Tài liệu Đổi mới, tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong công tác thi công xây dựng công trình: 113 S¬ 28 - 2017
Đổi mới, tăng cường công tác quản lý an toàn lao động
trong công tác thi công xây dựng công trình
Innovation, strengthen of labor safety management in construction works
Phạm Minh Hà(1), Ngô Lâm(2), Nguyễn Tuấn Ngọc Tú(3)
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu một số quy
định mới về công tác quản lý an
toàn lao động trong thi công xây
dựng công trình và một số giải
pháp cần thực hiện nhằm giảm
thiểu sự cố mất an toàn lao động
trong thi công xây dựng công
trình.
Từ khóa: An toàn lao động, quy định,
thi công xây dựng công trình
Abstract
This article presents some new
regulations for labor safety
management in construction
works and solutions to reduce the
problem of labor unsafety incident in
construction works.
Keywords: labor safety; regulations;
construction works
(1). PGS.TS. Cục Giám định nhà
nước về chất lượng công trình
xây dựng - Bộ Xây dựng
Email: phamha.cgd@gmail.com
(2). ThS., Cục Giám định nhà
nước về chất lượng công trì...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới, tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong công tác thi công xây dựng công trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113 S¬ 28 - 2017
Đổi mới, tăng cường công tác quản lý an toàn lao động
trong công tác thi công xây dựng công trình
Innovation, strengthen of labor safety management in construction works
Phạm Minh Hà(1), Ngô Lâm(2), Nguyễn Tuấn Ngọc Tú(3)
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu một số quy
định mới về công tác quản lý an
toàn lao động trong thi công xây
dựng công trình và một số giải
pháp cần thực hiện nhằm giảm
thiểu sự cố mất an toàn lao động
trong thi công xây dựng công
trình.
Từ khóa: An toàn lao động, quy định,
thi công xây dựng công trình
Abstract
This article presents some new
regulations for labor safety
management in construction
works and solutions to reduce the
problem of labor unsafety incident in
construction works.
Keywords: labor safety; regulations;
construction works
(1). PGS.TS. Cục Giám định nhà
nước về chất lượng công trình
xây dựng - Bộ Xây dựng
Email: phamha.cgd@gmail.com
(2). ThS., Cục Giám định nhà
nước về chất lượng công trình
xây dựng
(3). ThS., Cục Giám định nhà
nước về chất lượng công trình
xây dựng
1. Tình hình chung
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, hoạt động đầu tư xây
dựng công trình ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều công trình có quy mô lớn, kỹ thuật
phức tạp được triển khai xây dựng trên khắp mọi miền đất nước. Công tác quản lý an toàn
lao động trong thi công xây dựng dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều vụ tai nạn lao
động xảy ra. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng tai
nạn xảy ra trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ rất cao: năm 2014 chiếm 33,1% tổng số vụ tai
nạn ở tất cả các ngành nghề và 33,9% tổng số người chết; năm 2015 chiếm 35,2% tổng số
vụ tai nạn và 37,9% tổng số người chết; năm 2016 chiếm 23,8% tổng số vụ tai nạn và 24,5%
tổng số người chết (Hình 1) [8].
Kết quả thanh kiểm tra cho thấy tai nạn lao động xảy ra trong hoạt động thi công xây dựng
công trình do nhiều nguyên nhân gây nên. Ngoài các nguyên nhân khách quan, rủi ro không
lường hết được, còn có nguyên nhân do chính con người chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết
về an toàn lao động hoặc thiếu trách nhiệm trong tổ chức thi công. Các nguyên nhân chính
như sau:
Thứ nhất, nhiều chủ đầu tư còn xem nhẹ công tác đảm bảo an toàn trong thi công xây
dựng. Việc thực hiện và yêu cầu các nhà thầu tham gia xây dựng tuân thủ các quy định pháp
luật về an toàn lao động mang tính hình thức, đối phó, chưa phù hợp với điều kiện thực tế,
quá trình thi công không thực hiện đầy đủ theo biện pháp được lập và phê duyệt, không
thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện. Đặc biệt, đối với giàn giáo phổ biến tình trạng
không có tính toán thiết kế, phê duyệt thiết kế và biện pháp lắp dựng; không có hồ sơ nghiệm
thu theo quy định. Việc lắp dựng giàn giáo chưa tuân thủ theo quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật
đã được phê duyệt; trong quá trình sử dụng, khi xuất hiện thêm tải trọng hoặc tác động bất
thường lên kết cấu giàn giáo hoặc thiết kế chưa phù hợp với thực tế hiện trường, nhà thầu
không có phương án kiểm tra, đánh giá đảm bảo an toàn.
Điển hình như sự cố sập sàn bê tông tầng 2 tại công trình xây dựng thuộc Dự án Mapletree
Business Centre, thành phố Hồ Chí Minh do Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh địa ốc
Hòa Bình thi công lúc 7 giờ 35 phút ngày 10/7/2015 làm 3 người chết, 1 người bị thương
nặng. Kết quả giám định cho thấy nguyên nhân do trong thiết kế biện pháp thi công lấy hệ số
an toàn giàn giáo thấp, độ ổn định của giàn giáo không đảm bảo...
Sự cố sập sàn bê tông tầng 3 trường Mầm non Vườn xanh, phường Mỹ Đình 1, quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội xảy ra vào khoảng 3h sáng ngày 25/9/2017. Trong thời gian thi công đổ bê
tông ô sàn cuối cùng thì có hiện tượng mất ổn định hệ giáo thi công sàn làm toàn bộ phần
bê tông đã đổ và hệ giáo chống sàn tầng 3 sập đổ, kéo theo sập đổ các kết cấu đã thi công
phía dưới. Qua kiểm tra hiện trường ngay sau sự cố, chủ đầu tư và các bên liên quan không
xuất trình được hồ sơ biện pháp thi công sàn; tại hiện trường toàn bộ phần giáo chống tầng
2 đã được nhà thầu tháo dỡ trước khi đổ bê tông tầng sàn tầng 3 do vậy đã không tuân thủ
đúng chỉ dẫn kỹ thuật thi công của hệ sàn rỗng U-boot bê tông cốt thép do Tư vấn là Công ty
Lâm Phạm lập.
Thứ hai, người được giao nhiệm vụ về công tác quản lý an toàn còn chưa đáp ứng được
yêu cầu về trình độ chuyên môn, chủ yếu mới tập chung quản lý về an toàn lao động đối với
Hình 1. Mức độ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng
114 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
con người, chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề về an toàn
kỹ thuật nên không có các kiến nghị, báo cáo kịp thời về
những bất hợp lý đối với vấn đề an toàn kỹ thuật xảy ra trong
quá trình thi công xây dựng.
Thứ ba, số công nhân lành nghề, được đào tạo chính
quy trên công trường rất ít, đa số là lực lượng lao động tại
nông thôn, làm việc chủ yếu theo thời vụ và không có tay
nghề. Qua thống kê, tai nạn lao động thường tập trung vào
đối tượng lao động thời vụ, làm những công việc tại các khu
vực tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, ít được đào tạo kiến
thức về an toàn lao động, tính kỷ luật lao động thấp hoặc do
chủ quan, bất cẩn khi làm việc, thiếu tập trung tư tưởng; môi
trường làm việc không đảm bảo an toàn; người sử dụng lao
động coi nhẹ công tác an toàn trong tổ chức thi công hàng
ngày, lơ là công tác kiểm tra, giám sát hoặc không có biện
pháp nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm của người
lao động.
Thứ tư, trong nhiều năm qua, hệ thống quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật có liên quan đến an toàn trong thi công xây
dựng đã được ban hành, tuy nhiên, vẫn còn chưa đầy đủ,
chưa đồng bộ; nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành
đã không còn phù hợp với yêu cầu thực tế. Ngay cả QCVN
18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong
xây dựng cũng cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung [8].
Thứ năm, công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động
ở các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp thời gian qua
mặc dù đã có những chuyển biến, hiệu quả. Tuy nhiên, đánh
giá thực chất vẫn thật chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phối
hợp giữa các cơ quan chưa được chặt chẽ, đồng bộ; năng
lực của các cơ quan được giao quản lý về an toàn lao động
từ trung ương đến đến địa phương thực tế còn mỏng, một số
chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác hậu kiểm chưa được
thường xuyên.
Thứ sáu, công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
của một số tổ chức đối với một số máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt sử dụng trong thi công xây dựng thời gian qua
chưa được nghiêm túc, vẫn có tình trạng thiết bị vừa được
kiểm định xong nhưng không đảm bảo yêu cầu về an toàn,
công tác hậu kiểm việc khắc phục các tồn tại theo kết quả
kiểm tra đánh giá, hoặc kiểm tra việc thực hiện theo yêu cầu
kiểm định chưa được thường xuyên, đặc biệt là một số thiết
bị có thời gian sử dụng trong cả quá trình thi công xây dựng
dẫn đến một số máy, thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu về an
toàn cho quá trình sử dụng.
Thứ bảy, mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn lao
động hiện tại còn nhẹ chưa đủ sức răn đe đối với các chủ đầu
tư cũng như các nhà thầu thi công xây dựng.
Số liệu thống kê và các nguyên nhân gây mất an toàn
trong thi công xây dựng nêu trên cho thấy, mặc dù số vụ tai
nạn lao động và thiệt hại về người có giảm nhưng hoạt động
thi công xây dựng công trình vẫn là hoạt động có nguy cơ
cao về mất an toàn lao động, tỷ lệ tai nạn lao động ngành
xây dựng giảm nhưng không rõ nguyên nhân và vẫn chiếm
tỷ lệ cao nhất trong các ngành, nghề khác. Do đó, các cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng, về lao động, các chủ
thể tham gia hoạt động xây dựng cần phải tiếp tục có các giải
pháp căn cơ, đồng bộ để tiếp tục giảm thiểu tối đa sự cố mất
an toàn trong thi công xây dựng công trình.
2. Một số quy định mới về công tác quản lý an toàn lao
động trong thi công xây dựng công trình
Trước tình hình nêu trên, Bộ Xây dựng đã tập trung rà
soát, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình
cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản
lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình (Luật
Xây dựng năm 2014, Luật An toàn, Vệ sinh Lao động năm
2015, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Nghị định 44/2016/NĐ-CP,
Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Thông
tư số 04/2017/TT-BXD)[1-7]. Các chính sách mới được
nghiên cứu, ban hành theo hướng đổi mới, chủ động phòng
ngừa, làm rõ nội dung quản lý an toàn lao động của các chủ
thể tham gia hoạt động xây dựng, của các cơ quan chuyên
môn về xây dựng, đa dạng hoá nguồn lực xã hội trong thực
hiện công tác an toàn lao động, cụ thể như sau:
2.1. Về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Nhà thầu thi công xây dựng phải tổ chức lập, trình chủ
đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
trước khi thi công xây dựng công trình. Kế hoạch này gồm
nhiều nội dung như: các chính sách về quản lý an toàn lao
động; tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách
nhiệm của các bên có liên quan; quy định về tổ chức huấn
luyện về an toàn lao động; quy định về các chu trình làm việc
đảm bảo an toàn lao động; các hướng dẫn kỹ thuật về an
toàn lao động; tổ chức mặt bằng công trường; quy định về
quản lý an toàn lao động đối với dụng cụ, phương tiện bảo vệ
cá nhân; quản lý sức khỏe và môi trường lao động; ứng phó
với tình huống khẩn cấp; hệ thống theo dõi, báo cáo công tác
quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất; phụ lục, biểu mẫu,
hình ảnh kèm theo để thực hiện. Đây là kết quả sản phẩm
Dự án tăng cường năng lực trong dự toàn chi phí, quản lý
hợp đồng, chất lượng và an toàn trong các dự án đầu tư xây
dưng do JICA hỗ trợ thực hiện [9].
Tổ chức lập thiết kế biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn
chi tiết cho con người, công trình, hạng mục công trình đang
thi công và các công trình lân cận, trình chủ đầu tư chấp
thuận trước khi thi công đối với các công việc xây dựng có
nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được quy định trong
các Quy chuẩn về an toàn xây dựng.
2.2. Về trách nhiệm của chủ đầu tư
Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động do
nhà thầu lập; tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực
hiện quản lý an toàn lao động trên công trường;
Phân định trách nhiệm về quản lý an toàn lao động thông
qua hợp đồng tư vấn xây dựng (giữa chủ đầu tư với nhà thầu
tư vấn quản lý dự án, nhà thầu tư vấn giám sát) trong trường
hợp thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát
thi công xây dựng công trình;
Phân định trách nhiệm quản lý an toàn lao động thông
qua hợp đồng xây dựng (giữa chủ đầu tư và tổng thầu)
trường hợp hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế -
cung cấp thiết bị công nghệ - thi công xây dựng công trình
(EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay.
2.3. Về kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây
dựng
Đối với công trình xây dựng phải kiểm tra công tác
nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và kiểm tra khi
hoàn thành thi công xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây
dựng theo thẩm quyền sẽ kiểm tra đồng thời về an toàn lao
động hoặc kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hoặc kiểm tra đột
xuất khi cần thiết.
Đối với công trình xây dựng không phải đối tượng kiểm
tra công tác nghiệm thu, UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra
về an toàn lao động trong thi công xây dựng.
115 S¬ 28 - 2017
2.4. Về chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động
Quy định về nguyên tắc xác định các phí thực hiện đảm bảo an toàn
lao động trong thi công xây dựng công trình. Chi phí này phải được dự
tính trong giá gói thầu, nhà thầu không được giảm bớt chi phí này trong
quá trình đấu thầu. Đây là nội dung quan trọng để đảm bảo cho công tác
quản lý an toàn trong thi công xây dựng, nội dung này cần được các chủ
thể tham gia hoạt động xây dựng lưu ý tính đúng, tính đủ trong quá trình
lập, phê duyệt dự toán giá gói thầu.
2.5. Về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây
dựng
Thông tư đã quy định đầy đủ về hình thức tổ chức, đối tượng, nội
dung huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động; trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; quy định về hình thức,
nội dung và mã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động và chứng chỉ kiểm định viên; đăng tải thông
tin trên trang thông tin các tổ chức, kiểm định viên thực hiện kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
2.6. Về khai báo, điều tra, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao
động trong thi công xây dựng công trình
Phân biệt sự cố công trình và sự cố sập đổ máy, thiết bị, vật tư sử
dụng trong thi công xây dựng từ đó quy định trình tự, thẩm quyền giải
quyết các sự cố này theo từng loại, tránh chồng chéo khi giải quyết tai
nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Cụ thể, sự cố công trình
thực hiện báo cáo, giám định, giải quyết theo quy định tại Nghị định
46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
sự cố sập đổ máy, thiết bị, vật tư thực hiện khai báo, điều tra, giải quyết
theo quy định của Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an
toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; tai nạn lao động trong
thi công xây dựng thực hiện khai báo, điều tra theo quy định của pháp
luật về lao động.
3. Một số giải pháp cần triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp
theo
Để tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn
lao động trong thi công xây dựng công trình, cần triển khai đồng bộ có
hiệu quả một số giải pháp sau:
3.1. Về phía Bộ Xây dựng
a) Xây dựng, phổ biến, tuyên tuyền pháp luật về an toàn trong thi
công xây dựng
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng phù hợp với tình hình
thực tế và các yêu cầu hội nhập quốc tế, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý cho
quá trình thực hiện; tăng cường công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn
việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn trong thi công xây
dựng; tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề để tuyên truyền, phổ biến
công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng cho các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng nhận thức được tầm quan trọng của công tác an
toàn lao động để chủ động và tự giác thực hiện có hiệu quả.
b) Rà soát hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia
Bộ Xây dựng đang rà soát hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn quốc gia liên quan đến công tác an toàn lao động trong thi công
xây dựng công trình để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, trong đó tập trung
vào một số nội dung chính sau:
- Đối tượng rà soát là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
liên quan đến an toàn trong việc lập biện pháp và tổ chức thi công xây
dựng công trình xây dựng (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp); các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến an toàn đối với các
máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng
trong thi công xây dựng công trình.
- Đánh giá các vướng mắc, khó khăn, bất cập trong việc áp dụng tiêu
Hình 2. Sập giàn giáo tại Dự án Mapletree
Business Centre, Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3. Sập sàn bê tông tầng 3 trường mầm
non Vườn xanh, Mỹ Đình, Hà Nội
116 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; yêu cầu bức thiết của
phát triển công nghệ, sản xuất, hội nhập quốc tế; thay đổi về
thẩm quyền ban hành hoặc đề xuất bổ sung các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.
- Lập danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia được giữ nguyên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia cần sửa đổi bổ sung; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia cần xây dựng mới hoặc gộp lại thành một Bộ
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Kèm theo kế hoạch
và lộ trình ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật này.
c) Đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến giàn giáo
sử dụng trong thi công xây dựng công trình và đề xuất những
giải pháp giảm thiểu tối đa sự cố mất an toàn giàn giáo trong
thi công xây dựng công trình (do giàn giáo chiếm tỷ lệ mất
an toàn lao động cao, khi xảy ra sập, đổ giàn giáo thường
để lại hậu quả lớn về người và tài sản). Đồng thời rà soát,
đánh giá nội dung của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia liên quan đến giàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng
công trình; xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật liên quan
đến công tác thiết kế, lắp dựng, thử tải, tháo dỡ, bảo quản và
vận chuyển giàn giáo; xây dựng chương trình khung đào tạo
về an toàn trong thi công xây dựng công trình cho kỹ sư xây
dựng, công nhân kỹ thuật và các đối tượng có liên quan; xem
xét sớm sửa đổi, bổ sung QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.
d) Xây dựng, ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an
toàn và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kiểm định máy, thiết
bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình.
đ) Xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đối với các chủ
đầu tư, các nhà thầu thi công xây dựng trong việc đầu tư
trang thiết bị, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến có khả
năng đảm bảo an toàn lao động cao trong thi công xây dựng.
e) Có các giải pháp hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút học sinh
học nghề xây dựng tại các trường đào tạo công nhân xây
dựng để đào tạo, cung cấp lực lượng lao động có tay nghề
tốt cho các công trình xây dựng. Giải pháp này đảm bảo sự
bền vững cho ngành xây dựng trong quá trình hoạt động
trước mắt và lâu dài.
g) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ
quan quản lý nhà nước đối với chủ đầu tư và các nhà thầu
tham gia xây dựng công trình. Ngoài việc phát hiện các tồn
tại có nguy cơ mất an toàn yêu cầu chủ đầu tư phải tổ chức
khắc phục, cần phải thực hiện xử lý nghiêm, kịp thời, phù
hợp quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm
để các tồn tại không tái diễn.
3.2. Về phía UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện
tổ chức triển khai toàn diện, nghiêm túc các quy định của
pháp luật về an toàn trong xây dựng.
b) Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, kiểm tra, xử lý
vi phạm pháp luật về an toàn lao động trong xây dựng tại địa
phương.
c) Hướng dẫn việc xây dựng quy chế phối hợp công tác
kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động trong thi công xây
dựng giữa Sở Xây dựng với các cơ quan chức năng của địa
phương.
d) Hướng dẫn việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn về quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng của cơ
quan chuyên môn về xây dựng phù hợp với quy định của
pháp luật và quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-
BXD-BNV ngày 16/11/2015 giữa Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ
về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND về xây dựng
và chú ý một số nội dung như sau: Giao cho Sở Xây dựng
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hướng
dẫn, kiểm tra công tác ATLĐ trong thi công xây dựng tại địa
phương; bổ sung biên chế hoặc có điều chỉnh phân công phù
hợp để Sở Xây dựng có cán bộ thực hiện chức năng quản lý
công tác ATLĐ theo quy định pháp luật về xây dựng.
3.3. Về phía các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây
dựng
a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp
luật về an toàn trong thi công xây dựng và Chỉ thị số 02/2017/
CT-BXD ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
đổi mới, tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động
trong thi công xây dựng công trình; tiếp tục tập trung triển
khai các biện pháp toàn diện và quyết liệt hơn nữa nhằm
thực hiện có hiệu quả công tác quản lý ATLĐ.
b) Tiếp tục rà soát kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác
ATLĐ, tăng cường kiểm tra các cấp về công tác ATLĐ trong
thi công xây dựng. Nâng cao vai trò công tác quản lý, giám
sát về ATLĐ trong thi công xây dựng đối với các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng.
c) Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy
định về an toàn, hướng dẫn các đơn vị biên soạn, sửa đổi,
bổ sung các quy trình, quy định chi tiết cho từng công việc
có nguy cơ mất ATLĐ đảm bảo đơn giản, dễ hiểu cho người
công nhân trực tiếp thực hiện.
d) Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện
về ATLĐ đối với người lao động.
đ) Nâng cao chất lượng các dụng cụ, trang thiết bị an
toàn, dụng cụ phục vụ sản xuất, giải quyết nhanh sự cố mất
ATLĐ trong thi công xây dựng./.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
2. Nghị định 46/2015/NĐ-CP Về quản lý chất lượng và bảo trì công
trình xây dựng.
3. Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
4. Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/Q13 ngày 25/6/2015.
5. Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của luật an toàn, vệ sinh lao động.
6. Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật
an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn
lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi
trường lao động.
7. Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ
Xây dựng quy định về công tác quản lý an toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình.
8. QCVN 18:2014/BXD (2014). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia -An
toàn trong xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
9. Thông báo tình hình tai nạn lao động các năm 2014, 2015, 2016
của Bộ LĐTBXH.
10. Sổ tay an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng và Các tình
huống tai nạn và hướng dẫn phòng ngừa tai nạn trong xây dựng
(Jica).
11. OSHA-Occupational Safety and Health Administration (2016).
Recommended Practices for Safety & Health Programs in
Construction, https://www.osha.gov/shpguidelines/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74_0909_2163271.pdf