Đời sống kinh tế - Xã hội và việc tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người dân trên địa bàn thành phố Trà Vinh

Tài liệu Đời sống kinh tế - Xã hội và việc tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người dân trên địa bàn thành phố Trà Vinh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00042 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 114-121 This paper is available online at ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VIỆC TIẾP CẬN MỘT SỐ DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH Bùi Ngọc Hà NCS, Khoa Công tác Xã hội, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Qua khảo sát đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn thành phố Trà Vinh, đời sống các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số Kh’mer. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm qua bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng bộc lộ không ít hạn chế như: cơ sở hạ tầng xuống cấp, dịch vụ xã hội còn yếu kém. Một số nơi, người dân chưa được tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Chính vì vậy, cần có những chính sách hỗ trợ, chiến lược phát triển đồng bộ từ phía Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương. Từ khóa: Dịch vụ xã hội, đời sống kinh tế - xã hội, đồng bà...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đời sống kinh tế - Xã hội và việc tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người dân trên địa bàn thành phố Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00042 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 114-121 This paper is available online at ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VIỆC TIẾP CẬN MỘT SỐ DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH Bùi Ngọc Hà NCS, Khoa Công tác Xã hội, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Qua khảo sát đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn thành phố Trà Vinh, đời sống các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số Kh’mer. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm qua bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng bộc lộ không ít hạn chế như: cơ sở hạ tầng xuống cấp, dịch vụ xã hội còn yếu kém. Một số nơi, người dân chưa được tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Chính vì vậy, cần có những chính sách hỗ trợ, chiến lược phát triển đồng bộ từ phía Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương. Từ khóa: Dịch vụ xã hội, đời sống kinh tế - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số Kh’mer, Thành phố Trà Vinh. 1. Mở đầu Từ trước tới nay, đã có nhiều nghiên cứu và bài viết chuyên sâu về phân tìm hiểu hoạt động sinh kế, giải pháp nâng cao sống kinh tế - xã hội của người dân tộc thiểu số nói chung, người Khmer nói riêng. Tuy nhiên các bài viết đã phân tích trên nhiều phương diện khác nhau như: Chất lượng đời sống của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn khác nhau [3]; Một bài viết khác phân tích về an sinh xã hội và nghèo đói đối với sự phát triển, phát triển bền vững của người Khmer Nam Bộ [2]; Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác đã đi sâu tìm hiểu và phân tích sự vận hành và đặc điểm của hệ thống xã hội, làm rõ hơn về mối quan hệ thân tộc trong hệ thống xã hội tộc người của người Khmer [1]. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đi sâu nghiên cứu hực trạng kinh tế - xã hội, việc tiếp cận dịch vụ công và các điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu của người Kh’mer trên địa bàn thành phố Trà Vinh. Mục đích, một mặt góp phần vào việc đánh giá trình độ phát triển của thành phố với mặt bằng chung của cả nước, mặt khác còn là cơ sở để đánh giá sự bình đẳng giữa các dân tộc, các vùng miền. Đây còn là cơ sở quan trọng, xây dựng chính sách dân tộc góp phần khuyến khích, hỗ trợ phát triển cộng đồng. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu [4] kết hợp với việc sử dụng các tải liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập tại địa phương. Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS. Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 01/5/2015 Liên hệ: Bùi Ngọc Hà, e-mail: buihahn83@gmail.com 114 Đời sống kinh tế - xã hội và việc tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người dân... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát Độ tuổi: Nhóm tuổi của người trả lời chủ yếu tập trung vào độ tuổi từ 31 – 45 tuổi chiếm 44,5%, từ 45-60 tuổi chiếm 24,5%, từ 18 – 30 chỉ chiếm 12,7%. Như vậy, đa số người khảo sát nằm trong độ tuổi lao động nên sẽ thuận lợi cho việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Giới tính: Người trả lời là nam 50,6%, nữ là 49,4%. tỉ lệ giới tính này khá cân bằng đảm bảo tính bình đẳng về giới, đảm bảo được tính đại diện của thông tin thu thập được. Số lượng nam giới là chủ hộ chiếm 55,6%, nữ làm chủ hộ 44,4%. Thành phần dân tộc: Trà Vinh là một trong những thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có người dân tộc thiểu số đang sinh sống, trong đó người dân tộc Kher’me chiếm đa số. Kết quả phân tích số liệu cho thấy người Kinh chiếm đa số với 60,1%, hộ là người dân tộc thiểu số chiếm 39,9% (Phường 9: 61,5%; Phường 8: 56,3%, Phường 7: 40%). Trình độ học vấn: Đối với những người không đi học/mù chữ chủ yếu tập trung vào các người cao tuổi, tỉ lệ này ở người Kinh là 1,5% và Kh’mer cao hơn với 4,5%. Với người trả lời có trình độ cấp 1, tỉ lệ này ở người Kinh là 21,5%, người Kh’mer chiếm 45,8%. Ở trình độ cao đẳng/đại học, người Kinh chiếm 9,6% nhưng người Kh’mer chỉ chiếm 4,5%. 2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội 2.2.1. Nghề nghiệp Kết quả điều tra, xử lí số liệu chúng ta thấy, buôn bán/ dịch vụ: 115 người (25,6%), làm thuê không ổn định: 114 người (25,4%), làm nông nghiệp: 61 người (13,6%), Cán bộ công nhân viên: 36 người (8%), thợ thủ công: 12 người (2,7%). Nghề khác: 68 hộ (chiếm 15,1%). - Buôn bán/dịch vụ: Trong tổng số 115 người, số người làm việc tập trung nhiều nhất ở phường 6 (52,2%), phường 9 (34,6%), phường 5 (26,2%). Nguyên nhân đây là những phường hầu như diện tích đất nông nghiệp, dân số đông hơn nữa trên địa bàn thành phố có nhiều trung tâm, đơn vị sự nghiệp đây cũng là điều kiện khá thuận lợi để cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. - Làm thuê không ổn định: tập trung nhiều nhất phường 4, phường 2, phường 5 trên 33%, các phường còn lại tỉ lệ này cũng tương đối cao. Theo điều tra công việc họ phải làm thuê chủ yếu: giặt/ủi/nhuộm quần áo thuê, xây, chở hàng hóa thuê. . . - Nghề trồng lúa (nông nghiệp): Theo con số khảo sát, số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung chủ yếu vào 3 phường 7, 8, 9, với tỉ lệ lần lượt như sau: 14,7%, 26,3%, 23,1%. Trong tương lai không xa, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, tỉ lệ các hộ làm nông nghiệp chắc chắn sẽ có xu hướng giảm. - Thợ thủ công: Số hộ làm nghề này không nhiều (2,7%), chủ yếu là làm nghề: Đan lát thủ công mỹ nghệ, dệt... - Nghề khác: chiếm 15,1% (68 người), tập trung vào người không có việc làm ổn định, công việc mang tính chất mùa vụ, bấp bênh: bán vé số, ve chai, bán rong, hoa quả, ngô, lạc luộc, chè, làm mắm bò hóc. . . Có thể thấy rằng, nghề nghiệp của người dân trong các thu nhập thấp chủ yếu là các công việc tạo ra mức thu nhập thấp, không ổn định, bấp bênh và mang tính mùa vụ. Lực lượng lao động trên địa bàn thành phố đông nhưng trình độ còn thấp, lao động đã qua đào tạo chưa 115 Bùi Ngọc Hà nhiều. 2.2.2. Mức thu nhập Thu nhập của hộ gia đình là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá mức sống của mỗi hộ gia đình. Theo số liệu thu thập [3], mức thu nhập các phường như sau: Bảng 1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2013 P1 P 2 P4 P5 P6 P7 P8 P9 Chung Triệu đồng/năm 18.5 17.9 22 16.8 17.2 19.7 17.5 116.7 18.3 (Nguồn: Báo cáo tình hình PT KT-XH năm 2013, phương hướng nhiệm vụ 2014 các phường Thu nhập bình quân theo đầu người trong khu vực khảo sát là 18.2 triệu đồng/năm. Trong đó, phường 4: 22 triệu/người/năm, phường 7: 19.7 triệu/người/năm, thấp nhất là phường 8 chỉ với mức 17.5 triệu/người/năm. Nói chung mức thu nhập của người dân địa bàn thành phố chưa cao, mức thu nhập chưa thật sự trang trải cho sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của các hộ gia đình. Các phường có mức thu nhập cao là các phường nằm trong trung tâm của thành phố, có nhiều điều kiện để phát triển các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. 2.2.3. Đánh giá mức sống của các hộ gia đình Có nhiều định nghĩa về đói nghèo được đưa ra, tùy theo từng vùng, từng quốc gia. Chuẩn nghèo là một khái niệm động, biến động theo không gian và thời gian ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Tỉ lệ hộ nghèo trên địa khảo sát có sự chênh lệch đáng kể giữa các phường trung tâm và ngoại ô. Phường 8 có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm 20.1% và hộ cận nghèo 5%; tiếp đó là phường 9 tỉ lệ hộ nghèo 18.35% và cận nghèo 3%. Bảng 2. Nhóm hộ gia đình chia theo thu nhập Nhóm hộ MOLISA (Bộ LĐTBXH) NTL tự đánh giá ĐTV đánh giá Tiêu chí 2011-2015 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Nghèo < 500.000 132 29.9 92 20.7 76 17.2 Cận nghèo 501.000 – 650.000 36 8.2 0 0 0 0 Trung bình 651.000 – 1.500.000 212 48.1 255 57.4 245 55.4 Khá 1.501.000 –3.000.000 57 12.9 81 18.2 84 19.0 Giàu >3.000.000 4 0.9 16 3.6 37 8.4 Tổng số 499 441 100 449 100 442 100 (Điều tra kinh tế - xã hội thành phố Trà Vinh 2014, N=449) Ngược lại phường 4 là phường có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ với 1%, hộ cận nghèo là 0.5%. Nguyên nhân chủ yếu, do hai phường xa trung tâm thành phố có tỉ lệ người Kher’me chiếm 75% – 80% dân số, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm nông nghiệp, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và lạc hậu không ổn định. Tỉ lệ hộ nghèo theo kết quả điều tra trên địa bàn khảo sát có sự chênh lệch giữa tiêu chí của Bộ lao động thương binh và xã hội tự đánh của các hộ gia đình. Cụ thể: - Người dân tự đánh giá theo ý kiến chủ quan của người trả lời: có 92 hộ (20,7%), hộ trung bình có 255 hộ (57,4%), hộ khá 81 hộ (18,2%), hộ giàu 16 hộ (3,6%). 116 Đời sống kinh tế - xã hội và việc tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người dân... - Điều tra viên quan sát và đánh giá: Hộ nghèo có 76 hộ (17,2%), trung bình 245 hộ (55,4%), khá 84 hộ (19%), giàu có 37 hộ (8,4%). - Chuẩn nghèo mới của Molisa: Dựa trên tiêu chí này, có 29,9% hộ nghèo, 8,2% hộ cận nghèo, 48,1% cận nghèo, 12,9% hộ khá, hộ giàu chiếm tỉ lệ không đáng kể 0,9%. Xét kinh tế hộ gia đình theo thành phần dân tộc, có sự khác biệt giữa nhóm người Kinh và người dân tộc thiểu số Kh’mer. Cụ thể: - Hộ gia đình nghèo: người Kinh chiếm 10,9%, trong khi đó người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao hơn với 28,7%. - Hộ trung bình: người Kinh chiếm 58,9%, trong khi đó người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao hơn với 49,0%. - Hộ khá: người Kinh chiếm 20%, tỉ lệ này ở người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 17,2%. - Hộ giàu: người Kinh chiếm 10,2%, tỉ lệ này ở người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 5,1%. Như vậy, xét theo tiêu chí mới của Molisa giai đoạn (2011 – 2015), tỉ lệ hộ nghèo cao gần 30%, tỉ lệ hộ nghèo ở đồng bào dân tộc Kh’mer chiếm tỉ lệ cao hơn so với người Kinh. Căn cứ vào danh sách số hộ điều tra, có nhiều hộ nghèo phát sinh so với danh sách hộ nghèo cán bộ địa phương cung cấp. Đây cũng là một thông tin khá quan trọng đối với chính quyền địa phương khi thực hiện các hoạt động liên quan đến công cuộc xóa đói giảm nghèo. 2.2.4. Nhà ở Bảng 3. Loại hình nhà đang sử dụng chia theo thành phần dân tộc (Điều tra kinh tế - xã hội thành phố Trà Vinh 2014, N=449) Đối với mỗi gia đình, nhà ở là nơi cư trú, là nơi sinh hoạt. . . nó càng trở lên quan trọng hơn đối với các gia đình nghèo không có tiềm năng phát triển kinh tế trong các khu thu nhập thấp. Phần lớn nhà ở của dân cư các phường trên địa bàn khảo sát là nhà bán kiên cố (51,9%). Tuy nhiên, tỉ lệ nhà tạm/nhà lá cũng còn khoảng 17,1%. Tỉ lệ nhà tạm/nhà lá ở phường 9 cao nhất với 67,3%, tiếp đó là phường 7 với 15,9%. Nguyên nhân, ở các phường này tập trung khá nhiều các hộ thu nhập thấp, nghề nghiệp không ổn định sống tập trung, hơn nữa đây là hai phường tỉ lệ người dân tộc Kher’mer chiếm tỉ lệ khá cao. Phường 1 nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, chính vì vậy tỉ lệ số hộ đang ở nhà tạm hầu như không có. Thống kê, cho thấy có 32,2% số hộ người Kinh có nhà kiên cố, trong khi đó tỉ lệ này ở người dân tộc thiểu số chiếm 29,1%. Nhà tạm có 13,7% người Kinh sử dụng, trong khi đó có 22.35 số hộ người Kh’mer sử dụng. Nhìn chung tỉ lệ số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nhà tạm nhiều hơn. Để giúp các hộ gia đình trong các khu thu nhập thấp trên địa bàn khảo sát, đặc biệt là các hộ 117 Bùi Ngọc Hà là người dân tộc thiểu số có điều kiện cải tạo nhà ở, Đảng và nhà nước cũng như địa phương cần có chính sách ưu tiên phát triển đời sống, đặc biệt là sản xuất kinh doanh. 2.3. Tiếp cận và sử dụng một số dịch vụ 2.3.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các hộ gia đình dùng kết hợp khá nhiều nguồn nước trong năm. Cụ thể: dùng một nguồn nước 17,6% (77 hộ), dùng kết hợp 2 nguồn nước 82,4% (361 hộ), dùng kết hợp 3 nguồn nước 2,4% (11 hộ). Nhìn chung, hần lớn người dân đã được dùng nước máy, tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ khá đông người dân đang dùng nước giếng đào hoặc giếng khoan, thậm chí có một số hộ còn dùng nước kênh/rạch. Bảng 4. Hiện trạng nguồn nước của các hộ gia đình Nguồn nước Số lượng Tỉ lệ Nước máy có đồng hồ riêng 289 64,3 Nước máy dùng chung đồng hồ 18 4,0 Nước máy công cộng 3 0,7 Nước giếng khoan 26 5,8 Nước giếng đào 65 14,5 Nước kênh/rach 1 0,2 Khác: nước mưa, nước mua. . . 3 0,7 (Điều tra kinh tế - xã hội thành phố Trà Vinh 2014, N=449) Theo số liệu khảo sát, 64,3% người trả lời dùng nước máy có đồng hồ riêng, 4,7% dùng nước máy có đồng hồ chung, 0,7% dùng nước máy công cộng, vẫn còn 20,3% số hộ đang dùng nước giếng khoan hoặc giếng đào, cá biệt có 01 hộ dùng nước kênh/rạch. Nếu phân tích theo mức sống và thu nhập, ta cũng thấy sự khác biệt lớn về nguồn nước đang sử dụng giữa các hộ nghèo và không nghèo. Trong khi 81,0% hộ không nghèo đang sử dụng nước máy riêng vào nhà thì tỉ lệ này ở hộ nghèo chỉ chiếm 60,5% và gần 40% trong số họ đang dùng nước giếng. Trong khu khảo sát, nước mưa là nguồn nước vẫn được một số hộ gia đình đang sử dụng. Nguyên nhân đây là nguồn nước được hứng trực tiếp trên các mái nhà làm bằng lá, hoặc tấm tôn, khi sử dụng không được lọc, mà chủ yếu dùng hình thức lắng cặn. Đánh giá về chất lượng nước mưa chỉ có 72% số người cho rằng nước không đảm bảo. Đánh giá chất lượng các nguồn nước trong đang sử dụng, đa số các hộ chưa hài lòng, trong đó có rất nhiều nguyên nhân: nước bị ô nhiễm, nước hay bị mất vào giờ cao điểm, công suất hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Chỉ có 7% số hộ cho rằng chất lượng nguồn nước tốt, còn 21% số hộ có ý kiến chất lượng nước chỉ đạt ở mức trung bình có thể sử dụng được. 72% số hộ còn lại cho rằng chất lượng nguồn nước xấu, đang ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. 2.3.2. Hiện trạng thoát nước Khi được hỏi về hiện trạng tiêu thoát nước thải của các hộ gia đình, có tới 58,1% số hộ cho rằng để nước thải tự thấm/ tràn ra đất, 16,5% thoát ra cống nổi chung, chỉ có 10,6% thoát ra cống ngầm chung, 13,1% còn lại thoát ra ao/kênh/rạch. Tình trạng trên cho thấy hệ thống thoát nước không được đầu tư xây dựng đồng bộ trong các khu dân cư nước thải sẽ làm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn không khí, ảnh hưởng đến môi trường sống các hộ gia đình. Đây sẽ là nơi tiền ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh. Tuy nhiên, xét theo kinh tế hộ gia đình có sự khác biệt về nơi thoát nước sinh hoạt. Cụ thể: hộ nghèo thoát nước 118 Đời sống kinh tế - xã hội và việc tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người dân... Bảng 5. Hiện trạng thoát nước của các hộ gia đình (Nguồn: Điều tra kinh tế - xã hội thành phố Trà Vinh 2014, N=449) bằng cách tự thấm/tràn ra đất 72,4%, hộ giàu 45,9%, ngược lại hình thức thoát nước ra hệ thống cống ngầm chung chỉ có 5,3% số hộ nghèo sử dụng, hộ giàu 21,6%. Như vậy, hộ nghèo thường có xu hướng không có nhiều cơ hội sử dụng dịch vụ thoát nước chung của thành phố, họ đang sử dụng các hình thức gây ảnh hưởng đến môi trường sống. 2.3.3. Hiện trạng vệ sinh môi trường của hộ gia đình Bảng 6. Tình trạng sở hữu nhà vệ sinh (Nguồn: Điều tra kinh tế - xã hội thành phố Trà Vinh 2014, N=449) Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo ở các đô thị chính là sự chênh lêch khá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ nước sạch, vệ sinh môi trường, khám chữa bệnh. . . Người nghèo không có nhiều cơ hội để nâng cao mức sống, tập quán sinh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Từ những hạn chế này, đa phần người dân có thu nhập thấp vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo. Việc sở hữu các loại hình nhà vệ sinh “tiêu chuẩn” đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong một xã 119 Bùi Ngọc Hà hội hiện đại và văn minh. Kết quả khảo sát tình trạng sở hữu nhà vệ sinh cho thấy, 76,5% các hộ gia đình có nhà vệ sinh riêng. Các hộ gia đình càng có điều kiện khá giả hơn, việc sở hữu nhà vệ sinh riêng càng chiếm tỉ lệ cao hơn, cụ thể: hộ nghèo 43,4%, hộ trung bình 77,1%, hộ khá 80%, hộ giàu 97,3%. Những hộ không có nhà vệ sinh riêng chiếm 23,5%. Nguyên nhân, do không có điều kiện kinh tế hơn nữa diện tích đất ở quá hẹp họ thường sử dụng chung với các hộ bên cạnh, hoặc đi vệ sinh ở khoảng đất trống gần nhà. 2.3.4. Rác thải và hiện trạng thu gom, xử lí rác thải Hiện nay trên địa bàn thành phố có 39 tuyến đường chính và 124 tuyến hẻm, một số tuyến chính có xe chuyên dùng thu gom, riêng 124 tuyến hẻm có xe kéo tay hoặc địa điểm tập kết. Rác được thu gom và vận chuyển về khu bãi rác tập trung của thị xã được đặt tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành trên diện tích hơn 6,5 ha, đang trong tình trạng quá tải. Hiện nay năng lực thu gom và xử lí rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu, rác thải hiện nay đang trở thành vấn đề nhức nhối, đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người dân. Trên địa bàn khảo sát, chỉ có 186 hộ (42,3%) trả lời là có sử dụng dịch vụ thu gom rác thải của tổ vệ sinh, 254 hộ (57,7%) trả lời "không". Trong đó phường 8 và phường 9 tỉ lệ các hộ gia đình được thu gom rác thải nhiều nhất, lần lượt là 91,3% và 98,1%. Nguyên nhân, đây là hai phường nằm cách xa trung tâm thành phố, mật độ dân số thưa thớt, dân cư nằm rải rác trên các tuyến đường, chính vì vậy dịch vụ thu gom và xử lí rác thải ở đây chưa có điều kiện để đầu tư. Có thể nói, tình trạng rác thải vứt bừa bãi, không đúng nơi quy định diễn ra phổ biến, người dân chưa có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ thu gom và xử lí rác thải. 2.3.5. Hiện trạng giao thông Kết quả khảo sát cho thấy, mạng lưới đường giao thông cấp 1, 2 trên địa bàn khảo sát tại đô thị Trà Vinh, phần lớn đều đã trải rộng khắp nhưng về mật độ và chất lượng đường còn rất thấp, chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị trong điều kiện hiện nay. Đường tốt chỉ tập trung vào các trục đường chính, các tuyến quốc lộ mang tính chất đối ngoại và các tuyến đường trong các trung tâm đô thị. Mặt đường trong các địa bàn khảo sát một phần đã được trải nhựa hoặc bê tông tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ lớn những đoạn đường đất hoặc đường rải đá/sỏi/gạch/xi. Bảng 7. Hiện trạng đường giao thông trong ngõ/hẻm Phường Loại đường % tổng Tổng số hộ Rải nhựa Bê tông Đá/sỏi/gạch/xi Đường đất Phường 1 0 54,5 22,7 22,8 4,9 22 Phường 2 0 43,8 56,2 0 3,6 16 Phường 4 4,2 50,0 45,8 0 6,3 24 Phường 5 66,7 30,0 0 3,3 13,4 60 Phường 6 21,7 65,2 0 3,1 5,2 23 Phường 7 8,9 24,3 44,9 21,9 37,9 169 Phường 8 31,3 5,0 1,2 62,5 17,0 80 Phường 9 21,2 0 0 78,8 11,7 52 Tổng 21,7 24,4 22,9 31,0 100,0 446 (Điều tra kinh tế - xã hội thành phố Trà Vinh 2014, N=449) Có 21,7% trả lời con đi đến nhà mình được rải nhựa, 24,4% láng bê tông, 22,9% rải đá/sỏi 120 Đời sống kinh tế - xã hội và việc tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người dân... và 31% là đường đất. Các tuyến đường có chất lượng rất thấp hầu hết là các tuyến đường thuộc phường 9, phường 8, phường 7, phường 1. Nhiều tuyến đường thường xuyên bị ngập úng như các tuyến đường thuộc phường 5,7. Hầu hết các tuyến đường có bề rộng nhỏ, 33,9% trả lời đường trong ngõ nhỏ hơn 2 m, 43,2% trả lời đường trong ngõ rộng từ 2-4 m, chỉ có 19,4% trả lời đường có bề rộng từ 4 m trở lên. Trên nhiều tuyến đường, bề mặt đã bắt đầu xuống cấp một cách trầm trọng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Mạng lưới đường giao thông cấp 3 trong các khu vực dân cư thường có bề rộng nhỏ do bị lấn chiếm, chất lượng không cao, chủ yếu là đường đất hoặc đường có kết cấu mặt đường đơn giản. Như vậy, chất lượng đường nói chung trên địa bàn thành phố đang xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. 3. Kết luận Thành phố Trà Vinh có tiềm năng cũng như các nguồn lực để phát triển kinh tế mạnh mẽ và toàn diện, xứng đáng là một thành phố trung tâm của tỉnh. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy đời sống của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số. Người dân, mong muốn được hưởng các dịch xã hội cơ bản, sẵn sàng tuân thủ nghiêm túc đầy đủ và kịp thời theo đúng quy định của quyền địa phương. Chính vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ từ phía Đảng và Nhà nước và những chính sách để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước để góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Hồng Loan, 2014. Hệ thống xã hội tộc người của người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. [2] Ngô Văn Lệ, 2012. An sinh xã hội và nghèo đói đối với sự phát triển, phát triển bền vững của các tộc người thiểu số (Trường hợp người Khmer Nam Bộ). Thông tin Khoa học xã hội. [3] Nguyễn Thị Hoài Hương, 2013. Chất lượng sống của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay. [4] Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2002. Phương pháp nghiên cứu Xã hội học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [5] Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 1752/CT-TTg, ngày 21/9/2010. Tiêu chí về mức chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. [6] UBND các phường, 2014. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 2013 và phương hướng, nhiệm vụ 2014 của UBND thành phố các phường. [7] UBND thành phố Trà Vinh, 2014. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 2013 và phương hướng, nhiệm vụ 2014 của UBND thành phố Trà Vinh. ABSTRACT Social-economic life and accessing to the social services of the people in Tra Vinh city Through the socio-economic survey of people in Tra Vinh, in general, household’s life is difficult, especially the Kh’mer ethnic minority. The process of economic development - economic development of the city over the years, beside the achievements, also revealed many limitations such as degraded infrastructure, poor social services, etc. In some places, people have not accessed to social services yet. Therefore, it should have the support policies, synchronized development strategy from the Government as well as local authorities. Keywords: Social services, and social-economic life, Khmer ethnic minority, Tra Vinh City. 121

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3585_bnha_353_2193067.pdf
Tài liệu liên quan