm mưu lợi
dụng tôn giáo của địch để chống phá cách
mạng; nâng cao cảnh giác chống diễn
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
66
biến hòa bình và âm mưu lợi dụng tôn
giáo xuyên tạc, phá hoại cách mạng, góp
phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, phục vụ
có hiệu quả nhiệm vụ phát triển các lĩnh
vực của địa phương.
Lực lượng cốt cán trong các tôn giáo
tham gia Hội đồng Nhân dân, là Ủy viên
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị, xã hội các cấp có số lượng khá
đông. Toàn tỉnh có gần 70.000 tín đồ các
tôn giáo là hội viên, đoàn viên các đoàn
thể, tổ chức chính trị, xã hội, trong đó có
54 chức sắc tiêu biểu. Cốt cán các đoàn
thể, hội như: Hội Cựu chiến binh có 676
người; Hội Nông dân có 19.094 người; Hội
Liên hiệp Phụ nữ có 19.072 người; Đoàn
Thanh niên có 1.583 người; Liên đoàn Lao
động có 21.794 người; Hội Chữ thập đỏ có
6.838 người (Báo cáo Ban Tôn giáo tỉnh
Long An, 2015, tr.05). Ở những vùng có
đông đồng bào theo đạo, lực lượng cốt cán
luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; tích cực tham gia hoạt động xã hội,
là nòng cốt trong phong trào thi đua yêu
nước, tập hợp quần chúng có đạo tham gia
vào các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị, xã hội; tích cực tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, vận động quần chúng tín đồ thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
2.2. Một số bài học kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện chính sách
tôn giáo
Trong những năm qua, nhờ có quan
điểm chỉ đạo đúng đắn và những chính
sách thích hợp trên lĩnh vực tín ngưỡng,
tôn giáo; đồng bào các tôn giáo đã phấn
khởi tham gia vào quá trình đổi mới đất
nước. Đa số tín đồ tích cực thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, đường hướng
sống “tốt đời đẹp đạo”, đồng hành cùng
dân tộc. Đồng bào các tôn giáo tiếp tục
phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của mình, hăng hái tham gia thực hiện
chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm
lo phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo, xây dựng cuộc sống mới, học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh; đóng góp tích cực vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực
tham gia các phong trào thi đua yêu nước,
nhất là phong trào nhân đạo từ thiện.
Những thành tựu đạt được về mọi mặt
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng của tỉnh là sự nổ lực, đoàn kết, phấn
đấu của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể
nhân dân, trong có sự đóng góp rất lớn của
các chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên địa
bàn tỉnh.
Đạt được những kết quả nêu trên, là do
sự nổ lực của cả hệ thống chính trị và đồng
bào các tôn giáo trong tỉnh cùng với các
tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực ở địa
phương; từ đó có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm như sau:
Một là, các cấp ủy đảng đã bám sát
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, chủ động, kịp thời lãnh đạo,
chỉ đạo công tác tôn giáo.
Trong vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công
tác tôn giáo, các cấp ủy đảng luôn bám sát
các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời
dựa vào tình hình thực tế của địa phương,
các cấp ủy đảng đề ra những nhiệm vụ, giải
pháp sát đúng với quyền lợi hợp pháp
BÙI THỊ PHƯƠNG HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
67
chính đáng của các tầng lớp nhân dân cũng
như của các tín đồ tôn giáo để tổ chức thực
hiện. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận, đoàn thể ngày càng nhận thức đúng
đắn về những chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về công tác
tôn giáo, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ
đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát
sinh về tình hình tôn giáo; thường xuyên
kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo công tác
tôn giáo, dân tộc các cấp; chú trọng lãnh
đạo công tác kết nạp đảng viên là quần
chúng tín đồ tôn giáo và lãnh đạo công tác
vận động, xây dựng lực lượng nòng cốt
trong chức sắc, chức việc các tôn giáo.
Hai là, làm tốt công tác vận động quần
chúng có đạo thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về
xây dựng, củng cố, phát triển các lĩnh vực
đời sống xã hội.
Công tác vận động quần chúng tín đồ,
chức sắc tôn giáo được xác định là nội
dung cốt lõi của công tác tôn giáo. Các cấp
ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các
đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục, nâng cao nhận thức cho quần
chúng tín đồ về đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là
chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Đồng thời giáo dục, vận động các tôn
giáo, tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc,
nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tiếp tục
phát huy truyền thống yêu nước, những giá
trị văn hóa đạo đức lành mạnh, hướng thiện
phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc,
tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng, thực hiện tốt các quy
định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo,
hưởng ứng tích cực các cuộc vận động góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của địa phương.
Ba là, các ngành, các cấp có sự phối
hợp chặt chẽ trong thực hiện công tác
tôn giáo.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận và các đoàn thể trong tỉnh luôn bám
sát chủ trương, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác tôn giáo để xây dựng giải pháp
thực hiện có hiệu quả. Công tác tôn giáo
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó phải
có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa
chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và
giữa các ngành, các cấp là yếu tố quyết
định sự thắng lợi trong công tác tôn giáo.
Toàn bộ các tổ chức trong hệ thống chính
trị làm công tác tôn giáo đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ Tỉnh.
Bốn là, tăng cường xây dựng lực
lượng cốt cán ở địa bàn cơ sở, làm nòng
cốt cho việc góp phần xây dựng, phát triển
các lĩnh vực.
Những năm qua công tác tôn giáo trên
địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích
cực và đạt được những kết quả quan trọng,
góp phần vào thắng lợi chung của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc
biệt công tác xây dựng, phát huy vai trò
của lực lượng cốt cán trong tôn giáo đã
được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Thông qua các
cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu
nước, lựa chọn, xây dựng lực lượng cốt cán
là người có uy tín trong tôn giáo. Xây dựng
lực lượng chức sắc cốt cán trong các tôn
giáo, gắn với triển khai các quan điểm, chủ
trương mới của Đảng về tôn giáo; tiếp tục
đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật Nhà nước, giáo dục, bồi dưỡng
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
68
lòng yêu nước, ý thức và trách nhiệm công
dân đối với lực lượng cốt cán trong tôn
giáo. Nhiều nơi lực lượng cốt cán đã phản
ánh kịp thời những vụ việc phức tạp nảy
sinh trong hoạt động tôn giáo, đồng thời
tham gia vận động, hòa giải ở cấp cơ sở,
góp phần giữ ổn định an ninh, trật tự an
toàn xã hội tại địa bàn.
3. Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Đảng đã đề ra hệ
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, đó là điểm tương
đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với
sự nghiệp chung của dân tộc. Đồng bào các
tôn giáo trong tỉnh tiếp tục phát huy những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của mình;
phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực tự
cường, tích cực lao động sản xuất, sống tốt
đời đẹp đạo, đoàn kết đồng bào các tôn
giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Tôn giáo tỉnh Long An. (2015). Báo cáo tình hình tôn giáo, công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo năm 2015 và nhiệm vụ công tác tôn giáo năm 2016. Long An: Lưu hành
nội bộ.
Đảng bộ tỉnh Long An. (2015). Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 –
2020. Long An: Lưu hành nội bộ.
Tỉnh ủy Long An. (2015). Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo. Long An: Tài liệu
lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Long An.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An. (2016). Báo cáo công tác Dân tộc - Tôn giáo năm
2016. Long An: Tài liệu lưu trữ UBMTTQ tỉnh Long An.
Ngày nhận bài: 14/01/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46_6625_2214951.pdf