Đổi mới phương pháp học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Tài liệu Đổi mới phương pháp học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: 84 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 85 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª Tuy nhiên, việc tăng thêm nguồn lực cho bảo trì hệ thống kết cấu đường bộ sẽ làm chất lượng đường bộ được nâng lên, nhiều tuyến đường quan trọng sẽ được nâng cấp mở rộng, mặt đường êm thuận tạo điều kiện cho giao thông được thông suốt, an toàn và rút ngắn thời gian di chuyển; mặt khác lưu lượng hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống giao thông đường bộ nước ta chiếm tỷ trọng cao, do vậy khi lưu thông tốt sẽ dẫn đến giảm chi phí nhiên liệu, số vòng quay sử dụng phương tiện vận tải tăng lên làm lưu lượng hàng hóa cũng tăng và cuối cũng sẽ làm giảm giá cước vận tải giảm xuống, dẫn đến chi phí xã hội cũng giảm xuống và sự giảm này còn lớn hơn so với sự tăng giá như đã nêu trên. Trên cơ sở đó, việc thu tiền thuê sử dụng kết cấu giao thông đường bộ nếu xét trên phạm vi một doanh nghiệp hoặc một ngành cụ thể ban đầu có thể tạo ra sự chưa đồng thuận đối với tổ chức đó, tuy nhiên nếu xét ...

pdf2 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 85 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª Tuy nhiên, việc tăng thêm nguồn lực cho bảo trì hệ thống kết cấu đường bộ sẽ làm chất lượng đường bộ được nâng lên, nhiều tuyến đường quan trọng sẽ được nâng cấp mở rộng, mặt đường êm thuận tạo điều kiện cho giao thông được thông suốt, an toàn và rút ngắn thời gian di chuyển; mặt khác lưu lượng hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống giao thông đường bộ nước ta chiếm tỷ trọng cao, do vậy khi lưu thông tốt sẽ dẫn đến giảm chi phí nhiên liệu, số vòng quay sử dụng phương tiện vận tải tăng lên làm lưu lượng hàng hóa cũng tăng và cuối cũng sẽ làm giảm giá cước vận tải giảm xuống, dẫn đến chi phí xã hội cũng giảm xuống và sự giảm này còn lớn hơn so với sự tăng giá như đã nêu trên. Trên cơ sở đó, việc thu tiền thuê sử dụng kết cấu giao thông đường bộ nếu xét trên phạm vi một doanh nghiệp hoặc một ngành cụ thể ban đầu có thể tạo ra sự chưa đồng thuận đối với tổ chức đó, tuy nhiên nếu xét trên bình diện toàn xã hội thì sẽ thấy việc nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ từ việc cung cấp đủ vốn cho công tác bảo trì không những giúp làm giảm chi phí cho toàn xã hội mà còn giảm chi phí cho chính bản thân tổ chức đó. 4. Giải pháp thực hiện đề xuất Để thực hiện được việc huy động vốn từ việc sử dụng, khai thác tài sản KCHT GTĐB, cần xây dựng cơ chế, chính sách đầy đủ, tạo lập hành lang pháp lý đủ mạnh để Nhà nước điều tiết nguồn lực này theo hướng coi đây là một nguồn tài chính to lớn, quan trọng cho công tác bảo trì đường bộ. Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về hình thức cho thuê quyền khai thác tài sản là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng tinh thần của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 18/2012/ NĐ-CP ngày 13/3/2012 về Quỹ Bảo trì đường bộ, Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/3/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Khi thực hiện thu tiền thuê tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ban đầu sẽ tạo tâm lý chưa đồng thuận trong xã hội vì e ngại làm tăng chi phí xã hội. Cần phối hợp với các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam (VOV)... để kịp thời hướng dẫn và truyền tải thông tin về Quỹ bảo trì đường bộ, về việc thu tiền thuê sử dụng hệ thống kết cấu đường bộ tạo thêm nguồn thu cho Quỹ, giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo trì đường bộ. Bởi vì xét trên góc độ kinh tế, việc xem nhẹ vai trò của công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ sẽ sớm muộn phải trả giá bằng những chi phí lớn hơn rất nhiều vì phải sửa chữa lớn hoặc xây dựng lại. Những khiếm khuyết của công tác bảo trì có những tác hại nghiêm trọng hơn những khiếm khuyết của các lĩnh vực khác. Thứ nhất, nếu không được bảo trì kịp thời, đúng quy trình, đường sá sẽ nhanh chóng xuống cấp, dẫn đến ngoài những tổn thất mà ngành đường bộ phải gánh chịu, thì người sử dụng đường trên những con đường xuống cấp phải chịu những tổn thất lớn hơn rất nhiều. Sau nữa, giá thành vận tải tăng cao, hạn chế sự liên kết các thị trường kinh tế và làm giảm bớt sinh lực của các hoạt động phụ thuộc vào vận tải đường bộ. Thứ hai, khi sự suy giảm của chất lượng đường bộ tăng tốc theo thời gian, hiện tượng này làm cho người ta chưa kịp nhận thức được sự cần thiết của một đợt bảo dưỡng, sửa chữa thì tình trạng chất lượng đã suy giảm rõ rệt, tới mức đòi hỏi phải khôi phục lại hoặc làm lại với phí tổn lớn hơn nhiều. Do đó, cần phải ý thức rằng, việc chi trả khoản tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông này chính là quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan./. Bảng 2. Doanh thu từ dịch vụ viễn thông Đơn vị tính: tỷ đồng TT Diễn giải Doanh thu từ dịch vụ viễn thông Doanh thu bình quân năm Dự kiến thu tiền thuê sử dụng KCHT đường bộNăm 2014 Năm 2015 I Thu từ việc lắp đặt hệ thống viễn thông 1 VNPT 2.600 3.280 2.940 29 2 Mobiphone 7.300 7.300 7.300 73 3 Viettel 40.532 45.800 43.166 432 II Thu từ một số hệ thống khác 1 Đường ống dẫn nhiên liệu Petro Việt Nam (PVN) 700.000 560.000 630.000 6.300 2 Đường cáp ngầm dẫn điện EVN 189.831 224.000 206.915 2.069 Tổng cộng: 940.263 840.380 890.321 8.903 Nguồn: ICTnews, Fica.vn, cafef.vn, [6] T¿i lièu tham khÀo 1. Chính phủ, Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 về Quỹ bảo trì đường bộ. Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP. Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP. 2. Chính phủ, Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 3. Bộ Giao thông vận tải, Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm tiếp theo. 4. Bộ GTVT, Sử dụng hiệu quả Quỹ bảo trì đường bộ, 20/09/2013. 5. Quốc hội, Luật Giao thông đường bộ, 2008. 6. Tạ Quang Hưng, Đề tài tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị: Đề án huy động nguồn vốn và phát huy hiệu quả sử dụng trong công tác bảo trì đường bộ, 2016. Đổi mới phương pháp học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Improving English learning method for Hanoi Architecture University students Trần Thị Mai Phương Tóm tắt Trong những năm qua,chất lượng đào tạo tiếng Anh ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của sinh viên nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về đội ngũ trí thức mới- năng động, giỏi chuyên môn và giỏi ngoại ngữ. Bài viết này xin nêu lên một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả họctập tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và đề xuất một số giải pháp giúp các em có phương pháp học tập môn tiếng Anh tốt hơn. Abstract In the last few years, the quality of English training in Hanoi Architecture University (HAU) had been gradually improved. However, the English capacity of HAU students in general do not meet the social needs of the new intellectuals who were active, professional and good at foreign languages. This paper mentions some main factors that affect the English training quality and learning results of HAU students and proposes some solutions of learning methods. ThS. Trần Thị Mai Phương Trung tâm Ngoại ngữ ĐT: 0982603566 1. Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tiếng Anh luôn được xem là một ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện giao tiếp quốc tế.Việt Nam là một đất nước đang phát triển, nó cũng không nằm ngoài sự phát triển của thế giới. Vì vậy, tiếng Anh là một công cụ đắc lực, hỗ trợ cho chúng ta hội nhập, hợp tác để phát triển. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO thì tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn.Việc giảng dạy và học tập tiếng Anh ở Việt Nam nói chung và ở trường Đại học Kiến Trúc nói riêng trong thời kì hội nhập cần có những đổi mới mạnh mẽ về cả nội dung lẫn phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Những năm gần đây, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã đầu tư xây dựng thêm các phòng học mới để đáp ứng qui mô đào tạo ngày càng tăng, trang bị thêm nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu giảng dạy như: máy vi tính, máy in, máy quét, máy chiếu, Giáo viên tiếng Anh đã không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá, thay đổi giáo trình, sử dụng thiết bị hiện đại trong giảng dạy. Chất lượng đào tạo tiếng Anh ở trường đã từng bước được cải thiện và nâng cao.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà kết quả học tập của các em vẫn còn thấp, trình độ tiếng Anh của sinh viên sau khi ra trường phần nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng và của xã hội. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như: nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, cơ sở vật chất, tài chính, thời lượng môn học, môi trường giáo dục, chất lượng đầu vào của sinh viên... Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả xin nêu lên một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên và đề xuất một số giải pháp về phương pháp học tập môn tiếng Anh cho sinh viên Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Trong đó bao gồm: việc đổi mới về nhận thức, đổi mới về phương pháp học tập trên lớp và phương pháp tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội Qua kết quả điều tra, khảo sát mới đây về kết quả học tập môn tiếng Anh theo học chế tín chỉ cho thấy tỉ lệ sinh viên phải học lại, thi lại môn tiếng Anh khá cao (gần 30%). Ở nhiều lớp, con số này còn lớn hơn rất nhiều.Đây là một thực tế đáng lo ngại mà một phần trách nhiệm không nhỏ thuộc về phía người học.Trong đó, thái độ hay động cơ học tập, phương pháp học tập của sinh viên là những yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng của môn học này. Với lượng đào tạo hiện nay ( 90 tiết trên lớp) thì giáo viên không đủ thời gian để truyền tải hay giảng giải toàn bộ nội dung bài học, rèn luyện cho các em cả bốn kĩ năng tiếng Anh một cách đầy đủ, hiệu quả. Tâm lý chung của sinh viên là xem môn học này như một môn điều kiện, một môn phụ nên ít đầu tư, quan tâm thực sự cho học tập. Một thực trạng phổ biến nữa là việc sinh viên không tích cực đến lớp, sinh viên học tiếng Anh trong trường để đối phó với các kì thi, lấy điểm điều kiện để hoàn thành chương trình học. Chính điều này đã ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập của các em dẫn đến tình trạng số lượng sinh viên thi lại, học lại môn tiếng Anh ở trường là rất lớn. Mặc dù sinh viên đã trải qua hệ tiếng Anh 7 năm trước khi vào đại học, nhưng phương pháp học tiếng Anh ở phổ thông khác với phương pháp học đại học, do đó sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và tiếp cận phương pháp giảng dạy mới, trong môi trường mới. Giáo dục ngoại ngữ ở trung học phổ thông Việt Nam chủ yếu vẫn đang áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống trong đó “người thầy được coi là người toàn trí, người có quyền lực tối cao trong mọi hoạt động dạy học” và môi trường học tập chủ yếu vẫn là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Phương pháp này đã phát huy tác dụng trong việc học lý thuyết, giải thích hiện tượng ngữ pháp Song phương pháp này không động viên người học chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Tình trạng thầy giảng, trò ghi dẫn đến sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hành tiếng, hiệu quả thu được không cao. Sau khi ra trường, nhiều sinh viên không thể sử dụng và dùng tiếng Anh làm “công cụ” để thuyết phục các nhà 86 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 87 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª tuyển dụng. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy ý thức học tập và phương pháp học tiếng Anh của sinh viêntrường Đại học Kiến Trúc nói chung chưa phù hợp, dẫn đến việc sinh viên học tiếng Anh nhưng không thể sử dụng được là một thực tế đáng lo ngại. Để nâng cao chất lượng đào tạo môn tiếng Anh, tác giả xin đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp sinh viên phần nào cải thiện được chất lượng học tập môn tiếng Anh. 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Từ năm học 2008 – 2009 trường Đại học Kiến trúc bắt đầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trong hình thức đào tạo theo tín chỉ, giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ sinh viên, hướng dẫn họ chọn và xử lý thông tin. Ngoài ra giáo viên đóng vai trò cố vấn và là nguồn tham khảo có giá trị cho người học, giúp người học tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.Còn với người học thì sao? Vai trò của họ được phát huy tối đa: người học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập dựa trên sự hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên và ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, trước kia thời lượng môn tiếng Anh theo hệ niên chế là 360 tiết, trong đó có 300 tiết tiếng Anh cơ bản còn lại 60 tiết là tiếng Anh chuyên ngành. Từ năm học 2008 – 2009, nhà trường bắt đào tạo theo hệ tín chỉ. Thời lượng môn tiếng Anh là 180 tiết, trong đó 90 tiết tiếng Anh cơ bản học trên lớp và 60 tiết tự học; 30 tiết tiếng Anh chuyên ngành. Trong hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, vai trò của người học cần phải được phát huy tối đa. Vậy làm thế nào để người học phát huy được tối đa vai trò của mình trong quá trình học tập? Trước hết họ phải đổi mới về nhận thức, đổi mới cả phương pháp học trên lớp và phương pháp tự học, tự lập kế hoạch học tập, nghiên cứu. 3.1. Đổi mới về nhận thức Trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, người sinh viên phải đổi mới mục tiêu học tập để được đào tạo thành người có năng lực thu thập thông tin, xử lí thông tin, năng lực ứng dụng và giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức độc lập và tư duy sang tạo, năng lực làm việc đồng đội, năng lực thích ứng cao với môi trường làm việc thay đổi không ngừng. Muốn học ngoại ngữ có hiệu quả, người học trước tiên phải có động cơ, mục tiêu học tập.Hai nhà ngôn ngữ học nổi tiếng là Gardner và Lambert đã chỉ ra rằng: “những người học có động cơ tốt, có thái độ tích cực đối với ngôn ngữ họ theo học hay những người muốn hòa nhập với nền văn hóa của cộng đồng ngôn ngữ định học học sẽ hiệu quả hơn so với những người học không có mục đích và động cơ rõ ràng”. Như vậy, động cơ và thái độ học tập tích cực đóng vai trò quan trọng, giúp người học chủ động trong việc lĩnh hội ngôn ngữ. 3.2. Đổi mới về phương pháp học trên lớp Những năm trước đây, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong dạy tiếng Anh là phương pháp truyền thống, thiên về dạy ngữ pháp, từ vựng và đọc - dịch. Áp dụng phương pháp này, sinh viên lên lớp ngồi lắng nghe thầy cô giáo giảng giải, phân tích ngữ pháp và tìm kiếm những cách diễn đạt tương đương trong tiếng mẹ đẻ. Hiện nay, phương pháp giảng dạy hiện đại là lấy người học làm trung tâm “Learners-centres Approach”, trong phương pháp này người học cần chủ động, sáng tạo, tích cực trong học tập, còn giáo viên chỉ đóng vai trò cố vấn. Trong cách học của sinh viên, các em cần chú trọng đến phương pháp tự học. Có hình thành được phương pháp tự học, sinh viên mới có thể thích ứng nhanh với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và trong bối cảnh khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ. Trên lớp sinh viên có thể học theo những cách thức khác nhau: giáo viên nêu các hiện tượng ngữ pháp, sinh viên có thể phân tích các bằng chứng ngôn ngữ để tự rút ra các quy tắc ngữ pháp cho mình. Bên cạnh tự học, sinh viên cần chú ý đến cùng học. Cùng học theo nhóm, tổ, lớp mới rèn luyện cho sinh viên khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và khả năng quản lí. Các em có thể làm việc theo từng nhóm để cùng nghiên cứu một bài học hay từ vựng. Làm việc theo nhóm có thể là “đóng vai” (trong đó người học được đóng các vai giao tiếp khác nhau) càng giống thực tế càng tốt, ví dụ vai nhà tư vấn du học với khách hàng, nhà thiết kế/xây dựng với khách hàng v.v cũng có thể là “mô tả và vẽ” (trong đó một sinh viên mô tả một bức tranh để sinh viên khác vẽ lại mà không được nhìn vào bản chính) v.v Để giờ học trên lớp thật sự hiệu quả sinh viên cần: - Sẵn sàng nghe giảng: Sinh viên không chỉ chú ý lắng nghe mà còn tập trung toàn bộ trí tuệ cũng như hứng thú vào bài giảng để nắm bắt được vấn đề chính của bài học. - Sẵn sàng thử nghiệm: Sinh viên nên mạnh dạn và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập. - Sẵn sàng đặt câu hỏi: Khi gặp một vấn đề mà sinh viên chưa nắm bắt được, sinh viên nên mạnh dạn trao đổi, tranh luận với bạn hoặc giáo viên để hiểu rõ vấn đề đó. Nhu cầu muốn tìm hiểu vấn đề là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của việc học. - Sẵn sàng tìm phương pháp học tốt nhất cho mình: Có nhiều phương pháp học tập khác nhau, nhưng chỉ khi sinh viên tìm được phương pháp học phù hợp với điều kiện và sở thích của mình thì việc học tập của sinh viên mới có hiệu quả. - Sẵn sàng đón nhận việc người khác chữa lỗi cho mình: Trong quá trình học tập, sinh viên nên sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp về những lỗi mà mình mắc phải, qua đó sinh viên có thể rút kinh nghiệm để không lặp lại lỗi sai đó và giúp mình học tập tốt hơn. - Hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ trên lớp: Sinh viên cố gắng tự tạo ra một môi trường sử dụng ngôn ngữ đang học để giao tiếp và hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ. Trong môi trường này, sinh viên được thực hành ngôn ngữ hiệu quả hơn. 3.3. Đổi mới về phương pháp tự học sau giờ lên lớp Sau giờ lên lớp việc tự học, ôn lại những kiến thức, làm bài tập là một việc làm rất quan trọng và không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình học tập. Học ngoại ngữ là học giao tiếp. Vì vậy, sinh viên hãy tìm bạn để cùng học tập, cùng trao đổi vì khi giao tiếp với các bạn khác mình có thể học tập được nhiều điều từ bạn và không phải chịu nhiều áp lực như khi phải nói trước lớp. Có rèn luyện như vậy, lên lớp sinh viên sẽ tự tin hơn và học tập có hiệu quả hơn. Ngoài ra, sinh viên có thể tự học theo nhiều cách khác như: tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh do lớp, khoa hoặc trường tổ chức, các chương trình học tiếng bằng âm thanh và hình ảnh qua CD, DVD, TV, radio, các chương trình học tiếng Anh trên mạng internet, kim từ điển học tiếng Anh. Nguồn tài liệu và giáo trình học tập trong và ngoài trường rất phong phú, đa dạng giúp sinh viên có nhiều điều kiện tiếp cận với tiếng Anh nhiều hơn. 3. Kết luận Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không chỉ của nhà trường, giáo viên mà nó đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của các em sinh viên. Với động cơ, thái độ và phương pháp học tập chủ động, tích cực, sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh. Qua đó, trình độ và kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên được nâng cao, có thể đáp ứng phần nào nhu cầu bức thiết của toàn xã hội: cần có những cán bộ giỏi về chuyên môn và thông thạo về một hoặc nhiều ngoại ngữ. Hy vọng những kinh nghiệm cá nhân nêu trên có thể giúp cho sinh viên thay đổi phần nào về nhận thức, phương pháp học tập tiếng Anh trên lớp cũng như việc tự học tiếng Anh ngoài giờ. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía đồng nghiệp và các em sinh viên./. T¿i lièu tham khÀo 1. Jeremy Harmer.(1997).Dạy tiếng Anh như thế nào?NXB Văn hóa Sài Gòn. 2. Nguyễn Quốc Hùng. (1999). Tư tưởng giáo học pháp nhận biết và sáng tạo. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 3. Gardner, R. C., & Lambert, W. E. (1972). Attitudes and motivation in second language learning. Rowley, MA: Newbury House. ứng dụng được biên soạn theo 12 đề cương khác nhau, phục vụ cho 13 chuyên ngành đào tạo (Kiến trúc, Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình ngầm, Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng, Cấp thoát nước, Kỹ thuật Hạ tầng đô thị, Kỹ thuật Môi trường đô thị, Quản lý xây dựng, Kinh tế Xây dựng). Khối lượng các môn Tin học ứng dụng hiện tại đang thực hiện là 03 hoặc 05 tín chỉ (ngành Quy hoạch và Quản lý xây dựng là 05 tín chỉ: 03 tín chỉ tin học ứng dụng + 02 tín chỉ GIS). Sinh viên và học viên được học, trang bị và ứng dụng trên nhiều phần mềm: ACAD, Photoshop, 3D Max, Corel draw, Quark Xpress, Excel, SAP, ETABS, Plaxis, MATLAB, Epanet, Nova, MapInfo, Access, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual FOX, Arc GIS,... Ngoài ra trung tâm đã thực hiện nhiều khóa đào tạo tin học văn phòng, tin học ứng dụng cho nhiều cá nhân và nhiều đơn vị trong ngành xây dựng. * Về công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn sách, giáo trình và tài liệu giảng dạy: - Số đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện từ 2001 đến nay: Cấp Nhà nước: 01 (tham gia). Cấp Bộ: 02. Cấp trường: 10. - Bài giảng, giáo trình, tài liệu giảng dạy đã thực hiện từ năm 2001 đến nay: Bài giảng: 17. Giáo trình, Tài liệu tham khảo: 6 (dưới dạng sách, 3 đã xuất bản). * Về lao động sản xuất chuyển giao công nghệ: - Tham gia các hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ và lao động sản xuất. - Viết phần mềm Quản lý và tính điểm cho Sinh viên hệ niên chế cho các khoa trong trường từ năm 1991 đạt kết quả và hiệu quả tốt. Đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu của cá nhân, đơn vị và xã hội. * Công tác tổ chức và bồi dưỡng đội tuyển Oplympic Tin học sinh viên Từ năm 1996 đến nay Trung tâm đã liên tục tổ chức bồi dưỡng đội tuyển sinh viên tham gia các kì thi Olympic Tin học sinh viên toàn quốc. Kết quả liên tục đạt các giải thưởng cao đồng đội và cá nhân trong các kì thi này. Giải đồng đội: Giải Nhất: 2. Giải Nhì: 2. Giải Ba: 1. Giải Khuyến khích: 3. Năm học 2006 - 2007 đội tuyển Olympic Tin học sinh viên của Trường đã đạt: “Đội tuyển Việt Nam xuất sắc nhất khối không chuyên tin học, kì thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ ICPC khu vực Châu Á năm 2007” và đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Bộ TTTT tặng Bằng khen. Giải cá nhân: Giải Nhất: 5. Giải Nhì: 8. Giải Ba: 11. Giải Khuyến khích: 8. Đặc biệt năm 2013, trong kỳ thi Olympic Tin học sinh viên toàn quốc; là các sinh viên không chuyên tin học, nhưng Đội tuyển của Trường đã đạt nhiều giải cao, về cá nhân có 02 sinh viên đạt: 01 Nhất (Vô địch) khối Chuyên tin và 01 Nhất (Vô địch) khối Không chuyên tin, về đồng đội: đạt giải Khuyến khích kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương ACM / ICPC. 4. Thành lập Khoa Công nghệ Thông tin trên cơ sở Trung tâm tin học ứng dụng hiện có Với những thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực ngành CNTT, thực trạng đào tạo CNTT tại các trường Đại học, Cao đẳng cũng như thực trạng đào tạo CNTT tại Đại học Kiến trúc Hà Nội, việc thành lập Khoa CNTT trên cơ sở phát triển từ Trung tâm Tin học ứng dụng hiện có là chủ trương đúng đắn của Đảng bộ, Ban Giám hiệu nhà Trường, phù hợp với xu hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề đào tạo cũng như đào tạo đại học bám sát nhu cầu thực tế hiên nay. Khi Khoa CNTT được thành lập, song song chương trình đào tạo các kỹ sư chuyên ngành CNTT, nhiệm vụ tiếp theo sẽ là nghiên cứu để có thể đào tạo CNTT gắn với các chuyên ngành trong trường theo kinh nghiệm của trường bạn và yêu của thực tiễn./. T¿i lièu tham khÀo 1. Sách trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2013 – Bộ Thông tin truyền thông phát hành năm 2013. 2. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin tại Đại học Kiến trúc Hà Nội” tháng 10/2014. 3. Quyết định số 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 4. Chương trình đào tạo đại học các ngành tại Đại học Kiến trúc Hà Nội. 5. Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin Đại học Xây dựng. 6. Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin Đại học Giao thông vận tải. 7. Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin Đại học Thủy lợi. Đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin... (tiếp theo trang 81)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf158_4016_2163342.pdf
Tài liệu liên quan