Đồng bằng sông Cửu Long cần tư duy mang tính cách mạng về quy hoạch

Tài liệu Đồng bằng sông Cửu Long cần tư duy mang tính cách mạng về quy hoạch: 335 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẦN TƯ DUY MANG TÍNH CÁCH MẠNG VỀ QUY HOẠCH TS. Nguyễn Gia Kiệm ĐBSCL gồm 1 thành phố trực thuộc TW là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang Bạc Liêu và Cà Mau. Toàn vùng có tổng diện tích là 40.548,2 km², chiếm 12% diện tích cả nước. Trong đó đất nông nghiệp 27,4%, đất canh tác lúa 45,8%, đất cây ăn quả 36,4%, đất nuôi trồng thủy sản 71,6%. Với dân số 17,5 triệu người, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% số lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Namvà 70% sản lượng trái cây cả nước1. ĐBSCL là vùng đất mới trong tiến trình lịch sử dân tộc do những lưu dân từ miền Bắc tịnh tiến xuống phía Nam. ĐBSCL mà dân gian thường gọi là miền Tây Nam bộ hay ngắn gọn là miền Tây được thiên nhiên ưu đ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồng bằng sông Cửu Long cần tư duy mang tính cách mạng về quy hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
335 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẦN TƯ DUY MANG TÍNH CÁCH MẠNG VỀ QUY HOẠCH TS. Nguyễn Gia Kiệm ĐBSCL gồm 1 thành phố trực thuộc TW là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang Bạc Liêu và Cà Mau. Toàn vùng có tổng diện tích là 40.548,2 km², chiếm 12% diện tích cả nước. Trong đó đất nông nghiệp 27,4%, đất canh tác lúa 45,8%, đất cây ăn quả 36,4%, đất nuôi trồng thủy sản 71,6%. Với dân số 17,5 triệu người, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% số lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Namvà 70% sản lượng trái cây cả nước1. ĐBSCL là vùng đất mới trong tiến trình lịch sử dân tộc do những lưu dân từ miền Bắc tịnh tiến xuống phía Nam. ĐBSCL mà dân gian thường gọi là miền Tây Nam bộ hay ngắn gọn là miền Tây được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu ôn hòa, tài nguyên thủy hải sản phong phú, đất đai cỏn hoang hóa nhiều nên đã quyến rũ những lưu dân đến lập nghiệp. Trải qua nhiều thế hệ, người dân miền Tây Nam bộ an lòng với những ưu đãi của thiên nhiên. Từ đây hình thành lối sống cần cù, hào sảng, nghĩa hiệp, nhưng thiếu ý chí vươn lên mạnh hơn2 1 1.https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/quy-hoach-vung-dong-bang-song-cuu-long- can-phat-huy-loi-dac-thu.html 2 theo ông Lê Minh Hoan (bí thư tỉnh ủy Đồng tháp) thì “ Một lý do khác có lẽ là người ĐBSCL chúng ta còn tự bằng lòng với điều kiện thiên nhiên ưu đãi hơn so với các vùng miền khác nên chưa có động lực vươn lên mạnh mẽ. [https://tuoitre.vn/can-chinh-sach-manh-de-phat-trien- nguon-nhan-luc-20180115230745068.htm 13/4/2018 336 Thực trạng kinh tế xã hội ở ĐBSCL trong lịch sử khẫn hoang chủ yếu lưu dân tự lo, nhà nước phong kiến có đầu tư nhưng rất hạn chế. Đến thời Pháp thuộc và trước năm 1975 do tình trang chiến tranh nên ngoài Cần Thơ được xem như trung tâm của miền Tây Nam bộ được đầu tư hạ tầng tương đối, đến khi nước nhà thống nhất, Việt Nam còn nhiều khó khăn nên miền Tây vẫn phải tự túc phát triển là chính. Đến đầu thế kỷ XXI, khi nền kinh tế Việt Nam có mức phát triển nhất định, nhà nước mới có điều kiện đầu tư cho ĐBSCL mà chủ yêu là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho đời sống nhân dân tại đây. Nhờ vào sự đầu tư của nhà nước bằng nhiều nguồn vốn vay, đã dần đưa các con phà cũ kỹ vào dĩ vãng, tạo điều kiện cho hoạt động KT-XH trong vùng cất cánh. Tuy ĐBSCL đã được nhà nước quan tâm đầu tư nhưng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu phát triển của vùng. Quan điểm đầu tư trước đây cho ĐBSCL có tính cách xóa đói giảm nghèo chứ chưa thực sự tạo nền tảng cho vùng phát triển như tiềm năng sẵn có. chủ yêu vẫn phát triển dựa vào kinh tế nông nghiệp trong khi đó canh tác nông nghiệp vẫn ở tình trạng thủ công là chính lại manh mún thiếu tập trung. Hoạt động kinh tế nông nghiệp các tỉnh trong vùng giống nhau (trồng lúa, cây ăn trái, chăn nuôi thủy hải sản). Hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường sông, kênh, rạch khiến vận chuyển hàng hóa vừa mất thời gian làm giảm chất lượng hàng hóa vừa tăng chi phí; hoạt động giao lưu văn hóa xã hội khó phát triển do bất cập về giao thông Những hạn chế trên đã không hấp dẫn những nguồn đầu tư lớn từ bên ngoài. Hình ảnh anh Hai lúa ngày nào khi dân số còn thưa, ruộng lúa nhiều, tôm cá tự nhiên đầy ao giờ không còn nữa khi dân số ngày một tăng, nguồn lợi tự nhiện ngày càng hiếm (nhất là từ khi lũ ít về). Chính từ sự ưu đãi của thiên nhiên đã hình thành lối sống an phận của người dân chỉ biết dưa vào nguồn lợi thiên nhiên, thiếu ý chí vươn xa công thêm yếu tố đò sông ngăn cách nên giáo dục cả vùng còn hạn chế. Khi DBSCL chuyển mình theo công nghiệp hóa thì nguồn nhân lực tại 337 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH chỗ chưa đáp ứng kịp. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 10,4% thấp nhất cả nước (trung bình của cả nước năm 2013 là 17,9%)1 Từ khi có được sự đầu tư lớn của nhà nước về hạ tầng hoat động kinh tế- xã hội toàn vùng đã có sự khởi sắc rõ nét. Về giáo dục, hệ thống giáo dục phổ thông đã phủ đều các khu dân cư ; mạng lưới y tế cơ sở phủ đến cấp xã, mạng lưới điện đã đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân toàn vùng, hệ thống nhà văn hóa phủ đều tới cấp xã trong toàn vùng, về kinh tế sản phẩm lúa gạo, tôm cá , hoa quả đã trở thành thế mạnh xuất khẩu của vùng., kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt trên 1,67 tỷ USD (năm 2016)2, xuất khẩu gạo năm 2017 lên mức 5,9 - 6 triệu tấn gạo3, xuất khẩu tôm năm đạt 3,3 tỷ USD (2017)4, về du lịch có 22.457.000 lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt gần 11.315 tỷ đồng5, về giáo dục vùng ÐBSCL hiện có 17 trường đại học, 26 trường cao đẳng với quy mô đào tạo 130.896 sinh viên chính quy 6, gồm 180 ngành đào tạo các trình độ tiến sĩ, đại học, cao đẳng. Riêng hệ thống trường trung cấp, cao đẳng nghề có 51 trường. Về hạ tầng giao thông có nhiều chuyển động tích cực, cầu đã dần thay thế cho vai trò cho các con phà kết nội các tỉnh trong vùng và hệ thống đường quốc lộ, các huyện trong tỉnh. Cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rach Miếu đã góp phần quan trong cho cả vùng chuyển động., ĐBSCL có sự chuyển mình phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng nếu các hoạt động kinh tế còn mang nặng tính truyền thống 1 Nguyễn Thế Bình, Nông nghiệp vùng đồng bằng song cửu long thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập. Bản in PDF 2[ a126230.html 3https://tuoitre.vn/xuat-khau-gao-2017-tang-truong-vuot-ky-vong-20171221145733054.htm 21/12/2017] 4https://vov.vn/kinh-te/dbscl-can-tang-dien-tich-nuoi-thuy-san-quy-mo-cong-nghiep- 676090.vov 27/9/2017] 5 Theo báo cáo của Cum thi đua Tây Nam bộ năm 2017 6 thien chat luong giao duc-dao tao vung dong bang song cuu long.htm 338 như hiện nay. ĐBSCL còn thiếu các nhà máy xay sát hiện đại, thiếu các nhà máy chế biến hoa quả nên hàng nông sản chủ yếu xuất theo dạng thô, sản phẩm đơn điệu giá trị gia tăng thấp. ĐBSCL nổi tiếng về xuất khẩu gạo mà công nghệ xay xát đến nay vẫn chưa có gì đổi mới, công suất nhà máy từ nhỏ đến trung bình là chủ yếu, bình quân chưa đến 50 tấn lúa/ca 1 ĐBSCL dù đã có những chuyển động tích cực nhưng lao động trong vùng buộc phải ly hương tìm kế sinh nhai ngày càng nhiều cho thấy bức tranh hoạt động kinh tế của vùng còn bất cập. Câu chuyện cô bán chiếu (hình ảnh của người lao động) ngày xưa trong bài vọng cổ do Út Trà Ôn ca đã trở thành phổ biến ở miền Tây, cô bán chiếu giờ bán buôn không đủ sống đã phải bỏ nhà lên Saigon hay Bình Dương tham gia vào đôi ngũ lao động công nghiệp. Để ĐBSCL cất cánh Muốn ĐBSCL phát triển theo công nghiệp hóa thì mọi hoạt động kinh tế xã hội cần phải có sự điều chỉnh phù hợp. Muốn vậy thì trước hết cần thay đổi tư duy quy hoạch phát triển đối với khu vực ĐBSCL, đó là phải đặt ĐBSCL trong một tổng thể thống nhất, từ đó quy hoạch hướng phát triển để đầu tư tập trung có hiệu quả. Hiện nay quy hoạch ĐBSCL theo hướng liên kết nhóm theo địa lý nhưng như vậy cũng chưa ổn chẳng qua chỉ là sự liên kết những nhóm trong vùng chứ không tạo sự liên kết mang tính ràng buộc toàn vùng. Đòi hỏi phải có cuộc cách mạng trong tư duy về quy hoạch cho cả ĐBSCL thành một khối, không nhất thiết tỉnh nào cũng lúa, cá, cây ăn quả. Khi nhận thức ĐBSCL là một khối thống nhất thì sẽ có sự phân công trong sản xuất, nuôi trồng mang tính tập trung theo điều kiện tự nhiên của khu vực. Hình thành các khu vực sản xuất (theo điều kiện thổ nhưỡng chứ không theo đơn vị hành chánh), có hoạt động kinh tế đặc thù (khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây an quả, khu vực nuôi cá da trơn, khu vực nuôi tôm), có sự phân công trong hoạt động kinh tế của cả 1 https://vietstock.vn/2011/01/dong-bang-song-cuu-long-lay-cong-nghiep-che-bien-lam- trong-tam-416-179114.htm 339 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH vùng trên cơ sở tạo động lực cho nhau cùng phát triển. Khi ĐBSCL hình thành những vùng chuyên canh sẽ taọ điều kiện cho đầu tư được tập trung. Từ quy hoạch tổng thể cả ĐBSCL thành một khối thì tiếp đó quy hoạch phân bổ lại dân cư vì với tình trạng phân bố dân cư tự phát như hiện nay khiến việc đầu tư cho dân sinh không tập trung, không đồng bộ. Có phân bổ lại dân cư tập trung thì quy hoạch giao thông cả đường bộ cũng như đường thủy mới hiệu quả tránh tình trảng phải đầu tư dàn trải vừa tốn kém lại không hiệu quả. ĐBSCL với đặc điểm dịa hình sông rạch phủ đều cả vùng thì quy hoạch giao thông thủy cần được quan tâm hơn. Vừa thuận lợi lại giảm áp lực cho đường bộ.1. ĐBSCL hiện chỉ có cảng Cần Thơ là tương đối nhưng vẫn chưa thể tiếp nhận những tàu có trọng tải trên 20 ngàn tấn cập cảng. Do đó 80% lượng container xuất khẩu của ĐBSCL phải vận chuyển về Tp.HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu 2. ĐBSCL cần lắm những cảng biển hiện đại, có như vậy mới tăng tính cạnh tranh của vùng đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế biển rất tiềm năng nhưng chưa được quan tâm khai thác đúng mức. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, tính cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế ngày càng gay gắt nên việc đầu tư vào khoa học công nghệ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả lãnh vực sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở quy hoạch thống nhất một khối của cả ĐBSCL với những vùng (tỉnh) có hoạt động kinh tế đặc thù sẽ thuận lợi cho việc đầu tư khoa học công nghệ vừa tập trung nguồn lực vừa sát với thực tiễn hơn. Việc đầu tư khoa học công nghệ phải được nhận thức là vấn đề sống còn trong hội nhập toàn cầu. Để tạo nền tảng cho phát triển thì giáo dục cần phải được đầu tư với mức cao trước là để nâng cao dân trí cho nhân dân trong vùng đồng thời chuẩn bị cho đội ngũ nhân lực tại chỗ cho cách mạng 4.0 1 Đại điện cho đơn vị tư vấn RUA – GS. TSQH Bruno De Meulder của trường Đại học Ku Leuven (Bỉ): đặc biệt, khu vực này nên tận dụng lợi thế sông nước để phát triển các tuyến giao thông thủy, thay vì đầu tư quá nhiều cho các dự án cao tốc đường bộ lớn.” 2https://izifix.com/tin-tuc/bai-viet/1268-Loi-the-giao-thong-duong-thuy-Dong-bang-song- Cuu-Long 340 Kết luận ĐBSCL mới được đầu tư lớn về hạ tầng giao thông trong hơn chuc năm nay mà đã có những chuyển động tích cực về các lĩnh vực KT-VH-XH chứng tõ đây là vùng đất đầy tiềm năng cả về con người và tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên nếu muốn đẩy mạnh sự phát triển mang tính bền vững thì ĐBSCL cần phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về tư duy về hoạt động kinh tế trong hoàn cảnh hội nhập toàn cầu. . Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng cảnh báo, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng cao như dự báo năm 2030 thì khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn. Vấn đề biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn vùng nhưng đồng thời cũng là thời cơ cho ĐBSCL thay đổi cách nghĩ cách làm. Thay tư duy khởi nghiệp từ cây lúa đã lạc hậu sang đối tượng khởi nghiệp mới bắt kịp với thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. ĐBSCL dù có được những thành quả nhất định nhưng muốn đẩy mạnh phát triển mang tính bền vững thì bản thân ĐBSCL không thể tự lo được mà bước đầu cần nguồn đầu tư lớn từ bên ngoài (nhà nước, nước ngoài, các tập đoàn lớn) cả về vật chất lẫn nguồn nhân lực. Ngoài ra ĐBSCL cũng cần có chính sách đặc thù riêng nhằm tăng tính hấp dẫn trong kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực ngoài nhà nước mà trong đó việc thay đổi quy định hạn điền rất cần thiết. Phát biểu của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khu vực ĐBSCL sẽ chuyển thứ tự ưu tiên lúa- thủy sản- cây trồng sang thủy sản-cây trồng-lúa được xem là định hướng phát triển cho vùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/quy-hoach-vung-dong- bang-song-cuu-long-can-phat-huy-loi-dac-thu.html. 2. https://tuoitre.vn/can-chinh-sach-manh-de-phat-trien-nguon-nhan- luc-20180115230745068.htm 13/4/2018 3. Nguyễn Thế bình, Nông nghiệp vùng đồng bằng song cửu long thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập. Bản in PDF 4. 341 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 5. ([ thi-truong-tiem-nang-a126230.html], 6. https://tuoitre.vn/xuat-khau-gao-2017-tang-truong-vuot-ky-vong- 20171221145733054.htm 21/12/2017], 7. https://vov.vn/kinh-te/dbscl-can-tang-dien-tich-nuoi-thuy-san-quy- mo-cong-nghiep-676090.vov 27/9/2017], 8. https://izifix.com/tin-tuc/bai-viet/1268-Loi-the-giao-thong-duong- thuy-Dong-bang-song-Cuu-Long] 9. https://vietstock.vn/2011/01/dong-bang-song-cuu-long-lay-cong- nghiep-che-bien-lam-trong-tam-416-179114.htm. Sơn Văn Sài Gòn Tiêp thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26_2777_2207243.pdf
Tài liệu liên quan