Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát

Tài liệu Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát: Xã hội học, số 1 - 1993 29 Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát TRỊNH DUY LUÂN 1. Vấn đề nghiên cứu người nghèo Sự nghèo khổ ở các nước đang phát triển vốn là một chủ đề nghiên cứu lớn và là lĩnh vực đối tượng của chính sách phát triển ở các quốc gia này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các tư liệu và báo cáo phong phú chung quanh chủ đề này. "Báo cáo tình hình phát triển của thế giới năm 1990" của Ngân hàng thế giới là một thí dụ. Đó là một chuyên khảo sâu sắc và phong phú đề cập đến tình trạng nghèo khổ" (Poverty) . Sau đây là một cách đặt vấn đề của bản báo cáo: "Năm 1985, ước tính có khoảng hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát triển phải sống trong cảnh cùng cực. Hiểu biết về những người nghèo là rất quan trọng nếu chính phủ các nước thực tâm muốn có chiến lược phát triển đúng đắn và chính sách hữu hiệu hơn để đấu tranh chống nghèo khổ. Có bao nhiêu người nghèo khổ? Họ đang sống ở đâu? Hoàn cảnh kinh tế của họ ra sao? Trả lời đượ...

pdf4 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 1 - 1993 29 Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát TRỊNH DUY LUÂN 1. Vấn đề nghiên cứu người nghèo Sự nghèo khổ ở các nước đang phát triển vốn là một chủ đề nghiên cứu lớn và là lĩnh vực đối tượng của chính sách phát triển ở các quốc gia này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các tư liệu và báo cáo phong phú chung quanh chủ đề này. "Báo cáo tình hình phát triển của thế giới năm 1990" của Ngân hàng thế giới là một thí dụ. Đó là một chuyên khảo sâu sắc và phong phú đề cập đến tình trạng nghèo khổ" (Poverty) . Sau đây là một cách đặt vấn đề của bản báo cáo: "Năm 1985, ước tính có khoảng hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát triển phải sống trong cảnh cùng cực. Hiểu biết về những người nghèo là rất quan trọng nếu chính phủ các nước thực tâm muốn có chiến lược phát triển đúng đắn và chính sách hữu hiệu hơn để đấu tranh chống nghèo khổ. Có bao nhiêu người nghèo khổ? Họ đang sống ở đâu? Hoàn cảnh kinh tế của họ ra sao? Trả lời được những câu hỏi này chính là bước đầu hướng tới sự hiểu biết về tác động của các chính sách kinh tế đối với người nghèo". (Báo cáo phát triển 1990 của Ngân hàng thế giới, trang 57). Việt Nam vốn dĩ là một nước nghèo. Năm năm qua theo đà thực hiện công cuộc đổi mới, mức sống của người dân đang có phần được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo cũng ngày càng nổi rõ trong đời sống của dân cư nông thôn lẫn thành thị. Tìm hiểu những đặc điểm kinh tế - xã hội, "diện mạo" của những người nghèo, cơ chế dẫn đến sự nghèo khổ trong điều kiện hiện nay có lẽ là thiết thực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm "xóa đói, giảm nghèo" ở nước ta. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một vài số liệu từ một cuộc khảo sát hơn 800 hộ gia đình nội thành Hà Nội năm 1992, trong số đó có 32 hộ (4%) được xếp vào nhóm "gia đình nghèo", nhằm phác họa một hình dung ban đầu về người nghèo đô thị hiện nay. Do khuôn khổ của bài viết, những vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu người nghèo không được đề cập đến ở đây. 2. Đôi nét về các gia đình nghèo ở nội thành Hà Nội qua mẫu khảo sát. 2.1. Họ nghèo như thế nào? Về nhà ở, hơn 1/2 các gia đình nghèo trong mẫu với số nhân khẩu 4-5 người hiện đang sống trên 1 diện tích ở không quá l0m2, bình quân 2m2/người, 2 trong số 4 điểm điều tra, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1993 30 Đôi nét về người nghèo đô thị ... có 10/13 hộ nghèo đang sống trong những căn phòng dưới 8m2. 80% các gia đình nghèo phải sử dụng khu phụ (vệ sinh, nước dùng, nước thải, nơi đun nấu tắm giặt) chung với nhiều hộ gia đình khác. Về các loại tiện nghi sinh hoạt, 19/32 hộ nghèo không hề có một loại tiện nghi sinh hoạt nào đáng giá trong số 12 loại được kê khai trong đó có một số loại đồ dùng khá phổ biến hiện nay trong đời sống đô thị như tivi (màu, đen trắng) Rađio - Cassette, xe máy... Về thu nhập, gần 1/2 các gia đình nghèo chỉ trông vào một nguồn thu nhập duy nhất: tiền lương trong khu vực quốc doanh. Trong số này 1/3 có mức thu nhập bình quân dưới 30 ngàn đồng/người. Số còn lại thu nhập bình quân không vượt quá 60 ngàn đồng/người/tháng. (Ở đây, cần lưu ý là không nên đồng nhất nhóm gia đình nghèo với các gia đình đặc biệt khó khăn và là đối tượng quan tâm của chính sách xã hội. Họ chỉ là một bộ phận đặc biệt của nhóm có mức sống nghèo được phân loại và xem xét trong mẫu khảo sát). 2.2. Họ là ai? Vì sao họ nghèo ? Đó phần lớn là các gia đình còn khá trẻ trong 3/4 các gia đình nghèo cả 2 vợ chồng đều ở lứa tuổi sung mãn: 25-45, trong đó 63% ở độ tuổi 36-45. Tuy nhiên, cũng vì còn trẻ nên 80% các gia đình còn phải nuôi con dưới 13 tuổi. Trong quá nửa các gia đình nghèo trình độ học vấn của cặp vợ chồng chỉ ở mức tốt nghiệp cấp II phổ thông. Đây là một yếu tố hạn chế khả năng vươn lên thoát ra khỏi cảnh nghèo khổ. Về lao động và nghề nghiệp : Tuyệt đại đa số các gia đình nghèo vốn đã là hoặc hiện đang là các gia đình công nhân, viên chức có mức lương thấp từ thời bao cấp. Hiện nay 80% các gia đình này vẫn chỉ gồm những người làm việc (và do vậy có thu nhập) trong khu vực quốc doanh. Trong số đó lại có một bộ phận đáng kể lao động hiện bị thôi việc hoặc thiếu việc làm. Hầu hết số này đều rơi vào các gia đình công nhân trực tiếp sản xuất. Bộ phận còn lại là các gia đình viên chức có mức lương thấp và đông con. 16% các hộ nghèo được khảo sát chỉ hoạt động nghề nghiệp trong khu vực ngoài quốc doanh mà chủ yếu là làm các nghề thuộc loại hình dịch vụ hè phố như: đạp xích lô, chữa xe đạp buôn bán vặt ở chợ nhỏ và hè phố... Khi chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, các hộ gia đình nghèo đã không có đủ khả năng vốn liếng, cơ sở vật chất và kỹ năng, các quan hệ xã hội và kinh nghiệm để kịp thích ứng với hoàn cảnh mới. Cái duy nhất họ có lúc này là sức lao động. Vậy mà trong điều kiện hiện nay, kỹ năng lao động và cơ hội có công ăn việc làm mới là hai nhân tố quan trọng quy định việc vượt quá ngưỡng nghèo khổ. Sự chuyển đổi cơ chế đã làm cho không ít xí nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất bị giải thể hoặc sống lay lắt, không đủ việc làm, giảm thải lao động. Số lao động thuộc các gia đình nghèo chính là đối tượng bị tác động mạnh nhất, là nạn nhân hay hậu quả của tình hình trên. Cụ thể hơn, trong số 25 gia đình nghèo làm việc trong khu vực quốc doanh với tổng số 55 lao động, từ 1986 đến nay đã có 33 lao động (chiếm 60%) bị ra khỏi biên chế. Thực tế chỉ có 10 hộ với 22 lao động còn giữ nguyên số lao động trong biên chế. 15 gia đình còn lại đều có ít nhất 1 người bị giảm biên chế. Đặc biệt, có tới 6/25 hộ nghèo nêu trên, tất cả lao động trong gia đình đều bị mất việc hoàn toàn. Có lẽ đây là nhân tố trực tiếp và tác động mạnh nhất đến mức sống vốn dĩ đã không mấy khả quan ở các gia đình này. Trong điều kiện như vậy, khi bị đẩy ra khỏi xí nghiệp quốc doanh, những người lao động nghèo buộc phải tràn ra đường phố kiếm sống bằng đủ thứ nghề và việc làm với thu nhập ít ỏi. Đã có thể gọi tên một" nền kinh tế hè phố" của những người nghèo mà thực chất, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1993 Trịnh Duy Luân 31 đó là một bộ phận của khu vực kinh tế không chính thức (informal sector) vốn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người nghèo tại đô thị các nước .đang phát triển. Trong tổng thể mẫu khảo sát, trong 32 hộ gia đình nghèo đã tính ra được: - 48% lao động mất việc ở xí nghiệp đã ra hè phố làm công việc như bơm vá sửa chữa xe đạp, rửa xe máy, ôtô và các dịch vụ hè phố khác. - 52% còn lại tham gia buôn bán vặt trên hè phố hoặc các chợ (rau quả, tạp hóa),làm thuê, đạp xích lô, bốc vác, mở quán nước, bán vé xổ số... - Hiện vẫn còn gần 30% số công nhân bị mất việc chưa tìm được việc làm, sống nhờ vào thu nhập vốn ít ỏi của vợ (chồng) hoặc bố mẹ. Sự nghèo khổ của nhóm gia đình này còn có một lý do khác là tình trạng rủi ro và hoàn cảnh sống khó khăn của họ. Trong số 32 gia đình nghèo, khoảng 1/3 (11 gia đình) có chồng (hoặc vợ) chết, bệnh tật nặng, hoặc ly hôn. Những triển vọng cải thiện đời sống từ các khu vực quốc doanh lẫn phi quốc doanh đều không mấy sáng sủa đối với các hộ gia đình nghèo này. Ở đây, có thể tạm đưa ra một câu trả lời sơ lược: người nghèo thành phố là ai? Trong trường hợp thủ đô Hà Nội, như nghiên cứu đã chỉ ra, họ phần đông là các gia đình công nhân, trực tiếp sản xuất trong những xí nghiệp của thành phố, của quận đang làm ăn thua lỗ hoặc giải thể. Thường thì đó là những người lao động có mức lương thấp khi còn làm việc hoặc đã bị ra khỏi biên chế, hoặc lơ lửng ở trạng thái không có việc làm. Và điều quan trọng là họ không đủ các điều kiện để năng động và thích nghi với điều kiện sống do sự chuyển đổi cơ chế hiện nay tạo ra. Vì lẽ đó một chính sách hướng tới đối tượng người nghèo ở đô thị có lẽ cần chú ý cả tới 2 yếu tố: chuẩn bị tinh thần, tâm lý cho người lao động về khả năng lâm vào trạng thái này; tiếp đó là chuẩn bị kỹ năng (đào tạo lại, học nghề mới...) và phần nào trợ giúp phương tiện mưu sinh (cho vay vốn, công cụ...) để đi vào làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức. Như vậy là ở đây chúng ta đang đối mặt với nhóm hộ nghèo ở một thành phố mà 5-10 năm về trước đã ở trong một cơ chế bao cấp điển hình và giờ đây, đang ở trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Vì thế, nhóm người nghèo trong thành phố (được hiểu là sự nghèo đi tương đối so với các nhóm khác) chính là đối tượng chịu sự tác động tiêu cực mạnh nhất của cơ chế thị trường buổi đầu chuyển đổi. Có lẽ đây là nét khác biệt rất lớn so với người nghèo ở các nước đang phát triển khác. Cái nghèo của thời bao cấp và cái nghèo của thời kinh tế thị trường là hai khái niệm khác nhau rất lớn trong sự hàm chứa các yếu tố vật chất lẫn tinh thần. 2.3. Phản ứng của người nghèo với các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước "Nếu các chính phủ muốn giảm nghèo khổ thì cần phải biết tường tận về người nghèo Cần phải biết người nghèo là ai, phản ứng của họ đối với các chính sách của chính phủ và đối với môi trường của họ như thế nào" . (Báo cáo của Ngân hàng thế giới 1990, trang 64) . Qua kết quả khảo sát ở nội thành Hà Nội, vấn đề này cũng được thể hiện khá rõ. Thái độ của nhóm hộ nghèo đối với các chính sách kinh tế - xã hội của đổi mới là kém tích cực nhất so với các nhóm khác và đặc biệt là nhóm hộ giàu. Bởi lẽ như đã nêu trên, họ là sản phẩm, là nạn nhân của các chuyển đổi do những chính sách mới tạo ra. Đời sống của họ vốn đã nghèo lại càng trở nên bấp bênh trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế hiện nay. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1993 32 Đôi nét về người nghèo đô thị ... Chẳng hạn trong nhóm hộ nghèo chỉ có 25% đánh giá tích cực chính sách kinh tế của đổi mới - đối lại với 82% trong nhóm hộ giàu. Đối với chính sách tinh giảm biên chế do tổ chức lại sản xuất, các tỷ lệ hộ đánh giá tích cực là 0% ở các hộ nghèo và 20% ở các hộ khá giả. Còn trong chính sách bảo đảm xã hội (giáo dục, y tế phải trả tiền), chỉ có 12% các hộ nghèo đánh giá tích cực trong khi đó có tới 41% các hộ giàu đánh giá như vậy. Tình hình này không có gì là ngoại lệ so với xu hướng chung mà các nghiên cứu tương tự ở các nước khác đã xác nhận. Những người nghèo thường cảm nhận nhiều hơn tác động tiêu cực của các chính sách kinh tế - xã hội đối với họ, đặc biệt trong những thời kỳ có sự chuyển đổi. Điều này cho thấy cần phải có một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội cụ thể phục vụ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo chứ không phải chỉ là một quyết tâm mạnh mẽ trên quan niệm "phát triển kinh tế ắt giảm được nghèo khổ". Ngay cả khi mức sống tuyệt đối có thể tảng, sự nghèo khổ tương đối vẫn không giảm vì có sự phân hóa giàu - nghèo và khoảng cách giữa các nhóm xã hội ngày càng lớn đến mức trở thành sự phân cực. Cần phân biệt, nhận rõ hơn nhóm người nghèo để có các chính sách thích hợp đối với họ. Hội thảo tổng kết bước 1 cuộc khảo sát Xã hội học về kinh tế - xã hội Hà Nội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_1993_trinhduyluan_1937_7211.pdf