Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay

Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 171 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay Innovative teaching methods towards active holding and solving situations for students at the current universities Trần Đình Thúy, Học viện Chính trị Tran Dinh Thuy, Academy of Politics Tóm tắt Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển ở sinh viên các kỹ năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để chủ động nắm bắt và giải quyết các tình huống trong quá trình học tập, cũng như các lĩnh vực khác; đồng thời phát triển kỹ năng thích ứng trong các tình huống khác nhau. Từ khóa: đổi mới phương pháp dạy học, chủ động nắm bắt, giải quyết tình huống. Abstract Innovative teaching methods towards active holding and solving sit...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 171 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay Innovative teaching methods towards active holding and solving situations for students at the current universities Trần Đình Thúy, Học viện Chính trị Tran Dinh Thuy, Academy of Politics Tóm tắt Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển ở sinh viên các kỹ năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để chủ động nắm bắt và giải quyết các tình huống trong quá trình học tập, cũng như các lĩnh vực khác; đồng thời phát triển kỹ năng thích ứng trong các tình huống khác nhau. Từ khóa: đổi mới phương pháp dạy học, chủ động nắm bắt, giải quyết tình huống. Abstract Innovative teaching methods towards active holding and solving situations for students at the current universities is a matter of theoretical and practical significance, contributing to the development of students' skills about using knowledge and experience to hold actively and solve situations during the learning process, as well as in other fields and develop adaptive skills in different situations at the same time. Keywords: innovative teaching methods, active holding, solving situations. Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta hiện nay đã và đang đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng đến việc hình thành năng lực tư duy, năng lực hành động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự giác, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHỦ Đ NG NẮM BẮT VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 172 người học. Đó cũng là những xu hướng chủ yếu trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học hiện nay. Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho sinh viên kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề mới có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn liền với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học chủ yếu được phân theo các môn khoa học chuyên nghành, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy việc sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên nghành, rèn luyện cho sinh viên có năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, chuyên nghành và liên nghành. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó sinh viên tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của các trường đại học. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì sinh viên cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chưa tích cực, chủ động nắm bắt và giải quyết các tình huống. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [1]. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, cần có nhận thức đúng về bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên hiện nay; bên cạnh đó cũng cần phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản, chủ yếu sau đây: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp trong Nhà trường theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên. Cấp ủy đảng, Ban Giám hiệu Nhà trường, cán bộ lãnh đạo các cấp cần tăng TRẦN ĐÌNH THÚY 173 cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đề ra các chủ trương, biện pháp sát đúng, động viên tổ chức thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên. Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ chủ trì, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần có nhận thức đúng và có chủ trương, hành động đúng để tổ chức, triển khai các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên. Các tổ chức đảng cũng cần tăng cường nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, động viên tinh thần, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tham gia; tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong các khoa, tổ bộ môn, nhằm năng cao nhận thức, thái độ, trách nhiệm trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, nêu gương điển hình tiên tiến trong “Dạy tốt, học tốt, rèn luyện nghiêm và quản lý tốt” trong tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong Nhà trường. Cấp uỷ các cấp chỉ đạo chặt chẽ và tổ chức thực hiện có hiệu qủa tất cả các khâu, các bước trong quá trình dạy học như: xây dựng mô hình, mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên; đồng thời xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định, các văn bản pháp quy về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên hiện nay. Hai là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và giảng viên cần quán triệt và thực hiện tốt các khâu đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Xây dựng nội dung, chương trình dạy học phù hợp với phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giảng dạy. Trong đó trách nhiệm của đội ngũ giảng viên là quan trọng nhất trong việc vận dụng các phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học tích cực, giúp sinh viên tập luyện xử lý các tình huống trong thực tiễn gắn với lĩnh vực chuyên môn; năng lực tư duy thực tiễn với phát triển các kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn đòi hỏi cao của xã hội. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức, phong cách, tác phong sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn thông qua đảm nhiệm các cương vị, chức trách được giao, để họ không chỉ là người giải đáp những vấn đề lý luận về chuyên ngành, mà còn là người thầy hướng dẫn kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên trong quá trình tổ chức dạy học. Ba là, xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học thực sự khoa học và sát thực tế. Tổ chức dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên có tác dụng phát triển kỹ năng vận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác để nhận biết, xử lý các vấn đề trong quá trình học tập cũng như các lĩnh vực khác; đồng thời, phát triển khả năng thích ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHỦ Đ NG NẮM BẮT VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 174 ứng trong các tình huống khác nhau. Đây là mục tiêu của dạy học hiện đại và rất phù hợp với môi trường dạy học ở các trường đại học hiện nay. Dạy học theo tình huống không những nâng cao hiệu quả học tập của người học, mà còn có tác dụng đối với hoạt động sư phạm của người dạy và hoạt động giáo dục của nhà trường trong thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo. Bởi lẽ, mọi hoạt động sư phạm của giảng viên đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của người học. Nếu như dạy học truyền thống chủ yếu tập trung vào việc thực hiện mục tiêu nhận thức, thì dạy học theo tình huống rất thuận tiện cho giảng viên thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau như: phát triển trí tuệ, phát triển kỹ năng xã hội, giáo dục phẩm chất nhân cách cho người học, để họ trở thành những con người có ích cho xã hội. Dạy học theo tình huống làm thay đổi căn bản nhận thức giảng dạy của giảng viên; chuyển cách dạy thuyết trình độc thoại sang cách dạy dựa trên sự tương tác giữa người dạy và người học. Người dạy có cơ hội để thực hiện nhiều vai trò khác nhau trong dạy học, không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, hướng dẫn các kỹ năng, quản lý, giám sát lớp học mà còn có vai trò rất quan trọng đó là định hướng (chỉ ra những yêu cầu cần được lý giải của tình huống), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc...), đánh giá kiểm tra các giả thiết và kết luận của sinh viên, hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận. Mặt khác, giảng viên có điều kiện đi sâu tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện hoàn cảnh của sinh viên, tạo được không khí dân chủ, cởi mở, gần gũi với sinh viên, giúp sinh viên thoải mái, tự tin trong học tập, từ đó nâng cao kết quả học tập cho sinh viên. Bốn là, cấu trúc nội dung dạy học theo phương pháp dạy học tình huống, đồng thời đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Giảng viên cần cấu trúc nội dung bài giảng phù hợp với phương pháp dạy học theo tình huống. Theo đó, khi dạy học theo phương pháp mới, từng giảng viên, tổ bộ môn phải tích cực, chủ động xây dựng các tình huống dạy học gắn với thực tiễn môn học và thực tiễn của đời sống xã hội. Đồng thời, phải đổi mới khâu kiểm tra, giá kết quả học tập của sinh viên, cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp và hình thức đánh giá khách quan, toàn diện; tăng cường đánh giá theo hướng phát triển năng lực xử lý tình huống, vận dụng kiến thức đã học, đã biết để giải quyết các tình huống trong thực tiễn nghề nghiệp, chuyên môn và trong đời sống xã hội của sinh viên. Năm là, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay. Đội ngũ giảng viên giữ vai trò quyết định trong đổi mới phương pháp dạy học, yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Do đó các trường đại học cần có kế hoạch và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ giảng viên hiện nay về trình độ học vấn theo quy định. Đồng thời, cần chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp sư phạm, nghiệp vụ sư phạm, giúp đội ngũ giảng viên tiếp cận, vận dụng công nghệ dạy học hiện đại và nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ở các tổ bộ môn, các khoa giáo viên và xây dựng hội đồng khoa học ở các trường đại học vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; TRẦN ĐÌNH THÚY 175 tăng cường sinh hoạt học thuật và nghiên cứu khoa học ở các tổ bộ môn, các khoa giáo viên trong Nhà Trường. Sáu là, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo tình huống của giảng viên. Việc kiểm tra, đánh giá cần tập trung vào nội dung như: sự tích hợp của phương pháp dạy học với mục tiêu hướng tới người học, những thay đổi trong cách dạy, cách học và tác dụng của nó đối với chất lượng học tập của sinh viên Từ đó giúp Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đánh giá đúng các tập thể và cá nhân thực hiện tốt, những vấn đề còn vướng mắc cần tháo gỡ, những vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả hơn đối với quá trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên hiện nay. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và xác định các biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay là một quá trình thường xuyên, liên tục để không ngừng bổ sung, hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học; các nội dung, biện pháp như đã nêu ở trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, không tách rời nhau. Do đó, các trường đại học cần phải lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ và có chất lượng các nội dung, biên pháp nêu trên, không được xem nhẹ hay tuyệt đối hóa bất cứ nội dung, biện pháp nào để góp phần nâng cao kết quả của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động nắm bắt và giải quyết tình huống cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.128-129. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.357. 4. Nguyễn Chí Quang (2017), Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Pháo binh theo hướng phát triển năng lực người học, Luận văn Thạc sỹ Khoa học chính trị, Hà Nội. Ngày nhận bài: 07/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19_2228_2215071.pdf