Tài liệu Đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ theo hướng tự chủ ở trường Đại học thủ đô Hà Nội: 86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG TỰ CHỦ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Đỗ Kim Cương, Nguyễn Thị Phương Anh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Hoạt động nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại
học vì không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức
mới, sản phẩm mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Hướng
tới mục tiêu “Mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”, trường Đại học Thủ đô Hà
Nội đã sớm nhận thức và triển khai đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động khoa học công
nghệ theo hướng tự chủ dựa trên nguồn nhân lực và cơ sở vật chất hiện có. Từ việc đánh
giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ những năm vừa qua, bài viết đưa ra một số
giải pháp đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian sắp tới.
Từ khóa: đổi mới cơ chế quản lý, định hướng, tự chủ, hoạt động khoa học công nghệ
Nhận bài ngày 10.3.2019; gửi phản biện, chỉ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ theo hướng tự chủ ở trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG TỰ CHỦ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Đỗ Kim Cương, Nguyễn Thị Phương Anh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Hoạt động nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại
học vì không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức
mới, sản phẩm mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Hướng
tới mục tiêu “Mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”, trường Đại học Thủ đô Hà
Nội đã sớm nhận thức và triển khai đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động khoa học công
nghệ theo hướng tự chủ dựa trên nguồn nhân lực và cơ sở vật chất hiện có. Từ việc đánh
giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ những năm vừa qua, bài viết đưa ra một số
giải pháp đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian sắp tới.
Từ khóa: đổi mới cơ chế quản lý, định hướng, tự chủ, hoạt động khoa học công nghệ
Nhận bài ngày 10.3.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.4.2019
Liên hệ tác giả: Đỗ Kim Cương; Email: dkcuong@hnmu.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đã và đang hình thành
nền kinh tế tri thức, trong đó, khoa học và công nghệ (KH&CN) giữ vai trò quyết định sự
gia tăng giá trị của sản phẩm. Sự liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ngày càng bền chặt. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong
các trường đại học được đề cao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII cũng đã chỉ rõ: “Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu
khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện là trường đại học đa ngành phát triển theo định
hướng ứng dụng, nhưng vốn là một trường Cao đẳng Sư phạm. Các kết quả nghiên cứu
trước đây của trường chủ yếu thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục, phục vụ trực tiếp sự
nghiệp đào tạo giáo viên từ Mầm non đến Trung học Cơ sở cung cấp cho Thủ đô. Đội ngũ
các nhà nghiên cứu cũng như cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nhiều
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 87
hạn chế. Đứng trước nhiệm vụ và yêu cầu mới, nhà trường buộc phải tận dụng mọi nguồn
lực để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu; đặc biệt, đổi mới cơ chế tổ
chức, quản lý hoạt động KH&CN theo hướng tự chủ để gắn kết nghiên cứu với thực tiễn,
tăng cường hiệu quả và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội của Thủ đô và cả nước.
2. NỘI DUNG
2.1. Các lĩnh vực của hoạt động KH&CN
Ở cấp vĩ mô, hoạt động KH&CN được hiểu là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ
thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và
xã hội, nhằm sử dụng những kiến thức đó để tạo ra những ứng dụng mới.
Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, hoạt động KH&CN
bao gồm các hoạt động: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ
khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN. Trong đó:
- Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật,
quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực
tiễn. Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng;
- Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản
phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm;
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm
thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới;
- Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản
xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào
sản xuất và đời sống;
- Dịch vụ Khoa học và Công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức
KH&CN vào thực tiễn.
2.2. Thực trạng hoạt động KH&CN ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trước yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập, giáo
dục đào tạo cần đổi mới toàn diện từ định hướng, mục tiêu, chương trình lẫn cách thức,
phương pháp... nhằm tạo nguồn nhân lực mới với đầy đủ phẩm chất, tri thức và kĩ năng cần
88 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
thiết, đặc biệt, các tri thức, kĩ năng nghề nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, các cơ sở giáo
dục đào tạo nhất thiết phải gắn liền và đẩy mạnh đồng thời hai hoạt động giáo dục đào tạo
và KH&CN. Giáo dục đào tạo ngoài giáo dục phẩm chất, tri thức, nhân cách..., còn phải
bồi dưỡng, khuyến khích, nâng cao tiềm năng, kỹ năng sáng tạo, ứng dụng KH&CN vào
thực tiễn đời sống của người học, ngược lại, KH&CN gắn bó và thông qua nguồn nhân lực
được đào tạo để thâm nhập sâu vào sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Các hoạt động
KH&CN của các trường đại học, do đó, phải hướng tới phát triển năng lực nghiên cứu và
khả năng ứng dụng KH&CN của giảng viên, sinh viên; tạo ra các sản phẩm thiết thực phục
vụ trực tiếp quá trình đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng.
Những năm gần đây, hoạt động KH&CN của nhiều trường đại học, trong đó có trường
Đại học Thủ đô Hà Nội, đã và đang có sự thay đổi nhanh chóng cả về nội dung và phương
thức tổ chức thực hiện, yêu cầu chất lượng. Sở dĩ có điều này cũng là bởi yêu cầu bức thiết
của thực tiễn. Các nghiên cứu lý thuyết thường có tính chuyên sâu, còn các nghiên cứu ứng
dụng thì đa dạng, dễ phối hợp, dễ triển khai và nhanh chóng đánh giá được hiệu quả. Hơn
nữa, sự liên kết, phối hợp giữa các ngành, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp sử dụng
lao động và các cơ sở giáo dục đào tạo hiện nay cũng thông thoáng và thực chất hơn trước.
Tất nhiên, như đã nói, NCKH cần có nguồn lực cả về con người và vật chất, trí tuệ và trang
thiết bị, kinh nghiệm và khả năng. Công việc cũng như tố chất của nhà khoa học, nhà
nghiên cứu hiển nhiên khác nhà sư phạm, nhà quản lý. Dù vậy, NCKH là một trong hai
nhiệm vụ chính yếu của giảng viên; mỗi giảng viên cần xác định nghiên cứu trước hết là để
phục vụ hoạt động giảng dạy, đào tạo của mình; phải hoàn thành nghĩa vụ, giờ chuẩn
NCKH. Vấn đề không phải là ý thức hay trách nhiệm, mà là cần tổ chức, quản lý, thúc đẩy
hoạt động này như thế nào, theo phương thức nào để khai thác, phát huy được nội lực, khả
năng sẵn có của cán bộ, giảng viên... Tất cả những điều này là tiền đề để trường Đại học
Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN theo hướng từng
bước tự chủ, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Có thể thấy rất rõ việc phát triển và ứng dụng KH&CN là nội dung được tập trung đầu
tư trong các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường liên tục mấy năm vừa qua. Bên cạnh việc
ban hành Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động khoa học công nghệ (năm 2015, chỉnh sửa bổ
sung năm 2018); chú trọng chất lượng đội ngũ cán bộ có khả năng và kinh nghiệm nghiên
cứu, chú ý khuyến khích, đẩy mạnh các nghiên cứu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
khoa học kĩ thuật và công nghệ...; ưu tiên phát triển khoa học giáo dục nhằm phát huy thế
mạnh sẵn có; nhà trường còn mạnh dạn thực hiện phân cấp kinh phí, quản lý, tổ chức hoạt
động KH&CN đến từng đơn vị và cá nhân. Nhờ vậy, số lượng đề tài, công trình nghiên
cứu và các hoạt động KH&CN trong trường đã có thay đổi, chuyển biến rõ rệt.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 89
Số lượng đề tài NCKH các cấp năm 2018 so với trước năm 2015 tăng đáng kể. Điều
này được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2.
Bảng 1: Số lượng đề tài KH&CN các cấp trước năm 2015
TT Nội dung
1 Nghiên cứu khoa học
Đề tài cấp Nhà nước/Đề tài, dự án giao trực tiếp 01
Đề tài cấp Bộ/Thành phố 03
Đề tài cấp cơ sở 15
2 Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học 0
Bảng 2: Số lượng đề tài KH&CN các cấp năm 2018
TT Loại hình Số lượng Kết quả
1 Đề tài KH&CN liên kết nước ngoài 02 Đang thực hiện
2 Đề tài KH&CN cấp Nhà nước
(NAFOSTED)
01 Đang thực hiện
3 Đề tài KH&CN cấp Thành phố đang triển
khai (2016-2018)
02 Đang thực hiện
4 Đề tài KH&CN cấp Thành phố năm 2018 03 Đã tuyển chọn
5 Đề tài KH&CN cấp Thành phố năm 2019 10 Đăng kí
6 Đề tài KH&CN cấp Trường (trọng điểm
và thông thường)
46 Đã nghiệm thu
- Đạt 46/46
- Xuất sắc 16/46
7 Hợp tác quốc tế về KH&CN 02
Sản phẩm KHCN là bài báo cũng không ngừng tăng qua từng năm. Các bài báo quốc
tế (ISI/SCOPUS) năm 2015 là 7 bài, năm 2018 là 19 bài, tăng gần 3 lần. Bài báo
(Procesdings) năm 2015 là 65 bài thì năm 2018 là 130 bài, tăng gấp 2 lần. Qua các số liệu
trên, có thể thấy cán bộ, giảng viên của trường đã có ý thức và tinh thần nghiên cứu, sáng
tạo tích cực, chủ động không ngừng, bất chấp những khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất,
điều kiện nghiên cứu.
Việc tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học cấp khoa và cấp trường với mục đích nâng
cao trình độ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác được thực hiện nghiêm
túc, có hiệu quả và tăng mạnh về số lượng cũng như chất lượng. Xin xem biểu đồ
dưới đây:
90 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
0
20
40
60
80
100
120
2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019
Cấp Trường
Cấp Khoa
Lượt GV tham dự
Biểu đồ 1: Số lượng Hội thảo, Hội nghị khoa học
Kinh phí cho hoạt động KH&CN đảm bảo chi ngân sách thường xuyên tăng theo yêu
cầu và nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu, định hướng ứng dụng của nhà trường. Năm 2017 là
544.000.000 VNĐ, chiếm 5% tổng chi và năm 2018 là 847.350.000 VNĐ, chiếm 7% tổng
chi. Kinh phí phân bổ về các đơn vị đào tạo cụ thể như sau:
Bảng 3: Kinh phí phân bổ về các khoa/đơn vị từ năm 2014 đến 2019 (đơn vị: triệu VNĐ)
Đơn vị 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
Khoa CN-MT 80 18 36 38.05
Khoa CNTT 50 60 24 30
Khoa GDCT 10 30 30
Khoa GD Mầm non 30 20 24.4 30.3
Khoa GDTC&SK 20 50
Khoa GD Tiểu học 30 55 39 30 56
Khoa KH Tự nhiên 70 30 54 146.5 64
Khoa KH Xã hội 30 146 23 45 30
Khoa Kinh tế - Đô thị 30 135
Khoa Ngoại ngữ 5 10 8 32 10
Khoa Tâm lí- Giáo dục 50 76 8 20 20
Khoa VH-DL-DV 28 120
TT GD Nghề nghiệp 30 24
Các Phòng, TT 10 15 374 285.9 180
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 91
Ngoài việc cấp kinh phí trực tiếp trên, căn cứ trên tình hình triển khai và kết quả hoàn
thành nhiệm vụ NCKH của cán bộ, giảng viên năm học 2017-2018, Hiệu trưởng nhà
trường đã ra Quyết định 955/QĐ-ĐHTĐHN khen thưởng cho 92 cán bộ giảng viên với
tổng số tiền là 100.178.000 đồng. Có thể nói, số tiền động viên, khen thưởng không lớn; số
tiền phân bổ để các khoa/đơn vị chủ động tổ chức các hoạt động KH&CN nội bộ cũng
không nhiều; song điều đó, một mặt thể hiện sự coi trọng phát triển, đẩy mạnh hoạt động
KH&CN của lãnh đạo nhà trường, mặt khác, thể hiện một cách làm mới, một phương thức
mới giúp cho mỗi đơn vị, cá nhân có thể chủ động đăng kí và triển khai mọi công việc liên
quan đến nghiên cứu, ứng dụng. Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Khoa học khoa, đơn vị,
do vậy cũng được nâng cao.
2.3. Định hướng đổi mới quản lý hoạt động KH&CN theo hướng tự chủ ở
trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tự chủ hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và pháp luật là xu thế tất yếu của mọi
đơn vị, tổ chức công lập và ngoài công lập, đặc biệt các trường đại học, cơ sở giáo dục
trong những năm sắp tới. Điều này buộc các trường phải chủ động đề xuất và xây dựng
phương án tự chủ phù hợp với tình hình và điều kiện hiện có. Với trường Đại học Thủ đô
Hà Nội, tự chủ hoạt động đã được áp dụng thí điểm ở một số lĩnh vực, đơn vị phục vụ đào
tạo. Phương án tự chủ từng phần, tiến tới tự chủ hoạt động KH&CN đã và đang được tính
toán, cân nhắc. Điểm căn bản và cũng là bước đi đầu tiên của việc tiến tới tự chủ hoạt động
KH&CN ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội chính là việc đổi mới cách thức tổ chức, quản lý
hoạt động này bằng việc phân quyền trực tiếp cho từng đơn vị, bộ phận. Theo đó, phòng
chức năng là phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác phát triển
(QLKHCN&HTPT) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động KH&CN
hàng năm theo định hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học của trường; hướng dẫn, đôn đốc,
giám sát quá trình thực hiện; tổ chức đánh giá và tổng kết. Các khoa, đơn vị trực tiếp, chủ
động lựa chọn các hoạt động, đề tài KH&CN do cán bộ, giảng viên của mình đăng kí, đề
xuất; Hội đồng Khoa học khoa, đơn vị... chịu trách nhiệm chính trước nhà trường về chất
lượng, kết quả của các hoạt động, đề tài KH&CN đó. Sự phân cấp này có hiệu quả hai mặt,
vừa giảm tải công việc hành chính sự vụ cho phòng QLKHCN&HTPT, để phòng tập trung
cho các công việc lớn hơn như tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho hoạt động KH&CN; tìm
kiếm đối tác liên kết, hợp tác trong nghiên cứu; xây dựng kế hoạch hoạt động trước mắt và
lâu dài v.v...; vừa tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tổ chức, điều hành và
quản lý hoạt động KH&CN của các đơn vị theo hướng thiết thực, cụ thể. Tuy nhiên, việc
giao quyền tự chủ hoạt động KH&CN cho các đơn vị cũng làm nảy sinh một số vấn đề
chưa hoàn toàn hợp lý, gây thắc mắc tranh cãi, cần nghiên cứu giải quyết, chẳng hạn như
92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Ban Chủ nhiệm và Hội đồng Khoa học một số khoa mới còn chưa đủ kinh nghiệm và uy
tín để điều hành; nhiệm vụ và hoạt động KH&CN của mỗi đơn vị khác nhau; các lĩnh vực,
mảng, đề tài KH&CN khác nhau có đặc thù và đòi hỏi sự đầu tư, kinh phí khác nhau...
Hiện việc giao quyền và phân bổ kinh phí hoạt động KH&CN vẫn dựa theo đầu việc và dự
kiến, đề xuất đầu việc có tính chất liệt kê của các khoa, đơn vị (có đề tài nghiên cứu của
cán bộ, có Hội nghị, Hội thảo khoa học...) chứ chưa tính đến các yếu tố bất hợp lý trên, ấy
là chưa kể đến việc chưa có các phương án, dự trù kinh phí cho các chương trình nghiên
cứu theo hướng chuyên sâu, lâu dài hay hỗ trợ cho các nghiên cứu ứng dụng, các sản phẩm
nghiên cứu tiền khả thi, tiền thương mại.
Tự chủ trong hoạt động KH&CN đương nhiên cần nguồn lực con người gồm các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu có chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, có khả năng liên kết, tổ
chức, phối hợp và triển khai nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu, cá nhân khác. Nhà
trường, bên cạnh việc khuyến khích cán bộ, giảng viên đăng kí triển khai đề tài KH&CN
các cấp, ở các mức độ khác nhau, còn ủng hộ và hỗ trợ việc thu hút, đồng phối hợp, đồng
triển khai đề tài, chương trình, kế hoạch nghiên cứu giữa cán bộ trường với các tổ chức, cá
nhân khác. Điểm nhấn trong việc đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN theo hướng
tự chủ này chính là ở chỗ, vừa qua, nhà trường đã thành lập ba nhóm nghiên cứu mạnh về
khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng do ba đồng chí trong Ban
Giám hiệu trực tiếp phụ trách. Theo đó, các hướng nghiên cứu có thể tận dụng, khai thác trí
tuệ và kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện có của nhà trường sẽ được huy động
tối đa; đồng thời, đây cũng là các bộ phận đầu mối xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt
động; nghiên cứu, tiếp nhận, đặt hàng nghiên cứu cho các đơn vị, cá nhân trong toàn
trường.
Đổi mới quản lý hoạt động KH&CN ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo hướng tự
chủ còn được thể hiện ở việc coi trọng sự chủ động đề xuất và tổ chức các Hội nghị, Hội
thảo khoa học các cấp. Nhà trường khuyến khích và hỗ trợ các khoa tổ chức Hội nghị Khoa
học cán bộ định kì, các Hội nghị, Hội thảo học thuật chuyên ngành ở nhiều cấp độ, đặc biệt
các Hội nghị, Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong nước và nước
ngoài. Việc tổ chức các Hội nghị, Hội thảo Khoa học cấp quốc gia trong hai năm 2018,
2019, nhất là tổ chức thành công Hội thảo Khoa học quốc tế đầu tháng 1.2019 đã cho thấy
hiệu quả bước đầu của việc đổi mới phương thức tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN. Ý
thức và tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động KH&CN đã
được hình thành. Đây có thể coi là sự khác biệt cơ bản về chất của hoạt động KH&CN của
trường từ khi trở thành một trường đại học và là kết quả ban đầu của sự quyết tâm đổi mới
các hoạt động theo hướng tự chủ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 93
2.4. Giải pháp đẩy mạnh đổi mới quản lý hoạt động KH&CN ở trường Đại học
Thủ đô Hà Nội theo hướng tự chủ
2.4.1. Giải pháp chung
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện tại là trường đại học đa ngành, phát triển theo
định hướng ứng dụng, nên hoạt động KH&CN cũng phải theo hướng ứng dụng, thiết thực.
Căn cứ thực tại đội ngũ cán bộ, giảng viên có khả năng nghiên cứu của trường, cần xác
định rõ các lĩnh vực, phạm vi có thể đầu tư, hỗ trợ, đẩy mạnh nghiên cứu. Trước mắt, cần
tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Ưu tiên hỗ trợ các nghiên cứu khoa học ứng dụng, tăng cường đầu tư nguồn lực cho
các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng; sản phẩm nghiên cứu phải được ứng dụng
để giải quyết các vấn đề cấp bách của trường. Hiện một số khoa, đơn vị đã triển khai
nghiên cứu và có một số sản phẩm bước đầu, chẳng hạn Trung tâm Khoa học Công nghệ
với công trình nước sạch đóng chai phục vụ nội bộ, khoa Công nghệ Môi trường với dự án
trồng nấm Linh chi, sản xuất rượu Đông trùng hạ thảo Tuy nhiên, cần nghiên cứu mở
rộng quy mô, tiến hành các thủ tục cần thiết để sản phẩm được xuất hiện và có chỗ đứng,
sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phát triển nghiên cứu khoa học cơ bản, chú trọng việc công bố công trình nghiên cứu
khoa học trên các tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế, đặc biệt là các tạp chí thuộc hệ
thống ISI, SCOPUS. Ưu tiên các hướng nghiên cứu liên ngành trong đó có sử dụng công
nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và lượng tử. Nhóm nghiên cứu mạnh về khoa học tự nhiên
đã hình thành, nhưng cần tích cực hơn nữa trong việc đề xuất các ý tưởng, xây dựng các dự
án, chương trình nghiên cứu để lôi cuốn các nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực, chuyên
ngành tham gia; đặc biệt, cần thúc đẩy hoặc tìm cách tháo gỡ một số vướng mắc trong việc
tiếp nhận một số trang thiết bị đã từng dự kiến được tiếp nhận; định hình một kế hoạch,
chiến lược hoạt động, phát triển cụ thể, tránh việc thành lập ra rồi bỏ đấy.
- Triển khai các nghiên cứu khoa học giáo dục và quản lí, tiếp tục triển khai các hoạt
động nghiên cứu thuộc các lĩnh vực là thế mạnh của Nhà trường, nhằm tìm kiếm cách đi
mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, bám sát nội dung đổi mới giáo dục, tiếp cận
các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chú trọng đặc biệt Khoa học quản lý,
trong đó có Khoa học quản lí dữ liệu, quản lí tri thức gắn liền với cách mạng 4.0.
Để làm được điều này cần có sự đổi mới về tư duy, ý thức tổ chức, lãnh đạo, quản lý
các hoạt động nói chung, hoạt động KH&CN nói riêng của lãnh đạo Nhà trường. Nhà
trường cần xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể đổi mới theo lộ trình và gắn với thực
tiễn điều kiện cụ thể của trường, trong đó, cần nhanh chóng triển khai đồng bộ các vấn đề
chính yếu sau:
94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Đảng ủy và Ban Giám hiệu
nhà trường cần có chính sách thu hút, trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN. Phát triển, bồi
dưỡng các tài năng nghiên cứu từ đội ngũ cán bộ trẻ song song với việc tiếp nhận các nhà
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực nhà trường đang quan tâm, đầu tư phát triển.
- Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ KH&CN chủ trì hoặc phối
hợp tham gia các chương trình, đề tài, dự án các cấp ngoài trường (ít nhất là tạo điều kiện
về thời gian); chính sách đãi ngộ khen thưởng với các tác giả công trình được công bố
quốc tế, các công trình khoa học có trong danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà
nước công nhận; chính sách tiếp tục sử dụng cán bộ trình độ cao đã hết tuổi lao động có
tâm huyết và đảm bảo sức khỏe làm việc phục vụ công tác NCKH.
- Điều chỉnh phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động KH&CN theo hướng
căn cứ vào kết quả, sản phẩm thực tiễn. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng đối với nhiệm
vụ KH&CN; thực hiện cơ chế khoán kinh phí đến từng sản phẩm KH&CN theo đúng tinh
thần của Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN; xây dựng cơ chế đặc thù trong quản lý,
sử dụng ngân sách để thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho từng đơn vị, tập thể, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN.
- Thực hiện cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai một số dự án KH&CN quy mô lớn,
phục vụ sự phát triển của Nhà trường; xây dựng và phát huy hiệu quả thực chất của các
trung tâm nghiên cứu; triển khai nghiên cứu và đẩy nhanh quá trình ứng dụng sản phẩm
KH&CN vào thực tiễn.
- Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các cơ quan tổ
chức hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Phát triển thị trường
khoa học và công nghệ. Thực hiện hợp tác theo phương châm: chủ động tích cực hội nhập
quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực KH&CN.
2.4.2. Giải pháp cụ thể
- Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động khoa học
công nghệ theo hướng phù hợp thực tiễn, khoa học, hiệu quả. Đổi mới phương thức quản lí
theo phương châm “nghiêm túc nhưng không gò bó, thông thoáng nhưng không buông
lỏng”, nhằm phát huy cao nhất tinh thần chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của cá
nhân và tập thể khoa học. Giảm tải các thủ tục, quy trình đăng kí, tuyển chọn, nghiệm thu
rườm rà, bất hợp lý; tôn trọng công sức và kết quả nghiên cứu của nhà khoa học; tạo sự
phối hợp đồng thuận, nhịp nhàng giữa phòng QLKHCN&HTPT với các đơn vị chức năng
như phòng Đào tạo, phòng Tài chính - Kế toán trong việc tổ chức, thực hiện, thanh quyết
toán các đề tài KH&CN.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 95
- Tiếp tục cơ chế phân bổ kinh phí tự chủ hoạt động KH&CN đến các khoa, đơn vị, cá
nhân trong trường, nhưng theo hướng có tính đến mục tiêu, kế hoạch, hoạt động cụ thể,
thực chất để tạo sự cân đối, công bằng giữa các khoa, đơn vị. Nghiên cứu lập Quỹ hỗ trợ
hoạt động KH&CN; điều chỉnh tăng mức kinh phí phân bổ hàng năm căn cứ vào thực tiễn
của nhà trường và sự gia tăng, phát triển các hoạt động KH&CN.
- Xem xét, tổ chức lại cơ cấu, hoạt động của các Hội đồng Khoa học; phát huy vai trò
của các nhóm nghiên cứu mạnh; vai trò phản biện và tư vấn của các Hội đồng bao gồm cả
Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các đề tài.
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo, đẩy nhanh các
dự án ngắn hạn và trung hạn về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu
khoa học và đào tạo; tập trung phát triển, nâng cao vai trò của Trung tâm Thí nghiệm thực
nghiệm thực hành và Trung tâm Khoa học Công nghệ trong việc đẩy mạnh hoạt động
KH&CN; xây dựng phương án tận dụng cơ sở vật chất hiện có (chẳng hạn khu phòng thí
nghiệm, nuôi trồng ở cơ sở 2) để triển khai, hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng.
- Phát huy vai trò đầu mối của phòng QLKHCN&HTPT trong việc mở rộng các mối
quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, triển khai các chương trình, đề tài, dự án KH&CN. Cần
thiết lập các mối quan hệ gắn bó với các chương trình, dự án cấp quốc gia, các Bộ, ngành,
các Sở KH&CN các địa phương để tạo cơ hội cho các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu
của trường có thể chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện, ngoài các đề tài cấp trường và
cấp Thành phố hiện nay. Điều này không chỉ khai thác được hết khả năng nghiên cứu
chuyên sâu đa dạng, lôi cuốn, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, mà còn làm phong phú bức
tranh tổng thể hoạt động KH&CN còn khá đơn điệu của nhà trường hiện nay.
3. KẾT LUẬN
Phải thừa nhận rằng, từ khi được nâng cấp lên đại học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
đã xác định rõ và có nhiều nỗ lực thúc đẩy hoạt động KH&CN, tuy nhiên, đầu tư cho
KH&CN vẫn còn hạn chế. Kinh phí chi cho hoạt động KH&CN còn thấp và chưa xác định
trọng điểm, nguồn thu từ các hoạt động KH&CN chưa có. Việc tổ chức, quản lý, điều hành
các hoạt động KH&CN còn chưa khoa học, chưa hiệu quả. Thực tiễn trên đòi hỏi phải
nhanh chóng đổi mới, bắt đầu từ đổi mới cơ chế, phương thức tổ chức, quản lý. Một số giải
pháp đề xuất trên cũng chỉ là căn cứ từ thực tiễn hoạt động KH&CN hiện tại của nhà
trường thời gian qua. Để hoạt động KH&CN phát triển, xứng đáng với vai trò, chức năng,
hiệu quả của nó với một trường đại học nói chung, với mục tiêu, chiến lược phát triển bền
vững của trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng, còn cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và
thực hiện đồng bộ, quyết liệt.
96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm
vụ đến năm 2000.
2. Chính phủ, Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 4 năm 2012
về “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020”.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Luật Khoa học và Công nghệ,
ngày 18 tháng 06 năm 2013.
4. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 22 tháng 4 năm 2015 về việc “Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết
toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước”.
5. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Báo cáo tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các
năm 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018.
INNOVATING THE TECHNOLOGY AND SCIENCE
MANAGEMENT BASED ON THE AUTONOMY ORIENTATION
AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY
Abstract: Scientific research plays an important role at higher education because it not
only contributes to enhance the quality of training but also creates new knowledge and
product for the industrialization and modernization. Heading towards the target “Each
university is one of the research institutes”, Ha Noi Metropolitan University is step by
step implemented the autonomy to technology and science basing on the available human
resource and facility. The article shows the result on the renovation of management
mechanism, organizational orientation and scientific development at Ha Noi
Metropolitan University in the coming time.
Keywords: The renovation of management mechanism, orient, autonomy, technological
and science.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_2149_2203436.pdf