Tài liệu Đồn điền ở Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1930: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0099
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 144-150
This paper is available online at
ĐỒN ĐIỀN Ở HÀ NAM TỪ NĂM 1890 ĐẾN NĂM 1930
Mai Thị Tuyết
Khoa Lí luận Chính trị và Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hà Nam là một tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, nghề trồng lúa chiếm vai trò chủ
đạo trong sản xuất nông nghiệp. Sau các cuộc đánh chiếm, bình định của thực dân Pháp,
các đồn điền không ngừng mọc lên ở đây. Đến năm 1902, toàn tỉnh có 12 đồn điền, Đến
năm 1914, số lượng đồn điền giảm xuống còn 11. Tuy nhiên, diện tích đồn điền lại tăng
lên gần 10 ha; đồng thời, tên điền chủ có sự thay đổi ít nhiều, do diễn ra quá trình chuyển
nhượng. Sau Chiến tranh (1919), chính quyền thực dân khuyến khích phát triển kinh tế đồn
điền. Do vậy, diện tích đồn điền không ngừng được mở rộng. Tính đến năm 1930, toàn tỉnh
có 8 đồn điền, nhưng diện tích lại tăng lên vượt bậc (13.122 ha). Trâu, bò, ngựa, cừu, dê,
cà ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồn điền ở Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1930, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0099
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 144-150
This paper is available online at
ĐỒN ĐIỀN Ở HÀ NAM TỪ NĂM 1890 ĐẾN NĂM 1930
Mai Thị Tuyết
Khoa Lí luận Chính trị và Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hà Nam là một tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, nghề trồng lúa chiếm vai trò chủ
đạo trong sản xuất nông nghiệp. Sau các cuộc đánh chiếm, bình định của thực dân Pháp,
các đồn điền không ngừng mọc lên ở đây. Đến năm 1902, toàn tỉnh có 12 đồn điền, Đến
năm 1914, số lượng đồn điền giảm xuống còn 11. Tuy nhiên, diện tích đồn điền lại tăng
lên gần 10 ha; đồng thời, tên điền chủ có sự thay đổi ít nhiều, do diễn ra quá trình chuyển
nhượng. Sau Chiến tranh (1919), chính quyền thực dân khuyến khích phát triển kinh tế đồn
điền. Do vậy, diện tích đồn điền không ngừng được mở rộng. Tính đến năm 1930, toàn tỉnh
có 8 đồn điền, nhưng diện tích lại tăng lên vượt bậc (13.122 ha). Trâu, bò, ngựa, cừu, dê,
cà phê là những vật nuôi, cây trồng quan trọng và hiệu quả ở các đồn điền.
Từ khóa: Hà Nam, đồn điền, thực dân Pháp.
1. Mở đầu
Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương kí quyết định thành lập tỉnh Hà Nam. Dưới tác động
của chính sách khai thác thuộc địa, kinh tế Hà Nam có nhiều chuyển biến, trong đó có sự xuất hiện
của kinh tế đồn điền. Xoay quanh chủ đề này, có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong
và ngoài nước. Điển hình có thể kể đến: Economie agricole de l’Indochine (Kinh tế nông nghiệp
Đông Dương, Y.Henry, 1932); Le Tonkin en 1909 (Bắc Kỳ năm 1909, G.Dauphinot); Le Tonkin
(Bắc Kỳ, P.Gourou, 1931); La Culture du riz dans le delta du Tonkin (Nghề trồng lúa ở đồng bằng
Bắc Kỳ, René Dumont, 1935); Les paysans du delta tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ,
P.Gourou, 1936); Đồn điền của Pháp ở Bắc Kỳ (Tạ Thị Thúy, 1996); Việc nhượng đất, khẩn hoang
ở Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945 (Tạ Thị Thúy, 2001); Monographie de la province de Ha Nam (Địa chí
tỉnh Hà Nam)... Các công trình nghiên cứu trên mới đề cập đến những vấn đề chung liên quan đến
Hà Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về đồn điền ở Hà Nam thời Pháp thuộc. Tuy vậy, tất
cả đều có giá trị tham khảo tốt. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, bài
viết đi sâu vào tìm hiểu quá trình ra đời, phát triển và sản xuất kinh tế đồn điền ở Hà Nam từ năm
1890 đến 1930.
Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 11/5/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Mai Thị Tuyết, e-mail: tuyetmai4589@gmail.com
144
Đồn điền ở Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1930
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đồn điền Hà Nam từ 1890 đến 1919
Năm 1873, thực dân Pháp tấn công Lý Nhân (Hà Nam) [17;tr.303], sau đó, từng bước bình
định quân sự trên phạm vi toàn tỉnh. Theo sau những cuộc đánh chiếm của thực dân Pháp ở Bắc
Kỳ, cũng như Hà Nam là những nhà tư bản Pháp. Công cuộc bình định của kẻ xâm lược đến đâu là
sự cướp đoạt ruộng đất của các nhà tư bản Pháp đối với người bản xứ diễn ra đến đó. Từ năm 1897
đến 1902, thực dân Pháp đã chiếm đoạt khoảng 120.000 hecta, trong đó có tới 50.000 hecta thuộc
những vùng đông dân, trù phú lớn của Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang [4;tr.179]. Do
có vị trí địa lí chiến lược, giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, Hà Nam trở thành một trong những
địa phương đầu tiên ở Bắc Kỳ bị thực dân Pháp chiếm đánh, cướp đoạt đất đai thành lập các đồn
điền. Tiên phong cho công cuộc cướp đất, xây dựng đồn điền ở Hà Nam là hai anh em Guillaume
và Louis Borel. Năm 1883, hai anh em Guillaume và Louis Borel đã vào vùng Kẻ Sở, Quyển Sơn
khai thác đá, thăm dò lập đồn điền. Đến năm 1896, chúng đã chiếm 200 ha đất ở vùng Đồng Tâm.
Ngày 13/6/1898, thực dân Pháp tiếp tục cấp cho anh em họ 1000 ha ở Hà Nam. Năm 1907, Boren
được cấp tiếp 100 ha ở Đồng Tâm [17;tr.312]. Theo số liệu thống kê, tính tới năm 1902, ở Hà Nam
có 12 đồn điền. Riêng hai anh em Guillaume và Louis Borel đã chiếm 6 đồn điền, diện tích là
1.935 ha, trên tổng số 2.788 ha, 1.564m2 toàn tỉnh (chiếm trên 69%).
Bảng 1. Diện tích đồn điền ở Hà Nam năm 1902 [1;tr.152]
TT Năm thànhlập Tên điền chủ
Diện tích
(hecta) Địa điểm
1 1897 Guillaume và Louis Borel 300 Hà Nam
2 1887 Guillaume và Louis Borel 25 Vũ Xá (Hà Nam)
3 1891 Guillaume và Louis Borel 30 Vũ Xá, Lang Lương (Hà Nam)
4 1893 Guillaume và Louis Borel 80 Rược, Vũ Xá (Hà Nam)
5 1893 Guillaume và Louis Borel 1.200 Hòa Bình, Phủ Lý
6 1896 Guillaume và Louis Borel 300 Hòa Bình, Phủ Lý
7 1896 Roux và Schaller 250 Cốc Thôn (Hà Nam)
8 1897 Roux và Schaller 240 Bông Bông (Hà Nam)
9 1895 Souvignet 1.564m2 Phủ Lý (Hà Nam)
10 1899 Gendreau 1 Phủ Lý (Hà Nam)
11 1900 Guyet 337 Cốc Thôn, Tam Chúc (Hà Nam)
12 1901 Laurcutie 25 Thôn Cốc, Thủy Lôi (Hà Nam)
Tổng 2.788ha;1.564m2
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong vòng 14 năm, các đồn điền liên tục mọc lên ở Hà Nam với
khoảng cách thời gian dày đặc. Điều đó chứng tỏ, sự ráo riết của chính quyền thuộc địa và cá nhân
các nhà tư bản Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất của người dân Hà Nam để lập đồn điền. Số
liệu trên cũng cho chúng ta biết, diện tích các đồn điền của người Pháp ở Hà Nam khá lớn. Theo
quy định của chính quyền thực dân, đồn điền có diện tích từ 50 ha trở lên được coi là đại đồn điền;
dưới 50 ha là tiểu đồn điền. Như vậy, ở Hà Nam thời điểm này có tới 7 đại đồn điền và 5 tiểu đồn
điền. Cá biệt, đồn điền của Guillaume và Louis Borel thành lập năm 1893 đã vượt xa diện tích quy
định của chính quyền cho phép (Nghị định Toàn quyền kí ngày 5 tháng 9 năm 1888 chỉ cho phép
diện tích tối đa của các đồn điền là 100 ha). Vì nhiều đồn điền vi phạm diện tích tối đa (tính trên
toàn lãnh thổ), nên chính quyền thực dân đã ra văn bản thứ hai kí ngày 24 tháng 4 năm 1895, xoá
145
Mai Thị Tuyết
bỏ mức quy định diện tích xin “di nhượng” tối đa 100 ha. Vì vậy, diện tích của các đồn điền ở Hà
Nam nói riêng, cả nước nói chung được đẩy vọt lên. Đây là tình trạng chung của Bắc Kỳ ở thời
điểm này [16;tr.99]. Tuy nhiên sau đó, một số chủ đồn điền do thiếu kinh nghiệm quản lí và sản
xuất, dẫn đến làm ăn thua lỗ và chuyển nhượng đồn điền cho người khác. Vì vậy, số lượng, diện
tích đồn điền ở Hà Nam năm 1914 có sự thay đổi nhất định (11 đồn điền với 2.798 ha)
Bảng 2. Đồn điền của người Pháp ở Hà Nam năm 1914 [17;tr.428]
TT Chủ nhân Diện tích (ha) Năm lập
1 Ghiôm (Guillaume) và Bôzen (Borel) 25 1887
2 Ghiôm (Guillaume) và Bôzen (Borel) 30 1891
3 Ghiôm (Guillaume) và Bôzen (Borel) 80 1893
4 Ghiôm (Guillaume) và Bôzen (Borel) 1.200 1893
5 Ghiôm (Guillaume) và Bôzen (Borel) 300 1896
6 Velas 250 1896
7 Đơ Salad 25 1901
8 Đơ Salad 337 1901
9 Giăngđơrô 1 1907
10 Mariuy Bôzen, Pônigô 300 1908
11 Mariuy Bôzen, Pônigô 250 1914
Tổng 2.798 ha
Bảng trên cho thấy, số lượng đồn điền ở Hà Nam giảm đi 01, nhưng diện tích lại tăng lên
gần 10 ha; đồng thời, sau những đợt chuyển nhượng, tên điền chủ đã thay đổi ít nhiều. Sự thành
lập và biến động của đồn điền ở khu vực Bắc Trung Kỳ không giống như Hà Nam và Nam Định.
Đồn điền ở đây được thiết lập muộn hơn, sau thời điểm Toàn quyền Paul Dumer đề ra chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ nhất năm 1897. Tại Thanh Hoá, tới năm 1900 mới xuất hiện những chủ
đồn điền đầu tiên là của các cố đạo Charles, Rigain, sau đó là Danlux du Méuil, Luiois. . . với tổng
diện tích khoảng 3000 ha, phân bố tại các huyện Nông Cống, Như Xuân, Mã Hùm, Thọ Xuân,
Bỉm Sơn, Hà Trung, Mã Cao, Yên Định, Phong Ý, Cẩm Thuỷ [13;tr.67]. . . Vùng Trung Du, Bắc
Giang là tỉnh có nhiều đồn điền của người Pháp nhất ở giai đoạn này (63 đồn điền), sau là Tuyên
Quang (43 đồn điền), Hưng Hoá (42 đồn điền) [14;tr.111]. Bắc Giang là tỉnh có tốc độ gia tăng
đồn điền hàng đầu của Bắc Kỳ. Trước năm 1896, ở đây cũng chỉ có 6 đồn điền như Nam Định.
Tới năm 1918, con số đó đã lên 63 đồn điền. Không chỉ có 63 đồn điền của người Pháp, các điền
chủ người Việt cũng xuất hiện ngày càng nhiều như: đồn điền của Nguyễn Hữu Tiếp (lập năm
1906) với diện tích là 1816 ha; Nguyễn Viết Định (1916), diện tích 51 ha; Vũ Văn Quang và Khôi
(1906), diện tích là 167 ha [18;tr.94,95]. Ở Hà Nam thời kì này không có một điền chủ người Việt
nào xuất hiện.
Nguyên nhân khác biệt về thời gian ra đời, số lượng, quy mô, tốc độ gia tăng giữa Nam
Định cũng như Hà Nam và một số tỉnh khác ở Bắc và Bắc Trung Kỳ là do công cuộc xâm lược và
bình định của thực dân Pháp chi phối, sau đó là điều kiện đất đai thổ nhưỡng, thủy lợi, lao động,
v.v. . . [6;tr.95]. Nam Định, Hà Nam là một trong những địa phương bị thực dân Pháp xâm chiếm
và bình định sớm, đồng thời mật độ dân cư nơi đây đông đúc, nguồn lao động dồi dào, giao thông
thuận lợi, đất đai có độ phì nhiêu cao và nhiều vùng đất hoang ven sông, ven biển (ở Nam Định),
hay ở địa bàn trung du, miền núi (ở Hà Nam) chưa được khai phá. Điều kiện thuận lợi, hấp dẫn
này đã khiến các nhà tư bản Pháp mở các chiến dịch một cách ồ ạt, ráo riết để cướp đoạt ruộng đất
lập đồn điền (như đã trình bày ở trên). Tuy vậy, sau một thời gian ngắn, diện tích đất được nhượng
(cả mất tiền và không mất tiền) vơi cạn dần do sự chiếm đoạt quy mô lớn của các điền chủ người
146
Đồn điền ở Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1930
Pháp, vì thế số lượng đồn điền chững lại; đồng thời, một số điền chủ làm ăn thua lỗ đã phá sản,
thu hẹp diện tích, quy mô sản xuất hoặc chuyển nhượng cho người khác. Ở các vùng khác như Bắc
Giang, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Thanh Hoá. . . công cuộc đánh chiếm và bình định diễn ra sau và
dần được mở rộng. Do điều kiện đất đai rộng lớn, việc nhượng đất cũng dễ dãi, thực dân Pháp đẩy
mạnh việc thành lập các đồn điền quy mô lớn tại đây và từng bước lấn sâu cả vào vùng thượng du
như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái (trong cả thời gian diễn ra Chiến
tranh Thế giới lần thứ nhất).
2.2. Đồn điền Hà Nam từ năm 1919 đến năm 1930
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân ban hành một số văn bản kích
thích phát triển kinh tế đồn điền, trong đó có sự khuyến khích người bản xứ. Do vậy, số lượng, diện
tích đồn điền của người Pháp không ngừng tăng lên (tăng từ 4 đồn điền lên 8 đồn điền.
Bảng 3. Đồn điền ở Hà Nam và một số tỉnh Bắc Kỳ năm 1930 [8;tr.57]
Đồn điền của người Âu Đồn điền của người Việt
Đồn điền nhượng Đồn điền nhượng Đồn điền nhượng Đồn điền nhượng
Tỉnh vĩnh viễn tạm thời vĩnh viễn tạm thời
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Bắc Giang 22 30.489 11 3.021 3 1.440
Bắc Cạn
Bắc Ninh 6 387 1 5 3 353
Hà Đông 3 905 2 150
Hải Dương 13 5.718 2 309
Hà Nam 7 12.822 1 300
Hòa Bình 1 162
Hưng Yên
Kiến An 4 37 1 280 3 1.068 2 746
Lạng Sơn 3 33 2 107 1 20
Lào Cai 2 125 1 230 1 26
Nam Định 2 334
Ninh Bình 20 6.713 2 692
Phúc Yên 1 2.257
Phú Thọ 10 4.464 6 1.112 12 2.432 1 220
Quảng Yên 5 3.735 6 702 2 1.192 3 170
Sơn La
Sơn Tây 17 6.030 4 109 2 34 1 42
Thái Bình
Thái Nguyên 5 17.405 4 7.255 2 208
Tuyên Quang 20 10.711 4 5.794 2 571 3 607
Vĩnh Yên 4 1.116 2 317
Yên Bái 7 1.247 6 1.045 7 7.781 2 333
Móng Cái 48 8.29 46 708
Cao Bằng 3 797 1 83 2 11
Hà Giang 2 1.340 3 22
Lai Châu
147
Mai Thị Tuyết
Diện tích từ 2.788 ha lên 13.122 ha, trong đó xuất hiện 01 đồn điền của người Việt). Đến
năm 1945, tăng thêm 01 đồn điền, đưa tổng số đồn điền toàn tỉnh là 09 [17;tr.312].
Như vậy, Hà Nam xếp thứ 6 trên tổng số 27 tỉnh ở Bắc Kỳ về mặt số lượng đồn điền của
người Âu. Xét về diện tích đồn điền, Hà Nam xếp thứ 3, chỉ đứng sau tỉnh Bắc Giang và Thái
Nguyên. Điều này chứng tỏ tốc độ, quy mô tập trung ruộng đất vào tay người Âu ở Hà Nam là rất
cao. Trong khi đó, số lượng và diện tích đồn điền của người Âu ở nhiều tỉnh lại giảm sút. Đơn cử
như tỉnh Nam Định (liền kề với Hà Nam). Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Pháp đã thiết
lập ở đây 06 đồn điền với tổng diện tích là 2648 ha [3;tr.50]. Đến năm 1930, chỉ còn 02 đồn điền
của người Âu ở Nam Định, diện tích là 334 ha (xem thêm Bảng 3). Nguyên nhân nào dẫn đến sự
khác biệt về số lượng, diện tích đồn điền giữa Hà Nam và Nam Định, cùng một số tỉnh khác?
Thứ nhất, về mặt chủ trương của chính quyền thực dân. Ngày 30/5/1930, chính quyền thuộc
địa ban hành Nghị định dừng việc nhượng đất, khẩn hoang. Tuy nhiên, Nghị định 23/7/1930 lại
cho phép người Việt được xin nhượng đất bãi ven biển để lập ra các nhóm dân cư mới, lấy từ số
dân dư thừa ở những làng ven biển. Sau văn bản này, hàng loạt đồn điền của các làng ven biển xuất
hiện ở Nam Định. Tính đến năm 1945, Nam Định có 78 đồn điền của người Việt [15;tr.510]. Tuy
nhiên, Hà Nam không phải là tỉnh ven biển, cho nên không bị tác động nhiều bởi Nghị định ngày
30/5/1930. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chỉ có 01 đồn điền của người Việt thành lập (năm
1930) ở đây.
Thứ hai, sự giảm sút đáng kể số lượng và diện tích đồn điền của người Pháp ở Nam Định
(từ 6 đồn điền trước Thế chiến I xuống còn 02 đồn điền vào năm 1942 [9;tr.35] bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, cơ bản là: Sau một thời gian chiếm đoạt đất đai một cách ồ ạt để thiết lập đồn điền,
quỹ đất vơi cạn dần (trừ các vùng đất hoang ven biển), cho nên kể từ khi đồn điền của Maron được
thành lập (1896), ở Nam Định không có thêm một đồn điền nào của người Pháp nữa (tính đến năm
1918). Trong khi đó, Hà Nam còn nhiều quỹ đất ở vùng trung du, miền núi chưa khai phá, đặc biệt
là huyện Lạc Thủy. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, với chính sách khuyến khích của Chính phủ,
các nhà tư bản Pháp đẩy nhanh quá trình khai phá, cướp đoạt ruộng đất thiết lập thêm các đồn điền
ở đây, điển hình là hai anh em Guillaume và Louis Borel.
Hơn nữa, mặc dù cách quản lí, sản xuất tại một số đồn điền của người Pháp ở Nam Định
khá tiến bộ, nhưng về cơ bản vẫn còn tự phát, kế hoạch sản xuất chưa thật phù hợp (đơn cử như
kế hoạch trồng café của Daurelle), dẫn đến sản xuất thua lỗ. Chính vì vậy, năm 1909, Gobert đã
nhượng toàn bộ đồn điền của mình cho công ti Bông Đông Dương với giá 25.000 đồng [11]. Năm
sau (1910), Maron cũng bán đồn điền của mình cho một số cá nhân và tập thể người Việt như:
Giáo phận Bùi Chu: 597,56 ha; Vũ Ngọc Hoánh: 1.038,6 ha; Hoàng Gia Luận: 87,19 ha; Trần
Vệ: 65,41 ha; Lưu Thế Văn: 47,37 ha; Làng Phú Lễ: 359,35 ha; Làng Phù Vân Nam: 507,67 ha
[15;tr.471]. Ngược lại, các đồn điền của người Pháp ở Hà Nam sản xuất khá hiệu quả (nổi bật sau
năm 1919). Cho nên, các điền chủ không ngừng mở rộng thêm quy mô và thành lập thêm các đồn
điền mới. Sách Địa dư tỉnh Hà Nam (1937) có ghi: “Người Âu châu khai khẩn đất hoang ở châu
Lạc Thủy, lập thành đồn điền trồng cafe... nuôi bò, cừu, dê phát đạt lắm” [5;tr.13]. Tạ Thị Thúy,
trong công trình Việc nhượng đất, khẩn hoang ở Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945 cũng nhận định tương
tự: “Những đồn điền chuyên sử dụng nhân công ấy tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Ninh Bình, Hà
Nam, Hòa Bình, Sơn Tây, Phú Thọ. Ở khu vực này có những đồn điền nổi tiếng thành công về cà
phê, bò sữa” [15;tr.223].
Như vậy, sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp đã làm cho đồn điền ở Hà Nam thay đổi đáng kể. Số lượng đồn điền giảm, nhưng diện tích
lại tăng lên vượt bậc. Đặc biệt, xuất hiện 01 đồn điền của người Việt. Trong khi các điền chủ người
Pháp ở Nam Định thua lỗ, phá sản hoặc chuyển nhượng cho người Việt, thì các điền chủ người
148
Đồn điền ở Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1930
Pháp ở Hà Nam lại khá thành công. Gia súc được nuôi nhiều trong các đồn điền là trâu, bò, lợn,
ngựa, dê, cừu. Cây trồng quan trọng và cho giá trị lớn là cà phê. Chỉ khi cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 – 1933) tác động, hoạt động sản xuất tại các đồn điền mới bị đi xuống. Diện tích và
sản lượng cà phê bị sụt giảm. Năm 1930, sản lượng giảm xuống còn 169 tấn; năm 1931: 81,9 tấn
[10;tr.4], diện tích cà phê năm 1932 chỉ còn 700 ha [12;tr.23].
3. Kết luận
Hà Nam là một trong những tỉnh Bắc Kỳ bị thực dân Pháp đánh chiếm sớm nhất. Công cuộc
bình định đến đâu, đồn điền của người Pháp mọc lên đến đó. Là một tỉnh có vị trí chiến lược quân
sự, nằm cạnh kinh thành Hà Nội; đồng thời, đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào. . . Vì vậy,
các nhà tư bản người Pháp ráo riết thiết lập và không ngừng mở rộng số lượng, quy mô các đồn
điền.
Trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, do chưa có nhiều kinh nghiệm quản lí và sản xuất (kể
từ năm 1906), một số đồn điền làm ăn thua lỗ và bắt đầu chuyển nhượng. Đến năm 1914, số lượng
đồn điền giảm xuống còn 11, nhưng diện tích lại tăng lên gần 10 ha.
Sau Chiến tranh (1919), chính quyền thực dân khuyến khích phát triển kinh tế đồn điền. Do
vậy, số lượng đồn điền ở Hà Nam mặc dù giảm, nhưng diện tích lại tăng lên vượt bậc (13.122 ha).
Trâu, bò, cừu, ngựa, dê và cà phê và vật nuôi và cây trồng chủ yếu trong các đồn điền ở Hà Nam.
Sự duy trì và không ngừng mở rộng về quy mô cây trồng, vật nuôi trong các đồn điền của người
Pháp đã chứng tỏ sự hiệu quả của nó. Đây là những gợi mở quý giá cho sản xuất kinh tế nông
nghiệp ở Hà Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] AFC. 152 Etat statistiques des concessions agricoles des provinces du Tonkin du 1er et 2 er
semester 1902. Trung tâm lưu trữ I, Hà Nội.
[2] AFC. 152-3 Etat statistiques des concessions agricoles des provinces du Tonkin du 1er et 2 er
semester 1906. Trung tâm lưu trữ I, Hà Nội
[3] Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định, 2001. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930 - 1975.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] Đinh Xuân Lâm, 1998. Lịch sử Cận – Hiện đại Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội.
[5] Dịch vụ học tập Hà Nam, 1937. Địa dư tỉnh Hà Nam. Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội.
[6] Dương Văn Khoa, 2011. Nông nghiệp tỉnh Nam Định (1884-1945). Luận án tiến sĩ lịch sử, Hà
Nội.
[7] G.Dauphinot, Le Tonkin en 1909, Imprierie D’extreme-orient. Lưu trữ tại Thư viện Quốc gia.
[8] RST, 075239. Rapports sur la situation agricole du Tonkin de 1930. Trung tâm lưu trữ I, Hà
Nội.
[9] RST, 075239-02. Rapports conomiques sur la situation agricole du Tonkin de 1942. Trung
tâm lưu trữ I, Hà Nội.
[10] RST, 74268. Rapport écono de l’annee 1933 de Hanam. Trung tâm lưu trữ I, Hà Nội.
[11] Residence de Nam Dinh, 003415. Statistiques de cultures de la province de Nam Dinh, 1919.
Trung tâm lưu trữ I, Hà Nội.
[12] Residence de Hanam, 1932. Monographie de la Province de Hanam (Địa chí Hà Nam). Lưu
trữ tại Thư viện Quốc gia.
[13] Trần Vũ Tài, 2007. Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung kỳ từ 1884 đến
1945. Luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội
149
Mai Thị Tuyết
[14] Tạ Thị Thuý, 1996. Đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ (1884 - 1914). Nxb Thế giới, Hà Nội.
[15] Tạ Thị Thúy, 2001. Việc nhượng đất, khẩn hoang ở Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945. Nxb Thế giới,
Hà Nội
[16] Tạ Thị Thúy, 1988. Việc thiết lập đồn điền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ trong giai đoạn 1884
– 1896. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1-2.
[17] Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, 2005. Địa chí Hà Nam. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[18] Ghi chép về tỉnh Bắc Giang của Công sứ tỉnh Bắc Giang, 1932. Lưu trữ tại Phòng Địa chí
tỉnh Bắc Giang.
ABSTRACT
The plantation in Hanam from 1890 to 1930
Mai Thi Tuyet
Faculty of Politic Theory - Civic Education, Hanoi National University of Education
Ha Nam is a province in the Red River Delta, where rice farming plays a major role in
agricultural production. After the invasions, pacification of the French colonialists, the plantations
did not stop growing here. By 1902, the whole province had 12 plantations, By 1914, the number
of plantations fell to 11. However, the area of plantations increased to nearly 10 hectares; At
the same time, the landowner name has changed more or less, due to the transfer process. After
the War (1919), the colonial government encouraged the development of the plantation economy.
Therefore, the plantation area is constantly expanding. Up to 1930, the province had 8 plantations,
but the area increased dramatically (13,122 ha). Buffaloes, cows, horses, sheep, goats, and cows
are important livestock and important crops in the plantations.
Keywords: Ha Nam, plantations, French colonialists.
150
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4993_mttuyet_5286_2127514.pdf